Đơn đăng ký biến động đất đai được hiểu là giấy tờ mà người sử dụng đất phải tiến hành đăng ký khi có sự thay đổi về thông tin của thửa đất đang sở hữu như xây nhà, các công trình khác,… Bằng những hiểu biết của đội ngũ Luật sư, bài viết sau đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp mọi thông tin về đơn đăng ký biến động đất và các vấn đề quan trọng về đăng ký biến động đất. Nếu bạn có bất kỳ điều gì thắc mắc, gọi ngay hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất!
>> Luật sư hướng dẫn làm đơn đăng ký biến động đất đai nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Đơn đăng ký biến động đất đai là gì?
>> Luật sư giải đáp chính xác nhất đơn đăng ký biến động đất đai là gì, liên hệ 1900.6174
Căn cứ vào khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013, đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền cùng với đất là thủ tục kê khai, ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, cùng quyền quản lý đất đối với một thửa đất nào đó vào hồ sơ địa chính. Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất bao gồm đăng ký lần đầu, đăng ký biến động.
Thủ tục này được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai như Phòng Đăng ký đất đai cấp huyện,… Đăng ký đất đai là việc bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý thửa đất.
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là đăng ký biến động) là thủ tục thực hiện nhằm ghi nhận sự thay đổi về một/một số thông tin đã được đăng ký vào hồ sơ địa chính theo như quy định của pháp luật.
Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu số 09/ĐK) là một biểu mẫu văn bản được dùng khi thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có biến động về đất đai.
Vì vậy, trong lúc làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, trong thành phần của hồ sơ, ngoài Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng các giấy tờ khác, người sử dụng đất cần phải nộp kèm đơn đăng ký biến động bằng cách kê khai đầy đủ thông tin để cơ quan có thẩm quyền có thể xác định được nội dung biến động đối với từng trường hợp là gì. Nếu thiếu mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, hồ sơ sẽ bị coi là không hợp lệ và sẽ bị trả lại.
Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất dùng trong trường hợp nào?
Anh Minh (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi tên là Minh, đang sinh sống và làm việc ở Hải Phòng. Tôi có chút vấn đề cần được Luật sư tư vấn:
Tôi cưới vợ và đăng ký kết hôn vào năm 2016. Trước khi kết hôn, tôi có mua một miếng đất ở đường Lê Hồng Phong, tôi đã đăng ký quyền sử dụng thửa đất này, quyền sử dụng thuộc về riêng tôi. Hiện nay, tôi muốn chuyển quyền sử đất của mảnh đất đó từ của riêng tôi thành quyền sử dụng đất chung của vợ chồng tôi.
Khi nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký đất đai, tôi chuẩn bị bộ hồ sơ gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng một vài giấy tờ liên quan như giấy đăng ký kết hôn,… Tuy nhiên, bên đó yêu cầu thêm đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất. Không biết trong trường hợp của tôi có cần chuẩn bị đơn đó không?
Tôi đang có việc ở xa nên muốn hỏi để sắp xếp công việc về nhà làm. Mong được Luật sư tư vấn! Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Tư vấn chính xác các trường hợp dùng đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, gọi ngay 1900.6174.
Phần trả lời của luật sư:
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi và quan tâm đến dịch vụ tư vấn luật của Tổng đài chúng tôi! Bằng những hiểu biết về pháp luật mà Luật sư của chúng tôi có, vấn đề thắc mắc của anh được Luật sư giải đáp như sau:
Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định về việc đăng ký biến động đất đai được thực hiện đối với các trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc đã từng đăng ký mà có những thay đổi như:
Trường hợp 01: Chuyển đổi/chuyển nhượng/cho thuê/cho thuê lại/thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp 02: Người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên.
Trường hợp 03: Có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ của thửa đất.
Trường hợp 04: Có sự thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã từng đăng ký.
Trường hợp 05: Chuyển mục đích sử dụng đất.
Trường hợp 06: Có thay đổi về thời hạn sử dụng đất.
Trường hợp 07: Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất bằng cách thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất bằng cách thu tiền một lần cho cả thời gian thuê, hoặc từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức cho thuê đất, hay từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Trường hợp 08: Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ/chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của cả hai vợ chồng.
Trường hợp 09: Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức/hộ gia đình hoặc của cả hai vợ chồng hay của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với mảnh đất.
Trường hợp 10: Thay đổi về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành công về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận ghi trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai, quyết định hoặc bản án do Tòa án nhân dân phán quyết, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;…
Trường hợp 11: Xác lập hoặc thay đổi hay chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.
Trường hợp 12: Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Như vậy, theo quy định nêu trên, đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất được dùng trong 12 trường hợp. Căn cứ vào thông tin anh cung cấp, tình huống của anh thuộc trường hợp số 08 (Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ/chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của cả hai vợ chồng).
Việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu anh chuẩn bị thêm đơn đăng ký biến động đất, tài sản gắn liền với đất là đúng thủ tục và anh có trách nhiệm phải chuẩn bị đơn theo đúng yêu cầu đó.
