Thừa kế chuyển tiếp là gì? Có bao nhiêu loại thừa kế hiện nay?

Thừa kế chuyển tiếp là gì? Trong hệ thống pháp luật dân sự, thừa kế là một trong những chế định pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người thừa kế của họ. Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định khá chi tiết, cụ thể về chế định thừa kế.  Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu rõ hơn, nếu trong quá trình tiếp nhận thông tin có bất kỳ thắc mắc nào? Hãy liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp miễn phí

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về điều kiện để được hưởng thừa kế là gì? Gọi ngay: 1900.6174

 

Thừa kế chuyển tiếp là gì?

 

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không có bất kỳ một văn bản nào quy định về khái niệm này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì ta cần hiểu khái niệm quy định về thừa kế.

thua-ke-chuyen-tiep

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì thừa kế có thể hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 624 và Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế được chia thành 02 hình thức đó là:

– Thừa kế theo di chúc, tức là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống

– Thừa kế theo pháp luật, tức là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Tóm lại, không có quy định cụ thể nào về thừa kế chuyển tiếp nhưng dựa trên các quy định về thừa kế trong Bộ luật dân sự  năm 2015 thì ta có thể hiểu rằng, đây là việc chuyển tiếp về di sản hoặc về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế khi phân chia di sản thừa kế.

>>> Chuyên viên tư vấn về điều kiện để được hưởng thừa kế? Liên hệ ngay 1900.6174 

 

Các loại thừa kế chuyển tiếp được quyết định như thế nào?

 

Qua thực tế, sau khi phân chia di sản thừa kế thì thông thường có 02 loại như sau:

– Thừa kế chuyển tiếp về di sản: là trường hợp người chết để lại di sản mà phần di sản đó chưa được chia cho những người thừa kế, sau đó một trong số những người thừa kế của người này cũng chết đi thì di sản của người chết sau bao gồm cả phần di sản mà người này được hưởng (nhưng chưa chia) trong khối di sản của người chết trước.

Nghĩa là khi người chết để lại di sản mà phần di sản đó chưa được chia cho những người thừa kế, sau đó một trong số những người thừa kế của người này cũng chết đi thì di sản của người chết sau sẽ bao gồm cả phần di sản mà người này được hưởng nhưng chưa chia trong khối di sản của người chết trước đó gọi là sự chuyển tiếp về di sản thừa kế.

thua-ke-chuyen-tiep

Ví dụ: ông Nam và bà Bình có con chung là anh An và chị Lan. Ông Nam chết năm 1990 và bà Bình chết năm 1992. Cả ông Nam và bà Bình đều chết mà không để lại di chúc. Khi còn sống, ông Nam và bà Bình có tạo lập được khối tài sản chung là một mảnh đất 900m2 và 01 căn nhà trên đất.

Sau khi ông Nam và bà Bình chết, anh An vẫn tiếp tục quản lý và sử dụng nhà đất của cha mẹ. Đến năm 2016, anh An chết mà không để lại di chúc, anh An có vợ và 02 người con.

Năm 2018 các con của anh An yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của anh An. Lúc này, vì cả ông Nam và bà Bình và anh An đều chết mà không để lại di chúc, nên di sản được chia theo pháp luật.

Như vậy, vợ và 02 người con của anh An được nhận di sản thừa kế của anh An bao gồm cả phần di sản thừa kế mà anh An được nhận từ ông Nam và bà Bình (đây gọi là phần thừa kế chuyển tiếp về di sản).

>>>Xem thêm: Luật thừa kế đất đai mới nhất được quy định như thế nào?

– Thừa kế chuyển tiếp về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế: đây là trường hợp mà những người ở hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc đã từ chối nhận di sản. Khi đó những người ở hàng thừa kế tiếp theo sẽ được hưởng di sản thừa kế (căn cứ theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015).

