Thủ tục nhận con nuôi trong nước và yếu tố nước ngoài 2024

Thủ tục nhận con nuôi như thế nào? Ai mới được nhận làm con nuôi? Điều kiện nhận con nuôi ra sao? Bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến thủ tục nhận con nuôi. Nếu các bạn còn thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải quyết về thủ tục nhận con nuôi, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn giải đáp, hỗ trợ nhanh chóng nhất!

thu-tuc-nhan-con-nuoi

Ai mới được nhận làm con nuôi?

 

Cô Minh (An Giang) có câu hỏi như sau:

“Cháu tôi năm nay đã 17 tuổi. Tôi là bác ruột của cháu. Nhưng không may thay, trong 1 vụ tai nạn mà cháu đã mất đi cả bố và mẹ. Tôi rất muốn nhận nuôi con bé để có thể chăm sóc và bù đắp những tổn thương, thiếu thốn, mất mát về mặt tình cảm cho cháu.

Nhưng hiện tại cháu đã 17 tuổi. Không biết cháu tôi lớn thế rồi tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không? Hay chỉ là trẻ dưới 16 tuổi mới được làm thủ tục nhận con nuôi ạ! Mong Luật sư giải đáp giúp tôi ạ!”

 

>>> Luật sư tư vấn trường hợp được nhận con nuôi. Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Thưa cô Minh! Cảm ơn cô đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật để gửi gắm những thắc mắc của mình! Đối với câu hỏi của cô, chúng tôi xin trả lời như sau:

Con cái là lộc trời cho. Đó là mối quan hệ vô cùng thiêng liêng và quý giá. Xuất phát từ nhiều nguyên do và mục đích khác nhau mà việc nhận con nuôi ở Việt Nam rất phổ biến và diễn ra từ lâu. Pháp luật cũng có những quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ pháp luật này.

Xét về đối tượng được nhận làm con nuôi, Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định như sau:

– Trẻ em chưa đủ 16 tuổi

–Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế của mình nhận làm con nuôi

+ Được người thân là cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

– Một người sẽ chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của hai người có mối quan hệ là vợ chồng.

Nhà nước Việt Nam khuyến khích đối với việc nhận những trẻ mồ côi, những trẻ bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp chỉ có trẻ em dưới 16 tuổi mới được nhận làm con nuôi. Theo quy định pháp luật, vẫn có ngoại lệ sẽ có 02 trường hợp những người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi sẽ có cơ hội được nhận làm con nuôi. Đặc biệt, theo quy định nêu trên thì người trên 18 tuổi sẽ không được nhận làm con nuôi.

Đối với trường hợp của cô Minh, với những thông tin mà cô đã cung cấp:

+ Cô Minh là bác ruột của cháu

+ Cháu cô Minh đã 17 tuổi

Như vậy theo quy định nêu trên, cháu cô Minh hoàn toàn có thể được nhận nuôi mặc dù đã 17 tuổi do cô Minh là bác ruột của cháu theo điểm b khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010.

Tuy nhiên, cô Minh cũng cần lưu ý, việc làm thủ tục nhận con nuôi cần được sự đồng ý từ phía chồng của cô. Cháu của cô chỉ được nhận nuôi khi cả 2 vợ chồng cô đứng ra nhận nuôi cháu

Nếu cô còn bất cứ thắc mắc nào về đối tượng được nhận làm con nuôi hay thủ tục nhận con nuôi, nhấc máy và gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn Luật dân sự chính xác và miễn phí.

>>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh cho con cần những gì? Quy định mới nhất

Điều kiện để được nhận con nuôi

 

Chị Quỳnh (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

“Tôi và chồng tôi kết hôn đã được 10 năm. Đến hiện tại, chúng tôi vẫn chưa có con. Sau khi đi khám, bác sĩ bảo rằng vấn đề nằm ở 1 trong 2 vợ chồng chúng tôi. Điều đó làm chúng tôi rất buồn. Chúng tôi vẫn còn rất yêu nhau và không muốn vì vấn đề con cái mà ảnh hưởng đến mối quan hệ này. Chúng tôi quyết định nhận con nuôi.

