Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng là một biện pháp chế tài được áp dụng khi một bên không tuân thủ các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Điều này có thể bao gồm việc không hoàn thành công việc theo tiến độ, sử dụng vật liệu kém chất lượng, thiếu trách nhiệm trong quản lý công trình, hoặc các hành vi khác gây tổn hại cho bên kia.
Như vậy, hành vi vi phạm hợp đồng ngoài bị xử phạt còn bị xử lý như thế nào? Hợp đồng xây dựng bao gồm những nội dung chủ yếu nào để đảm bảo hiệu lực. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí về hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng. Gọi ngay 1900.6174
Hợp đồng xây dựng là gì?
Theo quy định về hợp đồng xây dựng tại Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự. Hợp đồng xây dựng là văn bản ghi nhận những điều khoản thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.
>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê đất xây dựng nhà xưởng mới nhất
Xử lý vi phạm trong hợp đồng xây dựng
Khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng, các bên có thể áp dụng những biện pháp xử lý vi phạm như sau:
(1) Buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng
Đây được coi là biện pháp ưu tiền hàng đầu trong các biện pháp mà bên bị vi phạm áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng. Khi áp dụng biện pháp này, bên vi phạm hợp đồng xây dựng buộc phải thực hiện đúng các nội dung tại hợp đồng đã ký kết hoặc áp dụng biện pháp khác để hợp đồng xây dựng được thực hiện như thỏa thuận, cam kết của các bên.
Hiện nay, pháp luật về xây dựng chưa có quy định cụ thể về biện pháp áp dụng này nhưng đã có sự đề cập đến nội dung này tại Khoản 9 Điều 25 Nghị định số 37/20015/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của nhà thầu khi vi phạm hợp đồng xây dựng là phải thực hiện sửa những chữa sai sót, khiếm khuyết về chất lượng chất lượng công trình xây dựng.
(2) Bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng 2014, bên vi phạm hợp đồng xây dựng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định. Cụ thể như sau:
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên nhận thầu: Những trường hợp mà bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại, bao gồm:
– Không bảo đảm chất lượng công việc như trong thỏa thuận, trong hợp đồng hoặc kéo dài thời gian (quá hạn) hoàn thành công việc thỏa thuận mà lỗi của bên nhận thầu gây ra;
– Gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành công trình mà do lỗi của bên nhận thầu gây ra.
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên giao thầu: Những trường hợp mà bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bao gồm:
– Công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng bị gián đoạn, chậm tiến độ, gặp rủi ro, thiết bị, vật liệu, điều phối máy và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu mà nguyên nhân là do lỗi của bên giao thầu;
– Bên nhận thầu phải thi công lại công việc, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc mà nên nhận thầu đang thực hiện theo như thỏa thuận và nguyên nhân là do bên giao thầu cung cấp những tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng nhà ở;
– Bên nhận thầu không cung cấp nguyên vật liệu, thiệt bị và các yêu cầu khác đúng với thời gian và yêu cầu đã được thỏa thuận tại hợp đồng xây dựng nhà ở;
– Bên giao thầu có hành vi chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng nhà ở.
(3) Phạt vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng nói chung và phạt vi phạm hợp đồng xây dựng nói riêng là một trong những biện pháp khá phổ biến mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng để đảm bảo hợp đồng được thực hiện trên thực tế và đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng 2014, các vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng xây dựng nhà ở khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng. Hiện nay, pháp luật xây dựng chỉ giới hạn về mức phạt vi phạm hợp đồng là 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước.
Còn đối với hợp đồng xây dựng nhà ở mà không sử dụng vốn nhà nước thì pháp luật chưa đặt ra giới hạn về mức phạt vi phạm. Do đó, khi giao kết hợp đồng, các bên hoàn toàn có thể tự thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng nhà ở dựa trên nguyên tắc tự nguyên và thiện chí hợp tác.
(4) Tạm dừng công việc trong hợp đồng xây dựng
Tạm dừng công việc trong hợp đồng xây dựng là việc một bên trong hợp đồng tạm thời không thực hiện các công việc còn lại đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ như: bên giao thầu tạm dừng thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc bên nhận thầu tạm dừng thực hiện nghĩa vụ thi công xây dựng trong một khoảng thời gian nhất định.
Sau khoảng thời gian tạm dừng, các nghĩa vụ của mỗi bên theo hợp đồng xây dựng lại tiếp tục được thực hiện mà không làm chấm dứt hay phát sinh nghĩa vụ pháp lý. Tạm dừng công việc trong hợp đồng xây dựng là một trong những biện pháp tự bảo vệ quyền lợi của các bên khi có hành vi vi phạm hợp đồng.
Ví dụ: bên nhận thầu thực hiện công việc sai với thỏa thuận được ghi tại hợp đồng xây dựng. Khi phát hiện, bên nhận thầu không hợp tác khắc phục hậu quả và sửa chữa lại. Do đó, bên giao thầu có thể áp dụng biện pháp tạm dừng thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thi công cho bên nhận thầu.
