Phạt vi phạm hợp đồng khi nào? Một cách để đảm bảo tính công bằng và tuân thủ trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng tạo ra sự khuyến khích cho các bên tham gia tuân thủ cam kết của mình. Khi có sự ràng buộc về tài chính hoặc các biện pháp khác, người thực hiện hợp đồng có xu hướng nỗ lực để tránh việc vi phạm và giữ cho mình trong giới hạn đã được xác định.
Vậy phạt vi phạm hợp đồng là gì? Pháp luật quy định như thế nào về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ kịp thời
Anh Luận ở Thanh Hóa đặt câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề như sau mong được tư vấn: Công ty tôi là công ty sản xuất đường tinh luyện. Hai tháng trước, công ty tôi và bà A (là chủ vườn mía) có ký kết hợp đồng cung ứng hàng hóa. Theo đó, bà A có trách nhiệm cung cấp mía cho công ty chúng thôi vào mỗi vụ mía với số lượng đã được thỏa thuận.
Tuy nhiên, khi đến hạn giao mia, bà A chỉ giao với số lượng bằng ½ so với thỏa thuận mà không báo trước cho chúng tôi. Vậy, hành vi của bà A có phải là vi phạm hợp đồng hay không? Trong hợp đồng chúng tôi không thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm thì chúng tôi có thể yêu cầu bà A chịu phạt vi phạm hợp đồng hay không? Tôi chân thành cảm ơn!
Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi đề nghị tư vấn đến cho chúng tôi. Đối với yêu cầu của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí nhận biết hành vi vi phạm hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Phạt vi phạm hợp đồng là gì?
Phạt vi phạm hợp đồng là một biện pháp chế tài được áp dụng khi một bên không tuân thủ các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Khi có sự vi phạm, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền hoặc chịu trách nhiệm theo các quy định đã được thỏa thuận.
Phạt vi phạm hợp đồng có thể được xác định rõ ràng trong văn bản của hợp đồng hoặc dựa trên quy tắc và quyền lực của luật pháp áp dụng. Mục tiêu của biện pháp này là khuyến khích sự tuân thủ và giữ gìn tính công bằng trong các giao dịch kinh doanh.
>>> Xem thêm: Vi phạm hợp đồng trước thời hạn theo Luật thương mại 2005 như thế nào?
Phạt vi phạm hợp đồng khi nào?
Hiện nay, pháp luật không quy định về vấn đề khi nào được áp dụng phạt vi phạm hợp đồng một cách thông nhất cho tất cả loại hợp đồng mà sẽ được áp dụng riêng cho từng loại hợp đồng khác nhau và được quy định ở các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh loại hợp đồng đó.
Hiện nay, có ba loại phạt vi phạm hợp đồng phổ biến bao gồm: hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại và hợp đồng xây dựng. Cụ thể như sau:
(1) Hợp đồng dân sự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân 2015, phạt vi phạm hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên tham gia trong hợp đồng đã giao kết, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ đã được thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Như vậy, trong hợp đồng dân sự, việc phạt vi phạm được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Mặt khác, đối với loại hợp đồng này, pháp luật dân sự không đặt ra sự giới hạn về mức phạt vi phạm hợp đồng
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định thêm về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng đi kèm với bồi thường thiệt hại như sau:
– Nếu các bên trong hợp đồng chỉ thỏa thuận, cam kết về phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa bị phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì các bên có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận này.
– Nếu các bên trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về vấn đề phạt vi phạm mà không đề cập đến vấn đề vừa bị phạt vừa phải bồi thường thì bên vi phạm chỉ có trách nhiệm chịu phạt vi phạm hợp đồng
Như vậy, đối với hợp đồng dân sự, điều khoản vi phạm hợp đồng được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Tức là, nếu không thỏa thuận về vấn đề phạt vi phạm thì sẽ coi như bên vi phạm chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra mà không phải chịu phạt hợp đồng.
