Thủ tục nhận cha con tuy không phức tạp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về hồ sơ, thủ tục nhận cha con nên gặp khá nhiều khó khăn và mất thời gian trong quá trình làm thủ tục. Vậy hồ sơ, thủ tục nhận cha con thực hiện như thế nào? Trong bài viết dưới đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi liên quan đến thủ tục nhận cha con khi chưa kết hôn. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Thủ tục nhận cha con theo quy định của pháp luật
Chị Hạnh – An Giang có câu hỏi như sau
“Chào luật sư! Trước đây tôi có quen và có con với một người, nhưng sau khi chúng tôi chia tay tôi mới biết mình có con. Tôi không nói cho người bạn trai cũ biết và đã một mình nuôi con đến nay con tôi đã được 4 tuổi. Bố đứa bé sau đó đã biết tôi có con và mong muốn nhận lại con và quay lại với tôi. Lúc đầu tôi không đồng ý nhưng khi suy nghĩ lại con tôi cần có tình cảm của cả cha và mẹ nên tôi đã chấp nhận.
Luật sư cho tôi hỏi cha đứa bé hiện nay có thể đăng ký nhận con không? Nếu có thể thì cha bé cần giấy tờ gì và trình tự thủ tục nhận cha con thực hiện như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Luật sư giải đáp điều kiện, thủ tục đăng ký nhận cha con mới nhất gọi ngay 1900.6174.
Điều kiện đăng ký nhận cha con
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký việc nhận cha con như sau:
Việc nhận cha con theo quy định này được thực hiện nếu bên nhận, bên được nhận là cha con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha con và việc nhận cha con là tự nguyện không có tranh chấp.
Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại mục này, trong trường hợp cha mẹ đã chết; nếu việc nhận cha mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp.
Như vậy trong trường hợp chị Hạnh, cha đứa bé hoàn toàn có thể đăng ký nhận con vì việc nhận cha, con này là tự nguyện và không có tranh chấp.
>> Xem thêm: Thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án nhanh chóng, chính xác
Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha con mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CON
Kính gửi: ([1]):
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:
Ngày, tháng, năm sinh:
Dân tộc:…………………… Quốc tịch:………………………………………………
Nơi cư trú (2):…………………………………………………………………………..
Giấy tờ tùy thân (3):…………………………………………………………………..
Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con (4):……………………………………..
Đề nghị quý cơ quan công nhận người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên:………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………….
Dân tộc:……………………. Quốc tịch:………………………………………………
Nơi cư trú (2)…………………………………………………………………………….
Giấy tờ tùy thân (3)…………………………………………………………………….
Là…………………. của người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên:………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………….
Dân tộc:…………………..Quốc tịch:…………………………………………………
Nơi cư trú (2):……………………………………………………………………………
Giấy tờ tùy thân (3)…………………………………………………………………….
Tôi cam đoan việc nhận………………………………..nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Kính đề nghị Quý cơ quan đăng ký.
Làm tại…………….. ngày …………. tháng………….năm……………….
Người yêu cầu.
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
………………………………..
Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha (5) Ý kiến của người được nhận là con (6)
Tài liệu gửi kèm theo Tờ khai:
…………………………………
Chú thích:
Ghi rõ tên cơ quan đăng ký;
Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, tạm trú thì ghi theo nơi ở hiện tại.
Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: Hộ chiếu, chứng mình nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số ……. do Công an thành phó Hà Nội cấp ngày 20/10/2004);
Chỉ điền trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con;
Chỉ điền trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người là cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế hành vi dân sự);
Chỉ cần thiết trong trường hợp người được nhận là trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên.
Thủ tục nhận cha con
Căn cứ tại Điều 25 Luật hộ tịch năm 2014 quy định:
– Người yêu cầu đăng ký nhận con cần nộp tờ khai theo mẫu bên trên và giấy tờ chứng minh quan hệ cha con cho cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định nêu trên thì thủ tục người đăng ký nhận cha con cần tiến hành như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã
– Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
+ Tờ khai theo quy định
+ Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con
– Thời gian giải quyết: 03 ngày từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu trong trường hợp cần xác minh thì thời hạn không được kéo dà quái 05 ngày làm việc.
Bên cạnh đó, Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chứng cứ minh chứng quan hệ cha con gồm:
– Văn bản cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền trong hoặc ngoài nước xác nhận quan hệ cha con.
– Trường hợp không có căn cứ để chứng minh thì các bên nhận cha,con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ.
Trên đây là giải đáp của Luật sư đối với câu hỏi của chị về hồ sơ, thủ tục nhận cha con theo quy định pháp luật hiện hành. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục chị gặp khó khăn cần hỗ trợ hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn cụ thể, nhanh chóng!
>> Xem thêm: Thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài – Hướng dẫn từ A–Z
Nơi làm thủ tục khai sinh và nhận cha con
Chị Thảo – Hà Nội có câu hỏi như sau:
“ Chào luật sư! Tôi và bạn trai yêu nhau sau đó hai đứa quyết định sống chung nhưng không đăng ký kết hôn. Khi ở chung với nhau hai đứa thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, nên tôi quyết định chia tay. Sau đó người bạn trai của tôi đã đi sang Nhật để làm việc. Chia tay một thời gian tôi phát hiện ra mình có thai lúc đó tôi đã báo cho bạn trai, bạn trai nói sinh đứa bé ra sẽ nuôi hai mẹ con nhưng do bạn trai đang nước ngoài không thể về được.
Khi đó tôi đã một mình sinh và nuôi bé, đến nay bé đã được hơn 1 tuổi bạn trai tôi đã về và mong muốn nhận lại cháu. Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục khai sinh và nhận cha con gồm giấy tờ gì và bạn trai tôi cần nộp hồ sơ lên cơ quan nào? Cảm ơn luật sư!”
>> Luật sư giải đáp cơ quan tiếp nhận hồ sơ thủ tục khai sinh và nhận cha con, gọi ngay 1900.6174
Chào chị Thảo! Cảm ơn chị Thảo đã gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật. Đối với câu hỏi của chị chúng tôi phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:
Quy định của pháp luật về việc kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận cha mẹ con
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận cha con như sau:
Khi đăng ký khai sinh cho con mà có người yêu cầu đăng ký khai sinh nhận cha con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha con.
Người yêu cầu đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha con khi làm hồ sơ cần chuẩn bị giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký khai sinh;
– Tờ khai đăng ký nhận cha con
– Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
– Trường hợp không có giấy chứng sinh thì cần nộp văn bản người làm chứng xác nhận về việc sinh.
– Trường hợp khi không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
– Chứng cứ chứng mình quan hệ cha con theo quy định.
– Giấy khai sinh và trích lục đăng ký nhận cha con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
Nơi làm thủ tục khai sinh và nhận cha con
Căn cứ tại Điều 24 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
– Luật này quy định Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha con thực hiện đăng ký nhận cha con.
– Sau khi người yêu cầu đăng ký nhận cha con nộp đủ giấy tờ theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền xác định việc nhận cha con không có chanh chấp khi đó công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch cùng người đăng ký nhận cha con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trích lục cho người yêu cầu.
Nếu chị còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào về các nội dung liên quan hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy khai sinh và nhận cha con, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
>> Xem thêm: Nhận lại cha mẹ ruột – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thực hiện
Giấy tờ nào chứng minh mối quan hệ cha con?
>> Luật sư giải đáp miễn phí giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha con, gọi ngay 1900.6174.
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 và Khoản 1 Điều 44 Bộ luật hộ tịch bao gồm giấy tờ sau:
– Văn bản cơ quan ý tế, giám định hoặc cơ quan giám định hoặc những cơ quan tổ chức trong và ngoài nước xác nhận quan hệ cha con
– Trường hợp không có chứng cứ quan hệ cha con thì các bên nhận cha con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con, đồng thời cần sự làm chứng của ít nhất hai người.
Do đó chứng cứ xác thực nhất để chứng mình mối quan hệ cha con là văn bản của cơ quan y tế hoặc cơ quan giám định xác nhận quan hệ cha con, gọi khác là xét nghiệm ADN.
Xác định quan hệ huyết thống bằng phương pháp ADN là phương pháp chính xác nhất hiện nay. Nếu hai mẫu đem đi giám định ADN nghi vấn trùng khớp với nhau hoàn toàn thì có khả năng cùng huyết thống giữa con và bố (mẹ) ruột tỉ lệ từ 99,999% trở lên. Trường hợp hai mẫu không trùng khớp với nhau từ 2 gen trở lên thì hai bên không có quan hệ huyết thống với nhau.
Kể từ ngày 16/7/2020 Thông tư 4 có hiệu lực, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con đã dễ dàng hơn so với trước đây. Ngoài giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế về mối quan hệ cha con như ADN thì các bên mong muốn được chứng minh quan hệ cha con chỉ cần các bên lập thêm biên bản về mối quan hệ và có sự làm chứng của 02 người trở lên.
>> Xem thêm: Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú theo quy định pháp luật
Đăng ký cha con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt
Anh Đăng có câu hỏi:
“Chào luật sư! Tôi và bạn gái quen nhau từ khi mới vào Đại học. Đến năm 4 hai đứa chuyển vào ở với nhau và chung sống như vợ chồng, nhưng không đăng ký kết hôn. Hai chúng tôi đã lỡ có em bé, vì còn quá trẻ và sợ nên khi sinh bé ra chúng tôi chưa chưa đăng ký khai sinh. Đến khi đứa bé được 8 tháng, người bạn gái tôi đã bỏ đi và để lại đứa bé cho tôi.
Hiện tại con tôi đã được hơn 1 tuổi, bây giờ tôi muốn làm thủ tục nhận con nhưng không thể liên lạc được với mẹ bé thì tôi có được đăng ký nhận con không? Nếu đăng ký được tôi cần phải làm gì? Mong luật sưu giải đáp thắc mắc, cảm ơn luật sư!”
Trả lời:
Chào anh Đăng! Cảm ơn anh đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật là nơi giải quyết những thắc mắc của anh. Câu hỏi của anh, qua việc phân tích luật sư đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc đăng ký nhận cha/mẹ/con trong một số trường hợp đặc biệt giải quyết như sau:
– Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng cha, khi cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với ngưởi mẹ thì không cần ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha con.
– Nếu có giấy tờ chứng sinh và giấy tùy thân của người mẹ thì phần khai về thông tin người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tùy thân của người mẹ. Trường hợp không có giấy tờ thông tin của người mẹ thì ghi thông tin do người cha cung cấp; người cha phải chịu trách nhiệm thông tin do mình cung cấp.
– Trong trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không cần làm thủ tục nhận cha con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của con.
– Trong trường hợp con do vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận con chung thì thông tin người cha được ghi ngay vào giấy khai sinh và không cần làm thủ tục đăng ký nhận cha con.
– Trong trường con do vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ/chồng không thừa nhận là con chung mà người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định quy định pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp của anh Đăng anh hoàn toàn có thể đăng ký nhận con và không cần ý kiến của người mẹ trong tờ khai đăng ký nhận cha con, vì anh thuộc trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP mà không cần ý kiến của người mẹ trong tờ khai đăng ký nhận cha con.
Nếu con bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận tư vẫn miễn phí, nhanh chóng từ Luật sư!
Có thể thực hiện thủ tục nhận cha con khi vợ không đồng ý không?
Anh Toàn – Thanh Hóa có câu hỏi:
“Chào luật sư! Trước đây tôi quen một người, chúng tôi yêu nhau hai năm nhưng mẹ tôi không đồng ý cho hai đứa lấy nhau. Gia đình ngăn cản nên tôi và bạn gái đã ra ngoài sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Sau một thời gian hai chúng tôi có một đứa con trai.
Mẹ tôi khi biết bạn gái tôi có con trai thì mong muốn đón cháu về nhà, nhưng bạn gái không đồng ý. Luật sư cho tôi hỏi có thể thực hiện thủ tục nhận cha con khi người mẹ không đồng ý. Tôi cảm ơn luật sư!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí thủ tục nhận cha con khi chưa đăng ký kết hôn, gọi ngay 1900.6174
Chào anh Toàn! Cảm ơn anh Toàn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật, luật sư chúng tôi phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:
Trong trường hợp mẹ con anh không đồng ý cho anh nhận con thì anh có quyền làm đơn khởi kiện tới cơ quan thẩm quyền yêu cầu giải quyết theo quy định tại Khoản 4, Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện
– Giấy tờ chứng minh cha con
– Chứng mình thư nhân dân, Sổ hộ khẩu gia đình của anh (bản sao công chứng);
Sau khi thực hiện thủ tục nhận cha con thì anh cần thực hiện bổ sung hộ tịch cụ thể quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014.
>> Xem thêm: Thủ tục nhận cha con khi chưa đăng ký kết hôn – Tư vấn miễn phí
Trên đây là những thông tin Tổng Đài Pháp Luật giải đáp những câu hỏi xoay quanh vấn đề thủ tục nhận cha con. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn trong qua trình tìm hiểu quy định pháp luật, trang bị kiến thức để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước pháp luật. Mọi băn khoăn, thắc mắc của bạn về vấn đề trên vui lòng kết nối với chúng tôi qua 1900.6174, phía đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!