Thêm tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con có được không?

Thêm tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con là một trong những thắc mắc của nhiều người khi tái hôn. Vậy, có được thêm tên cha dượng vào giấy khai sinh không? Thủ tục thêm tên cha dượng vào giấy khai sinh như thế nào? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết sau. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

them-ten-cha-duong-vao-giay-khai-sinh-cho-con

Câu hỏi

Chị Hoa (Bắc Ninh) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Năm 2015 tôi kết hôn với anh Toàn và có con chung là cháu Tuệ Linh. Đến năm 2017 tôi ly hôn với anh Toàn. Khi đó, cháu Tuệ Linh do tôi nuôi dưỡng. Đến năm 2020, tôi được một người bạn giới thiệu anh Hiệp.

Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã kết hôn với anh Hiệp. Hiện tại, cháu Tuệ Linh vẫn đang ở với tôi và anh Hiệp. Vậy Luật sư cho tôi xin hỏi, tôi có thể thêm tên anh Hiệp là cha dượng vào Giấy khai sinh của cháu được không? Nếu được thì tôi cần thực hiện thủ tục như thế nào?

Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin cảm ơn!”

 

Luật sư tư vấn luật dân sự trả lời:

Chào chị Hoa, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp ở trên, Luật sư xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc mà chị gặp phải như sau:

 

Có thể thêm tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con được không?

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí thêm tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con, gọi ngay  1900.6174

Theo Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt sau:

  “Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tùy thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tùy thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

    Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

    Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.

Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

     Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

    Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.”

Như vậy, căn cứ quy định trên, các trường hợp được đăng ký bổ sung tên cha trong Giấy khai sinh không có trường hợp bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con. Vì cha dượng không phải là cha đẻ của bé, do đó giờ chị muốn làm lại Giấy khai sinh của cháu bé, bổ sung phần tên anh Hiệp là cha dượng của bé thì đầu tiên anh Hiệp cần làm các thủ tục để nhận em bé làm con nuôi (thủ tục để nhận con riêng của vợ làm con nuôi). Sau đó tiến hành các thủ tục cải chính Giấy khai sinh cho cháu và bổ sung tên của cha dượng vào phần tên người cha.

Trên đây là giải đáp của Luật sư về vấn đề thêm tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con. Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

them-ten-cha-duong-vao-giay-khai-sinh-cho-con

>> Xem thêm: Thay đổi nội dung trong giấy khai sinh – Hướng dẫn thủ tục

Hồ sơ đăng kí nhận con nuôi?

 

Để nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi, người nhận con nuôi cần chuẩn bị và nộp đầy đủ các tài liệu sau:

– Đơn xin nhận con nuôi: Đây là văn bản chính thức thể hiện ý định của bạn muốn nhận nuôi con.

– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế: Để xác minh thông tin cá nhân và quyền sở hữu của bạn.

– Phiếu lý lịch tư pháp: Để xác định xem bạn có bị kỷ luật hình sự hay không.

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: Đây là giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn, bao gồm thông tin về việc bạn đã kết hôn, ly hôn hoặc có bất kỳ tình trạng hôn nhân nào khác.

– Giấy khám sức khoẻ: Do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp, đảm bảo rằng bạn đủ sức khỏe để nuôi dưỡng và chăm sóc cho con nuôi.

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế: Đây là giấy tờ cung cấp thông tin chi tiết về hoàn cảnh gia đình của bạn, tình trạng chỗ ở và điều kiện kinh tế. Giấy này sẽ được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn thường trú cấp. Tuy nhiên, có một ngoại lệ được quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi, trong trường hợp này, việc cung cấp giấy tờ này có thể không bắt buộc.

Thủ tục nhận con nuôi được thực hiện như thế nào?

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục nhận con nuôi nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Do cha dượng không phải là cha đẻ của bé, do đó, giờ chị muốn làm lại Giấy khai sinh của cháu bé, bổ sung phần tên anh Hiệp là cha dượng của bé thì đầu tiên anh Hiệp cần làm các thủ tục để nhận em bé làm con nuôi.

Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010, cơ quan thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi được quy định cụ thể:

– Khi nhận nuôi trong nước: Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi;

– Khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi;

– Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi: Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, nơi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:

– Trẻ bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng: UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi;

– Trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận nuôi: UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi.

Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Giấy tờ của cha mẹ nuôi

Với người nhận con nuôi, khi thực hiện thủ tục cần chuẩn bị 01 bộ gồm các giấy tờ:

Đơn xin nhận con nuôi;

– Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao);

– Phiếu lý lịch tư pháp;

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Nếu nhận nuôi có yếu tố nước ngoài cần thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…

Giấy tờ của người được nhận nuôi

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Các giấy tờ khác (nếu có): Trẻ bị bỏ rơi cần biên bản xác nhận do UBND hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập; Quyết định tiếp nhận trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng; Nếu có yếu tố nước ngoài cần tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ nhưng không được…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và của con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền nêu trên (theo từng trường hợp cụ thể).

Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lý.

Sau khi UBND nhận đủ hồ sơ sẽ kiểm tra, tiến hành việc lấy ý kiến của cha mẹ đẻ; Nếu một trong hai người chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người còn lại; Nếu cả hai người cùng chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người giám hộ…

Lưu ý: Việc lấy ý kiến này phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

Bước 3: Trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi

Sau khi xét thấy hai bên có đủ điều kiện theo quy định, UBND xã sẽ tổ chức đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng… và ghi vào Sổ hộ tịch.

Thời gian thực hiện thủ tục này là 20 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người phải lấy ý kiến đã nêu ở trên.

Nếu UBND xã từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày.

Để hoàn thành thủ tục nhận con, chị Hoa cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ và thực hiện theo các bước mà chúng tôi đã nêu trên. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!

>> Xem thêm: Tư vấn miễn phí thủ tục làm lại giấy khai sinh đổi họ cho con

 

Thủ tục làm lại giấy khai sinh

 

>> Luật sư hướng dẫn miễn phí thủ tục làm lại giấy khai sinh, gọi ngay 1900.6174

Để thực hiện thủ tục cấp lại giấy khai sinh, chị Hoa cần thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký lại khai sinh theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/NĐ-CP, gồm:

– Tờ khai đăng ký lại khai sinh theo mẫu.

– Bản sao toàn bộ tài liệu, giấy tờ chứng minh việc sinh, chứng minh nội dung khai sinh của người đó.

– Văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác về những nội dung khai sinh (tùy từng trường hợp).

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan hộ tịch có thẩm quyền.

Bước 3: Nhận kết quả của thủ tục đăng ký lại khai sinh.

Trên đây là phần tư vấn của Luật sư về thủ tục làm lại giấy khai sinh. Chị lưu ý chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ theo quy định trên để tránh mất nhiều thời gian thực hiện thủ tục làm lại giấy khai sinh. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

them-ten-cha-duong-vao-giay-khai-sinh-cho-con
Luật sư tư vấn miễn phí chuyển khẩu cho con theo bố

>> Xem thêm: Thủ tục làm lại giấy khai sinh online – Hướng dẫn chi tiết

Nộp hồ sơ đăng kí nhận con nuôi ở đâu?

 

Để nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi, bạn cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa phương nơi cháu bé thường trú hoặc tại địa phương mà bạn và vợ bạn thường trú. Trong quá trình này, bạn sẽ cần chuẩn bị và nộp cả hồ sơ của mình và hồ sơ của con nuôi cần nhận nuôi.

Quá trình giải quyết hồ sơ nhận con nuôi được quy định rõ trong Điều 19 của Luật Nuôi con nuôi, với thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời gian này, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá và xác minh thông tin trong hồ sơ để đảm bảo việc nuôi con nuôi diễn ra một cách an toàn, hợp pháp và đảm bảo quyền lợi của mọi bên liên quan.

Liên hệ Luật sư tại Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Đặt lịch hẹn với Luật sư tư vấn hộ tịch có nhiều năm kinh nghiệm, gọi ngay 1900.6174

Thông tin liên hệ:

Số điện thoại: 1900.6174

Email: lienhe.luatthienma@gmail.com

Website: tongdaiphapluat.vn

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến thêm tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trong giấy khai sinh một cách nhanh chóng và chính xác. Trong quá trình tìm hiểu những nội dung tư vấn trên, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!