Sau khi tham khảo nội dung phản hồi từ Luật sư, nếu anh còn thắc mắc ở bất kỳ chỗ nào hoặc cần hỗ trợ khẩn cấp về các vấn đề về đất đai, hãy liên hệ ngay qua hotline 1900.6174 để được Luật sư có dày dặn kinh nghiệm tư vấn đất đai hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả nhất!
>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục cho tặng đất đai theo quy định pháp luật hiện hành
Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai chuẩn nhất
Chị Linh (Thái Nguyên) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi tên là Linh, quê ở Thái Nguyên. Tôi có thắc mắc cần xin Luật sư giải đáp:
Nhà tôi có một mảnh đất, quyền sử dụng đất đó thuộc về vợ chồng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi mới ly hôn nhau. Theo như quyết định của Toà, tôi và chồng sẽ chia đôi tài sản, bao gồm cả mảnh đất đó. Theo tìm hiểu, tôi được biết khi chia tách quyền sử dụng đất, tôi phải nộp một bộ hồ sơ gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một số giấy tờ liên quan và đơn đăng ký biến động đất đai.
Tôi đã chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, nhưng tôi chưa biết cách viết đơn đăng ký biến động đất đai như thế nào. Tôi mong Luật sư cung cấp cho tôi xin mẫu đơn để tôi viết cho đúng và chính xác theo quy định của pháp luật. Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư cung cấp mẫu đơn đăng ký biến động đất đai chuẩn xác nhất, gọi ngay 1900.6174.
Phần trả lời của luật sư:
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi và quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng đài chúng tôi! Vấn đề thắc mắc của chị chúng tôi xin giải đáp như sau:
Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu số 09/ĐK) được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT:
>> Tải về ngay: mau-don-dang-ky-bien-dong-dat-dai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Kính gửi: ………………………………………………
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.
Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển …..
Ngày …../…../……..
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn)
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất
1.1. Tên (viết chữ in hoa):
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
1.2. Địa chỉ(1): …………………………………………………………………………………………………
2. Giấy chứng nhận đã cấp
2.1. Số vào sổ cấp GCN: …………………………; 2.2. Số phát hành GCN: ………………;
2.3. Ngày cấp GCN …/…/…… …….;
3. Nội dung biến động về: …………………………………………………………………………..
3.1. Nội dung trên GCN trước khi biến động:
-………………………………………………;
……………………………………………….;
……………………………………………….;
……………………………………………….;
……………………………………………….;
……………………………………………….;
……………………………………………….;
3.2. Nội dung sau khi biến động:
– …………………………………………;
…………………………………..………;
………..…………………………………;
…………………………………………..;
…………………………………………..;
…………………………………………..;
4. Lý do biến động
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
5. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với thửa đất đăng ký biến động
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
6. Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn này gồm có:
– Giấy chứng nhận đã cấp:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…………., ngày …. tháng … năm ……
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
II- XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NH N D N CẤP XÃ
(Đối với hộ gia đình, cá nhân đề nghị được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp khi hết hạn sử dụng)
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày …… tháng …… năm ……
Công chức địa chính
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Ngày …… tháng …… năm ……
TM. Ủy ban nhân dân
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)
III- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Ngày …… tháng …… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
Ngày …… tháng …… năm ……
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
IV- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Chỉ ghi ý kiến đối với trường hợp gia hạn sử dụng đất)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Ngày …… tháng …… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
Ngày …… tháng …… năm ……
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)
Trên đây là mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tuy nhiên khi kê khai, chị cần lưu ý những vấn đề như:
Kê khai thông tin theo đúng tên và địa chỉ như trên giấy chứng nhận đã cấp trước đó, trường hợp có thay đổi gì về tên thì ghi cả thông tin trước và sau thay đổi, sau đó nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi là đúng.
Về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ/chồng thành của chung cả hai vợ chồng;
Trường hợp xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy CMND, số thẻ CCCD, địa chỉ vào Giấy chứng nhận thì không kê khai, xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của mục I, các mục II, III và IV của Đơn này.
Đối với việc xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận, không kê khai, đồng thời, không xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của Mục I, các mục II và IV của Đơn này.
Trong trường hợp bạn cần hướng dẫn chi tiết hơn về cách viết mẫu đơn chính xác, hãy liên hệ ngay 1900.6174 để trực tiếp Luật sư!
>> Xem thêm: Mẫu giấy mua bán đất viết tay – Hướng dẫn viết từ A-Z
Hướng dẫn cách viết đơn đăng ký biến động đất đai
Chị Hoa (Nghệ An) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi tên là Hoa, sống ở Nghệ An. Tôi có câu hỏi muốn xin tư vấn từ luật sư:
Tôi đang làm hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Cơ quan nhà nước có yêu cầu tôi chuẩn bị đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất. Tôi đã tra cứu được mẫu đơn tên là mẫu số 09/ĐK nhưng tôi chưa biết điền như thế nào cho đúng cách. Tôi mong luật sư hướng dẫn tôi cách viết đơn đăng ký biến động để đúng theo quy định. Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư hướng dẫn cách viết đơn đăng ký biến động đất đai nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi! Sau khi phân tích tình huống của bạ, Luật sư của chúng tôi đã phản hồi như sau:
Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai được ban hành ở Phụ lục số 01 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT với tên gọi là Mẫu số 09/ĐK. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết đơn:
– Kính gửi: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi chứa mảnh đất (Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện nơi chứa mảnh đất).
