Tài sản chung của hộ gia đình phân chia như thế nào?

Tài sản chung của hộ gia đình là gì? Tài sản thuộc quyền sở hữu chung của gia đình phân chia như thế nào? Phân chia tài sản chung luôn là vấn đề phức tạp, nhiều người gặp không ít khó khăn và thời gian để giải quyết vấn đề này. Để giúp bạn đọc hiểu rõ quy định về vấn đề này, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp những quy định của pháp luật hiện hành về quyền yêu cầu và thủ tục thực hiện xin trích lục giấy đăng ký kết hôn. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư giải đáp chi tiết!

 

tai-san-chung-cua-ho-gia-dinh-la-gi
Tài sản chung của hộ gia đình là gì

 

Tài sản chung của hộ gia đình là gì?

 

>> Luật sư giải đáp tài sản chung hôn nhân, gọi ngay 1900.6174

Tài sản của hộ gia đình là những tài sản thuộc quyền sở hữu chung của những thành viên trong hộ gia đình. Các thành viên trong gia đình đều có quyền đồng sở hữu tài sản của hộ, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên.

Đặc biệt là những tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký hoặc những tài sản hình thành từ nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì cần có thỏa thuận từ các thành viên trong gia đình trừ những người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Sổ hộ khẩu của gia đình để xác định là thành viên của hộ gia đình sử dụng đất. Những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu ở thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Hộ gia đình sẽ có quyền sở hữu tài sản chung với tài sản đó.

Căn cứ Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên trong gia đình. Nguồn gốc tài sản chung của gia đình được hình thành trên cơ sở đóng góp, cùng tạo lập của các thành viên. Khi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung thì các thành viên gia đình phải có thỏa thuận về việc định đoạt tài sản.

Nếu không thỏa thuận được, một khi xảy ra tranh chấp, tài sản sẽ được chia đều cho các thành viên. Nếu có thành viên chứng minh được bản thân có đóng góp nhiều hơn so với những thành viên khác thì phải có chứng cứ chứng minh về phần đóng góp nhiều hơn đó.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề tài sản chung của hộ gia đình. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hãy gọi ngay cho chúng tôi đến số điện điện thoại 1900.6174 để nhận tư vấn trực tiếp từ luật sư.

>> Xem thêm: Cách xác định tài sản chung và tài sản riêng chính xác nhất

 

Chia tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình thế nào?

 

Chị Linh (Nam Định) có câu hỏi sau:

“Chào Luật sư!

Nhà tôi có một mảnh đất rộng 500m2 do bố đứng tên, trong sổ cũng có ghi đây là đất hộ gia đình. Gia đình tôi có 04 thành viên có tên trong sổ hộ khẩu, từ lúc mua đất cũng đã xác định 04 người chúng tôi là người sở hữu chung mảnh đất. Tuy nhiên, vì anh tôi đang cầm sổ đỏ và đang nợ tiền người khác nên anh ấy muốn bán mảnh đất mà chưa có sự đồng ý của gia đình. Cho tôi hỏi, anh ấy có được quyền bán đất không? Khi tranh chấp như vậy thì mảnh đất này được chia như thế nào?

Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hộ gia đình có được đem đi bán? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn luật dân sự trả lời:

Chào chị Linh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của chị tài sản chung có được tự ý đem đi bán không, tài sản chung của hộ gia đình được chia như thế nào dựa theo quy định pháp luật hiện nay chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ tại Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định, mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền định đoạt đối với phần quyền sở hữu của mình. Tài sản chung của hộ đều phải được định đoạt dựa trên sự thỏa thuận của những thành viên trong hộ. Nếu có tranh chấp không thể hòa giải và tranh giành về quyền sở hữu tài sản này thì sẽ được phân chia sở hữu chung theo phần.

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần đều có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.

Tài sản chung của hộ gia đình được chia theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

– Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ thể sở hữu chung có quyền yêu cầu chia tài sản chung ngang nhau. Nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận thì quyền hạn của mỗi chủ sở hữu chỉ được giới hạn trong thời gian này.

– Đối với các tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì các sở hữu chung có quyền yêu cầu bán phần quyền sở hữu của mình trừ trường hợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.

– Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu thực hiện nghĩa vụ thanh toán và các chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì họ có quyền yêu cầu với các chủ sở hữu khác yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản.