Tôi năm nay 37 tuổi, chồng tôi 40 tuổi. Hai vợ chồng tôi đều đi làm và có kinh tế ổn định. Tôi muốn hỏi Luật sư những điều kiện làm thủ tục nhận con nuôi là gì? Liệu vợ chồng tôi có đủ điều kiện được nhận con nuôi không?

Rất mong được Luật sư hỗ trợ tư vấn!”

 

>>> Luật sư tư vấn các điều kiện để nhận con nuôi. Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Quỳnh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Với thông tin chị cung cấp, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Nhận nuôi con nuôi vừa phát sinh quan hệ nhân thân vừa phát sinh quan hệ pháp lý. Do đó, để bảo đảm giá trị và hiệu lực thực thi quan hệ pháp luật này, pháp luật quy định chặt chẽ các điều kiện để nhận con nuôi.

Theo quy định tại Điều 14 Luật con nuôi năm 2010, người nhận con nuôi cần có đủ các điều kiện sau:

– Người nhận nuôi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015 giải thích về năng lực hành vi dân sự như sau:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo đó người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ là người không có khả năng bằng hành vi của mình xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự. Do đó, những người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ sẽ không thể đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của con nuôi cũng như không thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm làm cha, mẹ của mình.

Bởi lẽ, tự bản thân người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ cũng đang cần được người khác đại diện hoặc giám hộ, chăm sóc cho họ vì chính họ cũng không thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đặc biệt, trong quan hệ nhân thân cha mẹ và con nuôi, cha mẹ có trách nhiệm rất quan trọng, đảm bảo tất cả các quyền lợi cho con. Từ việc chăm sóc, nuôi dưỡng đến việc học tập,.. Nếu bản thân cha mẹ nhận con nuôi còn chưa đảm bảo khả năng tự chăm sóc mình thì căn cứ đâu để đảm bảo quyền lợi của con khi được nhận nuôi. Do đó, pháp luật quy định những đối tượng này sẽ không đủ điều kiện làm thủ tục nhận con nuôi.

– Người nhận nuôi hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên

Không phải ngẫu nhiên pháp luật lại quy định người nhận con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Căn cứ về mặt sinh học, khi một cá nhân đáp ứng đủ 20 tuổi trở lên, đã đạt đến sự phát triển hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý. Ở độ tuổi sẽ đảm bảo khả năng tài chính, kinh nghiệm tâm lý, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm làm cha, mẹ đối với con cái.

Thêm đó, khi quy định như vậy, pháp luật nhằm mục đích tạo ra một sự cách biệt giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi. Từ đó, tạo ra thái độ kính trọng của người con nuôi với cha, mẹ nuôi đồng thời giảm tình trạng cha, mẹ nuôi lạm dụng tình dục với con nuôi. Người nhận nuôi có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi

Đây là 1 trong các điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho người được nhận nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình tốt. Điều kiện sức khỏe bình thường hay tốt là khả năng thực hiện các nghĩa vụ tốn nhiều sức lực của cha mẹ đối với con. Điều kiện kinh tế chỗ ở là khả năng tài chính đầy đủ hay có công việc ổn định, tạo ra thu nhập thường xuyên và chỗ ở an toàn, ổn định.

Người nhận nuôi phải có tư cách đạo đức tốt.

Người làm thủ tục nhận con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt là căn cứ để đảm bảo cho người được nhận nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt, được sống trong một môi trường gia đình lành mạnh.

Đồng thời điều kiện này cũng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người được nhận nuôi. Hạn chế, ngăn ngừa những trường hợp người nhận con nuôi lợi dụng việc nuôi con nuôi để sử dụng vào những mục đích không chính đáng.

Trường hợp những không được nhận con nuôi bao gồm:

– Người mà đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Theo khoản 4 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những quyền của cha mẹ đối với con mà chưa thành niên sẽ có thể bị hạn chế bao gồm quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; quyền quản lý tài sản riêng của con và quyền đại diện theo pháp luật cho con với thời hạn từ 01 đến 05 năm.

Các trường hợp bị hạn chế 1 số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì cha, mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên của mình trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, cha mẹ mà bị Tòa án kết án về các tội liên quan đến xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có những hành vi vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Thứ hai, cha mẹ mà có hành vi phá tán tài sản của con.

