Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội. Vậy hành vi gây rối trật tự công cộng khi nào bị phạt tiền, mức độ nào sẽ bị xử phạt tù? Mời bạn cùng đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này. Ngoài ra bạn có thể liên hệ đến số hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật, nếu đang cần luật sư hỗ trợ pháp lý.
Tội gây rối trật tự công cộng là gì?
Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi làm mất tình trạng ổn định, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Cụ thể hành vi gây rối trật tự công cộng được biểu hiện như sau:
– Dùng lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa nhằm xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác
– Có hành vi phá hoại hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị nơi công cộng
– Có hành động hò hét, gây tiếng động âm ĩ hoặc đua xe trái phép
– Tụ tập đánh nhau….
Hành vi gây rối trật tự công cộng thường được thực hiện ở các địa điểm như khu vui chơi, rạp chiếu phim, sân vận động, trên đường phố, công viên,…
Như vậy, Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy định trật tự công cộng. Tùy vào mức độ, tính chất vi phạm mà người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng
>>Luật sư tư vấn các yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng. Liên hệ 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Chào bạn! sau khi nghe thông tin bạn cung cấp luật sư đã xem xét và trả lời như sau:
Gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 với các dấu hiệu cấu thành tội phạm như sau:
Thứ nhất, về mặt chủ thể
Chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự là chủ thể bình thường. Tất cả mọi người đủ 16 tuổi trở lên đều có thể là chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015. Đối với các hành vi gây rối trật tự công cộng dù chưa gây ra hậu quả quả nghiêm trọng nhưng trước đó người có hành vi vi phạm pháp luật về hành vi này, hoặc đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, về mặt khách thể
Khách thể của tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng. Ngoài ra còn xâm phạm đến các hoạt động làm việc, vui chơi nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người hoạt động, đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh. Hành vi này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình ổn định đời sống của người dân.
Thứ ba, về mặt khách quan
Đối với mặt khách quan của tội gây rối trật tự công cộng thể hiện rõ ở hai phương diện về hành vi khách quan và gây ra hậu quả của hành vi này. Trước tiên về hành vi khách quan của tội gây rối trật tự công cộng thể hiện ở nhiều cách thức khác nhau như người có hành vi phạm tội tiến hành tổ chức tụ tập nhiều người làm náo động và gây ồn ào, mất trật tự ở nơi nhiều người sinh hoạt và; có hành vi đánh nhau làm mất trật tự ở nơi công cộng; hoặc cố ý phá hoại tài sản của Nhà nước, tổ chức , cá nhân ở những nơi có đông người. Người có hành vi vi phạm có thái độ coi thường những nơi đông người, có lời nói và hành vi thô bạo làm ảnh hưởng đến người khác, khiến cho những người xung quanh lo sợ.
Về hậu quả của hành vi này gây ra những hậu quả nhất định với sự ổn định, an ninh trật tự của xã hội, về sức khỏe, tài sản, tinh thần của cộng đồng. Đối với mặt hậu quả của tội phạm này là điều bắt buộc với những đối tượng có hành vi vi phạm lần đầu để truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu người có hành vi phạm tội này đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã từng bị xử phạt hành chính thì không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có.
Thứ tư, về mặt chủ quan
Có thể hiểu đơn giản là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên và thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy hành vi bật loa gây ồn ào ảnh hưởng đến mọi nhà bạn và khu dân cư đã cấu thành tội gây rối trật tự công cộng và sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đến 300.000 đồng. Dù mức phạt với hành vi này có thể là đang nhẹ, nhưng nếu hàng xóm của bạn còn tái phạm sau khi bị xử phạt thì lúc này người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này, với mức phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Nếu bạn đang còn thắc mắc hay muốn hỗ trợ pháp lý về tội gây mất trật tự công cộng có thể liên hệ tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí, chính xác và nhanh chóng nhất.
Xử lý vi phạm tội gây rối trật tự công cộng
>>Gây rối trật tự công cộng bị xử phạt như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của Tổng đài pháp luật. Sau khi xem xét thông tin luật sư xin trả lời như sau:
Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành với hai hình thức sau đây:
Xử lý hành chính về tội gây rối gây rối trật tự công cộng
Theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc sẽ phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng thuộc một trong các hành vi sau đây:
– Người Có lời, cử chỉ nói thô bạo, khiêu khích, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác;
– Gây mất trật tự ở các địa điểm như rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi tổ chức các hoạt động thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, hoặc ở nơi công cộng khác;
– Thả rông động vật của mình nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng nếu thuộc một trong những hành vi sau đây:
– Có hành vi đánh nhau hoặc xúi người khác đánh nhau;
– Báo thông tin giả cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Say rượu, bia rồi gây mất trật tự công cộng;
– Ném đất, đá, hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, phương tiện giao thông, người, đồ vật, tài sản của người khác;
– Tụ tập đông người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
– Để động vật mà mình nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
– Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực của sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời;
– Sách nhiễu, gây phiền toái cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng nếu thuộc một trong những hành vi sau đây:
– Tàng trữ, cất giấu đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường trong người, dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày với mục đích gây rối trật tự công cộng hoặc cố ý gây thương tích cho người khác;
– Lôi kéo, kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
– Thuê người, lôi kéo người khác đánh nhau;
– Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi đang thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho việc xét xử, thi hành án;
– Gây rối trật tự tại nơi đang tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
– Xâm hại hoặc thuê người xâm hại đến sức khỏe của người khác;
– Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
– Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức, cơ quan;
– Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
– Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Viết, phát tán, tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
– Tàng trữ, vận chuyển đèn trời.
Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng Nếu gây rối trật tự công cộng thuộc một trong hai trường hợp sau: Có mang theo các loại vũ khí hoặc công cụ hỗ trợ; Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.
Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng
Theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 nội dung quy định:
Người nào có hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn của xã hội hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này hoặc từng bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích nhưng còn tái phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
“Khung hình phạt tăng nặng của tội này là bị phạt tù từ 02 – 07 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Phạm tội có tổ chức;
– Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
– Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
– Xúi giục người khác gây rối;
– Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
– Tái phạm nguy hiểm.”
Như vậy, căn cứ theo Điều luật nêu trên và thông tin bạn cung cấp cho luật sư, thì hành vi đua xe của bạn đã gây rối trật tự trên đường phố và có thể bị phạt cảnh cáo từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Trường hợp nếu bạn đã vi phạm tội này hoặc đã bị xử phạt về tội này thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một số câu hỏi liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng
Câu hỏi của chị Yến (Ninh Bình):
Thưa luật sư. Vừa qua tôi có làm nhà , trong lúc đó có xảy ra tranh chấp đất đai với hàng xóm. Trong thời gian tôi xây nhà, thì người này đã thuê người khác thường xuyên gây rối cản trở ném sơn và chất bẩn vào nhà, khiến tôi gặp khó khăn trong việc hoàn thành xây dựng. Tôi muốn hỏi luật sư hành vi của người này đã cấu thành tội gây rối trật tự công cộng chưa? Nếu có thì công an xã có thẩm quyền để tôi tố cáo hay không? Mong luật sư giải đáp!
>>Luật sư tư vấn cách khởi tố tội cố ý gây rối trật tự công cộng. Gọi 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của Tổng đài pháp luật. Sau khi xem xét thông tin luật sư xin trả lời như sau:
>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai
Tư vấn về tội cố ý gây rối trật tự công cộng
Theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc sẽ phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng thuộc một trong các hành vi sau đây:
– Người Có lời, cử chỉ nói thô bạo, khiêu khích, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác;
– Gây mất trật tự ở các địa điểm như rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi tổ chức các hoạt động thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, hoặc ở nơi công cộng khác;
– Thả rông động vật của mình nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng nếu thuộc một trong những hành vi sau đây:
– Có hành vi đánh nhau hoặc xúi người khác đánh nhau;
– Báo thông tin giả cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Say rượu, bia rồi gây mất trật tự công cộng;
– Ném đất, đá, hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, phương tiện giao thông, người, đồ vật, tài sản của người khác;
– Tụ tập đông người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
– Để động vật mà mình nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
– Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực của sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
– Sách nhiễu, gây phiền toái cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng nếu thuộc một trong những hành vi sau đây:
– Tàng trữ, cất giấu đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường trong người, dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày với mục đích gây rối trật tự công cộng hoặc cố ý gây thương tích cho người khác;
– Lôi kéo, kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
– Thuê người, lôi kéo người khác đánh nhau;
– Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi đang thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho việc xét xử, thi hành án;
– Gây rối trật tự tại nơi đang tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
– Xâm hại hoặc thuê người xâm hại đến sức khỏe của người khác;
– Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
– Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức, cơ quan;
– Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
– Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Viết, phát tán, tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
– Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.
Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng Nếu gây rối trật tự công cộng thuộc một trong hai trường hợp sau: Có mang theo các loại vũ khí hoặc công cụ hỗ trợ; Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.
Căn cứ theo nội dung quy định nêu trên, thì hành vi thuê người ném sơn và chất bẩn vào nhà của bạn của người đó là hành vi cố ý gây rối trật tự công cộng và có thể sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng. Nên bạn có thể hoàn toàn tố cáo họ với cơ quan công an để chấm dứt tình trạng trên.
Công an xã có thẩm quyền giải quyết tội gây rối trật tự công cộng không?
Theo nội dung Pháp lệnh Công an xã 2008, công an xã là lực lượng thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác. Đây là lực lượng tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn…
Như vậy, căn cứ theo nội dung Pháp lệnh nêu trên thì công an xã hiện tại là lực lượng công an chính quy nên có đủ thẩm quyền xử lý tội nêu trên, nên bạn hoàn toàn có thể tố cáo hành vi gây rối trật tự công cộng cho công an xã để được giải quyết kịp thời.
Như vậy, Chúng ta vừa tìm hiểu xong các quy định về hình thức xử phạt và hành vi cấu thành tội gây rối trật tự công cộng. Hy vọng những thông tin mà Tổng đài pháp luật mang đến sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn đang còn vướng mắc hoặc đang cần hỗ trợ pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174để được luật sư tư vấn giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất.