Quy định xét xử sơ thẩm là gì? Nguyên tắc xét xử sơ thẩm [2024]

Xét xử sơ thẩm là gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Đây là một trong những hoạt động tố tụng quan trọng của Tòa án. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, các bên sẽ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy pháp luật quy định xét xử sơ thẩm như thế nào? Nguyên tắc của phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi vướng mắc của bạn về vấn đề này. Trong trường hợp bạn có bất kỳ câu hỏi nào về xét xử sơ thẩm cần được hỗ trợ, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư chuyên tư vấn luật hình sự tư vấn miễn phí.

xet-xu-so-tham-la-gi

 

Xét xử sơ thẩm là gì?

 

> Luật sư giải đáp chi tiết xét xử sơ thẩm là gì. Gọi ngay 1900.6174

Xét xử sơ thẩm là việc một vụ án được đưa ra xét xử lần đầu tiên tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết để xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên liên quan đến vụ án xét xử.

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một trong những giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó, Tòa án có thẩm quyền (cấp xét xử thứ nhất) thực hiện trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa xem xét và giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định về việc bị cáo (hoặc các bị cáo) có tội hay vô tội, quyết định những hình phạt và các biện pháp tư pháp, cũng như những quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

Xét xử sơ thẩm cũng có thể được hiểu là thủ tục pháp lý được quy định trong nhiều mối quan hệ xã hội như: dân sự, hình sự, hành chính, quân sự, kinh tế, … Đối với mỗi quan hệ xã hội khác nhau sẽ được pháp luật quy định trình tự, thủ tục thực hiện việc xét xử sơ thẩm khác nhau.

Khi thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án, Hội đồng xét xử sẽ tiến hành việc kiểm tra, xem xét những tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, khách quan, và áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án đó.
Việc xét xử sơ thẩm được tiến hành theo hình thức công khai, trừ một số trường hợp được pháp luật quy định khác, như vụ án liên quan đến bí mật quốc gia, người tham gia tố tụng là đối tượng dễ bị tổn thương,…

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi xét xử sơ thẩm là gì. Mọi thắc mắc về vấn đề xét xử sơ thẩm theo quy định hiện hành, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.

>> Xem thêm: Tiền án là gì? Phải làm gì để được xóa tiền án, tiền sự?

Phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì?

 

Phiên tòa xét xử sơ thẩm là hoạt động tố tụng phổ biến được thể hiện đặc trưng nhất của hình thức tố tụng Tòa án.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm được hiểu là phiên tòa xét xử lần đầu tiên của một vụ án tại cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử và giải quyết tranh chấp.

Thành phần hội đồng xét xử tại phiên tòa xét xử sơ thẩm có thể bao gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân hoặc là hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân, tùy theo tính chất phức tạp hay đơn giản hay của vụ án.

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, dựa trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra một cách công khai, Tòa án ra bản án xác định bị cáo có tội hay không có tội. Trong trường hợp bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội thì phải chỉ rõ đó là tội gì và được quy định tại điều khoản nào của Bộ luật hình sự.

Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ về vấn đề phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì theo quy định hiện hành, hãy liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn.

phien-toa-xet-xu-so-tham-la-gi

Quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm

 

> Luật sư giải đáp miễn phí quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm. Gọi ngay 1900.6174

Theo quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân, xét xử sơ thẩm là một trong 2 cấp xét xử của Tòa án: xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.

Xét xử sơ thẩm được quy định tại chương XXI của Luật tố tụng hình sự 2015, bao gồm 6 mục, quy định chi tiết về thẩm quyền xét xử của tòa án, những giai đoạn của một phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Thủ tục xét xử sơ thẩm được thực hiện bởi các Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, cụ thể là các Tòa án hình sự, Tòa kinh tế, Tòa dân sự,… thuộc tòa án nhân dân các cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền xét xử theo quy định pháp luật tố tụng.

Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án cần phải có hội thẩm tham gia theo đúng quy định của pháp luật tố tụng, trừ những trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn, cụ thể:

– Các vụ án có liên quan tới hình sự, dân sự, hành chính, lao động thì hội đồng xét xử sẽ có một 01 thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân.

– Các vụ án về kinh tế thì hội đồng xét xử sẽ bao gồm 02 thẩm phán và 01 hội thẩm nhân dân.

– Các trường hợp mà vụ án có tính chất phức tạp thì hội đồng xét xử sẽ bao gồm 02 thẩm phán và 03 hội thẩm nhân dân.

Bản án, quyết định sơ thẩm của vụ án có thể bị kháng nghị, kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Nếu không có kháng nghị, kháng cáo theo quy định pháp luật thì bản án sơ thẩm có hiệu lực.

Trên đây giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi quy định xét xử sơ thẩm là gì. Để được luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất các vấn đề liên quan đến xét xử sơ thẩm, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174.

>> Xem thêm: Khởi tố vụ án hình sự như thế nào theo quy định mới nhất 2022?

Chủ thể tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm bao gồm những ai?

 

> Luật sư tư vấn chi tiết chủ thể tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm. Liên hệ 1900.6174.

 

Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về sự có mặt của những chủ thể tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm như sau:

Thứ nhất, Hội đồng xét xử và thư ký tòa án (Điều 288 Bộ Luật tố tụng hình sự), với nguyên tắc xét xử trực tiếp và hội đồng xét xử biểu quyết theo đa số từng vấn đề, phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đầy đủ thành viên hội đồng xét xử cũng như thư ký tòa án tham gia.

– Trường hợp có thẩm phán, hội thẩm không tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng có thẩm phán, hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên hội đồng xét xử.

– Trường hợp không có thẩm phán, hội thẩm dự khuyết để thay thế thành viên hội đồng xét xử bị thiếu hoặc phải thay đổi chủ tọa của phiên tòa mà không có thẩm phán để thay thế theo quy định của khoản 2 điều 288 Bộ Luật tố tụng hình sự thì phải hoãn phiên tòa. Trong trường hợp thư ký tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục phiên tòa thì tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có thư ký dự khuyết; nếu không có người thay thế thì phải tạm ngừng phiên tòa.

Thứ hai, kiểm sát viên (được quy định tại điều 289 Bộ Luật tố tụng hình sự), Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp cần phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử của mình tại phiên tòa; nếu Kiểm sát viên không có mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với những vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên cùng có mặt.

– Trong trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu phiên tòa được thay thế để tiến hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

– Trong trường hợp Kiểm sát viên đã có mặt tại phiên tòa bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử nhưng không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.

Thứ ba, những người tham gia tố tụng, những chủ thể sau cần phải có mặt tại phiên tòa:

– Bị cáo (được quy định tại Điều 290 Bộ Luật tố tụng hình sự): Bị cáo cần phải có mặt tại phiên tòa theo đúng giấy triệu tập của Tòa án trong suốt khoảng thời gian xét xử vụ án

+ Nếu bị cáo vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải là do trở ngại khách quan thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp giải

+ Nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng, do bất khả kháng hoặc là do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.

+ Nếu bị cáo có bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo được khỏi bệnh.

+ Nếu bị cáo bỏ trốn thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành truy nã bị cáo.

Tòa án chỉ có thể tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp:

+ Bị cáo bỏ trốn và việc truy nã bị cáo không có kết quả;

+ Bị cáo hiện đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

+ Bị cáo có đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận (Nếu sự vắng mặt tại phiên tòa của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải là do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây ra trở ngại cho việc xét xử)

– Người bào chữa (được quy định tại điều 291 Bộ Luật tố tụng hình sự), người bào chữa cần phải có mặt tại phiên tòa nhằm bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa của mình cho Tòa án.

+ Trong trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc là do trở ngại khách quan thì Tòa án cần phải hoãn phiên tòa, trừ những trường hợp bị cáo đồng ý xét xử mà vắng mặt người bào chữa.

+ Nếu người bào chữa vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải là do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành mở phiên tòa xét xử.

Trong trường hợp chỉ định người bào chữa được quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ những trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử mà vắng mặt người bào chữa.

– Bị hại, đương sự, người đại diện của họ, điều tra viên và những người khác được quy định từ điều 292 đến 296 Bộ Luật tố tụng hình sự như sau:

Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của bị hại vắng mặt thì tùy vào từng trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiếp tục tiến hành xét xử. Trường hợp Tòa xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ gây trở ngại đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tiến hành tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.

– Người làm chứng được quy định tại điều 293 Bộ Luật tố tụng hình sự như sau:

Người làm chứng tham gia phiên tòa nhằm mục đích làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án.

+ Nếu người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa tiến hành công bố những lời khai đó.

+ Nếu người làm chứng biết về những vấn đề quan trọng của vụ án mà vắng mặt thì tùy từng trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiếp tục tiến hành xét xử.

+ Trong trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý không có mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải là do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của người làm chứng gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

– Người giám định, định giá tài sản (được quy định tại điều 294 BLTTHS)

Người giám định, người định giá tài sản phải tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập. Nếu người giám định, người định giá tài sản không có mặt thì tùy từng trường hợp, Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiếp tục tiến hành xét xử.

– Người phiên dịch, người dịch thuật (điều 295 BLTTHS)

Người phiên dịch, người dịch thuật phải tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập. Trong trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật không có mặt mà không có người khác để thay thế thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

– Điều tra viên và những người khác (điều 296 BLTTHS)

Trong quá trình xét xử vụ án, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý và giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa nhằm mục đích trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.

Trên đây là quy định của pháp luật về các chủ thể tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm. Mọi thắc mắc của bạn về các chủ thể này, hãy liên hệ trực tiếp tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất từ luật sư.

chu-the-tham-gia-phien-toa-xet-xu-so-tham-la-gi

Nguyên tắc của phiên tòa xét xử sơ thẩm

 

Anh Minh Tú (Sơn La) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 30 tuổi và hiện đang sinh sống tại tỉnh Sơn La. Trước đây, tôi có vay một người bạn 1 số tiền nhưng đến bây giờ tôi không có khả năng trả nợ nên đã bị bạn khởi kiện để đòi lại tài sản. Tôi đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án đến phiên tòa xét xử sơ thẩm.

Tuy nhiên, tôi không hiểu các nguyên tắc của phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí vấn đề nguyên tắc của phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Minh Tú, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Về vấn đề các nguyên tắc của phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Về nguyên tắc, phiên tòa phải được tiến hành một cách công khai, liên tục, trực tiếp và bằng lời nói. Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, việc xét xử vụ việc của Tòa án phải được tiến hành công khai, trong những trường hợp đặc biệt mà cần phải giữ bí mật nhà nước, bí mật về nghề nghiệp kinh doanh, giữ gìn những thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật về đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của các bên đương sự thì Tòa án tiến hành xét xử kín nhưng phải tuyên án một cách công khai. Hội đồng xét xử ra quyết định giải quyết mọi vấn đề thuộc nội dung vụ án cũng như những thủ tục tố tụng bằng việc biểu quyết theo đa số.

Các quyền tố tụng của các bên tại phiên tòa, đặc biệt là quyền yêu cầu, quyền trình bày và tranh luận được bảo đảm một cách tối đa. Mọi phán quyết về vụ việc của Hội đồng xét xử chỉ được phép đưa ra dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Điều này đã thể hiện sự dân chủ, công minh và khách quan trong hoạt động tố tụng, hạn chế những can thiệp từ bên ngoài. Tố tụng theo quy định pháp luật hiện hành của Tòa án đã được cải cách đáng kể theo hướng tiến bộ hơn và phù hợp với thông lệ chung của các nước.

Bên cạnh đó, khi Tòa án mở phiên tòa để xét xử sơ thẩm thì tất cả những người tham gia tố tụng cần phải có mặt tại phiên tòa phải được triệu tập tham gia phiên tòa, trừ trường hợp khác do pháp luật quy định.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi các nguyên tắc của phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì. Nếu bạn còn băn khoăn về bất kỳ nguyên tắc nào nêu trên, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi nợ được quy định như thế nào?

 

Thủ tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm

 

> Luật sư giải đáp chi tiết thủ tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Liên hệ 1900.6174

Xét xử sơ thẩm là phiên tòa giải quyết vụ án lần đầu tiên. Việc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cần phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thủ tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì. Để người dân hiểu rõ hơn về vấn đề này, Tổng đài pháp luật xin giải đáp như sau:

Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành với các thủ tục sau:

– Chuẩn bị khai mạc phiên tòa xét xử sơ thẩm; khai mạc phiên tòa; hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung hay rút yêu cầu; quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; tiến hành tranh tụng tại phiên tòa; nghị án và tuyên án.

– Trong đó, hoạt động hỏi tại phiên tòa xét xử là một trong các hoạt động tố tụng đặc trưng của Tòa án. Việc xét hỏi tại phiên tòa nhằm mục đích đảm bảo tính công khai của việc xét xử vụ án, và đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và cũng như hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp về lao động cá nhân nói riêng.

– Sau khi chủ tọa phiên tòa đã thực hiện những hoạt động nghiệp vụ cần thiết mà các đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình thì Hội đồng xét xử bắt đầu tiến hành xét xử vụ việc bằng việc nghe sự trình bày của các bên đương sự về các yêu cầu, các căn cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình.

– Tại phiên tòa, các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ cùng tham gia tố tụng và cả hai chủ thể đều có quyền bổ sung chứng cứ cho những yêu cầu, đề nghị của đương sự.