(2) Hợp đồng thương mại
Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005, phạt vi phạm được hiểu là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thương mại trả một khoản tiền phạt do có hành vi vi phạm nội dung của hợp đồng thương mại đã giao kết, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm (trừ các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005).
Đồng thời, tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 đã đặt ra giới hạn mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (trừ trường hợp quy định tại Điều 266 Luật này).
Như vậy, đối với hợp đồng thương mại, bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bên vi phạm chịu phạt vi phạm hợp đồng trong trường hợp các bên đã thỏa thuận, cam kết về vấn đề này.
(3) Hợp đồng xây dựng
Theo quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng 2014, thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Đồng thời, pháp luật xây dựng cũng đặt ra giới hạn về mức phạt vi phạm tối đa với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước là 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Còn đối với những hợp đồng khác thì không có giới hạn.
Do đó, các bên chỉ được áp dụng việc phạt vi phạm hợp đồng khi đã có thỏa thuận về vấn đề này và phải được ghi trong hợp đồng xây dựng.
>>> Xem thêm: Công văn phạt vi phạm hợp đồng theo quy định mới nhất
Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng
Về nguyên tắc, trong quan hệ hợp đồng, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận cữa các bên tham gia giao kết hợp đồng. Vì vậy, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng sẽ được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, đối với một số loại hợp đồng, pháp luật vẫn hạn chế quyền thỏa thuận của các bên bằng cách đặt ra giới hạn về mức phạt vi phạm hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của các bên.
Cụ thể, trong hợp đồng thương mại, các bên có quyền thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng nhưng phải đảm bảo mức phạt không không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Hoặc, trong hợp đồng xây dựng, đối với những hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư nhà nước, vốn đầu tư công thì mức phạt vi phạm mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng không được vượt quá 12% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
Do đó, trước khi giao kết hợp đồng nói cung và thỏa thuận về điều khoản vi phạm hợp đồng nói riêng, các bên cần có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng về mức phạt vi phạm hợp đồng đối với loại hợp đồng đang thực hiện giao kết để sử dụng điều khoản này hiệu quả nhất.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí các điều khoản phạt vi phạm. Gọi ngay 1900.6174
Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng
(1) Hợp đồng Dân sự
Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự thỏa thuận. Đồng thời, pháp luật dân sự không giới hạn về mức phạt vi phạm tối đa mà các bên được phép thỏa thuận. Như vậy, khi giao kết hợp đồng dân sự, mức phạt vi phạm sẽ do các nên tự thỏa thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện và thiện chí hợp tác.
(2) Hợp đồng Thương mại
Theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005, mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng phải đảm bảo dưới mức phạt là 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Như vậy, mức phạt vi phạm đối với hợp đồng thương mại không được phép vượt quá 8%.
(3) Hợp đồng Xây dựng
Theo quy định Điều 146 Luật Xây dựng 2014, mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận và phải được ghi nhận tại hợp đồng xây dựng.
Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư nhà nước, mức phạt vi phạm không được phép vượt quá mức phạt vi phạm tối đa là 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Còn đối với hợp đồng xây dựng không sử dụng vốn đầu tư nhà nước, mức phạt vi phạm sẽ do các bên tự do thỏa thuận mà không bị giới hạn.
Nhìn chung, điều khoản phạt giúp bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng. Nếu một bên không tuân thủ cam kết của mình, điều khoản này có thể cung cấp cho bên kia những biện pháp để yêu cầu thi hành hoặc được bồi hoàn thiệt hại.
Đồng thời, việc áp dụng các khoản phạt khiến người gây ra vi phạm chịu trách nhiệm về hành động của mình. Điều này có thể giúp tạo ra một môi trường kinh doanh và giao dịch công bằng, nơi mà các bên phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí quy định phạt vi phạm hợp đồng khi nào? Gọi ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Phạt vi phạm hợp đồng khi nào theo Bộ luật dân sự 2015 ” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |