Tự vệ chính đáng là gì? Yếu tố xác định hành vi được coi là phòng vệ chính đáng? Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ các luật sư!
>> Tư vấn quy định về Tự vệ chính đáng là gì? Luật sư tư vấn 1900.6174
Tự vệ chính đáng là gì?
Tự vệ là chính bản thân chống lại sự xâm phạm của kẻ khác, là một biện pháp đối phó liên quan đến việc bảo vệ sức khoẻ, sự an toàn của bản thân khỏi bị tổn hại. Tự vệ chính đáng theo ngôn ngữ pháp lý có thể hiểu là phòng vệ chính đáng. Thuật ngữ “phòng vệ chính đáng” xuất hiện nhiều trong các văn bản pháp luật như: Bộ luật dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật hình sự,… Vậy tự vệ chính đáng là gì?
Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”
Theo như quy định trên, phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng, sức khỏe… Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà nó còn thể hiện thái độ chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của mình hoặc của người khác.
Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ. Phòng vệ chính đáng là hành vi nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mọi người, đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật. Tổng đài chuyên cung cấp các dịch vụ như: Tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn bảo hiểm,… Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!
Các trường hợp được coi là tự vệ chính đáng
Anh Khoa (Điện Biên) có câu hỏi:
“Chào luật sư! Vào tháng 1 năm 2022, tôi có vay bạn tôi một khoản nợ để đầu tư kinh doanh. Tôi đã thỏa thuận với bạn tôi là 1 tháng sau sẽ trả tiền vay đầy đủ. Do chưa thu hồi được vốn kinh doanh nên đến tháng 6 tôi vẫn chưa trả được tiền cho bạn. Đến hôm qua, bạn tôi đã đến đòi lại khoản vay đó và đe dọa nếu tôi không trả sẽ khởi kiện ra tòa. Trong quá trình nói chuyên, chúng tôi có xảy ra cãi vã, vì nóng nảy nên tôi đã đánh bạn tôi. Bạn tôi đã đòi kiện tôi ra tòa vì tội đánh người gây thương tích. Tôi muốn hỏi hành vi của tôi trong trường hợp này có được coi là tự vệ chính đáng không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Các trường hợp tự vệ chính đáng là gì? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với trường hợp của anh, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 23, 24, 25, 26 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, các trường hợp được coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự bao gồm:
– Vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp của cá nhân hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc, gây ra thiệt hại thực tế đến một người khác. Là một tình thế cấp thiết bắt buộc phải gây ra thiệt hại tất yếu, không thể tránh khỏi. Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh. Hành động trong tình thế cấp thiết không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi người nên được pháp luật bảo vệ và khuyến khích, hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
– Để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Trường hợp sử dụng vũ lực hoặc vũ khí trong khi bắt giữ là biện pháp cuối cùng và duy nhất để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi tội phạm hoặc trốn tránh việc bị bắt giữ. Nếu không áp dụng biện pháp đó thì người phạm tội có thể có đủ thời gian và điều kiện để thoát khỏi việc bị bắt giữ. Không phải trong tất cả các trường hợp người bị bắt giữ có biểu hiện chống trả, trốn tránh đều làm phát sinh quyền sử dụng vũ lực ngay, mà việc sử dụng vũ lực đối với người bị bắt giữ phải đáp ứng điều kiện là biện pháp cuối cùng và là duy nhất.
– Trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn gây ra thiệt hại không tránh khỏi. Hành vi gây thiệt hại trong khi thực hiện các công việc này chỉ được coi là rủi ro và người gây ra rủi ro đó không phải chịu trách nhiệm hình sự khi đã tuân thủ đúng quy trình và đã áp dụng đầy đủ các biện pháp đề phòng.
– Trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo với người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó mà gây ra thiệt hại. Việc chấp hành mệnh lệnh cấp trên trong lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân được pháp luật quy định, mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên trở thành nghĩa vụ pháp lý của cấp dưới.
Điều này đã được quy định cụ thể tại một số luật như: Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định về nghĩa vụ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng: Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phải: “Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên” (khoản 2 Điều 30 Luật Công an nhân dân 2014). Chính vì vậy, do tính chất bắt buộc của mệnh lệnh, nên người thi hành buộc phải thực hiện yêu cầu của người chỉ huy hoặc cấp trên của mình. Khi gây thiệt hại sẽ được coi là phòng vệ chính đáng. Trường hợp này của Bộ luật hình sự nước ta nhằm bảo vệ quyền lợi của người thi hành mệnh lệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngoài ra, những trường hợp gây thiệt hại vượt quá mức cần thiết, người gây ra thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Trong trường hợp của anh Khoa, bởi vì bạn anh đến đòi lại khoản vay mà hai bên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Tuy nhiên bạn của anh lại không có đánh đập hoặc gây thương tích ảnh hưởng đến sức khỏe của anh. Ngược lại, vì nóng tính mà anh lại dùng vũ lực đánh bạn của anh. Hành vi này không được coi là tự vệ chính đáng, nếu nạn nhân bị tổn thương từ 11% trở lên có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích.
Chỉ được coi là phòng vệ chính đáng nếu bạn anh đánh anh bị thương và không còn cách nào khác là anh phải đánh lại để tránh thương tích đến bản thân mới được coi là phòng vệ chính đáng. Vậy, anh là một bên đơn phương gây thương tích đến người khác không được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc thắc mắc về các trường hợp phòng vệ chính đáng là gì? Hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các luật sư!
Yếu tố xác định hành vi được coi là phòng vệ chính đáng
Anh Phong (Hà Nội) có câu hỏi:
“Chào luật sư! Vào ngày 10/08/2022, trong khi tôi đang ăn cơm ở nhà với gia đình, tôi nghe thấy có tiếng gọi tên tôi ở ngoài cổng sắt. Tôi đã đi ra thấy một người lạ nhưng lại biết tên tôi và gọi ra ngoài nói chuyện. Sau khi tôi đi ra gặp, anh ta chửi tôi đã trộm đồ của anh ta. Trong khi tôi không có trộm cắp và thậm chí tôi không biết anh ta là ai. Tôi giải thích mà anh ta không tin, nằng nặc đòi tôi trả lại. Anh ta còn mang dao ra đe dọa và định đâm vào bụng tôi.
Tôi đã từng học võ nên để bảo vệ bản thân tôi đã đánh nhau với anh ta. Trong khi đánh nhau, tôi đã cướp lại được dao. Cùng lúc đó, anh ta vẫn tấn công và tôi đã rạch một đường trên tay của anh rồi khống chế lại. Sau đó, tôi đã gọi công an phường và y tế đến giải quyết. Người nhà anh ta đến nói là tinh thần của anh ta không được bình thường, tôi rạch tay khiến anh ta chảy máu là tôi sai và phải bồi thường, nếu không sẽ kiện tôi ra tòa. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, hành vi của tôi có phải phòng vệ chính đáng hay không? Yếu tố xác định hành vi tự vệ chính đáng là gì? Tôi cảm ơn Luật sư!”
>> Yếu tố xác định hành vi tự vệ chính đáng là gì? Luật sư giải đáp 1900.6174
Trả lời:
Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với câu hỏi về yếu tố xác định hành vi tự vệ chính đáng là gì? chúng tôi đã phân tích và đưa ra phản hồi như sau:
Để đánh giá giới hạn cần thiết của sự phòng vệ chính đáng là không dễ dàng. Khi đánh giá hành vi chống trả phải xem xét một cách toàn diện về tất cả các tình tiết của vụ án. Đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc.
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về phòng vệ chính đáng cụ thể như sau:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Như vậy, một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các yếu tố sau:
+ Về phía nạn nhân (người bị chết hoặc người bị thương tích): Nạn nhân là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm này phải có tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người khác. Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xem xét đến mối tương quan với hành vi chống trả, không phải bất cứ hành vi tội phạm nào xảy ra, người có hành vi chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người còn lại đều là phòng vệ chính đáng.
+ Về phía người có hành vi phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe cho người có hành vi xâm phạm. Người phòng vệ chỉ được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác thì mới được xem là phòng vệ chính đáng.
+ Hành vi chống trả phải cần thiết: Sự chống trả cần thiết trước hết phải căn cứ vào tính chất của các quyền và lợi ích bị xâm phạm, hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ. Giới hạn “cần thiết” được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. Điều này không có nghĩa là hậu quả mà người phòng vệ đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái pháp luật định gây ra. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.
+ Có sự tương xứng giữa hành vi tấn công gây thiệt hại và hành vi phòng vệ chính đáng: Sự tương xứng của hai hành vi không phải là cân đo bằng cơ học mà sự tương xứng ở đây là sự tương xứng về tính chất, mức độ được xác định dựa vào yếu tố chủ quan và khách quan. Người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện tương tự hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó.
Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân. Phòng vệ chính đáng còn là quyền của con người chứ không chỉ là nghĩa vụ nên không yêu cầu phương pháp, phương tiện của người phòng vệ phải giống như phương pháp, phương tiện mà người tấn công sử dụng.
Trong trường hợp của anh Phong, anh bị xâm phạm về sức khỏe tính mạng khi bị dùng dao đe dọa và tấn công. Khi gặp tấn công bất ngờ, anh Phong không có cách nào khác là phải trống trả, né đòn và tước vũ khí của anh ta. Khi mất vũ khí mà anh ta vẫn tấn công anh Phong nên anh Phong không còn cách nào khác là phải tấn công lại. Trong quá trình xô xát đã rạch một đường trên tay của anh ta, sau khi khống chế, anh Phong cũng đã gọi y tế và công an phường chứ không gây thêm bất kỳ thương tích gì. Hành vi chống trả anh Phong là cần thiết, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bản thân, tương xứng với hành vi tấn công từ của người khác.
Chính vì vậy, hành vi tấn công của anh Phong là phòng vệ chính đáng và sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Mọi thắc mắc liên quan đến hành vi phòng vệ chính đáng, hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ các luật sư!
>> Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
Vượt quá tự vệ chính đáng chịu trách nhiệm thế nào?
Anh Lâm (Hà Nam) có câu hỏi:
“Chào luật sư! Vào đầu tháng 7 năm nay, tôi có xảy ra tranh chấp đất đai với anh Bình. Bố tôi muốn để lại mảnh đất ở cho tôi mà anh trai tôi không đồng ý nên anh em tôi đã xảy ra cãi vã. Trong lúc cãi vã, chúng tôi có nói nhiều lời thô tục và xô xát, anh trai đánh vào bụng tôi. Sau đó, chúng tôi đánh nhau, nhiều người vào can ngăn nhưng không được. Trong lúc xô xát, tôi có vơ thanh gỗ gần đấy, đập vào đầu anh trai. Khi anh tôi ngã xuống, do không kiềm chế được cảm xúc tôi đã đánh thêm vào đầu anh. Người nhà tiếp tục vào can ngăn và gọi cấp cứu đưa anh tôi vào viện. Chị dâu tôi đã kiện tôi ra tòa về tội cố ý gây thương tích. Vì vậy, tôi muốn hỏi, hành vi của tôi có vượt quá tự vệ chính đáng không? Nếu có thì phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Tư vấn chi tiết về vượt quá tự vệ chính đáng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với trường hợp của anh, tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về hành vi Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
“Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Như vậy, chỉ được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi người thực hiện hành vi phòng vệ chống trả quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi chống trả cần thiết không có nghĩa là hậu quả mà người phòng vệ đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái pháp luật định gây ra. Thường để xem xét hành vi chống trả, phòng thủ có tương xứng hay không, có quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện trên nhiều tình tiết khác nhau có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ.
Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trách nhiệm hình sự của họ được giảm nhẹ hơn so với các trường hợp khác. Mức độ trách nhiệm hình sự được giảm nhẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ vượt quá và các tình tiết giảm nhẹ khác. Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể xử lý bằng các hình thức như: Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Phạt tù.
Nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người này phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 136 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội cụ thể như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm”.
Trong trường hợp của anh Lâm, xét trên các yếu tố của phòng vệ chính đáng, anh Lâm đã vượt qua phòng vệ chính đáng cần có. Cho dù anh trai của anh là người đánh anh Lâm trước nhưng khi xảy ra xô xát, anh trai anh không có dùng bất kỳ vũ khí nào để đánh anh Lâm và anh Lâm là người chiếm ưu thế về hành vi này.
Anh Lâm không chỉ đánh bằng tay không mà còn dùng thanh gỗ đánh đến mức anh trai anh ngất xỉu, sau đó còn đánh anh trai khi anh trai đã ngất. Hành vi này vượt quá hành vi chống trả cần thiết, hậu quả anh Lâm gây ra lớn hơn thiệt hại do anh trai anh gây ra, thậm chí khiến anh trai phải nhập viện cấp cứu. Trong khi anh chỉ bị thương nhẹ mà không phải vào viện. Khi hành vi phòng vệ vượt quá mức cần thiết gây thiệt hại thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường mà không phụ thuộc vào yếu tố lỗi nếu chưa đủ căn cứ cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bởi lẽ nguồn gốc của nguyên nhân dẫn tới vụ việc này không phải xuất phát từ người phòng vệ.
Tuy nhiên, anh Lâm xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng của anh trai anh, thậm chí khiến anh nhập viện cấp cứu. Trong trường hợp, tỷ lệ thương tích trên 11%, gia đình anh trai anh khởi kiện thì anh có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Mọi thắc mắc liên quan đến khung hình phạt khi vượt quá tự vệ chính đáng, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!
Một số câu hỏi liên quan đến tự vệ chính đáng?
Tự vệ khi bị người khác tấn công có thể bị phạt tù?
Chị Linh (Long An) có câu hỏi:
“Chào luật sư! Cho tôi hỏi con trai tôi hiện vừa đủ 18 tuổi, khi đi trên đường đi học về con tôi đã gặp cướp. Tên cướp đó có cầm dao để đe dọa và yêu cầu con tôi giao tiền. Vì không muốn bị mất tiền mà con tôi học võ rất tốt, vì vậy con tôi đã cố gắng cướp dao từ tay của tên cướp. Khi giằng co, con tôi bị rạch vào tay. Tuy nhiên sau đó, con tôi đã giành lại được con dao và đâm vào chân của tên cướp khiến hắn không đi được rồi trói tay hắn lại. Đồng thời con tôi cũng gọi công an phường đến và đưa tên cướp ra trạm y tế để băng bó. Tôi muốn hỏi, trường hợp của con có bị phạt tù không? Tôi xin cảm ơn.”
>> Tự vệ khi người khác tấn công có bị phạt tù hay không? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với trường hợp của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng thì Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Xét về phía nạn nhân là tên cướp. Hắn là người có hành vi xâm phạm đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của con. Tên cướp còn dùng dao uy hiếp, trường hợp nếu con chị không có võ và không giao tiền thì có khả năng cao là tên cướp này sẽ dùng dao gây tổn hại tính mạng của con chị. Trong khi giằng co, tên cướp đã lấy dao rạch vào tay con chị, đây là hành động nguy hiểm, gây thiệt hại cho con chị. Vì phòng vệ nên con chị bắt buộc phải cướp dao lại đâm vào chân tên cướp, nhằm ngăn chặn hành vi tấn công tiếp theo của tên cướp. Đây là hành vi chống chả cần thiết, nếu không con chị là người nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi khống chế tên cướp, con chị cũng đã gọi công an đến giải quyết mà không gây thêm bất kỳ tổn hại nào đến tên cướp.
Từ những phân tích và căn cứ theo quy định của pháp luật, hành vi của con chị là phòng vệ chính đáng nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị phạt tù. Mọi thắc mắc về tự vệ chính đáng là gì, hãy liên hệ ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ luật sư!
>> Xem thêm: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật?
Đánh chết trộm vào nhà có được coi là tự vệ chính đáng?
Anh Dũng (Hà Nội) có câu hỏi:
“Chào luật sư! Đầu tháng 8 năm nay, tôi bị trộm vào nhà, lúc đó có camera cảnh báo về điện thoại nên tôi phát hiện. Tên trộm có mang theo cả dùi cui. Sau khi hắn mở khóa bằng dụng cụ nào đó thì lén lút đến chỗ két sắt của nhà tôi. Tôi đã phát hiện nên khi tôi đi từ bếp đi ra, hai bên xảy ra đánh nhau. Khi tên trộm có dấu hiệu muốn trốn thoát, tôi đã cầm cái gậy cán bột đập vào đầu nhiều lần khiến tên trộm ngất đi. Vài phút sau, khi bình tĩnh lại, tôi kiểm tra và phát hiện tên trộm đã tắt thở. Tôi muốn hỏi hành vi đánh chết trộm và nhà có được coi là tự vệ chính đáng hay không? Tôi xin cảm ơn luật sư!
>> Đánh chết trộm vào nhà có là tự vệ chính đáng không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Với vấn đề mà anh gặp phải, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết. Theo đó, hành vi trộm đột nhập vào nhà là hành vi xâm phạm các lợi ích của người khác, khi phát hiện có người đột nhập vào nhà thì có quyền chống trả nhưng pháp luật quy định “chống trả một cách cần thiết”.
Đầu tiên, xét về hành vi của tên trộm, khi tên trộm có mang theo dùi cui và dụng cụ mở khóa. Khi vào trộm tài sản, nhưng tên trộm chưa trực tiếp gây hại đến tính mạng, sức khỏe của của anh Dũng. Tuy nhiên khi tên trộm bị phát hiện và đã bị anh Dũng đánh trả quyết liệt. Thậm chí anh Dũng còn mang gậy cán bột đập nhiều lần vào đầu tên trộm để tránh hắn tẩu thoát trong khi tên trộm chưa gây tổn thương nặng nào đến anh Dũng.
Anh Dũng chỉ được coi là phòng vệ chính đáng khi phát hiện và khống chế tên trộm, không gây ra tổn thương nào lớn đến tên trộm. Từ phân tích trên có thể thấy, hành vi của anh Dũng đã vượt quá phòng vệ chính đáng, đánh tên trộm dẫn đến tử vong vì vậy hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi của anh Dũng có thể cấu thành tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; Nặng hơn khi giết từ 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Hành vi ăn trộm tuy đáng lên án và đáng chịu sự trừng phạt nhưng không nên quá tức giận mà dẫn đến đánh chết người.
Mọi thắc mắc liên quan đến tội giết người hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư.
Trên đây là những quy định của pháp luật và vấn đề thực tế liên quan đến vấn đề Tự vệ chính đáng là gì? Chúng tôi hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để giải quyết những vấn đề trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được tư vấn kịp thời từ các luật sư!