Ví dụ: Ông An và bà Ba có 02 người con chung là anh Ân, anh Dũng (cha mẹ của ông An và bà Ba đã mất trước đó). Ông An chết năm 1980 và Bà Bình chết năm 1989. Cả ông An và bà Ba đều chết không để lại di chúc. Khi còn sống, ông An và bà Ba có tạo lập được khối tài sản chung là một mảnh đất 500m2 và 01 căn nhà cấp 4 trên đất.

Sau khi ông An và bà Ba chết, anh Ân vẫn tiếp tục quản lý và sử dụng nhà đất của cha mẹ. Đến năm 2014, anh Ân và anh Dũng chết mà không để lại di chúc, anh Ân có vợ và 01 người con.

Năm 2017 con của anh Ân yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế. Lúc này, vì cả ông An và bà Ba, anh Ân, anh Dũng đều chết mà không để lại di chúc, nên di sản được chia theo pháp luật. Như vậy, vợ và con của anh Ân được nhận di sản thừa kế của anh Ân bao gồm cả phần di sản thừa kế mà anh Ân được nhận từ ông An và bà Ba (đây gọi là phần thừa kế chuyển tiếp về di sản);

Đồng thời khi hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai của anh Dũng không còn ai cả nên con của anh Ân là cháu ruột của anh Dũng sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà anh Dũng nhận từ ông An và bà Ba (đây gọi là phần thừa kế chuyển tiếp giữa các hàng thừa kế).

>>> Có bao nhiêu loại thừa kế hiện nay? Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

 

Quy định về thừa kế chuyển tiếp

 

Như đã phân tích ở trên, thừa kế có thể được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống.

Tại Điều 624 và Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thừa kế được chia thành 02 hình thức:

– Thừa kế theo di chúc

– Thừa kế theo pháp luật

Như vậy, không có quy định cụ thể nào về khái niệm thừa kế chuyển tiếp theo Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng có thể hiểu đây là việc chuyển tiếp về di sản hoặc về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế khi phân chia di sản thừa kế.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về điều kiện để được hưởng thừa kế là gì? Gọi ngay: 1900.6174

 

Phân biệt thừa kế chuyển tiếp với thừa kế thế vị là gì?

 

– Thứ nhất, thừa kế thế vị là thừa kế theo pháp luật, trong khi đó thừa kế chuyển tiếp có thể hiểu là thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc.

Theo đó, thừa kế thế vị không thể là thừa kế theo di chúc bởi lẽ,  thừa kế thế vị là việc cháu của người để lại di sản thừa kế thế vị trí của cha mẹ mình để hưởng di sản từ ông, bà để lại.

Bởi vì cha mẹ của cháu là người đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà nên cha, mẹ của cháu sẽ không thể nhận thừa kế theo di chúc từ ông, bà mà chỉ có thể nhận thừa kế khi ông, bà không để lại di chúc (tức là nhận thừa kế theo pháp luật).

Còn đối với thừa kế chuyển tiếp, cha, mẹ của cháu có thể nhận thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật vì là người chết sau, nên sẽ xuất hiện việc chuyển tiếp thừa kế về di sản cho những người thừa kế sau.

– Thứ hai, đối với thừa kế thế vị,  con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, còn với thừa kế chuyển tiếp thì con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản.

– Thứ ba, đối với thừa kế thế vị thì người được hưởng thừa kế là cháu/chắt của người để lại di sản thừa kế, trong khi đó thừa kế chuyển tiếp thì người được hưởng có thể là bất kỳ ai còn sống trong hàng thừa kế (cháu nội, cháu ngoại, con dâu, con rể,… của người để lại di sản thừa kế) trừ những người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.

thua-ke-chuyen-tiep

>>>Chuyên viên tư vấn phân biệt các loại thừa kế hiện nay? liên hệ ngay 1900.6174 

Trên đây nội dung tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về thừa kế chuyển tiếp. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể hiểu hơn về quy định liên quan. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174