Làm sao để giành quyền nuôi con khi không có thu nhập? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của những đôi vợ chồng sau khi ly hôn. Trên thực tế nhiều trường hợp bố, mẹ muốn giành quyền nuôi con nhưng chưa hiểu rõ về điều kiện. Vậy để giành được quyền nuôi con cha, mẹ cần đáp ứng điều kiện nào? Tất cả những câu hỏi liên quan đến vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ số điện thoại 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng.
>> Tư vấn giành quyền nuôi con khi không có thu nhập, gọi ngay hotline 1900.6174
Điều kiện để giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật
>> Luật sư tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174
Theo quy định của Pháp luật, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Tuy nhiên, để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn, vợ chồng cần:
– Có thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con cái sau khi ly hôn; thoả thuận này cần đảm bảo quyền lợi của vợ và con.
– Trường hợp không có thoả thuận hoặc thoả thuận không đảm bảo quyền lợi của vợ và con thì Toà án sẽ tiến hành giải quyết. Toà án sẽ giao một bên đủ điều kiện nuôi con đảm bảo quyền lợi về mọi mặt và sự phát triển của con. Con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ cần đáp ứng các điều kiện nhất định để trực tiếp nuôi dưỡng con.
– Có sự đồng ý của con khi con đủ 7 tuổi.
Điều kiện giành quyền nuôi con để Toà án căn cứ giải quyết khi không có thoả thuận về việc nuôi con sau ly hôn bao gồm:
– Điều kiện về vật chất: thu nhập, ăn, ở, học tập, đi lại, sinh hoạt,…
– Điều kiện về tinh thần: trình độ giáo dục, sức khoẻ, tinh thần, thời gian dành cho con, tình cảm dành cho con, thời gian gắn bó với con nhiều hay ít trước khi ly hôn,…
Như vậy, để giành quyền nuôi con khi không có thỏa thuận thì cần đáp ứng các điều kiện về mọi mặt từ vật chất đến tinh thần và sự phát triển lâu dài của con. Theo đó, Toà án sẽ căn cứ vào các điều kiện này để quyết định ai sẽ là người có quyền nuôi con. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ cũng cần đáp ứng các điều kiện trên mới có thể giành quyền nuôi con.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung tư vấn điều kiện để giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được giải đáp kịp thời nhé!
Thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con?
>> Thu nhập bao nhiêu để đủ điều kiện giành quyền nuôi con? Gọi ngay 1900.6174.
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, vợ chồng khi ly hôn có quyền thỏa thuận về người sẽ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không đảm bảo lợi ích của con thì Tòa án sẽ quyết định người được quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn.
Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện nhất định về vật chất, tinh thần của cha mẹ để quyết định ai sẽ được giành quyền nuôi con. Trong đó, thu nhập là một trong những điều kiện về vật chất mà Tòa án sẽ căn cứ. Tuy nhiên, pháp luật không quy định mức thu nhập cụ thể để có thể giành quyền nuôi con, bởi thu nhập chỉ là một trong nhiều yếu tố mà Toà án dựa vào để xem xét điều kiện của cha hay mẹ là thiết yếu cho cuộc sống của con sau này.
Chính vì thế, nếu xem xét đến tất cả các điều kiện từ vật chất đến tinh thần, một trong các bên đáp ứng các điều kiện tốt hơn hoặc có thu nhập, tài sản cao hơn,… thì sẽ có cơ hội giành quyền nuôi con cao hơn.
Trên đây là nội dung tư vấn về thu nhập bao nhiêu để được giành quyền nuôi con, quý anh/chị có bất kỳ thắc mắc nào liên hệ ngay số tổng đài 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Có được giành quyền nuôi con khi không có thu nhập ổn định không?
>> Làm sao để giành quyền nuôi con khi thu nhập không ổn định? Gọi ngay 1900.6174.
Chị Tiên (Hà Giang) có câu hỏi:
“Kính chào Luật sư! Tôi có câu hỏi cần Luật sư giải đáp. Tôi năm nay 25 tuổi đã kết hôn và có 1 bé trai 4 tuổi, trước đây tôi làm công nhân trong một nhà máy lương 5 triệu/tháng nhưng do dịch bệnh nên tôi đã nghỉ việc và ở nhà nội trợ cho đến bây giờ.
Chồng tôi gần đây có ngoại tình với cô gái khác, thường xuyên về nhà trong tình trạng say sỉn và hay đánh đập vợ con nên tôi quyết định ly dị. Hiện nay tôi chưa có công việc ổn định, vẫn đang ở nhà nội trợ. Vậy luật sư cho tôi hỏi nếu ly dị chồng thì tôi có giành được quyền nuôi con khi không có thu nhập ổn định không? Tôi cảm ơn luật sư!”
Trả lời:
Xin chào chị Tiên! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị giành quyền nuôi con khi không có thu nhập, Luật sư nghiên cứu và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, khi vợ chồng ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào thoả thuận của hai bên về việc xác định ai sẽ là người được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cái. Theo như thông tin chị trình bày, chị không nêu rõ vợ chồng chị ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình nên Luật sư chia ra thành hai trường hợp như sau:
– Trường hợp ly hôn thuận tình: Khi ly hôn thuận tình, vợ chồng sẽ thoả thuận về việc chia tài sản và thỏa thuận về nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự, do đó Toà án sẽ căn cứ vào thoả thuận của hai vợ chồng để ra quyết định ai sẽ là người được quyền nuôi dưỡng con.
– Trường hợp ly hôn đơn phương: Vợ chồng khi ly hôn đơn phương, không có thoả thuận về nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện mà một trong hai bên đáp ứng tốt để quyết định ai là người trực tiếp nuôi con.
Như đã phân tích ở trên, một số điều kiện mà Tòa án có thể căn cứ bao gồm: điều kiện về vật chất như thu nhập, nhà cửa, điều kiện ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, học tập,…và điều kiện về tinh thần như sức khỏe tinh thần của cha mẹ, thời gian của cha mẹ dành cho con, lối sống của cha mẹ, trình độ văn hoá,….Chính vì vậy, thu nhập cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, pháp luật không quy định phải có thu nhập ổn định thì mới có thể giành quyền nuôi con. Nếu các yếu tố khác thuộc điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần có thể đáp ứng tốt thì Toà án cũng sẽ quyết định người đó có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cái. Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con được trao cho người mẹ trừ trường hợp người mẹ không đáp ứng được các điều kiện tương tự nêu trên.
Như vậy, trong trường hợp của chi Tiên, việc chị giành quyền nuôi con khi không có thu nhập có thể được nếu chị chứng minh bản thân có thể đáp ứng các điều kiện về vật chất và tinh thần tốt nhất cho sự phát triển sau này của con. Tuy nhiên, nếu chồng chị có thu nhập ổn định và đáp ứng các điều kiện nuôi con cao hơn chị thì khả năng giành quyền nuôi của chị sẽ thấp hơn.
Trong trường hợp này, để có cơ hội giành quyền nuôi con, chị nên sớm tìm được việc làm phù hợp trước khi Toà án tiến hành thủ tục ly hôn. Ngoài ra, chị phải đảm bảo tốt nhất các điều kiện về sinh hoạt, ăn ở, điều kiện giáo dục, trình độ học vấn, thời gian dành cho con, tình yêu thương dành cho con, đồng thời có thể chứng minh chồng của chị là người bạo lực, không có nhiều thời gian dành cho con, thường xuyên say xỉn ảnh hưởng đến sự phát triển của con để Tòa án xem xét và trao quyền con cho chị trước chồng chị.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về câu hỏi có được giành quyền nuôi con khi không có thu nhập, nếu chị có bất kỳ vướng mắc nào vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp kịp thời!
>> Xem thêm: Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn – Tư vấn điều kiện, thủ tục từ A-Z
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn
>> Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ gì vớii con cái sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn như sau:
– Đối với người trực tiếp nuôi dưỡng con:
+ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân.
+ Tôn trọng và không được cản trở quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi dưỡng.
– Đối với người không trực tiếp nuôi dưỡng con:
+ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân.
+ Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng và quyền được nuôi con của họ.
+ Có quyền và nghĩa vụ thăm nom con tuy nhiên không được lạm dụng quyền thăm nuôi để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con của người trực tiếp nuôi dưỡng.
+ Phải cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân.
>> Xem thêm: Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật
Quyền thăm nom khi không trực tiếp nuôi con
Anh Tuấn (Quảng Nam) gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau:
Tôi và vợ hiện đã ly hôn được 2 năm chúng tôi có 1 cháu 7 tuổi. Vợ tôi là người giành quyền nuôi con sau khi chúng tôi ly hôn. Cháu được đưa về nhà ngoại để ông bà chăm sóc lúc vợ tôi bận công việc.
Tôi muốn đến thăm con nhưng mỗi lần đến thăm lại bị ông bà ngoại cháu ngăn cản không cho gặp con. Cho tôi hỏi hành vi ngăn cản tôi thăm cháu như vậy có vi phạm pháp luật không? Tôi không trực tiếp nuôi dưỡng thì có được quyền thăm con sau ly hôn không? Mong luật sư giải đáp!”
>> Không trực tiếp nuôi con có được quyền thăm con không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Tuấn! Cảm ơn anh Tuấn đã tin tưởng lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi gửi gắm thắc mắc. Dựa theo quy định pháp luật và thông tin anh đã nêu trên luật sư nghiên cứu và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền và nghĩa vụ thăm non con và không ai có quyền cản trở.
Nếu người nào có hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi dưỡng thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng về hành vi ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con (Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Tuy nhiên, nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con thì hành vi này có thể bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con.
Khi Toà án hạn chế quyền thăm con thì người đó sẽ không thể thực hiện quyền thăm nuôi con nữa. Nếu người này vẫn tiếp tục thăm nom con thì có thể người trực tiếp nuôi dưỡng, ông bà, người thân của con có quyền ngăn cản.
Như đã phân tích ở trên, anh không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng con tuy nhiên anh vẫn có quyền thăm nom con và không ai có quyền cản trở. Hành vi cản trở việc thăm nom con của ông bà ngoại là vi phạm pháp luật và có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Anh cần lưu ý mặc dù được phép thăm nom con nhưng anh không được cản trở hay gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng con của ông bà hay của vợ mình nếu không sẽ bị Toà án hạn chế quyền thăm nom này. Nếu nội dung tư vấn trên còn khiến anh vướng mắc, anh liên hệ ngay số hotline của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được Luật sư giải đáp kịp thời.
Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
>> Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu? Tư vấn miễn phí gọi ngay 1900.6174
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ chu cấp tiền hoặc tài sản khác cho người không chung sống với mình nhưng có quan hệ hôn nhân, huyết thống để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của họ hoặc để nuôi dưỡng người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân gia đình.
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ cha mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Về mức cấp dưỡng sẽ do hai bên tự thoả thuận. Trường hợp nếu không có thỏa thuận, Toà án sẽ quy định mức cấp dưỡng dựa vào thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Thực tế, mức cấp dưỡng mà Toà án quy định khoảng 15 – 30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật chia sẻ về các nội dung liên quan đến vấn đề giành quyền nuôi con khi không có thu nhập. Hy vọng bài viết bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này, từ đó bạn có thể bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn làm thủ tục tố cáo miễn phí!