– Địa chỉ: Khai thông tin theo đúng tên và địa chỉ như trên giấy chứng nhận đã cấp trước đó, trường hợp có thay đổi tên, yêu cầu ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi, sau đó nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
– Thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp, bao gồm: Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và ngày cấp Giấy chứng nhận.
– Nội dung biến động: Phụ thuộc vào lý do biến động để ghi nội dung biến động cho chính xác
– Lý do biến động: Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ghi lý do biến động cho chính xác.
– Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn: Giấy chứng nhận đã cấp; Biên lai, chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);…
Trên đây là hướng dẫn của Luật sư chúng tôi về cách viết đơn đăng ký biến động. Nếu có vấn đề gì chưa rõ, chị vui lòng gọi đến hotline 1900.6174 để được trao đổi trực tiếp Luật sư!
>> Xem thêm: Cách viết đơn kiến nghị về đất đai theo quy định năm 2022
Dịch vụ kê khai mẫu đơn đăng ký biến động đất đai
>> Dịch vụ kê khai mẫu đơn đăng ký biến động đất đai nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Dịch vụ kê khai mẫu đơn đăng ký biến động đất đai là dịch vụ do Tổng Đài Pháp Luật cung cấp cho những khách hàng đang thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, song, không có thời gian kê khai mẫu đơn hoặc kê khai chưa chính xác yêu cầu.
Là một công ty chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong việc kê khai hồ sơ, cung cấp dịch vụ đăng ký biến động đất đai, khách hàng khi sử dụng dịch vụ này sẽ được kê khai mẫu đơn một cách chính xác, nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng trong việc chuẩn bị, nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại cơ quan có thẩm quyền.
Khi sử dụng dịch vụ kê khai mẫu đơn đăng ký biến động đất đai của Tổng Đài Pháp Luật, khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi bản chụp hồ sơ, chúng tôi sẽ thực hiện kê khai mẫu đơn theo thông tin khách hàng cung cấp. Tiếp đó, khách hàng in mẫu đơn, ký tên và nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Thời gian giải quyết rất nhanh chóng, khách hàng cũng không phải di chuyển nhiều lần, mọi thủ tục đều có thể thực hiện thông qua việc liên hệ online.
Cách thức liên hệ để được sử dụng dịch vụ kê khai mẫu đơn đăng ký biến động đất đai:
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ viết đơn đăng ký biến động đất đai do Tổng Đài Pháp Luật cung cấp có thể liên hệ theo một trong các cách thức sau đây:
– Cách thứ nhất: Thực hiện tư vấn pháp luật, sử dụng các dịch vụ pháp lý trực tiếp tại trụ sở văn phòng, địa chỉ: Tầng 6 B14/D21, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Cách thứ hai: Tư vấn qua email, khách hàng vui lòng liên hệ tại địa chỉ: [email protected]
– Cách thứ ba: Gọi điện qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6174
Các bước tiến hành đăng ký biến động đất đai
Anh Đức (Ninh Bình) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi tên là Đức, quê ở Ninh Bình. Tôi có vấn đề cần Luật sư tư vấn:
Tôi được thừa kế một mảnh đất từ bố tôi để lại theo di chúc. Bố tôi đã mất và bản di chúc có hiệu lực. Tôi muốn làm thủ tục đăng ký biến động đất đai để ghi nhận lại tình trạng pháp lý về các quyền của tôi đối với khu đất này. Tôi muốn xin tư vấn về các bước tiến hành đăng ký biến động đất đai sao cho đúng quy định của pháp luật. Tôi xin cảm ơn!
>> Luật sư hướng dẫn chi tiết các bước tiến hành đăng ký biến động đất đai, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng đài chúng tôi! Đối với khó khăn anh đang cần tư vấn, Luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Anh cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, bao gồm: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế; Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
Trong trường hợp, nơi đó chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ. Nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ, Văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa theo quyết định của UBND cấp tỉnh.
Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ, Văn phòng đăng ký sẽ hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để anh biết cung cấp, bổ sung đúng quy định.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Văn phòng tiếp nhận, in Phiếu biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra từng trường hợp đăng ký biến động đất đai và thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai.
Bước 4: Nhận kết quả.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc mọi thông tin liên quan đến đơn đăng ký biến động đất đai. Nếu bạn gặp phải bất kỳ khó khăn pháp lý nào, hãy gọi ngay cho Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để nhận được tư vấn pháp luật nhanh chóng, tiết kiệm nhất từ Luật sư!