Tội cướp tài sản bị xử lý như thế nào? Bộ luật Hình sự 2015

Tội cướp tài sản là một trong những tội phạm phổ biến nhất trong xã hội hiện nay. Vậy cụ thể tội cướp tài sản là gì? Các dấu hiệu cấu thành tội này như thế nào? Khung hình phạt đối với loại tội phạm này như thế nào? Bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về những vấn đề xoay quanh loại tội phạm này. Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được nhận được sự tư vấn miễn phí từ luật sư!

>> Tư vấn quy định về tội cướp tài sản, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-toi-cuop-tai-san

 

Tội cướp tài sản là gì?

Tội cướp tài sản thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay lập tức hoặc hành vi khác của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi cướp tài sản của chủ thể phạm tội đồng thời xâm hại đến cả quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu đối với nạn nhân. Bằng hành vi phạm tội của mình thì người phạm tội cướp tài sản đã xâm hại đến thân thể, sức khỏe của con người để qua đó có thể xâm phạm được quyền sở hữu tài sản của họ.

Tội cướp tài sản nằm trong Chương XVI thuộc các tội xâm phạm sở hữu được Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể tại Điều 168, cụ thể:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm….”

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị uy tín hàng đầu chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai,.. Với hơn 10 năm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực pháp lý, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề trong thực tế cho khách hàng. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174để được luật sư tư vấn miễn phí!

Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản

 

Anh Quang (Quảng Ninh) có câu hỏi:“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:

Em trai tôi là em Hải, hiện đang bị công an tạm giữ để điều tra, sự việc cụ thể là như sau: Em Hải năm nay 23 tuổi, do ham chơi nên em bỏ học, theo các bạn lên Hà Nội làm từ rất sớm. Gần đây do thiếu tiền nên em Hải cùng một bạn nữa bàn nhau đi cướp xe máy đem bán lấy tiền tiêu. Em tôi và người bạn kia bí mật phục kích tại một đoạn đường, sau khi phát hiện thấy có người đi qua, bất kể là nam hay nữ thì hai người lên xe máy bám theo.

Khi đến đoạn đường ít người qua lại thì người bạn kia cầm lái điều khiển cho xe áp sát người bị hại, còn em tôi ngồi phía sau dùng gậy mang theo phang liên tiếp vào người bị hại để lúc này người đó không thể tiếp tục điều khiển xe, mất khả năng tự vệ và ngã ra đường. Sau đó em tôi xuống cướp xe máy và các tài sản khác. Tuần trước khi thực hiện hành vi thì em Hải cùng người bạn kia bị các anh công an khu vực phát hiện và bắt tại chỗ.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi các yếu tố cấu thành thành vi phạm tội của em tôi là như thế nào? Và em tôi phạm vào tội gì trong trường hợp này?
Mong Luật sư có thể sớm giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tìm hiểu các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Quang! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành cũng như những thông tin mà anh trình bày ở trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của anh như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 168 Bộ Luật Hình sự 2015 có thể xác định các cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản sẽ bao gồm:

Mặt khách quan của tội cướp tài sản:

Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi khách quan của tội cướp tài sản sẽ bao gồm: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác, dù được thực hiện thế nào đều dẫn đến kết quả là người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

Hành vi dùng vũ lực là hành động của người phạm tội đã tác động vào người bị hại chẳng hạn như đấm, đá, bóp cổ,… hành vi này có thể sử dụng đối với người quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào mà người phạm tội cho là sẽ cản trở hành vi lấy tài sản của người phạm tội. Hành vi dùng vũ lực có thể làm cho người bị hại bị thương tích, bị tổn hại đến sức khỏe hoặc cũng có thể làm chết người.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc. Việc xác định dùng vũ lực ngay tức khắc hay không sau lời đe dọa là vấn đề cần chứng minh. Bởi đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội cướp tài sản với cưỡng đoạt tài sản. Ngay tức khắc là ngay lập tức không chần chừ, khả năng xảy ra là tất yếu nếu người bị hại không giao tài sản cho người phạm tội. Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc cũng có nghĩa nếu người bị hại không giao tài sản hoặc cản trở người phạm tội lấy tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện.

Hành vi khác là những hành vi không phải dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được như thôi miên, dùng thuốc mê, thuốc ngủ…

Đây là tội phạm có cấu thành hình thức vì vậy tội phạm được xem làm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi mà chúng tôi phân tích ở trên nhằm chiếm đoạt tài sản, bất kể người phạm tội đã chiếm được tài sản hay chưa.

Mặt chủ quan của tội cướp tài sản:

Lỗi của người phạm tội cướp tài sản lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác, biết rõ là tài sản của người khác nhưng vẫn muốn chiếm đoạt đến cùng.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm này. Việc thực hiện những hành vi khách quan chỉ trở thành hành vi phạm tội của tội cướp tài sản nếu việc thực hiện những hành vi đó nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Còn nếu có hành vi tấn công nhưng vì động cơ và mục đích khác chẳng hạn như mục đích gây thương tích hoặc giết người… chứ không nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng sau đó người bị tấn công bỏ chạy để lại tài sản và người phạm tội lấy tài sản đó thì lúc này không phải là tội cướp tài sản mà tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội tương ứng.

Chủ thể của tội cướp tài sản:

Do tội cướp tài sản là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy người phạm tội cướp tài sản chỉ cần là người từ đủ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình,

Khách thể của tội cướp tài sản:

Khách thể của tội cướp tài sản bao gồm cả quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Tội cướp tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể nhưng khách thể bị xâm hại trước là quan hệ nhân thân người bị hại và thông qua việc xâm hại đến nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ tài sản.
Đối tượng tác động của tội cướp tài sản chính là tài sản. Tuy nhiên không phải tất cả những gì là tài sản đều được coi là đối tượng tác động của tội phạm này. Mà tài sản với tư cách là đối tượng tác động của tội cướp tài sản phải là những tài sản hữu hình, có chủ tài sản hoặc người quản lý được thể hiện dưới nhiều hình thức.

Người bị hại trong tội cướp tài sản là người bị thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản do người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác tác động vào người bị hại. Người bị hại có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc là người quản lý tài sản.

Trở lại với vấn đề của anh Quang, căn cứ vào những thông tin mà chúng tôi phân tích ở trên thì các yếu tố cấu thành hành vi phạm tội của em trai anh sẽ bao gồm:

Mặt khách quan: Em trai anh và bạn đã có hành vi dùng vũ lực (dùng gậy) tác động mạnh vào người nạn nhân. Hành vi này nhằm mục đích làm tê liệt sự chống cự của nạn nhân khi họ có ý định chống lại việc bị chiếm đoạt tài sản. Đồng thời hành vi này cũng có thể tác động đến ý chí của nạn nhân, khiến họ không dám chống cự vì lo sợ hậu quả xấu hơn có thể xảy ra.

Mặt chủ quan: Trong trường hợp này lỗi của Hải là lỗi cố ý trực tiếp. Tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội của mình, người phạm tội là em trai anh biết mình có hành vi dùng vũ lực làm cho các bạn nhân lâm vào tình trạng không thể kháng cự được. Hải trong trường hợp này mong muốn hành vi của mình có để làm cho người phạm tội không thể chống cự được để dễ dàng chiếm đoạt được tài sản của họ.

Chủ thể: Như anh trình bày ở trên thì em trai anh đã 23 tuổi, là người có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Hải nhận thức được hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những quan hệ được pháp luật bảo vệ nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Khách thể: Hành vi của anh Hải trong trường hợp này đã đồng thời xâm phạm đến hai khách thể được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Thứ nhất là quyền nhân thân đối với tính mạng và sức khỏe của người bị hại do có hành vi dùng vũ lực khiến người này không còn khả năng chống cự được. Thứ hai là quyền sở hữu đối với tài sản của nạn nhân.

Căn cứ vào những phân tích của chúng tôi ở trên, có thể khẳng định em trai anh phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015. Do những thông tin anh cung cấp không đủ để khẳng định em trai anh sẽ phải gánh chịu hình phạt ở khung hình phạt nào. Do đó tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ khác nhau mà em trai anh có thể phải gánh chịu thấp nhất là 3 năm tù và cao nhất là 20 năm tù giam.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản, hãy gọi ngay đến đường dây nóng của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ!

>> Xem thêm: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào?

 

muc-xu-phat-doi-voi-toi-cuop-tai-san

 

Mức xử phạt đối với tội cướp tài sản

Chị Hạnh (Lạng Sơn) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư tư vấn như sau:

Anh Kiên là hàng xóm nhà tôi, khoảng 1 tuần trước anh Kiên có sang nhà tôi chơi, lúc này tôi đang ngồi đếm tiền và vàng gần két sắt do tôi mới được con trai gửi về biếu. Khi thấy tôi đang có tiền vàng trong tay, anh Kiên nổi lòng tham liền cầm chiếc ghế đang ngồi đập tới tấp vào người và đầu tôi, đến khi khiến cho tôi ngất xuống, không còn phản kháng được nữa thì anh ta mới dừng lại. Lúc này Kiên liền cho tay vào két sắt, lấy đi 400 triệu đồng cùng với 2 cây vàng của tôi, tổng tài sản trị giá khoảng 550 triệu đồng. Ngay sau khi sức khỏe được phục hồi tôi đã đi tố cáo hành vi phạm tội của Kiên với cơ quan chức năng và Kiên bị bắt không lâu sau đó.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này anh Kiên phạm tội gì? Đối với hành vi phạm tội của anh ta thì theo quy định của pháp luật hiện hành thì Kiên sẽ phải gánh chịu hình phạt như thế nào? Mong Luật sư có thể sớm tư vấn cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn về khác khung hình phạt đối với tội cướp tài sản, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hạnh! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị Hạnh đã gửi những thắc mắc của mình đến cho chúng tôi! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp bên trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề mà chị gặp phải như sau:

Mức hình phạt của tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành sẽ được chia thành bốn khung hình phạt, cụ thể:

Cướp tài sản thuộc khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 quy định phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Khung hình phạt này được áp dụng đối với trường hợp người phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

Cướp tài sản thuộc khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015, hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm áp dụng đối với những trường hợp phạm tội có tình tiết định khung tăng nặng, cụ thể như sau:

+ Phạm tội có tổ chức: Là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Những người đồng phạm trong người hợp này cùng cố ý bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau để vạch ra kế hoạch thực hiện việc cướp tài sản dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: phạm tội cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội phạm tội nhiều lần, có tính chất liên tục, lấy việc phạm tội là nguồn sống, thu nhập chính của mình.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%: thương tích của người bị hại hoặc người khác bao gồm cả thương tích do hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản và thương thích do hành vi hành hung để tẩu thoát gây nên.

+ Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác: Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng và tác dụng tương tự. Phương tiện nguy hiểm là những công cụ, dụng vụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt hoặc có thể là vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện cho việc thực hiện tội phạm. Thủ đoạn nguy hiểm chẳng hạn như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân, đầu độc nạn nhân…

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ: đây là những đối tượng là những người yếu thế trong xã hội do đó được Nhà nước và pháp luật đặc biệt bảo vệ.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

+ Phạm tội tái phạm nguy hiểm: Đây là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội chẳng hạn như người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích à lại phạm phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý…

Cướp tài sản thuộc khoản 3 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015, quy định hình phạt tù từ 12 đến 20 năm tù, áp dụng đối với những trường hợp phạm tội có tình tiết định khung tăng nặng đó là:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà từ 31% đến 60% tỷ lệ tổn thương cơ thể

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội cướp tài sản

Cướp tài sản thuộc khoản 4 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015, quy định mức phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng đối với các trường hợp phạm tội sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người là 31% trở lên

+ Làm chết người

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội

Áp dụng vào trường hợp cụ thể của chị Hạnh ở trên, có thể thấy anh Kiên để có thể chiếm đoạt được tài sản của chị Kiên đã có hành vi dùng vũ lực, cụ thể là lấy chiếc ghế đánh vào người và đầu chị, hành động tấn công này của Kiên có khả năng gây huy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công là chị, đồng thời làm cho chị mất khả năng chống cự lại.

Anh Kiên không chỉ cố ý thực hiện hành vi phạm tội mà còn có mục đích chiếm đoạt tài sản. Khi thực hiện hành vi này Kiên nhận thức rõ là xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Vì vậy, có thể thấy hành vi của anh Kiên có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015.

Như chị cung cấp thông tin, tổng số tài sản anh Kiên chiếm đoạt được của chị là khoảng 550 triệu đồng. Do đó hành vi này là hành vi phạm tội có tình tiết định khung tăng nặng, được quy định cụ thể tại điểm a khoản 4 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015. Vì vậy, cùng tại điều luật này thì theo quy định anh Kiên sẽ phải gánh chịu khung hình phạt từ 18 đến 20 năm tù hoặc có thể là tù chung thân tùy vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ khác.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến mức xử phạt tội cướp tài sản theo quy định hiện hành, hãy nhấc máy và gọi đến ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo bộ luật hình sự mới nhất

Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản

Chị An (Thanh Hóa) có câu hỏi:“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Anh Nam và chồng tôi là bạn thân, hôm qua sau khi nhậu xong anh Nam và chồng tôi cùng rủ nhau đi lên thành phố để chơi. Trên đường đi thì chồng tôi và anh Nam gặp chị Mai đi từ một ngõ hẻm đi ra, lúc này hai người có chặn chị Mai lại để trêu ghẹo. Trong lúc chị Mai không chú ý, chồng tôi ngồi sau nhanh tay giật lấy 1 sợi dây chuyền 4 chỉ vàng đeo trên cổ chị Mai và chiếc điện thoại chị Mai đang cầm trên tay, tổng giá trị tài sản mà chồng tôi và anh Nam lấy được của chị Mai là khoảng 60 triệu đồng. Hiện chị Mai đã trình báo sự việc lên cơ quan công an, chồng tôi và anh Nam đã trốn mất, không biết đi đâu.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp này chồng tôi phạm tội cướp tài sản hay tội cướp giật tài sản? Chồng tôi phải chịu hình phạt như thế nào đối với hành vi vi phạm này? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn”

 

>> Tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị An! Cảm ơn câu hỏi của chị gửi đến cho chúng tôi! Đối với những thắc mắc trên của chị, chúng tôi xin được đưa ra những lý giải cụ thể như sau:

Cả hai tội cướp tài sản và cướp giật tài sản giống nhau ở chỗ đều xâm phạm quyền sở hữu và đều là các tội có tính chất chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên ở tội cướp giật tài sản, dấu hiệu chiếm đoạt tài sản thể hiện bằng hành vi chiếm đoạt, còn trong tội cướp tài sản, dấu hiệu chiếm đoạt thể hiện mục đích của người phạm tội.

Trong tội cướp tài sản, người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khác hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cực được nhằm chiếm đoạt tài sản của mình. Những hành vi đó mà người phạm tội sử dụng là để tác động, tấn công người bị hại nhằm đè bẹp sự kháng cự của họ.

Còn trong tội cướp giật tài sản người thường phạm tội không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc bất kỳ thủ đoạn nào khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự của bạn nhân để chiếm đoạt tài sản mà chỉ lợi dụng sự sơ hở của nạn nhân, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh. Đặc biệt cơ bản này giúp dễ dàng phân biệt được tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản.

Trở lại với vấn đề của chị An ở trên, như chị trình bày thì trong lúc chị Mai không chú ý do đang bị anh trêu ghẹo thì chồng chị đã nhanh tay giật mất sợi dây chuyền và chiếc điện thoại của chị Mai. Có thể thấy, để thực hiện hành vi này thì chồng chị không sử dụng vũ lực, cũng không có hành vi đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của chị Mai. Mà lúc này chồng chị chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sơ hở của chị Mai để giật lấy tài sản của chị Mai và tẩu thoát. Hành vi này được thực hiện một cách bất ngờ và nhanh chóng, chị Mai lúc này không kịp để có thể ứng phó. Đồng thời ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản của chị mai thì chồng chị và anh Nam cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi sự truy đuổi.

Do đó căn cứ vào những phân tích của chúng tôi ở trên có thể thấy chồng chị trường hợp này có đủ các dấu hiệu để cấu thành tội cướp giật tài sản theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015. Như chị trình bày thì tổng giá trị tài sản mà chồng chị và anh Nam cướp giật được của chị Mai là khoảng 60 triệu đồng. Do đó căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015, lúc này chồng chị và anh Nam sẽ phải gánh chịu khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của từng chủ thể khác nhau.

Nếu chị còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!

Một số câu hỏi liên quan đến tội cướp tài sản

Cướp điện thoại bị xử lý như thế nào?

Chị Hương (Bắc Ninh) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Em trai tôi là Phương năm nay 21 tuổi, hai hôm trước em có xin bố mẹ lên Hà Nội chơi mấy hôm. Khi lên tới Hà Nội, em cùng với một bạn nữa cùng nhau bàn bạc và lên kế hoạch thực hiện việc cướp điện thoại của người đi đường. Cụ thể hai người sẽ di chuyển bằng xe máy, em tôi sẽ ngồi đằng sau. Khi đi trên đường nếu phát hiện có người đang sử dụng điện thoại, em tôi sẽ dùng bình xịt hơi cay chuẩn bị sẵn, bất ngòi xịt hơi cay vào mặt nạn nhân và cướp đi điện thoại di động. Hiện em tôi đã bị công an tạm giữ, khi khám xét thì cơ quan chức năng có thu giữ 5 chiếc điện thoại iphone đều là em tôi và người bạn kia cướp được trị giá khoảng 70 triệu đồng.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này em trai tôi đã phạm tội gì và bị xử lý như thế nào? Mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn quy định về khung hình phạt đối với tội cướp điện thoại, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hương! Cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Dựa theo những thông tin mà chị cung cấp cũng như những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho câu hỏi của chị như sau:

Như chị trình bày ở trên thì em trai chị là anh Phương đã cùng với bạn cùng nhau thực hiện hành vi vi phạm, cụ thể, khi thấy nạn nhân sử dụng điện thoại, lợi dụng sơ hở anh Phương ngồi sau đã bất ngờ xịt hơi cay vào mặt nạn nhân. Mặc dù anh Phương không có hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, tuy nhiên có thể thấy hành vi này làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, lúc này anh Phương đã đưa nạn nhân vào tình trạng đó là không còn có thể quản lý được tài sản đề thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của họ. Vì vậy hành vi này sẽ thuộc trường hợp là những hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.

Anh Phương và bạn là người phạm tội trong trường hợp này đã thực hiện hành vi với mục đích chiếm đoạt được tài sản của người khác. Do đó hành vi trên được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Anh Phương nhận thức được hành vi của mình là sai trái tuy nhiên vẫn cố tình thực hiện đến cùng hành vi vi phạm.

Hành vi trên xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu tài sản được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Hành vi này thể hiện sự coi thường pháp luật, đi ngược lại với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Dựa vào những phân tích này có thể thấy anh Phương trong trường hợp này có đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.

Như chị trình bày thì tổng giá trị 5 chiếc điện thoại mà anh Phương cùng bạn cướp được trị giá khoảng 70 triệu đồng. Tại Khoản đ điều 2 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;”

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy tùy vào những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi gây nên mà em trai chị sẽ phải gánh chịu khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến khung hình phạt đối với tội cướp điện thoại, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!

Xem thêm: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật?

cuop-tai-san-khi-dang-say-ruou-bi-xu-ly-the-nao-toi-cuop-tai-san

 

Cướp tài sản khi đang say rượu bị xử lý thế nào?

Anh Khải (Hà Nội) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, hôm qua sau khi đi làm em có điều khiển xe máy để di chuyển về nhà. Đường về nhà, em có đi qua một đoạn đường vắng, có ít người qua lại. Khi đi qua đoạn đường này, anh Bình là hàng xóm nhà em có chặn xe em lại, sau đó lấy gậy anh ta cầm sẵn đập liên tiếp vào người em khiến cả người và xe đều ngã ra đường. Khi thấy em không thể chống cự được nữa Bình liền cướp xe và toàn bộ tài sản giá trị em mang theo bên người và đi mất, toàn bộ số tài sản anh Bình cướp được trị giá khoảng 50 triệu đồng. Khi thực hiện hành vi em thấy Bình có biểu hiện của việc say rượu, không điều khiển được hành vi của mình.Vậy Luật sư cho em hỏi nếu anh Bình thực hiện hành vi vi phạm khi đang say rượu thì có phải là một tình tiết để loại trừ trách nhiệm hình sự của anh ta hay không? Nếu không thì theo quy định anh Bình sẽ bị xử lý như thế nào? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp cho em vấn đề trên, em xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn về trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi cướp tài sản trong tình trạng say rượu, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Khải! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn câu hỏi của anh đã gửi đến cho chúng tôi! Đối với câu hỏi trên của anh, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể sau đây:

Theo thông tin mà anh cung cấp thì trên đường đi làm về anh đã bị anh Bình chặn xe lại sau đó đánh liên tiếp vào người bằng cây gậy chuẩn bị sẵn để thực hiện hành vi cướp tài sản. Có thể thấy đối với hành vi này có thể xác định anh Bình phạm vào tội cướp tài sản được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.

Tại Điều 13 của Bộ luật hình sự 2015 có quy định cụ thể về trường hợp phạm tội do dùng rượu bia hoặc chất kích thích mạnh khác:

“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Có thể thấy anh Bình khi sử dụng rượu bia đồng nghĩa với việc anh tự đặt mình vào trạng thái có thể mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi dẫn đến việc phạm tội. Vì vậy theo quy định việc anh Bình say rượu không phải là một yếu tố để loại trừ trách nhiệm hình sự.

Như anh trình bày thì tổng giá trị tài sản anh bị anh Bình cướp trị giá khoảng 50 triệu đồng. Do đó căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 168 Bộ Luật dân sự 2015 thì anh Bình lúc này sẽ phải gánh chịu khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù giam. Ngoài ra anh Bình còn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường do làm ảnh hưởng đến sức khỏe của anh theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015.

Vì vậy để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình anh có thể tố cáo hành vi phạm tội của anh Bình lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có thể được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến tội cướp tài sản. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể tự điều chỉnh được những xử sự của bản thân để tránh gặp phải những hậu quả pháp lý bất lợi trong tương lai. Nếu các bạn còn bất cứ những thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!