Thứ ba, cha mẹ mà có lối sống đồi trụy.

Thứ tư, cha mẹ xúi giục và ép buộc con cái làm những việc trái quy định pháp luật, trái chuẩn mực đạo đức của xã hội.

– Người đang phải chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

– Người mà đang chấp hành hình phạt tù

Người mà chưa được Tòa án xóa án tích về các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trường hợp mà cha dượng nhận người con riêng của người vợ, mẹ kế nhận người con riêng của người chồng làm con nuôi hoặc người thân là cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì sẽ không áp dụng quy định tại các điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 Luật con nuôi năm 2010.

Với những quy định nêu trên, mục đích cuối cùng mà nhà làm luật muốn là phòng ngừa và bảo vệ người được nhận làm con nuôi tránh khỏi nguy cơ lạm dụng, xâm hại và góp phần bảo vệ tốt nhất quyền lợi của trẻ em được nhận làm con nuôi.

Đối với trường hợp của chị Quỳnh, để có thể làm thủ tục nhận con nuôi, vợ chồng chị Quỳnh cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Vợ chồng chị Quỳnh có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên:

Chị Quỳnh 37 tuổi, chồng chị Quỳnh 40 tuổi. Do đó, vợ chồng chị Quỳnh sẽ được nhận con thuộc các đối tượng sau:

– Con dưới 16 tuổi

– Con từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: vợ chồng chị Quỳnh có mối quan hệ sau với con nuôi:

+ Cha dượng, mẹ kế

+ Cô, cậu, dì, chú, bác ruột

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi:

Vợ chồng chị Quỳnh đi làm và có kinh tế ổn định. Khi muốn nhận con nuôi, vợ chồng chị Quỳnh cần chứng minh có đủ khả năng về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
Có tư cách đạo đức tốt: vợ chồng chị Quỳnh cần chứng minh tư cách đạo đức để đảm bảo giáo dục con nuôi trở thành 1 người cũng có đạo đức tốt.

Khi đáp ứng được các điều kiện trên và vợ chồng chị Quỳnh không thuộc 1 trong các trường hợp bị cấm nhận con nuôi, vợ chồng chị Quỳnh có thể làm thủ tục nhận con nuôi.

Trong trường hợp chị có thắc mắc nào về điều kiện làm thủ tục nhận con nuôi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Xem thêm: Mẫu đơn nhượng quyền nuôi con, xin thay đổi quyền nuôi con 2022

dieu-kien-lam-thu-tuc-nhan-con-nuoi

Quy định về sự đồng ý trong việc nhận con nuôi

 

“Chị Huyền (Hà Tĩnh) có câu hỏi gửi Luật sư nhờ giải đáp như sau:

Vợ chồng tôi hiếm muộn và đang mong muốn được nhận con nuôi. Vợ chồng tôi đang làm thủ tục nhận con nuôi. Tuy nhiên lại gặp vấn đề là cha mẹ ruột của con đều mất tích, không có thông tin gì cả. Vợ chồng tôi phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ của con thì phải làm thế nào ạ!

Rất mong Luật sư giúp đỡ giải đáp!”

 

>>> Tư vấn quy định về sự đồng ý trong việc nhận con nuôi, liên hệ Luật sư 1900.6174

 

Trả lời:

Thưa chị Huyền! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc cho chúng tôi! Với những thắc mắc của chị, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Điều 21 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi như sau:

– Thực hiện nhận nuôi con nuôi phải có được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi

+ Trường hợp cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì cần phải có được sự đồng ý của người còn lại

+ Trường hợp nếu cả cha đẻ, mẹ đẻ của người được nhận nuôi đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ của người con nuôi.

Theo Điều 52 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2015 xác định theo thứ tự sau đây:

Anh ruột mà là anh cả hoặc chị ruột mà là chị cả sẽ là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả mà không có đủ điều kiện để làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo sẽ là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2015 thì những người thân tiếp theo gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận và cử một hoặc một số người trong số họ sẽ làm người giám hộ.

+ Trường hợp không có người giám hộ thuộc 2 trường hợp trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột sẽ là người giám hộ.