(5) Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng
Tại Khoản 2, khoản 3 Điều 145 Luật Xây dựng năm 2014 đã quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng của một bên khi bên còn lại có hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng. Theo đó, khi có hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng, bên bị vi phạm có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải bồi thường nếu thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng của bên bị vi phạm khi có hành vi vi phạm hợp đồng trong pháp xây dựng chủ yếu tập trung vào việc ghi nhận biện pháp đình chỉ thực hiện hợp đồng xây dựng. Trong khi đó biện pháp hủy bỏ hợp đồng xây dựng chỉ được quy định một cách mờ nhạt ở một quy định duy nhất về nội dung thanh lý Hợp đồng xây dựng tại Điều 147 Luật Xây dựng 2014.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí phạt vi phạm hợp đồng xây dựng. Gọi ngay 1900.6174
Bản chất của hợp đồng xây dựng và pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng xây dựng
Theo quy định về hợp đồng xây dựng tại Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, về bản chất, hợp đồng xây dựng là một loại hình đặc thù của hợp đồng dân sự và được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành.
Bên cạnh đó, trên thực tế, có rất nhiều hợp đồng xây dựng đáp ứng được các điều kiện của hợp đồng thương mại. Như vậy, không thể ngoại trừ trường hợp một hợp đồng xây dựng có thể chịu sự điều chỉnh của cả Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2014. Tuy nhiên, các quy định pháp luật tại Luật và Bộ luật này có những quy định khác nhau về mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa.
Đối với Bộ luật Dân sự 2015 thì cho phép các bên có thể tự thỏa thuận về mức phạt vi phạm và không có giới hạn về mức phạt vi phạm tối đa. Đối với Luật Thương mại 2015 lại đặt ra quy định về mức phạt vi phạm tối đa mà các bên có thể thỏa thuận là 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm áp dụng cho tất cả loại hợp đồng thương mại. Đến Luật Xây dựng 2014 thì chỉ có hợp đồng xây dựng sử dụng vốn Nhà nước mới bị áp dụng mức phạt vi phạm tối đa là 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Theo nội dung Công văn 48 của Bộ Xây dựng, đối với hợp đồng xây dựng mà công trình xây dựng không sử dụng vốn Nhà nước, các bên có quyền tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm theo BLDS 2015 mà không áp dụng mức phạt vi phạm là 8% giá trị phần hợp đồng vi phạm theo quy định tại Luật Thương mại 2005.
>>> Xem thêm: Vi phạm hợp đồng trước thời hạn theo Luật thương mại 2005 như thế nào?
Nội dung hợp đồng xây dựng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), hợp đồng xây dựng (HĐXD) phải đảm bảo những nội dung cơ bản như sau:
– Căn cứ pháp lý được áp dụng cho HĐXD;
– Ngôn ngữ áp dụng cho HĐXD;
– Khối lượng và nội dung công việc;
– Yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của công việc, nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng;
– Tiến độ và thực hiện HĐXD;
– Giá trị hợp đồng, tạm ứng, tiền sử dụng trong các hoạt động thanh toán và thanh toán HĐXD;
– Biện pháp bảo đảm thực hiện HĐXD, bảo lãnh tạm ứng HĐXD;
– Điều chỉnh HĐXD;
– Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia giao kết HĐXD;
– Trách nhiệm phải chịu khi vi phạm HĐXD, thưởng và phạt vi phạm HĐXD;
– Tạm ngừng và chấm dứt HĐXD.
– Biện pháp giải quyết tranh chấp HĐXD;
– Rủi ro và bất khả kháng khi thực hiện HĐXD;
– Quyết toán và thanh lý HĐXD;
– Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên (nếu có).
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí nội dung cần có trong hợp đồng xây dựng. Gọi ngay 1900.6174
Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
Theo quy định về hiệu lực và tính chất pháp lý của hợp đồng xây dựngtại Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, hợp đồng xây dựng chỉ có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng những điều kiện sau đây:
– Người tham gia ký kết HĐXD có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
– HĐXD được xây dựng dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP;
– Hình thức của HĐXD phải là hợp đồng bằng văn bản và được người đại diện đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật của các bên tham gia HĐXD thực hiện việc ký kết. Nếu tổ chức tham gia ký kết hợp đồng thì bên tổ chức đó phải ký tên, đóng dấu của tổ chức mình theo quy định của pháp luật liên quan.
Như vậy, HĐXD chỉ được pháp luật công nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Như trên đã phân tích, bản chất của HĐXD là hợp đồng dân sự. Do đó, thời điểm có hiệu lực của HĐXD được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể như sau:
– HĐXD có hiệu lực từ thời điểm các bên ký kết hợp đồng. Tức là, có hiệu lực từ thời điểm các bên hoàn thiện việc ký tên vào HĐXD.
– HĐXD có công chứng, chứng thực, đăng ký thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được tính tại thời điểm HĐXD được công chứng, chứng thực, đăng ký.
Lưu ý: Nếu trong trường hợp các bên có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng hoặc pháp luật có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì hiệu lực của HĐXD được tính từ thời điểm các bên thỏa thuận hoặc thời điểm mà pháp luật quy định.
Nhìn chung, việc quy định về phạt vi phạm hợp đồng nói chung và phạt vi phạm hợp đồng nói riêng sẽ tạo ra một sự cam kết rõ ràng từ các bên để tuân thủ các điều khoản của hợp đồng. Việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm có thể giúp ngăn chặn những hành vi không chấp nhận được và khuyến khích tính chuyên nghiệp và trách nhiệm trong quá trình xây dựng.
Ngoài phạt vi phạm, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý bằng những biện pháp như: bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng, bị đơn phương châm dứt hợp đồng, …
>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn miễn phí hiệu lực phạt vi phạm hợp đồng xây dựng. Gọi ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng theo Luật xây dựng 2014” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |