Ly hôn đơn phương khi con nhỏ được không? Điều kiện là gì?

Ly hôn đơn phương khi con nhỏ được pháp luật quy định rất chặt chẽ nhằm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho con cái khi bố mẹ ly hôn. Vậy ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ được pháp luật quy định như thế nào? Đối với từng độ tuổi khác nhau có quy định gì khác nhau không?

Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến ly hôn khi con còn nhỏ, bạn hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!

>>> Luật sư tư vấn miễn phí ly hôn đơn phương khi con nhỏ, ai có quyền nuôi con? Gọi ngay 1900.6174

luat-su-tu-van-ly-hon-don-phuong-khi-con-nho-co-duoc-khong
Luật sư tư vấn miễn phí ly hôn đơn phương khi con nhỏ có được không?

Có được ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ không?

 

Chị Ngọc (Hà Nội) có câu hỏi:

“Tôi và chồng đã kết hôn năm 2020, để có thời gian chăm sóc gia đình và con nhỏ, sau khi kết hôn tôi đã nghỉ làm ở nhà lo việc nội trợ và chăm con. Thời gian gần đây, do có nhiều sự cố phát sinh trong công việc cũng như gia đình. Vợ chồng tôi càng ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn. Chồng tôi muốn ly hôn và bắt tôi ký vào đơn ly hôn khi con còn quá nhỏ (chưa đầy 4 tháng). Hiện tại, tôi không đi làm và không có thu nhập trang trải cuộc sống cần có chồng để chăm sóc cho cả mẹ và con. Xin hỏi, chồng tôi có thể tự ý ly hôn đơn phương với tôi không? Rất mong nhận được sự tư vấn từ phía các luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí ly hôn đơn phương khi con nhỏ được không? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:

Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng chúng tôi và gửi câu hỏi cho chúng tôi! Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của chị về ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ như sau:

Căn cứ theo Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Theo quy định điều 51 Luật này, chồng chỉ có quyền đơn phương ly hôn vợ khi con đã đủ 12 tháng tuổi trở lên.

Như vậy, khi con còn nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn, còn người vợ thì có quyền đơn phương ly hôn. Chỉ khi con đã đủ từ 12 tháng tuổi trở lên và có các căn cứ khác được pháp luật quy định thì người chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Trong trường hợp, chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan quyền yêu cầu ly hôn, hãy liên hệ đường dây nóng 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Ly hôn đơn phương khi vợ đang mang thai quy định như thế nào?

 

duoc-quyen-ly-hon-don-phuong-khi-con-nho-duoi-12-thang-tuoi-khong
Được quyền ly hôn đơn phương khi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không?

 

Được quyền ly hôn đơn phương khi con dưới 12 tháng tuổi không?

 

Anh Hùng Mạnh (An Giang) có câu hỏi:

“Tôi và vợ tôi kết hôn vào năm 2015. Chúng tôi đã có 2 con chung, một bé 4 tuổi và một bé 11 tháng tuổi. Cuộc sống sau hôn nhân của chúng tôi rất hạnh phúc, hòa thuận cho đến gần đây, do ảnh hưởng đại dịch Covid 19, kinh tế gia đình ngày càng không ổn định, giữa vợ chồng có nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết. Vợ tôi thường cằn nhằn, quát mắng, chửi rủa và không quan tâm gì tới tôi. Chúng tôi đã thương lượng, hòa giải với nhau nhưng không thành. Nay tôi muốn ly hôn để giải thoát cho cả hai bên. Nhưng có nhiều người xung quanh nói tôi không được ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Trường hợp này tôi có được nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án có giải quyết ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ không? Cảm ơn luật sư!”

 

>> Quyền ly hôn đơn phương khi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Cảm ơn anh Hùng đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của anh, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:

Theo điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về ly hôn đơn phương theo yêu cầu của một bên như sau:

“Vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành” thì mới tiến hành giải quyết ly hôn khi Tòa án có đầy đủ một trong các căn cứ: “về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, anh Mạnh có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo điều 56 Luật này. Tuy nhiên, tòa án sẽ xem xét các yếu tố khác để quyết định có cho ly hôn không dựa vào các căn cứ về việc vợ, chồng có hành vị bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng hay không mà trực tiếp làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Cụ thể như sau:

– Có hành vi chung sống như vợ chồng với người khác hoặc ngoại tình

– Có hành vi bạo lực gia đình, hành vi đánh bài đánh bạc…

– Vợ chồng không còn tôn trọng, yêu thương và thường xuyên cãi cọ xích mích, to tiếng mặc dù đã được bố mẹ, anh em, láng giềng hòa giải nhiều lần nhưng không được.

Căn cứ theo Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:

“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Tại khoản 1 điều 51 Luật hôn nhân và gia đình có quy định về quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng. Tuy nhiên, trường hợp của anh lại rơi vào trường hợp đặc biệt không có quyền yêu cầu ly hôn theo Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 (không có năng lực pháp luật dân sự) là anh đang có con chung với vợ mà dưới 12 tháng tuổi (vợ đang nuôi con nhỏ 10 tháng tuổi) thì Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu ly hôn.

Như vậy, trường hợp của anh Mạnh không được ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ do vợ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Việc xác định quyền ly hôn khi con dưới 12 tháng tuổi là một vấn đề cần được lưu ý để tránh trường hợp Tòa án từ chối thụ lý đơn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong quá trình giải quyết các sự việc trên thực tế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, anh có thể liên hệ đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chi tiết!

>> Xem thêm: Ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn được giải quyết như thế nào?

 

Ly hôn đơn phương khi con dưới 36 tháng tuổi

 

Anh Đức Anh (Nha Trang) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi và vợ cưới nhau năm 2019 và đã có một người con chung. Đứa trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh là hở hàm ếch. Đến năm con 2 tuổi, do mâu thuẫn gia đình không thể hoà giải được, cùng với việc tôi phát hiện vợ đang ngoại tình với một người đàn ông khác trong công ty cũ. Hiện nay, tôi muốn đơn phương ly hôn với vợ thì tôi có quyền được ly hôn không? Mong luật sư giải đáp. Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương khi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Đức Anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của anh, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Trường hợp con chung chưa đủ 12 tháng tuổi:

Căn cứ theo Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, nếu con chung của vợ chồng anh chưa đủ 12 tháng tuổi thì anh sẽ không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.

Trường hợp thứ hai, con anh đã đủ 12 tháng tuổi và dưới 36 tháng tuổi:

Căn cứ theo quy định của Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành” khi Tòa án có các căn cứ để giải quyết cho ly hôn về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng mà trực tiếp tác động đến đời sống hôn nhân làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trường hợp này, ngoại trừ ý chí của anh về ly hôn còn cần các điều kiện đủ khác để tòa án xem xét có quyết định giải quyết ly hôn hay không bao gồm các yếu tố như: có hay không hành vi bạo hành, bạo lực gia đình, các bên có vi phạm quyền, nghĩa vụ của nhau hay không và các hành vi đó phải trực tiếp làm ảnh hưởng tới đời sống hôn nhân khiến hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, khó kéo dài đời sống chung, không thể đạt được mục đích của hôn nhân. Nếu có đủ các chứng cứ chứng minh thì tòa sẽ giải quyết ly hôn. Đối với trường hợp của anh là vợ ngoại tình là một căn cứ vi phạm quyền của các bên vợ chồng mà làm cho đời sống hôn nhân không thể kéo dài.

Như vậy, anh Mạnh sẽ có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn với vợ do con đã đủ từ 12 tháng tuổi trở lên (2 tuổi). Trong quá trình yêu cầu ly hôn, nếu anh có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết!

>> Xem thêm: Ly hôn đơn phương khi chồng đi tù – Những lưu ý quan trọng

 

ly-hon-don-phuong-khi-con-nho-duoi-36-thang-tuoi
Ly hôn đơn phương khi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi

 

Người chồng có thể nuôi dưỡng con dưới 12 tháng tuổi sau khi ly hôn không?

 

Anh Bình Minh (Lâm Đồng) có câu hỏi:

“Em và vợ cưới nhau được hơn 2 năm rưỡi, có 1 em bé 11 tháng tuổi. Sau khi hết hạn nghỉ thai sản vì chỗ làm của vợ quá xa nên vợ chồng em có gửi cháu cho ông bà trông. Do tính chất công việc nên vợ em thường xuyên phải đi công tác xa. Cách đây 1 tháng, em tình cờ phát hiện ra vợ có ngoại tình với nhân viên làm cùng cơ quan. Do không thể chịu đựng được việc vợ ngoại tình, em muốn ly hôn và em muốn giành quyền nuôi dưỡng con không? Em thật sự cảm ơn các anh chị luật sư rất nhiều. Em mong sớm nhận được phản hồi từ phía luật sư!”