+ Trường hợp nhận con nuôi mà con từ đủ 09 tuổi trở lên thì cần lấy ý kiến của con và phải được sự đồng ý của con

Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì phải được UBND cấp xã nơi mà nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về các mục đích nhận nuôi con nuôi; các quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi

Xác định sự đồng ý phải hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị ai đe dọa hay bị mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác.

Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con mình làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.

Như vậy, theo quy định trên việc đồng ý cho con đi làm con nuôi phải đáp ứng ba điều kiện:

– Một là, sự đồng ý của cha mẹ đẻ và bên nhận con nuôi dưới hình thức bằng văn bản.

– Hai là, Bên nhận nuôi phải nhận được sự tư vấn từ phía UBND cấp xã nơi thường trú về khả năng tiếp tục nuôi dạy trẻ em tại môi trường gia đình ruột thịt của trẻ em; Về các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi, về các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ và con, quan hệ của những thành viên trong gia đình với trẻ em sau khi trẻ em được cho làm con nuôi.

– Ba là, điều kiện về sự tự nguyện, trung thực không vụ lợi về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi. Việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không có bất cứ sự đền bù hay thoả thuận vật chất nào. Sau khi trẻ em làm con nuôi thì sẽ phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con lâu dài, ổn định giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Cha mẹ đẻ sẽ không còn các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. Cha mẹ đẻ sẽ không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.

– Quay lại với trường hợp của chị Huyền, dựa trên thông tin chị cung cấp:

Vợ chồng chị Huyền tiến hành thủ tục nhận con nuôi, tuy nhiên cha mẹ ruột của con đều mất tích, không có thông tin gì cả. Do đó, để xác nhận sự đồng ý trong việc nhận nuôi con trong trường hợp này, vợ chồng chị Huyền cần có phải được sự đồng ý của người giám hộ của con nuôi.

Việc xác nhận sự đồng ý trong việc nhận con nuôi phải dựa trên tinh thần tự nguyện, không vì mục đích vụ lợi nào khác.

Nếu có khó khăn trong việc xác định sự đồng ý trong việc nhận con nuôi hoặc vấn đề khác khi thực hiện thủ tục nhận con nuôi, hãy liên hệ với chúng tôi qua 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn tận tâm!

>>> Xem thêm: Giấy ủy quyền nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành 2022

Thủ tục nhận con nuôi mới nhất hiện nay

 

Đăng ký nhận con nuôi ở đâu?

 

“Chị Hoa đang tạm trú tại Singapore có câu hỏi như sau:

Vợ chồng tôi hiện đang tạm trú ở Singapore. Vợ chồng tôi đang muốn làm thủ tục nhận con nuôi. Nhưng mà hiện tại chúng tôi chưa về Việt Nam, 2 tháng nữa chúng tôi sẽ về Việt Nam. Chúng tôi có thể tiến hành thủ tục nhận con nuôi luôn không, hay phải chờ về Việt Nam mới được làm. Nếu làm thì chúng tôi sẽ gửi hồ sơ xin nhận con nuôi ở cơ quan nào?

Tôi mong được Luật sư giải đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Tư vấn cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận con nuôi, liên hệ 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Hoa, Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được thắc mắc của chị. Đối với trường hợp của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi, cơ quan tiến hành thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi được quy định cụ thể:

– Khi tiến hành nhận nuôi trong nước: UBND xã nơi thường trú của bên được nhận làm con nuôi hoặc của bên nhận con nuôi;

– Khi tiến hành nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận nuôi

– Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài thực hiện nhận con nuôi: Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, nơi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:

– Trẻ mà bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng sẽ thực hiện đăng ký tại UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi sẽ thực hiện việc đăng ký việc nuôi con nuôi

– Trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận nuôi sẽ thực hiện đăng ký tại UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi

Như vậy, đối với trường hợp của chị Hoa, vợ chồng chị không cần về Việt Nam mà có thể trực tiếp tiến hành làm thủ tục nhận con nuôi và nộp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Singapore.

>>> Xem thêm: Con ngoài giá thú là gì? Quyền lợi của con ngoài giá thú

Mẫu đơn đăng ký nhận con nuôi mới nhất

 

Mẫu đơn đăng ký nhận con nuôi được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2020/TT-BTP như sau:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI TRONG NƯỚC

Kính gửi:………………………………………………………….(1)

1.Phần khai về người nhận con nuôi

 

Ông
Họ, chữ đệm, tên
Ngày, tháng, năm sinh
Quốc tịch
Giấy tờ tùy thân (2 )
Nơi cư trú
Điện thoại/email

2.Phần khai về người được nhận làm con nuôi

Họ, chữ đệm, tên……………………………………………. Giới tính:……………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………….. Quốc tịch:………………………………………………….

Nơi sinh:……………………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………………………………………..

Số định danh cá nhân:…………………………………………………………………………………………………………..

Thuộc đối tượng (3):………………………………………………………………………………………………………………

? Hiện đang sống tại gia đình của Ông/Bà:………………………………………………………………………………..

Họ, chữ đệm, tên:……………………………………………………………………………………………………………………

Trường hợp người nhận con nuôi thường trú trong nước, thì ghi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì ghi Cơ quan đại diện Việt Nam nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì ghi rõ Sở Tư pháp nơi đăng ký việc nuôi con nuôi.

2 Ghi rõ tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó. Ví dụ: chứng minh nhân dân số 00108912345 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014.

3 Ghi rõ đối tượng: trẻ em bị bỏ rơi/trẻ em mồ côi cả cha và mẹ/trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác/con riêng/cháu ruột.

Nơi cư trú:………………………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại/email liên lạc:……………………………………………………………………………………………………………….

? Hiện đang sống tại Cơ sở nuôi dưỡng:……………………………………………………………………………………….

Tên/địa chỉ cơ sở nuôi dưỡng:……………………………………………………………………………………………………..

3. Cam đoan

Chúng tôi/tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, việc nhận con nuôi là tự nguyện, nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của con nuôi. Chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi báo cáo về tình hình phát triển của con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chúng tôi/tôi thường trú4.

Đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Làm tại………………, ngày…………. tháng………….. năm………..

                                                       ÔNG                                             BÀ

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)            (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

4. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 62 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020, người không thực hiện nghĩa vụ thông báo tình hình phát triển của con nuôi trong nước sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Trường hợp bạn gặp khó khăn khi làm đơn xin nhận con nuôi hay thủ tục nhận con nuôi, hãy liên hệ với chúng tôi qua 1900.6174 để được trợ giúp nhanh chóng!

>>> Xem thêm: Làm lại giấy khai sinh cần những gì? Thủ tục cần thiết

Hồ sơ thực hiện thủ tục nhận con nuôi gồm những gì?

 

Để thực hiện soạn hồ sơ nhận con nuôi, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đối với cha mẹ nuôi: Giấy tờ gồm:

– Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 10/2020/TT-BTP

– Giấy tờ về hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao) – Phiếu lý lịch tư pháp

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Nếu trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…

Đối với người được nhận nuôi, giấy tờ gồm:

– Giấy khai sinh của người được nhận nuôi

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng của con nuôi

– Những giấy tờ khác (nếu có): Trẻ em bị bỏ rơi cần biên bản xác nhận do UBND hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập; Quyết định tiếp nhận trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng; Nếu có yếu tố nước ngoài thì cần những tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho đứa trẻ nhưng không được…

 

>>> Hỗ trợ soạn hồ sơ thực hiện thủ tục nhận con nuôi, Gọi ngay 1900.6174

 

Thủ tục nhận con nuôi

 

Để quá trình làm thủ tục nhận con nuôi thuận lợi, nhanh chóng, bạn cần thực hiện đầy đủ theo các bước sau:

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Đối với giấy tờ của cha mẹ nuôi

Với người nhận con nuôi, khi thực hiện thủ tục cần chuẩn bị 01 bộ gồm những giấy tờ sau:

– Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu có sẵn

– Giấy tờ về chứng minh nhân thân: Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao)

– Phiếu lý lịch tư pháp

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Nếu nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì sẽ cần thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…

Đối với giấy tờ của người được nhận nuôi

– Giấy khai sinh

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp trong khoảng thời gian không quá 06 tháng

– Những giấy tờ liên quan khác (nếu có): Trẻ bị bỏ rơi cần biên bản xác nhận do UBND hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập; Quyết định tiếp nhận trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng; Nếu có yếu tố nước ngoài thì cần tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ nhưng không được…

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Bên làm thủ tục nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và của con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền nêu trên (theo từng trường hợp cụ thể). Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp pháp

Sau khi cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ sẽ kiểm tra, tiến hành việc lấy ý kiến của cha mẹ đẻ; Nếu một trong hai người chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người còn lại; Nếu cả hai người cùng chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người giám hộ…theo quy định về lấy ý kiến khi nhận con nuôi

Lưu ý: Việc lấy ý kiến này phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của bên được lấy ý kiến.

Bước 3: Tiến hành trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi

Sau khi xét thấy hai bên có đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì UBND xã sẽ tổ chức đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng… và ghi vào Sổ hộ tịch.

Thời gian để thực hiện thủ tục nhận con nuôi là 20 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người phải lấy ý kiến đã nêu trên

Nếu UBND xã từ chối việc nhận con nuôi thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong vòng 10 ngày.

>>> Xem thêm: Xin cấp lại giấy khai sinh ở đâu? Thủ tục tiến hành thế nào?

Lệ phí thực hiện thủ tục nhận con nuôi

 

Khi tiến hành làm thủ tục nhận con nuôi, bạn sẽ phải chi trả 1 khoản lệ phí theo quy định pháp luật.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/2016 NĐ-CP thì lệ phí đăng ký nuôi con nuôi bao gồm:

– Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước được áp dụng đối với công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.

– Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài được áp dụng đối với trường hợp những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.

– Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam mà tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

Căn cứ theo NĐ 114/2016/NĐ-CP, khi đăng ký nhận con nuôi trong từng trường hợp mức lệ phí được quy định như sau:

+ Nuôi con trong nước có mức lệ phí 400.000 đồng

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam làm con nuôi có mức lệ phí 09 triệu đồng

+ Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận công dân Việt Nam làm con nuôi có mức lệ phí: 4,5 triệu đồng

+ Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi có mức lệ phí: 4,5 triệu đồng

+ Đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có mức lệ phí: 150 đô la Mỹ

Cơ quan tiến hành thu lệ phí nhận con nuôi:

+ UBND cấp xã sẽ thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước và lệ phí đối với người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.

+ Sở Tư pháp sẽ thu lệ phí đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam.

+ Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài

+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Hy vọng những thông tin Tổng Đài Pháp Luật cung cấp nêu trên sẽ giúp cho bạn hiểu được phần nào quy định của pháp luật về lệ phí xin con nuôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào về vấn đề này hay thủ tục nhân con nuôi, bạn vui lòng liên hệ tới: 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn trực tuyến.

thu-tuc-nhan-con-nuoi-le-phi

7 hành vi bị cấm trong nhận nuôi con nuôi

 

Việc nhận con nuôi quan hệ pháp lý ràng buộc cả 2 bên: bên nhận con nuôi và bên được nhận nuôi. Ngoài các quy chuẩn đạo đức điều chỉnh, pháp luật cũng có các chế định nghiêm ngặt để bảo vệ quan hệ pháp luật này. Theo quy định tại Điều 1 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, mục đích cuối cùng của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích của người được nhận làm con nuôi, để người này được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình tốt nhất.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp bên nhận con nuôi vì mục đích như nhà làm luật mong muốn.Có những trường hợp, bên nhận con nuôi lợi dụng việc này để phục vụ những mục đích xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người được nhận nuôi và các quan hệ xung quanh.

Do đó, Luật Nuôi con nuôi hiện này quy định cụ thể các hành vi bị cấm trong nhận nuôi con nuôi, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của người được nhận nuôi.

Theo Điều 13 Luật Nuôi con nuôi nêu rõ 07 hành vi bị cấm khi nhận con nuôi gồm:

– Hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để tiến hành trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục, bắt cóc, mua bán trẻ em

– Hành vi làm giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi;

– Hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;

– Hành vi lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số

– Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước

– Hành vi của ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi

– Hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục nhận con nuôi. Trong trường hợp bạn có bất cứ khó khăn nào trong quá trình làm thủ tục nhận con nuôi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn 24/7, đảm bảo quá trình nhận con nuôi diễn ra hợp pháp và nhanh chóng nhất!