Nợ quá hạn là gì? Nợ quá hạn bao lâu thì sẽ bị khởi kiện? Có rất nhiều người thường xuyên nhầm lẫn giữa nợ quá hạn và nợ xấu. Để làm rõ các vấn đề trên, Luật sư Tổng Đài Pháp Luật sẽ chia sẻ với bạn ngay trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
>> Tư vấn quy định về nợ quá hạn là gì? Gọi ngay 1900.6174
Nợ quá hạn là gì?
>> Luật sư giải đáp chính xác khái niệm nợ quá hạn là gì, gọi ngay 1900.6174
Nợ quá hạn được hiểu là khoản nợ mà khi người vay chưa thực hiện thanh toán cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn ghi trong hợp đồng vay tiền cho tổ chức tín dụng. Thực tế, khi đến kỳ hạn thanh toán khoản nợ, các tổ chức tín dụng vẫn linh động cho khách hàng từ 1 đến 3 ngày cho khách hàng thanh toán trễ hạn. Tuy nhiên, khi khách hàng vượt quá khoảng thời gian này thì khoản nợ quá hạn sẽ phát sinh.
Theo đó, các khoản nợ quá hạn của khách hàng có sự ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng và chính khách hàng đó. Bởi nếu lịch sử tín dụng có các khoản nợ quá hạn thì khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong những lần vay tiếp theo.
Ví dụ về nợ quá hạn:
Anh A vay vốn ở Ngân hàng Sacombank. Trong hợp đồng tín dụng vay vốn có trình bày như sau:
– Ngày đến hạn trả nợ định kỳ là ngày mùng 10 hàng tháng, quá thời hạn 5 ngày kể từ ngày hạn trả nợ (ngày mùng 10 hàng tháng) thì khoản nợ sẽ được chuyển sang thành nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng Sacombank và pháp luật.
Đến ngày mùng 10/10/2022 vừa rồi là đến kỳ hạn thanh toán nợ hàng tháng theo hợp đồng đã nêu, nhưng anh A không đủ tiền trả nợ ngân hàng nên anh A chưa thanh toán cho ngân hàng Sacombank khoản tiền nợ cho ngân hàng.
Cho đến ngày 29/10/2022 vừa rồi, anh A mới có tiền để trả nợ cho ngân hàng. Tính từ ngày hạn trả nợ (10/10/2022) anh đến ngày thanh toán xong cho Sacombank là 19 ngày.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật đất đai,… Trải qua gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, tồng đài đã tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Các hình thức nợ quá hạn
>> Các hình thức nợ quá hạn là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Các hình thức nợ quá hạn được phân loại dựa trên tính chất của khoản vay nợ bao gồm:
– Nợ quá hạn vay thế chấp (nợ quá hạn có tài sản đảm bảo): Đây được hiểu là khoản nợ mà người đi vay có thực hiện thế chấp tài sản nhưng khi đến hạn không thanh toán khoản nợ. Đối với trường hợp này, tổ chức tài chính có thể thu hồi tài sản đã thế chấp để thu hồi vốn.
– Nợ quá hạn vay tín chấp (nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo): Đây được hiểu là khoản nợ mà người vay không thực hiện thế chấp tài sản và chưa trả nợ khi đến kỳ hạn. Đối với hình thức này, tổ chức tài chính có nguy cơ không thể thu hồi được khoản tiền gốc đã cho khách hàng vay.
Ngoài ra, các khoản nợ quá hạn còn được phân chia tùy thuộc theo thời gian trễ hạn, cụ thể như sau:
– Nợ nhóm 1: Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
– Nợ nhóm 2: Khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày
– Nợ nhóm 3: Khoản nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày
– Nợ nhóm 4: Khoản nợ quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày
– Nợ nhóm 5: Khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên.
Phân loại nợ quá hạn là một trong những vấn đề rất quan trọng mà các tổ chức tín dụng luôn phải kiểm soát, đánh giá thường xuyên, sắp xếp các khoản nợ vào các loại phù hợp để từ đó đưa ra định hướng phù hợp trong việc xây dựng chính sách, trích lập dự phòng cũng như thực hiện quy trình xử lý các trường hợp nợ quá hạn nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi của mình. Ngoài ra, bên vay cũng cần hiểu rõ các cách thức phân loại nợ quá hạn và nắm được các rủi ro có thể xảy ra, trách nhiệm của mình khi không thanh toán được khoản nợ cho ngân hàng.