– Nếu không chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu này cho mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Từ những phân tích trên cho thấy, mảnh đất nhà chị Linh là sở hữu chung của gia đình, vì vậy khi muốn bán mảnh đất này sẽ phải có sự đồng thuận của tất cả những thành viên trong hộ. Cả 04 thành viên trong gia đình đều có quyền định đoạt đối với tài sản chung của hộ. Khi tranh chấp xảy ra, anh trai chị Linh cũng chỉ được bán một phần đất thuộc sở hữu của anh ấy mà thôi. Nếu anh trai chị không thể trả nợ và cũng không còn tài sản để trả nợ thì chủ nợ của anh ấy có thể có quyền yêu cầu bán phần sở hữu đất của anh trai chị cho chủ nợ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật đối với câu hỏi của chị Linh về vấn đề tài sản chung của hộ gia đình được chia thế nào? Nếu chị còn bất kỳ vướng mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174.

>> Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào? Tư vấn miễn phí

 

phan-chia-tai-san-chung-cua-ho-gia-dinh
Phân chia tài sản chung của hộ gia đình

 

Định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

 

Chị Minh (Lâm Đồng) có câu hỏi sau:

“Chào Luật sư!

Tôi vừa mới kết hôn với chồng tôi đầu năm nay, hai vợ chồng tôi sống với bố mẹ chồng và tôi cũng đã nhập hộ khẩu vào nhà chồng. Sau khi sống chung với gia đình được một thời gian thì bố mẹ chồng mua một mảnh đất do bố đứng tên và để đây là đất hộ gia đình, có ghi tên của các thành viên trong hộ bao gồm cả tên tôi vào sổ đỏ. Hiện tôi có khó khăn về tài chính nên muốn bán mảnh đất này có được không? Quyền định đoạt của tôi với tài sản này như thế nào? Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn miễn phí quyền định đoạt đối với tài sản chung hộ gia đình, gọi ngay 1900.6174.

Trả lời:

Chào chị Minh, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề chị đang thắc mắc quyền định đoạt tài sản chung hộ gia đình, Luật sư nghiên cứu và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 218 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định này cũng được áp dụng đối với với tài chung của hộ gia đình. Vì vậy, tài sản sản chung của hộ gia đình sẽ được các chủ sở hữu được quyền định đoạt như sau:

– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần đều có quyền định đoạt phần sở hữu của mình, có quyền bán, tặng cho,… phần sở hữu của mình.

– Việc mua bán phần quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung của hộ thì chủ sở hữu khác trong hộ sẽ được ưu tiên mua phần đó. Khi một thành viên trong gia đình muốn bán phần quyền tài sản của mình phải thông báo bằng văn bản và các điều kiện bán cho những người chủ sở hữu chung khác cũng như người muốn mua phần sở hữu này.

Thông báo phải được thực hiện trong thời hạn 03 tháng đối với bất động sản và 02 tháng với động sản. Kể từ ngày các chủ sở hữu trong hộ nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Nếu một chủ sở hữu trong hộ vi phạm quyền ưu tiên mua cho các chủ sở hữu khác thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, các thành viên trong hộ có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ từ người đã mua. Nếu bên có lỗi gây ra thiệt hại sẽ phải thực hiện bồi thường.

– Trường hợp nếu những thành viên trong hộ từ bỏ quyền sở hữu với tài sản hộ gia đình hoặc người trong hộ gia đình đã mất hết mà không còn người thừa kế thì quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước.

– Trường hợp một trong các thành viên của hộ từ bỏ quyền sở hữu với tài sản hộ gia đình hoặc người này chết mà không có ai thừa kế thì quyền sở hữu này sẽ thuộc sở hữu chung của những thành viên còn lại của hộ.

– Trường hợp tất cả các chủ sở hữu tài sản hộ gia đình đều từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung của hộ thì việc xác lập quyền sở hữu sẽ được xác định là tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu. Việc xác lập quyền sở hữu mới sẽ được xác lập theo Điều 228 Bộ luật Dân sự.

Như vậy, có thể thấy, chị Minh là một thành viên của hộ và chủ hộ cũng đã thực hiện thủ tục sang tên đất hộ có tên chị Minh. Chính vì vậy, chị Minh có một phần quyền định đoạt đối với phần đất này. Nếu chị muốn bán mảnh đất này thì phải có sự đồng ý và thỏa thuận của tất cả thành viên trong hộ gia đình.

Trường hợp có người phản đối, chị chỉ có thể thông báo về việc bán và chuyển nhượng đất cho người khác phần sở hữu của mình chứ không phải toàn bộ. Tuy nhiên, việc bán sẽ phải thông báo cho các thành viên khác trong 03 tháng và ưu tiên mua cho những người trong hộ để họ xem xét việc mua lại phần quyền sở hữu với đất hộ gia đình.

>> Xem thêm: Tài sản chung là quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

Tài sản chung của hộ gia đình thuộc quyền sở hữu chung của những thành viên trong gia đình, mỗi người đều có quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình. Trên đây Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề trên mà anh chị còn vướng mắc chưa thể giải quyết hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.