 

>> Ly hôn đơn phương khi con nhỏ dưới 12 tháng, quyền nuôi con thuộc về ai? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Xin chào anh Minh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp của anh, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Việc anh phát hiện ra vợ ngoại tình với nhân viên làm cùng cơ quan, có bằng chứng về việc họ còn ăn ngủ với nhau trong tin nhắn và anh đã chụp lại toàn bộ tin nhắn thân mật giữa hai người được coi là chứng cứ để tố cáo vợ ngoại tình. Bởi vì, căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về điều cấm của luật về việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi của người đang có vợ, có chồng mà “kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác” hoặc trường hợp chưa có vợ, chưa có chồng mà “kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”

Do đó, việc vợ bạn sống chung như vợ chồng với nhân viên cùng công ty có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi ngoại tình hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015.

Tuy nhiên, căn cứ theo điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì anh là chủ thể không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ khi con chưa đủ 12 tháng tuổi.

Do vậy, tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu ly hôn của anh đến khi con đủ 12 tháng tuổi trở lên.

Như vậy, anh sẽ không được ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ và không có quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà phải đợi đến khi đứa trẻ đủ 12 tháng tuổi và làm thủ tục ly hôn đơn phương. Các bằng chứng về việc vợ anh ngoại tình sẽ là căn cứ có lợi trong việc anh giành quyền nuôi con từ 12 tháng đến dưới 36 tháng tuổi. Do đây là căn cứ chứng minh cho việc vợ anh không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con (về mặt tinh thần, thể chất). Nếu anh còn thắc mắc về quyền nuôi con sau khi ly hôn, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chuyên sâu!

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi vợ mất tích theo quy định mới nhất 2022

 

Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

 

Anh Quốc Toàn (Long An) có câu hỏi:

“Vợ chồng tôi ra tòa ly hôn. Lúc đó, vợ tôi đơn phương ly hôn khi con mới 9 tháng tuổi. Hiện nay, bé gái đã gần 12 tháng tuổi, cháu đã ở với mẹ. Vợ tôi yêu cầu tôi mỗi tháng phải chu cấp cho con 6 triệu đồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho bé. Hiện tại, công việc của tôi gặp khó khăn, vấn đề tài chính không đủ để chu cấp khoản tiền mà vợ cũ của tôi yêu cầu. Cho tôi hỏi quy định mức cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Xin chào anh Toàn! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề này của anh, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Sau khi chấm dứt hôn nhân, cha, mẹ vẫn có các quyền và nghĩa vụ với con cái như: “có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” với trường hợp con phải là người “chưa thành niên” hoặc đã thành niên nhưng con bị “mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động” kèm theo đó là con không có tài sản riêng để tự nuôi mình theo quy định của Luật.

Căn cứ tại điều 81 Luật này có quy định nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con của cả hai vợ chồng sau khi ly hôn đối với con chưa thành niên (con 12 tháng tuổi).

Căn cứ theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ – người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định có các quyền và nghĩa vụ như sau:

“Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ như sau: cấp dưỡng cho con đến khi con trưởng thành.

Về mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể như sau:

– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng là do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, pháp luật không quy định sau ly hôn phải chu cấp cho con bao nhiêu mà số tiền chu cấp là do thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo đó trong trường hợp của anh Toàn, anh có thể thỏa thuận với vợ cũ của mình để đưa ra mức cấp dưỡng nuôi con phù hợp nhất. Nếu anh và vợ cũ không thể thỏa thuận được mức cấp dưỡng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Mọi thắc mắc liên quan đến thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được các luật sư giải đáp nhanh chóng!

Như vậy, ly hôn đơn phương khi con nhỏ được pháp luật quy định rất chi tiết, chặt chẽ nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người làm mẹ và trẻ em. Bởi đây là nhóm yếu thế trong quan hệ pháp luật khi thực hiện thủ tục yêu cầu ly hôn. Trên đây là các vấn đề cần lưu ý khi ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ. Để có thể nắm bắt, biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể từ phía Luật sư, quý khách hàng hãy ngay lập tức kết nối với Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để các Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi trợ giúp về mặt pháp lý. Với đội ngũ chuyên gia pháp lý am hiểu trong lĩnh vực này, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi!

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174