Quy trình xử lý nợ quá hạn
>> Tư vấn quy trình xử lý nợ quá hạn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Cơ sở pháp lý để ngân hàng thực hiện xử lý nợ quá hạn
Hoạt động xử lý nợ quá hạn là nghiệp vụ của ngân hàng bởi hoạt động cho vay có giá trị lớn được thực hiện rất phổ biến trong dịch vụ tại ngân hàng. Tại các ngân hàng có dịch vụ cho vay, cơ cấu hoạt động là một bộ phận gồm các chuyên viên có kỹ năng xử lý và thu hồi nợ, xử lý nợ theo đúng quy định pháp luật.
Các cơ sở pháp lý được tổ chức tín dụng áp dụng trong quy trình xử lý nợ quá hạn bao gồm:
– Quy định của ngân hàng nhà nước về việc xử lý nợ quá hạn
– Các nội dung quy định tại các Điều lệ, thỏa thuận cho vay và hợp đồng cho vay đảm bảo tiền vay của mỗi ngân hàng.
Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng
Dựa vào các quy định trên, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thực hiện theo 3 bước dưới đây. Trong đó, sau mỗi bước thực hiện, khách hàng đều phải thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình thì hết quy trình sẽ kết thúc khoản nợ. Ngược lại, sau quy trình sẽ chuyển sang các bước ngân hàng thu hồi được nợ.
Bước 1: Ngân hàng thông báo với khách hàng về việc nợ quá hạn
Đầu tiên, ngân hàng tiến hành quản lý hoạt động vay vốn và khách hàng khi đến kỳ hạn thanh toán nợ
Trong quá trình quản lý thông tin, nếu thấy khách hàng có nợ quá hạn thì ngân hàng cần thông báo với khách hàng bằng hình thức công khai. Điều này sẽ giúp khách hàng nắm rõ thông tin về việc nợ quá hạn của mình cũng như để khách hàng xác định đc trách nhiệm cần thanh toán nợ đúng quy định với ngân hàng.
Về nội dung thông báo cần có các nội dung sau:
– Thông báo về số dư gốc bị quá hạn, đây chính là khoản nợ chưa được thanh toán khi đến kỳ hạn
– Thời điểm chuyển nợ quá hạn cũng là thời điểm kết thúc thời hạn cho vay như nội dung các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
– Lãi suất được áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn, lãi chậm trả. Trong đó, các lãi suất tính trên nghĩa vụ phát sinh của khách hàng khi không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn thanh toán.
Sau khi thông báo, nếu khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ thì sẽ thực hiện theo bước 2.
Bước 2: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng
Để thực hiện quy trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng, cần thực hiện:
– Thực hiện xem xét và điều chỉnh về kỳ hạn trả nợ gốc khi đáp ứng đầy đủ 2 điều kiện:
+ Đối với trường hợp khách hàng không có đủ khả năng trở nợ đúng ký hạn (và/hoặc lãi vốn vay) trong thời hạn ngân hàng cho vay như nội dung thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo.
– Xem xét việc gia hạn nợ theo thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Đối với trường hợp khách hàng không đủ khả năng trả hết nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) đúng thời hạn ngân hàng cho vay theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Tổ chức đánh giá là khách hàng có khả năng thanh toán nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn ngân hàng cho vay.
Lưu ý:
+ Tất cả toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ được thực hiện cơ cấu lại thời hạn thanh toán nợ sẽ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp nhằm mục đích tiếp tục cho quá trình giám sát và đưa ra đánh giá cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc này còn cho thấy được khả năng, các căn cứ phù hợp cho khả năng thanh toán, thực hiện nghĩa vụ thực tế của họ.
+ Về thời hạn để thực hiện cơ cấu lại thời hạn thanh toán nợ được các ngân hàng quy định riêng tại Quy chế cho vay với mục đích đánh giá, xem xét và đưa ra phương án phù hợp cho mỗi hợp đồng vay quá hạn trên thực tế.
Thông thường, thời hạn thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 10 ngày tính từ ngày đến kỳ hạn trả nợ như các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay.
Trong thời gian này, chuyên viên của ngân hàng phải đảm bảo hoàn thành các nghiệp vụ cần thiết.
Nếu sau bước 2 khách hàng vẫn chưa thực hiện thanh toán nợ thì chuyển sang bước 3.
Bước 3: Xử lý tài sản bảo đảm
Nếu sau khi thực hiện cả 2 bước trên, khách hàng vẫn không thanh toán nợ quá hạn thì theo nguyên tắc, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vay vốn theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng cho vay để thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định của pháp luật.
Đây cũng chính là lý do các ngân hàng, tổ chức tín dụng khi cho vay đều yêu cầu khách hàng có biện pháp bảo đảm. Đặc biệt là hình thức cho vay thế chấp tài sản được đánh giá là một hình thức bảo đảm tài sản được sử dụng phổ biến.
*Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm:
– Trước khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, ngân hàng cần có văn bản thông báo tới khách hàng nhằm thông báo về quyền được xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng theo nguyên tắc, quy định của pháp luật. Nội dung thông báo bao gồm:
+ Lý do xử lý tài sản bảo đảm
+ Tài sản bảo đảm bị xử lý là gì?
+ Thời gian, địa điểm và cách thức xử lý tài sản bảo đảm.
Việc gửi thông báo này giúp người đang giữ tài sản bảo đảm xác định đúng nghĩa vụ của mình. Theo đó, họ phải giao tài sản bảo đảm của ngân hàng thực hiện xử lý.
*Xử lý tài sản bảo đảm đối với các loại tài sản là khác nhau:
Nếu tài sản bảo đảm liên quan đến đất đai, nhà ở, bảo hiểm,…có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản thì ngân hàng sẽ áp dụng các quy định đặc thù đó để thực hiện như định giá tài sản, chuyển nhượng tài sản có đăng ký…
Còn đối với các trường hợp khác thì ngân hàng sẽ dựa vào nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Bộ luật dân sự và hợp đồng cho vay để áp dụng và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm.
*Thực hiện xử lý tài sản bảo đảm:
Ngân hàng thực hiện xử lý tài sản bảo đảm theo đúng nội dung các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Một số phương thức xử lý tài sản được pháp luật quy định mà các bên có thể lựa chọn như sau:
– Bán đấu giá tài sản
– Ngân hàng tự bán tài sản
– Ngân hàng nhận tài sản thay thế cho việc trả nợ quá hạn của khách hàng
– Các phương thức khác theo quy định pháp luật.
*Một số thủ tục pháp lý cuối cùng:
Sau khi ngân hàng thực hiện xử lý tài sản bảo đảm, ngân hàng nhận được khoản tiền bán tài sản bảo đảm, ngân hàng phải so sánh số tiền đó với giá trị phần nghĩa vụ mà khách hàng phải thanh toán tính đến thời điểm xử lý xong tài sản bảo đảm.
+ Nếu số tiền bán tài sản nhiều hơn số nợ quá hạn gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chênh lệch ngân hàng phải trả lại cho khách hàng.
+ Nếu số tiền bán tài sản nhỏ hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chưa được thanh toán được xem là phần vay không có tài sản bảo đảm. Ngoại trừ trường hợp trong nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay của hai bên có các thỏa thuận khác. Khi đó, nghĩa vụ của khách hàng vẫn được xác định đối với khoản nợ còn lại chưa thanh toán với ngân hàng. Theo đó, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng có khoản nợ quá hạn vẫn phải tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ đó.
Trên đây là quy trình xử lý nợ quá hạn theo quy định pháp luật. Trong trường hợp giải đáp của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được tư vấn chi tiết nhất!
>> Xem thêm: Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện? – Luật sư tư vấn
Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?
Anh An (Hà Nam) đưa ra câu hỏi:“Năm 2020, tôi có vay ngân hàng thuê mặt bằng mở một quán cafe. Nhưng do dịch bệnh kéo dài nên quán tôi đóng cửa. Kéo theo đó, tôi kinh doanh lỗ và không có khả năng thanh toán số khoản nợ ngân hàng kia. Vậy thưa luật sư, nợ quá hạn thì bao lâu thì bị khởi kiện? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư giải đáp chính xác nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh An! Nội dung thắc mắc trong câu hỏi của anh được Luật sư nghiên cứu và đưa ra giải đáp như sau:
Tùy thuộc vào quy định cho vay riêng của mỗi tổ chức tài chính cũng như đặc điểm khoản vay của mỗi khách hàng mà thời gian khởi kiện các khoản nợ quá hạn sẽ có sự khác nhau. Khi các khoản nợ quá hạn của khách hàng bị liệt kê vào nhóm nợ xấu thì ngân hàng có quyền làm đơn khởi kiện ra tòa theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định Bộ luật hình sự, thời gian thực hiện thanh toán nợ là 36 tháng. Trong vượt quá thời gian 36 tháng, khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng tiến hành chuẩn bị hồ sơ và khởi kiện ra tòa để xử lý. Theo đó, Tòa án sẽ xem xét hồ sơ và đưa ra những biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ từ khách hàng.
Tuy nhiên, thực tế, các tổ chức tài chính đều có những biện pháp để hỗ trợ khách hàng, giúp khách hàng xác định và hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng. Trong một số hợp đồng tín dụng, bên vay vẫn có thể đàm phán với ngân hàng để gia hạn thời gian vay vốn. Do đó, trong trường hợp khách hàng chưa có khả năng thanh toán khoản nợ của mình, khách hàng có thể liên hệ với bên cho vay để đưa ra những phương án xử lý nợ quá hạn phù hợp nhất, tránh để lại thiệt hại cho các bên.
Trên đây là giải đáp của Luật sư về vấn đề nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Nếu anh còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến nợ quá hạn là gì theo quy định, hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!
>> Xem thêm: Đơn khởi kiện đòi nợ – Hướng dẫn cách soạn và điền nội dung
Cách xóa nợ quá hạn như thế nào?
>> Luật sư hướng dẫn cách xóa nợ quá hạn đúng quy định pháp luật, gọi ngay 1900.6174
Thực tế, các khoản nợ quá hạn của khách hàng đã được cập nhật thành nợ xấu và lưu trữ tại trang thông tin tín dụng CIC. Khi trong lịch sử khoản nợ tại ngân hàng chứa những thông tin này, khách hàng sẽ rất khó để vay vốn trong những lần tiếp theo. Để được ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ, xem xét, khách hàng bắt buộc phải xóa nợ quá hạn, nợ xấu theo 04 bước sau:
Bước 1: Thực hiện kiểm tra tình trạng nhóm nợ của mình bằng một số phương pháp sau:
– Kiểm tra trên CIC online
– Kiểm tra CIC cá nhân trực tiếp tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia tại 2 địa chỉ:
+ Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
+ Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
– Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng bạn đang có khoản nợ quá hạn.
Bước 2: Tiến hành thanh toán toàn bộ các khoản nợ còn tồn đọng, lãi suất và các chi phí phạt phát sinh.
Bước 3: Đợi hệ thống CIC cập nhật lại lịch sử tín dụng.
Thông thường, hệ thống CIC sẽ lưu trữ lịch sử dụng dụng của khách hàng trong khoảng 05 năm gần nhất. Đối với trường hợp các nhóm nợ xấu 1 và 2 sẽ được ngân hàng hỗ trợ sau khi thực hiện thanh toán hết dư nợ trong thời gian 12 tháng.
Còn đối với các nhóm nợ 3,4,5 thì thời gian Ngân hàng hỗ trợ lại khách hàng là sau 05 năm.
>> Xem thêm: Nợ xấu nhóm 3 bao lâu được xóa? Cách xóa nợ xấu nhanh nhất
Một số câu hỏi thường gặp về nợ quá hạn là gì?
Làm thế nào để tránh nợ quá hạn?
Anh Hùng (Bắc Giang) đưa ra câu hỏi:“Vợ chồng có một trang trại nuôi trồng vịt. Do nhu cầu mong muốn mở rộng thêm diện tích trang trại, vợ chồng tôi dự định sẽ thế chấp đất vay nợ ngân hàng. Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp vợ chồng tôi vay ngân hàng không trả kịp thời được thì làm thế nào để tránh nợ quá hạn? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Cách hiệu quả nhất để tránh nợ quá hạn là gì? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Hùng! Cảm ơn anh đã để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của anh và đưa ra tư vấn như sau:
Một số lưu ý khách hàng cần nắm rõ khi thực hiện vay tiền tại ngân hàng để tránh nợ quá hạn về sau:
– Trước khi khách hàng thực hiện đăng ký vay tiền ngân hàng, tổ chức tài chính, cần xem xét khả năng kinh kinh tế của bản thân, số tiền mong muốn được giải ngân cùng với lãi suất vay tại ngân hàng để cân đối về thời hạn trả nợ và số tiền quyết định đăng ký. Cần tránh các trường hợp do áp lực về kinh tế đối với khoản nợ mà mỗi tháng phải đóng cho ngân hàng.
Sau khi được giải ngân, khách hàng cần lưu ý rõ về thời hạn trả nợ được quy định trong nội dung hợp đồng, khách hàng nên đóng trước ngày đến kỳ hạn thanh toán khoảng 3 đến 5 ngày là tốt nhất để ngân hàng dễ dàng cập nhật lịch sử tín dụng của bạn.
Ngoài ra, nếu có thể khách hàng hãy lên kế hoạch sử dụng tiền được giải ngân một cách tối ưu, hiệu quả nhất, phát sinh lời để có thể có khả năng chi trả cho các khoản đã vay.
Nếu trường hợp khách hàng có đủ khả năng về kinh tế nên hoàn tất sớm khoản nợ ngân hàng để tiết kiệm được tiền lãi và tăng điểm tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong những lần vay tiếp theo.
Việc nợ quá hạn là một trong những hoạt động mà người vay không nên rơi vào bởi việc nợ quá hạn mang theo việc phải đóng nhiều lãi suất hơn và khoản nợ cũng ngày càng nhiều hơn. Hãy tạo cho mình một kế hoạch vay vốn và sử dụng vốn hợp để lý để tránh tình trạng xảy ra nợ quá hạn.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về các cách để tránh nợ quá hạn khi vay tiền. Nếu anh còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan, hãy liên hệ ngay số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết nhất!
>> Xem thêm: Bao lâu thì hết thời hạn đòi nợ theo quy định năm 2022
Nợ quá hạn là gì? So sánh nợ xấu và nợ quá hạn
So sánh nợ xấu và nợ quá hạn
Điểm giống nhau giữa nợ xấu và nợ quá hạn là gì?
Cả hai hình thức trên đều là khoản vay đã bị quá hạn và có cùng một công thức tính lãi suất phạt nợ quá hạn giống nhau.
Điểm khác nhau giữa nợ xấu và nợ quá hạn là gì?
– Khi khách hàng nợ quá hạn nhưng vẫn chưa chuyển thành nợ xấu (trường hợp nợ quá hạn dưới 10 ngày) thì việc vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ dễ dàng hơn cho lịch sử tín dụng khi tra cứu CIC hiển thị “nhóm nợ tốt”.
– Khi khách hàng nợ quá hạn mà nhóm nợ chuyển thành “Nợ cần chú ý” – Nợ nhóm 2 thì việc vay vốn của bạn tương đối khó khăn hơn.
– Khi khách hàng nợ quá hạn mà đã chuyển thành nợ xấu thì khách hàng hoàn toàn không thể vay vốn được ngân hàng do lịch sự tín dụng khi tra cứu CIC online rất xấu.
– Khi khách hàng nợ xấu thì ngoài một khoản lãi suất phạt nợ quá hạn, bạn phải chịu thêm khoản phí xử lý nợ.
Tuy nhiên thực tế, có một số trường hợp, nợ xấu của bạn sẽ được ngân hàng hỗ trợ miễn giảm lãi phạt nợ quá hạn giúp bạn tiết kiệm chi phí xử lý nợ.
Các trường hợp trên chỉ được áp dụng đối với các khoản vay có:
Tổng số tiền trả nợ gốc ngân hàng + Tiền lãi trong hạn + Tiền lãi phạt chậm trả nợ phát sinh cao hơn giá trị tài sản thế chấp.
(Tức là việc xử lý nợ bán tài sản thế chấp của bạn thu về số tiền chỉ đủ trả nợ gốc + lãi trong hạn, thậm chí chỉ bằng đúng số tiền mà ngân hàng đã cho bạn vay – không có tính lãi).
Trên đây là chia sẻ của Luật sư về sự khác biệt giữa nợ xấu và nợ quá hạn là gì. Trong trường hợp bạn đọc cần Luật sư hỗ trợ bất kỳ vướng mắc pháp lý nào, hãy liên hệ tới số hotline 1900.6174 để được tư vấn chính xác nhất!
Có nên đảo nợ để tránh rơi vào nợ xấu?
>> Có nên đảo nợ để tránh rời vào nợ xấu không? Gọi ngay 1900.6174
Đây có thể hiểu là một công việc vi phạm quy định pháp luật nhưng việc đảo nợ ngân hàng đem lại một số ưu điểm như sau:
+ Đối với ngân hàng: Giúp ngân hàng giảm đi trích lập dự phòng rủi ro, tăng thêm lợi nhuận và giảm nợ xấu cùng các khoản nợ quá hạn.
+ Đối với khách hàng: Khách hàng có thể gia hạn thêm về thời hạn trả nợ, giảm thiểu bớt áp lực, giảm hơn số lãi suất phát sinh do nợ quá hạn. Bên cạnh đó, còn giúp khoản nợ không bị chuyển thành nợ xấu và giúp cho doanh nghiệp có thêm chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, các doanh nghiệp, tổ chức có thể tiến hành đảo nợ từ các ngân hàng khi đã chắc chắn rằng hợp đồng vay vốn tiếp theo sẽ thành công. Trường hợp xác suất vay được tiền từ nội dung trong hợp đồng vay vốn mới quá khó khăn thì tốt nhất là khách hàng không nên đảo nợ ngân hàng bởi công việc này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro rất lớn.
Trước khi thực hiện công việc đảo nợ, các doanh nghiệp nên lưu ý, xem xét cẩn trọng về các rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Đối với trường hợp công ty gặp khó khăn, không có khả năng trả được nợ, hãy chấp nhận tình trạng này với ngân hàng để kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết như: xử lý tài sản bảo đảm với mục đích đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia.
Tuy đây là một hành vi không hợp pháp, bị pháp luật nghiêm cấm do đó, chắc chắn công việc này tiềm ẩn những rủi ro nhất định và sẽ có ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của ngân hàng trong dịch vụ vay vốn tín dụng. Một số rủi ro khách hàng có thể gặp phải khi thực hiện công việc đáo nợ như sau
Hợp động vay tiền mới không được ngân hàng chấp nhận
Ví dụ:
Doanh nghiệp H thực hiện vay tiền tại Ngân Hàng ACB nhưng đến khi đến thời hạn thanh toán vẫn chưa có đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng. Doanh nghiệp nghĩ đến công việc đảo nợ ngân hàng nên doanh nghiệp H đã quyết định vay tiền từ tổ chức tín dụng đen với lãi suất khá cao do doanh nghiệp nghĩ rằng là khi thực hiện được khoản vay mới thì sẽ dùng nó cho việc thanh toán cho các tổ chức tín dụng đen và khách hàng không cần lo về mặt lãi suất.
Sau khi thực hiện vay tiền từ tín dụng đen để trả nợ cho Ngân Hàng ACB và đồng thời trình bày trong hợp đồng vay vốn mới để thanh toán cho tổ chức tín dụng đen nhưng hợp đồng này lại không được ngân hàng chấp thuận. Do đó, doanh nghiệp H không có khả năng chi trả khỏa nợ cho tổ chức tín dụng đen.
Về lãi suất, nếu phát sinh ngày càng nhiều khiến cho doanh nghiệp H bị phá sản và phải chịu một khoản nợ rất lớn.
Rủi ro về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự
Đây được coi là một trong những rủi ro lớn nhất khi mỗi cá nhân, doanh nghiệp đưa ra quyết định thực hiện công việc đảo nợ tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bởi hình thức đảo nợ này là hành vi vi phạm quy định pháp luật và được nghiêm cấm trong nghị định.
Rủi ro từ việc làm hồ sơ giả
Doanh nghiệp B khi đến kỳ hạn hàng tháng do không có tiền thanh toán nợ cho ngân hàng nên doanh nghiệp quyết định làm một hồ sơ vay vốn mới với một lý do khác nhưng thực chất là doanh nghiệp dùng số tiền đó để tiến hành công việc đảo nợ ngân hàng, khi thông tin mọi chuyện bị lan chuyển thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả giấy tờ, hồ sơ vay vốn.
Rủi ro từ nợ xấu
Doanh nghiệp C không thể nào thực hiện liên tục các hành vi liên quan đến đảo nợ của mình và khoản vay đảo nợ sẽ có khả năng chuyển thành nợ xấu nếu trường hợp doanh nghiệp đó vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ hơn nữa còn không có tiền để thanh toán khoản nợ đảo nợ vừa mới vay.
Như vậy, trên đây là chia sẻ của Luật sư liên quan đến nợ quá hạn là gì? Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả vào các vấn đề thực tiễn bạn đang gặp phải. Trong trường hợp bạn đọc cần Luật sư hỗ trợ bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nợ quá hạn là gì, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay tới Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!