Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì? Các loại tội phạm an ninh quốc gia? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây cung cấp những quy định của pháp luật về tội này. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất!
>> Tư vấn quy định về tội xâm phạm an ninh quốc gia? Luật sư tư vấn 1900.6174
Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì
An ninh quốc gia chính là sự ổn định và phát triển bền vững của Chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc xâm phạm sự vững mạnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự bất khả xâm phạm đối với độc lập, với chủ quyền, thống nhất và sự toàn vẹn về lãnh thổ của Tổ quốc. Được thể hiện qua mọi mặt như chế độ xã hội, dân cư, không gian sinh tồn, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khả năng có thể phòng thủ đất nước. Sự đảm bảo về an toàn, trật tự, tổ chức đời sống, sinh hoạt xã hội của người dân theo pháp luật của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Các tội liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia là hệ thống những loại tội phạm nguy hiểm nhất, được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Tội xâm phạm an ninh quốc gia có thể hiểu là việc là những cá nhân, tổ chức có hành vi phạm tội nhằm xâm phạm đến độc lập, thống nhất, đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hoặc là việc họ có hành vi làm xâm phạm đến Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Theo đó, tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi làm xâm phạm đến chế độ kinh tế, nền văn hóa, đến an ninh chính trị, chế độ kinh tế, quốc phòng, về đối ngoại, thống nhất, chủ quyền và đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, có thể hiểu các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó, nó xâm phạm đến sự tồn tại, sự phát triển vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc, xâm phạm đến chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh đối nội, đối ngoại và xâm phạm đến an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn đầu tư,… Mọi thắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ các luật sư!
Các loại tội xâm phạm an ninh quốc gia
>> Tư vấn chi tiết về các loại tội xâm phạm an ninh quốc gia? Luật sư tư vấn 1900.6174
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định ngay tại chương XIII Bộ luật hình sự 2015 là chương đầu tiên của phần các tội phạm. Nhóm tội này là những tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhất nên Bộ luật hình sự 2015 quy định khung hình phạt đối với loại tội này rất nghiêm khắc như: hình phạt tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn với mức cao. Ngoài các hình phạt chính, luật còn quy định các hình phạt bổ sung như tước một số quyền công dân, quản chế, cấm cư trú, tịch thu tài sản.
Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia được phân thành hai nhóm chính cụ thể như sau:
– Các tội liên quan trực tiếp, uy hiếp đến sự tồn tại của chính quyền gồm có:
+ Tội phản bội Tổ quốc là việc công dân Việt Nam nào có hành vi câu kết với nước ngoài, cá nhân nước ngoài nào đó nhằm gây nguy hại cho nền độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Việt Nam, hay tiềm lực quốc phòng, an ninh.
+ Tội hoạt động nhằm mục đích làm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định như sau: người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, hành vi này do người đạt độ tuổi luật hình sự quy định thực hiện.
– Các tội trực tiếp uy hiếp đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân gồm:
+ Tội gián điệp là hành vi của người nước ngoài, những người không có quốc tịch hoạt động tình báo, làm phá hoại hoặc gây cơ sở để thực hiện hoạt động tình báo, phá hoại và chống phá Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay là hành vi của công dân Việt Nam tạo ra cơ sở để thực hiện hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài. Mục đích của người phạm tội là nhằm vào việc chống lại chính quyền nhân dân.
+ Tội xâm phạm đến an ninh lãnh thổ là hành vi xâm nhập vào lãnh thổ, làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc các hành động khác gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Tội bạo loạn là hành vi hoạt động vũ trang (tập hợp đông người, trang bị vũ khí và dùng vũ lực công khai để tấn công cơ quan nhà nước, gây hại đến cán bộ nhân dân,…) hay bạo lực có tổ chức (lôi kéo, tụ tập đông người không có vũ trang hoặc có nhưng nó không đáng kể tiến hành các hoạt động biểu tình, đập phá tài sản,…) nhằm chống lại chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Tội hoạt động phỉ là hành vi thực hiện hoạt động vũ trang ở những vùng rừng núi, vùng biển, vùng địa hình hiểm trở và những vùng hiểm yếu khác, có hành vi giết người, cướp phá tài sản nhằm chống chính quyền nhân dân. Hoạt động vũ trang ở loại tội phạm này được thực hiện theo phương thức lúc ẩn, lúc hiện, không công khai đối mặt với chính quyền.
+ Tội khủng bố là hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân.
+ Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi phá hủy hoặc làm hư hỏng những giá trị vật chất thuộc các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân.
+ Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội là hành vi cố ý cản trở, không chấp hành hay chấp hành không đúng các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước (như chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách phát triển kinh tế xã hội miền núi,…)
+ Tội phá hoại chính sách đoàn kết là hành vi tuyên truyền, kích động hoặc bằng thủ đoạn khác chia rẽ sự đoàn kết thống nhất toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đoàn kết quốc tế với mục đích chống chính quyền nhân dân.
+ Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi nhằm chống Nhà nước mà tuyên truyền, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, làm, tàng trữ, lưu hành các văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.
+ Tội phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc những hành vi đồng phạm khác phá rối an ninh.
+ Tội chống phá trại giam là hành vi phá trại giam, tổ chức vượt trại giam, đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải hoặc trốn trại giam nhằm chống chính quyền nhân dân.
+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi rời bỏ đất nước một cách bất hợp pháp (như sử dụng giấy tờ giả để đánh lừa cơ quan có thẩm quyền, đe dọa người có trách nhiệm kiểm soát để ra đi,…) hoặc ra đi hợp pháp nhưng ở lại nước ngoài bất hợp pháp (như ra đi để học tập, công tác nhưng đến khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì không trở về nước theo quy định,..) nhằm chống, gây khó khăn cho chính quyền nhân dân.
Như vậy, có thể thấy theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành có 14 tội liên quan đến tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định tại chương XIII Bộ luật hình sự 2015. Trong đó có 2 tội liên quan trực tiếp, uy hiếp đến sự tồn tại của chính quyền nhân dân là tội Tội phản bội Tổ quốc và Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Còn 12 tội còn lại là những tội uy hiếp trực tiếp đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, đó là: Tội gián điệp; Tội xâm phạm đến an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội hoạt động phỉ; Tội hoạt động khủng bố; Tội phá hoại đến cơ sở vật chất – kỹ thuật; Tội phá hoại đến việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội; Tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc; Tội tuyên truyền chống phá Nhà nước; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá trại giam; Tội trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.
>> Xem thêm: Tội chống người thi hành công vụ: Phạt như thế nào theo quy định?
Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm an ninh quốc gia
Anh Quốc (Hà Nam) có câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư giải đáp:
Tôi tên Quốc 35 tuổi, đang sinh sống ở Đồng Nai. Tôi có một người bạn mới đi nước ngoài về cách đây 5 tháng. Khoảng 1 tháng gần đây, tôi có biết được thông tin, bạn tôi bị cơ quan công an mời lên làm việc để làm rõ về hành vi phá hoại chính sách đoàn kết. Bởi vì bạn tôi có hành vi kỳ thị, chia rẽ quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Tôi đã được cơ quan công an giải thích về cấu thành tôi này, tuy nhiên tôi chưa nắm rõ quy định về tội này. Vì vậy, Luật sư cho tôi muốn hỏi với các tội xâm phạm an ninh quốc gia có những yếu tố nào để quyết định cấu thành loại tội phạm này với hành vi của một người? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Tư vấn quy định về các yếu tố cấu thành tội xâm phạm an ninh quốc gia, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tồng Đài Pháp Luật! Với vấn đề của anh, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:
Cấu thành tội phạm được hiểu là tổng thể tất cả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng về hành vi phạm tội của tội phạm về mặt khách quan và chủ quan, được quy định trong Bộ Luật Hình sự thể hiện một hành vi là nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó mà một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Cấu thành tội phạm nói chung và cấu thành tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm có 4 yếu tố, đó là: Khách thể, chủ thể, khách quan và mặt chủ quan của tội phạm.
– Khách thể của các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia:
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia có khách thể tác động là xâm phạm vào những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, những khách thể này bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của tất cả những quan hệ khác trong xã hội.
Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm đến an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm hại đến sự tồn tại của chính quyền, xâm phạm sự phát triển vững mạnh của chính quyền nhân dân…
Khách thể trực tiếp của mỗi loại tội phạm sẽ được quy định cụ thể trong từng điều luật như khách thể của tội phản bội Tổ quốc chính là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…
– Mặt khách quan của tội phạm xâm phạm đến an ninh quốc gia:
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia biểu hiện bằng các hành vi làm nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các khách thể nêu trên, những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Tính chất của những hành vi này là tính nguy hiểm lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội. Đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện bằng hành động.
– Mặt chủ quan của tội xâm phạm an ninh quốc gia:
Lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là việc người phạm tội có khả năng nhận thức được rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là xâm hại đến độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm hại đến chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấy trước hành vi đó có thể làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội phạm trong nhóm tội này. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có mục đích chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt tội xâm phạm an ninh quốc gia với những tội phạm khác có các dấu hiệu của mặt khách quan tương tự.
Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Động cơ phạm tội ở các tội này có thể khác nhau, do thù hằn giai cấp, hoặc vụ lợi,…).
– Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch. Theo quy định tại Điều 12 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trong đó có các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Trên đây là những quy định của pháp luật về những yếu tố cấu thành tội phạm an ninh quốc gia, anh có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về tội danh này. Mọi vướng mắc liên quan đến mức hình phạt của tội xâm phạm an ninh quốc gia, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư.