– Hội đồng xét xử điều khiển hoạt động tranh tụng tại phiên tòa sau khi quá trình xét hỏi kết thúc. Hội đồng xét xử vào phòng nghị án nhằm thảo luận quyết định các vấn đề của vụ việc thông qua quá trình xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa.

– Sau quá trình nghị án của Hội đồng xét xử, chủ tọa phiên tòa sẽ tiến hành công bố toàn bộ bản án và giải thích cho các bên đương sự biết về quyền kháng cáo và nghĩa vụ phải chấp hành bản án (khi bản án có hiệu lực pháp luật).

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi thủ tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì. Mọi thắc mắc của bạn về thủ tục này, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp và hướng dẫn miễn phí.

thu-tuc-mo-phien-toa-xet-xu-so-tham-la-gi

 

>> Xem thêm: Tội không chấp hành án là gì? Quy định mới nhất năm 2022

 

So sánh sơ thẩm và phúc thẩm của vụ án

 

Anh Văn Thanh (Hải Dương) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 32 tuổi và hiện tôi đang là nhân viên của một công ty chứng khoán trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Do xảy ra tranh chấp về quyền lợi giữa tôi và công ty nên tôi đã viết đơn khởi kiện công ty để đòi quyền lợi. Chúng tôi đã tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đến nay phía công ty kháng cáo lại bản án sơ thẩm và yêu cầu mở phiên tòa phúc thẩm.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: phiên tòa phúc thẩm là gì? Sơ thẩm và phúc thẩm khác nhau như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

 

>> Luật sư giải thích chi tiết sự khác biệt giữa sơ thẩm và phúc thẩm vụ án. Gọi ngay 1900.6174.

Trả lời:

Xin chào Văn Thanh. Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Về vấn đề phiên tòa phúc thẩm là gì? Sơ thẩm và phúc thẩm khác nhau như thế nào?, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Xét xử phúc thẩm là thủ tục mà tòa án có thẩm quyền thực hiện việc xét xử lại bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo yêu cầu của người có quyền kháng cáo, kháng nghị.

Phiên tòa xét xử phúc thẩm là một trong những hoạt động tố tụng của Tòa án. Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp trên sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà bị kháng nghị, kháng cáo.

Có thể thấy rằng, sơ thẩm và phúc thẩm, xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều là hai cấp xét xử mà Tòa án áp dụng để giải quyết một vụ án cụ thể. Tuy nhiên, hai cấp xét xử này lại có những điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí Sơ thẩm Phúc thẩm
Cơ sở phát sinh Đơn khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân được tòa án thụ lý. Đơn kháng cáo của chủ thể tham gia tố tụng hoặc đơn kháng nghị của viện kiểm sát.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ việc.
Người tham gia tố tụng Đương sự, người đại diện; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Người kháng cáo, đương sự, cá nhân, tổ chức có liên quan tớiviệc kháng cáo kháng nghị; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Một số chủ thể tham gia tổ chức khác nếu xét thấy cần thiết.
Hội đồng xét xử Bao gồm: 1 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân. Chỉ bao gồm: 3 thẩm phán
Tạm ứng án phí Nguyên đơn hoặc người liên quan có yêu cầu độc lập. Người kháng cáo
Án phí Đương sự là chủ thể phải chịu án phí sơ thẩm đối với phần yêu cầu mà không được chấp nhận.

Mức án phí sơ thẩm phụ thuộc vào vụ án có giá ngạch hay không có giá ngạch.

Người kháng cáo là chủ thể phải nộp án phí sơ thẩm trong trường hợp mà tòa án giữ nguyên bản án, quyết định sơ Thẩm bị kháng cáo.
Hậu quả của việc đình chỉ xét xử Dẫn tới việc chấm dứt toàn bộ vụ việc. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức không có người thừa kế để kế thừa tố tụng thì chấm dứt toàn bộ vụ án

Trong trường hợp người kháng cáo, kháng nghị rút đơn kháng cáo kháng nghị thì bản án, quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu lực.

Hiệu lực bản án, quyết định Chưa có hiệu lực pháp luật ngay khi ký. Có hiệu lực sau khi hết hiệu lực kháng cáo, kháng nghị. Bản án có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày ký.

 

Trên đây là giải đáp về sự khác nhau giữa sơ thẩm và phúc thẩm của một vụ án. Nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ về sự khác biệt này, hãy liên hệ trực tiếp tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp miễn phí. 

>> Xem thêm: Pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào năm 2022?

Bài viết trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về vấn đề xét xử sơ thẩm là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu biết thêm về xét xử sơ thẩm, các nguyên tắc của phiên tòa xét xử sơ thẩm và thủ tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về xét xử sơ thẩm cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.