>> Xem thêm: Tội đánh bạc bị xử phạt thế nào theo quy định pháp luật 2022
Quy định về xóa án tích đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia
>> Tư vấn chi tiết về xóa án tích đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, gọi ngay 1900.6174
Xóa án tích là một trong những quy định thể hiện tính nhân văn của Nhà nước đối với những người đã bị kết án hình sự, giúp họ làm lại cuộc đời và hòa nhập với cộng đồng. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định các trường hợp được xóa án tích, bao gồm: Đương nhiên sẽ được xóa án tích; Xóa án tích dựa theo quyết định của Tòa án; Xóa án tích trong những trường hợp đặc biệt. Người được xóa án tích lúc này sẽ được coi như chưa bị kết án.
Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tường hợp đương nhiên sẽ được xóa án tích, áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và Chương XXVI của BLHS về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh và đáp ứng một số điều kiện.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về xóa án tích theo quyết định của Toà án như sau:
Những trường hợp xoá án tích theo quyết định của Toà án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội và tính chất phức tạp cao được, quy định tại Chương XIII là chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia và Chương XXVI của Bộ luật này.
Khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Tòa án sẽ ra quyết định việc có được xoá án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.
Người bị kết án được Tòa án quyết định xoá án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn nhất định dựa trên mức hình phạt và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà người đó đã vi phạm.
Đối với những trường hợp người bị kết án đang phải chấp hành hình phạt bổ sung là hình phạt quản chế, cấm cư trú, bị tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành hình phạt bổ sung này dài hơn thời hạn quy định là 3 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 5 năm thì thời hạn được xoá án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. Người đã bị kết án trước đó được Tòa án ra quyết định xoá án tích, nếu kể từ thời điểm hết thời hiệu thi hành đối với bản án, người đó không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định.
>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết
Biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia
>> Biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
An ninh quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng đáng quan tâm trong một quốc gia. An ninh quốc gia được bảo vệ, đất nước mới ổn định, phát triển bền vững về tất cả mọi mặt.
Biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia hay bảo vệ an ninh quốc gia là các biện pháp để bảo vệ cho chế độ chính trị của đất nước, của chế độ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cần thiết phải thực hiện để bảo vệ chủ quyền trước sự xâm phạm của thế lực thù địch, chống phá đất nước. Đảm bảo nền độc lập dân tộc trong hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Theo quy định tại Điều 15 Luật An ninh quốc gia 2004 quy định về các biện pháp cơ bản để bảo vệ an ninh quốc gia gồm có: Vận động quần chúng; pháp luật; ngoại giao; kinh tế; khoa học – kỹ thuật; nghiệp vụ; vũ trang
– Biện pháp vận động quần chúng là việc tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền ban hành chủ trương, quy định, kế hoạch huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm trong bảo vệ an ninh, trật tự. Tổ chức, động viên, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thành lập và hoạt động của các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
– Biện pháp pháp luật là việc đưa yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự vào xây dựng pháp luật, gia nhập các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động xây dựng pháp luật, hợp tác quốc tế về pháp luật để xâm hại đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự.
– Biện pháp ngoại giao chính là cách thức, nghệ thuật sử dụng các công cụ, khả năng, điều kiện, nguồn lực, cơ chế ngoại giao để đàm phán, thuyết phục, tranh thủ, tác động và xử lý các đối tượng nhằm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
– Biện pháp kinh tế là việc bảo đảm an ninh kinh tế, đây là điều kiện, tiền đề quan trọng để nền kinh tế nước ta gia tăng sức mạnh nội lực, năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng, có những bước phát triển vững chắc. Góp phần tạo tiền đề, môi trường thuận lợi, an toàn cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế.
– Biện pháp khoa học – kỹ thuật được hiểu là việc đưa ra những hiểu biết hoặc tri thức của con người về tự nhiên – xã hội – tư duy, nó tồn tại dưới dạng các lý thuyết, định lý, quy luật, nguyên tắc, phạm trù, tiền đề hoặc các thiết bị, phương tiện, máy móc và công cụ vật chất nằm trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác, bảo quản và chế tạo các sản phẩm dùng cho sản xuất và thỏa mãn các yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự. Tập trung nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí quan trọng của khoa học và kỹ thuật, coi khoa học và kỹ thuật là một biện pháp vô cùng quan trọng trong khả năng nâng cao sức mạnh chiến đấu, hiệu quả công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
– Biện pháp nghiệp vụ là biện pháp công tác của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm; giải quyết hiệu quả các vấn đề nổi lên về an ninh xã hội.
– Biện pháp vũ trang là việc sử dụng sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng, vũ khí, công cụ, phương tiện,… Sức mạnh tổng hợp này được xác định bằng những yếu tố như số lượng, trạng thái tinh thần và trình độ huấn luyện đội ngũ cán bộ chỉ huy trong chỉ đạo, điều phối các lực lượng, phương tiện, của các cán bộ, chiến sĩ; số lượng, chất lượng của các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật và các phương tiện vật chất khác
Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến Tội xâm phạm an ninh quốc gia. Chúng tôi hy vọng bài viết trên, cung cấp những thông tin hữu ích nhất giúp bạn giải quyết những vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận sự tư vấn chi tiết từ luật sư!