Tội cướp giật tài sản xử lý như thế nào theo quy định pháp luật

Tội cướp giật tài sản là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đối với tội phạm này không có trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính mà mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý trách nhiệm hình sự. Hiện nay vấn đề này đang diễn ra ngày càng nhiều và với nhiều hình thức ngày càng tinh vi hơn. Để có thể hiểu rõ những quy định pháp luật về tội cướp giật tài sản hay bất kỳ những thắc mắc gì về tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174. Tổng Đài Pháp Luật xin giải đáp mọi thắc mắc của anh chị hoàn toàn miễn phí 24/7.

>> Tội cướp giật tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Gọi ngay 1900.6174 

quy-dinh-ve-toi-cuop-giat-tai-san

Cướp giật tài sản là gì? Quy định về tội cướp giật tài sản

 

Cướp giật tài sản là hành vi cố ý xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Quyền này được pháp luật bảo vệ và bất khả xâm phạm. Cướp giật tài sản là hành vi bị nghiêm cấm nếu như cá nhân, tổ chức có dấu hiệu hành vi vi phạm nếu như nhẹ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính và nhẹ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Đối với tội cướp giật tài sản là tội phạm hình thức, có nghĩa là đối với hành vi này không cần phải có thiệt hại thực tế xảy ra thì có thể cấu thành tội phạm được theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Đối với tội cướp giật đó là người thực hiện hành vi sẽ thực hiện 2 hành động nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát.

Đối với hành vi nhanh chóng chiếm đoạt là người vi phạm sẽ lợi dụng hoàn cảnh khách quan, sử dụng những điều kiện thuận lợi có thể là do người bị hại không để ý hay chủ quan của người bị hại. Ngoài dựa vào những trường hợp chủ quan như vậy thì người phạm tội còn tự tạo ra hoàn cảnh để thực hiện hành vi chiếm đoạt một cách nhanh chóng. Thực hiện hành vi 1 cách nhanh chóng để cho người bị hại không thể hoặc không có 1 điều kiện nào để có thể lấy lại được tài sản của họ

Hành vi chiếm đoạt tài sản đó là người thực hiện hành vi cướp giật tài sản với mục đích là lấy được tài sản cho mình hoặc bằng 1 cách nào đó tước đi quyền sở hữu tài sản của người bị hại.

Dấu hiệu hậu quả không bắt buộc phải có ở tội cướp giật tài sản. Giá trị tài sản chiếm đoạt được là bao nhiêu là tình tiết để định khung hình phạt đối với tội phạm này. Tội cướp giật tài sản dù giá trị của tài sản là bao nhiêu đi chăng nữa thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu các điều kiện về mặt cấu thành tội phạm của hành vi.

Cấu thành tội phạm của tội cướp giật tài sản

 

Chị Thúy (Hải Dương) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc như sau cần được luật sư giải đáp:

Tôi là Thúy hiện tại đang sinh sống ở Hải Dương. Ngày 24/9/2022, trong lúc tôi đang sử dụng điện thoại di động để gọi cho chồng tôi ra chở về vì thấy trong người khá mệt. Khi tôi đang đứng đợi chồng thì có 2 thanh niên đi xe máy ngang qua tôi và đã giật mất chiếc điện thoại của tôi. Do đi bộ cùng với 2 thanh niên đó đi quá nhanh nên tôi không đuổi theo được.

Tôi có lên trình báo công an và hiện tại ngày 27/9/2022 công an đã tìm và bắt giữ được 2 đối tượng đó để tiến hành điều tra. Tại cơ quan điều tra 2 đối tượng khai nhận đều là 23 tuổi không có công ăn việc làm nên thường xuyên trộm cắp tài sản của người khác. Công an kết luận 2 người này có hành vi cướp giật tài sản.

Như vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi của 2 thanh niên kia có phải là hành vi cướp giật tài sản hay không? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Cấu thành tội phạm của tội cướp giật tài sản, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa chị Thúy! Cảm ơn chị đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật. Bằng những quy định mới nhất của pháp luật cũng như bằng những hiểu biết và chuyên môn của đội ngũ luật sư xin trả lời thắc mắc của chị Thúy cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân tích yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản

Tội cướp giật tài sản là tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cũng giống như các loại tội phạm khác người thực hiện hành vi cướp giật tài sản nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như người thực hiện hành vi chỉ cần thiếu 1 trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm của tội này thì chắc chắn sẽ không thể nào truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm đó.

Sau đây là phần phân tích cấu thành tội phạm của tội cướp giật tài sản theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cụ thể như sau:

Mặt khách quan

Trong tội cướp giật tài sản, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể được thực hiện bằng các hình thức: công khai và nhanh chóng. Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản phải mang tính chất công khai và tính nhanh chóng chiếm đoạt, có thể có hành vi khách quan là lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản để người phạm tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản đó và để chiếm đoạt tài sản và rồi nhanh lẩn tránh đi.

Đây có thể nói là những dấu hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định tội nhằm để xác định trách nhiệm hình sự một cách đúng đắn. Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chỗ, tội phạm đã gây ra thiệt hại hoặc đã đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Sự gây thiệt hại này sẽ là một trong những nội dung biểu hiện của yếu tố mặt khách quan của tội phạm.

Đó là hậu quả nguy hiểm cho xã hội – hậu quả của hành vi khách quan. Như vậy, hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi khách quan phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Trong tội cướp giật tài sản, hậu quả nguy hiểm cho xã hội trực tiếp là những thiệt hại về vật chất .

Chủ thể của tội phạm cướp giật tài sản

Chủ thể của tội phạm này phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ, đạt được độ tuổi theo quy định của pháp luật và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Chủ thể của tội cướp giật tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định thực hiện hành vi cướp giật tài sản.

Chủ thể của tội phạm trước hết bao gồm những người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và cũng có thể có những trường hợp người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ thực hiện hành vi cướp giật tài sản trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều 171, Khoản 3, Khoản 4 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Người thực hiện hành vi phạm tội phải nhận thức được hành vi mà mình đang thực hiện, Khi thực hiện hành vi phải hoàn toàn tự nguyện không có dấu hiệu lừa đối, ép buộc dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực. Hay nói cách khác người phạm tội khi thực hiện hành vi không bị tâm thần, không bị mất năng lực hành vi dân sự và không dưới 14 tuổi cũng như không bị ép buộc hay lừa dối.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội cướp giật tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản, người phạm tội biết mình sẽ có hành vi công khai, để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác, Người phạm tội đã thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng lại mong muốn cho hậu quả đó xảy ra, người phạm tội mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình phạm tội.

Trong mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản, ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc ra còn có động cơ và mục đích của người phạm tội. Động cơ của tội cướp giật tài sản sẽ được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội phải thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cố ý.

Mục đích của tội cướp giật tài sản là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích cụ thể của tội cướp giật tài sản chính là tước đoạt đi quyền sở hữu tài sản của người khác. Cũng có thể người phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản làm riêng của mình.

Khách thể của tội phạm

Người thực hiện hành vi cướp giật tài sản là đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Quyền sở hữu tài sản là quyền bất khả xâm phạm, quyền này được quy định trong hiến pháp và các quy định pháp luật khác có liên quan. Quyền này được pháp luật bảo vệ mà không ai có quyền xâm phạm trừ những quy định của pháp luật về việc cưỡng chế hay tước quyền sở hữu tài sản.

Như vậy, trên đây là những yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản của tội cướp giật tài sản. Nếu như 1 hành vi cướp giật tài sản mà không đầy đủ từ 1 yếu tố hay không thỏa mãn 4 yếu tố nói trên thì không được coi là phạm tội cướp giật tài sản và sẽ không bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Thứ hai, xác định tội danh cho 2 thanh niên lấy đi điện thoại của chị Thúy

Hai thanh niên kia đã có hành động như là đi xe máy và lợi dụng lúc chị Thúy đi bộ, không có phương tiện hỗ trợ, đoạn đường chị Thúy không quen biết và lợi dụng sự lơ là, chủ quan của chị Thúy để thực hiện hành vi cướp đi chiếc điện thoại mà chị Thúy đang cầm trên tay.

Hành vi này có thể xem là hành vi nhanh chóng để chiếm đoạt vì nó xảy ra rất nhanh và không cho chị Thúy có cơ hội để phản kháng hay những người phạm tội biết rõ chị Thúy không thể phản kháng hoặc chỉ phản kháng nhưng không thể giành lại chiếc điện thoại đó được.

Hai người phạm tội trong trường hợp này khi thực hiện hành vi đều có tính nhanh chóng và tính chiếm đoạt. Nhanh chóng đó là cướp và bỏ đi ngay, chiếm đoạt đó là lấy được tài sản của chị Thúy là chiếc điện thoại mà chị Thúy cầm trên tay.

Hậu quả xảy ra là chị Thúy bị mất đi chiếc điện thoại, bị tước đi quyền sở hữu của chiếc điện thoại đó và 2 thanh niên kia có được quyền sở hữu bất hợp pháp của chiếc điện thoại của chị Thúy. Với Hậu quả như vậy nguyên nhân là do 2 thanh niên này đã có hành vi cố ý tước đoạt tài sản của chị Thúy biến thành tài sản của mình không đúng theo quy định của pháp luật.

Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp, 2 thanh niên này biết hành vi của mình là sai, là không đúng theo quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi của mình cho đến cùng. Người phạm tội biết rõ hậu quả xảy ra sẽ nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra và thể hiện ý chí kiên quyết để lấy được tài sản đó.

Mục đích ở đây chính là tước đoạt đi quyền sở hữu đối với tài sản của chị Thúy và biến quyền sở hữu tài sản là chiếc điện thoại của chị Thúy thành của mình. Với động cơ là yếu tố thúc đẩy cho hành vi phạm tội cho 2 người này.

Về độ tuổi thì 2 người phạm tội này đã trên 16 tuổi đủ tuổi chịu mọi loại trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Trong trường hợp này 2 thanh niên này cũng đã 23 tuổi.

Người phạm tội có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự. Người phạm tội không bị bệnh tâm thần, hoàn toàn tỉnh táo khi thực hiện hành vi của mình. Người phạm tội khi thực hiện hành vi hoàn toàn tự nguyện, không có yếu tố bắt buộc, không bị lừa dối, không bị đùng bạo lực hay đe dọa dùng vũ lực để ép buộc thực hiện hành vi của mình.

Từ những phân tích ở trên có thể cho ta thấy 2 người thanh niên mà lấy chiếc xe của chị Thúy như thế là đã vi phạm tội cướp giật tài sản. Hành vi của 2 người này cùng với những yếu tố, những cái cơ bản của 2 người đã đầy đủ về mặt cấu thành tội phạm của 2 tội trên.

Mức xử phạt sẽ do cơ quan tòa án ra bản án tùy thuộc và giá trị tài sản mà 2 người này thực hiện hành vi phạm tội có được. Ngoài ra thì còn tùy thuộc vào những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ của hành vi để đưa ra những quy định phù hợp với quy định pháp luật nhằm xử đúng người đúng tội.

Như vậy, luật sư chúng tôi đã giải quyết xong vấn đề mà chị Thúy thắc mắc. Nếu như trong quá trình tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành, chị hãy trực tiếp liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn đầy đủ, chính xác và miễn phí.

>> Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành

Mức phạt tội cướp giật tài sản theo quy định mới nhất

 

Chị Diệu (Ninh Bình) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi cần được luật sư hỗ trợ giải quyết:

Tôi là Diệu năm nay 22 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Ninh Bình. Hiện tại tôi mới cưới chồng được 3 tháng và chồng tôi đang sinh sống và làm việc tại Ninh Bình. Do tính cách của chồng tôi là một người hay chơi bời, không tu chí làm ăn nên luôn trong trạng thái thiếu tiền. Do ham chơi từ nhỏ nên chồng tôi có quen 1 người anh em trong xóm và cũng vì thiếu tiền để tiêu pha nên chồng tôi cũng đã đưa ra ý kiến sẽ cùng với anh bạn kia đi cướp tiền.

Ngày 11/9/2022, khi chồng tôi và người bạn đó đang uống rượu ở quán thì thấy 1 người phụ nữ trên người có đeo 1 vòng vàng. Nảy sinh lòng tham nên khi người phụ nữ ấy về vì là đi 1 mình và trời khá tối nên chồng tôi và anh bạn đó đã có hành vi chặn xe và cướp vòng rồi chạy mất. Chồng tôi là người xuống xe giật đứt chiếc vòng đó của nạn nhân.

Ngay sáng hôm sau chồng tôi đã bị công an bắt giữ để điều tra về hành vi phạm tội của mình. Tôi nghe nói giá trị chiếc vòng đó là 5 chỉ tương đương với số tiền là 25.000.000 đồng. Vậy, luật sư cho tôi hỏi với vấn đề trên thì chồng tôi phạm tội gì? Mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu năm tù!

 

>> Mức phạt tội cướp giật tài sản theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa chị Diệu! Cảm ơn chị đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật. Với những thông tin mà chị cung cấp cùng với những quy định của pháp luật thì chúng tôi xin giải quyết vấn đề của chị Diệu đặt ra như sau:

Thứ nhất, phân tích hành vi của chồng chị

Chồng chị đã có hành vi theo dõi, lợi dụng trời tối, lợi dụng người phụ nữ đó đi một mình nên đã cùng với bạn của mình nhanh chóng tiếp cận nạn nhân và nhanh chóng lấy đi tài sản của nạn nhân. Với tính chất thực hiện nhanh chóng, lợi dụng sự sơ hở không đề phòng của nạn nhân. Cùng với đó là chồng chị đã thực hiện hành vi chặn đầu xe và cướp giật đi chiếc dây chuyền của nạn nhân một cách công khai, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát.

Hậu quả của hành vi là chồng chị đã chiếm đoạt, đã cướp giật được số tiền là 73 triệu đồng và vì thực hiện hành vi cướp giật thì chồng chị mới có thể lấy được số tiền đó từ nạn nhân.

Lỗi ở đây của chồng chị là lỗi cố ý trực tiếp. Chồng chị cố tình thực hiện hành vi của mình cho dù chồng chị biết pháp luật nghiêm cấm những hành vi đó. Chồng chị biết hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi cướp giật gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Mục đích: Chồng chị thực hiện hành vi cướp giật tài sản nhằm mục đích là có thể chiếm được, có được quyền sở hữu tài sản trái phép từ nạn nhân. Đồng thời người vi phạm sẽ tước đi quyền sở hữu tài sản của nạn nhân. Chồng chị thực hiện hành vi vi phạm của mình đã có mục đích và động cơ rõ ràng.

Với hành vi mà chồng chị thực hiện đã vi phạm quy định về quyền bất khả xâm phạm về tài sản mà cá nhân là chủ sở hữu. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản này được pháp luật bảo vệ và đưa ra những quy định xử lý rất nghiêm khắc. Để đảm bảo tốt công tác an toàn xã hội cũng như an ninh đất nước thì nhà nước có đưa ra những quy định pháp luật quy định cụ thể và chi tiết về những tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản

Chồng chị có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự. Khi thực hiện hành vi của mình chồng chị hoàn toàn tỉnh táo, hoàn toàn có thể tự làm chủ được hành vi của mình cũng hoàn toàn có thể biết được việc mà mình đang làm cũng như xác định rõ mục đích và động cơ của mình. Chồng chị thực hiện hành vi 1 cách tự nguyện không có dấu hiệu của hành vi bị ép buộc, bị cưỡng ép hay bị dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực.

muc-xu-phat-toi-cuop-giat-tai-san

Thứ 2 mức xử phạt đối với hành vi của anh Long

Với lỗi vi phạm là tội cướp giật tài sản căn cứ theo quy định tại điều 171 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người phạm tội sẽ phải chịu chế tài xử phạt như sau:

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Đối với trường hợp này anh Long phạm tội cướp giật tài sản với số tiền là 73.000.000 đồng thì căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người phạm tội là anh Long có thể phải chịu mức phạt tù từ 03 đến 10 năm tù. Ngoài ra căn cứ theo khoản 5 điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Theo quy định trên thì chồng chị ngoài bị phạt tù còn có thể bị áp dụng hình phạt tiền. Mức xử phạt cụ thể đối với anh long trong trường hợp này là bao nhiêu tiền hay mức tù cụ thể là bao nhiêu năm còn phải tùy thuộc vào các yếu tố về tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ của chúng tôi. Cùng với đó còn dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi như thế nào để đưa ra mức xử phạt cho hợp lý.

Như vậy, với phần trình bày trên chúng tôi đã giải quyết được hoàn toàn vấn đề mà chị Diệu thắc mắc. Nếu như trong quá trình tìm hiểu câu trả lời hay trong quá trình tìm hiểu những quy định pháp luật khác liên quan đến tội cướp giật tài sản hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về pháp luật cứ trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hướng dẫn hỗ trợ miễn phí.

>> Xem thêm: Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định mới nhất 2022

Một số trường hợp thực tế về tội cướp giật tài sản

 

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản

 

Anh Đông (Hà Nam) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi có một và điều thắc mắc mong được luật sư hỗ trợ giải quyết:

Tôi Đông năm nay 47 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nam. Tôi có 1 người con trai tên là Bắc năm nay 15 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Do bản tính hay ăn chơi nên Bắc không đi học nữa mà quyết định đi làm từ năm 15 tuổi.

Khi ra Hà Nội do rời xa sự quản lý của gia đình nên Bắc càng ngày càng hư hỏng. Do tiền làm ra không đủ để chi tiêu nên Bắc có gọi về xin tôi mấy lần và tôi cũng cho vì thương con.

Ngày 18/9/2022, tôi nghe tin Bắc đang bị tạm giữ để điều tra về tội cướp giật tài sản. Tôi có nghe kể lại là do thiếu tiền tiêu xài nên Bắc đã cướp giật chiếc túi xách của 1 người phụ nữ nào đó và trong đó có 73.000.000 đồng. Do tuổi Bắc còn nhỏ nên không biết sẽ bị xử lý như thế nào.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cướp giật tài sản? Bắc có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này hay không? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa anh Đông! Cảm ơn anh đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng đài pháp luật. Với những quy định của pháp luật cùng với những tình tiết mà anh Đông đưa ra thì Luật sư của Tổng đài pháp luật xin giải quyết vấn đề của anh Đông cụ thể như sau:

Thứ nhất, về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của tội cướp giật tài sản

Thông thường để xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì phải xác định xem loại tội phạm đó là loại tội phạm gì rồi mới xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đối với tội phạm thì theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về loại tội phạm như sau:

Điều 9. Phân loại tội phạm

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Từ những quy định pháp luật nêu trên có thể đưa ra kết luận người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. Cho dù đó là tội gì, mức phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ chỉ cần người thực hiện hành vi thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm của tội đó thì hoàn toàn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà mình gây ra.

Đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi cũng sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Đối với tội Cướp giật tài sản được quy định tại điều 171 thì ở khoản 2, khoản 3 khoản 4 của tội này sẽ là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nếu xác định theo điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2019. Nếu như người vi phạm từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà vi phạm về tội cướp giật tài sản được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Tóm lại đối với tội cướp giật tài sản thì từ đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi mà vi phạm tội cướp giật tài sản mà giá trị tài sản đủ để cấu thành trách nhiệm hình sự và được định khung tại khoản 2 khoản 3 khoản 4 của điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn người dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 171 Bộ luật Hình sự.

Thứ hai, đối với hành vi của anh Bắc

Theo lời kể của anh Đông thì hiện nay anh Bắc 15 tuổi và có hành vi chiếm đoạt số tiền là 73.000.000 đồng. Theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì đối với số tiền mà anh Bắc chiếm đoạt sẽ bi xử phạt tù từ 03 năm đến 10 năm tù

Đối với mức tù tối đa là 10 năm nên căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì quy định tội phạm mà anh Bắc đang mắc phải đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 12 Bộ luật Hình sự thì anh Bắc sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội mà mình vi phạm.

Như vậy, từ những phân tích trên có thể đưa ra kết luận đối với số tiền mà anh Bắc cướp giật được là 73.000.000 đồng thì anh Bắc sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản. Tội cướp giật tài sản mà anh Bắc phải chịu có thể căn cứ theo những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Do anh Bắc năm nay mới 15 tuổi nên căn cứ thêm cả vào những biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi thì mức phạt của anh Bắc sẽ nhẹ hơn mức phạt của những người đã từ đủ 18 tuổi trở lên. Mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu còn tùy thuộc vào bản án và quyết định của án.

Qua những phân tích và giải thích ở trên thì chúng tôi đã giải đáp hết tất cả những thắc mắc mà anh Đông đặt ra cho chúng tôi. Nếu như trong quá trình tìm hiểu câu trả lời cũng như để có thể hiểu thêm về những quy định của pháp luật, anh Đông có thể trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ về vấn đề pháp lý 24/7.

>> Xem thêm: Tội sử dụng trái phép tài sản có bị ngồi tù không?

do-tuoi-chiu-trach-nhiem-hinh-su-toi-cuop-giat-tai-san

Giả danh cảnh sát cướp giật tài sản bị xử lý như thế nào?

 

Anh Trường (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc luật sư có thể giúp tôi giải đáp:

Tôi là Trường năm nay 22 tuổi hiện đang sinh sống và học tập tại Hà Nội. Ngày 22/9/2022, tôi có đi chơi với bạn về và do trên đường đi về nhà tôi khá xa nên tôi đã xin phép đám bạn để về trước và tôi đi xe máy 1 mình.

Khi đi về được nửa đường tôi cảm thấy có ai đó cứ bám theo xe của mình nhìn lại thì thấy 2 chiến sĩ cảnh sát đang đi sau. Đi đến 100m nữa thì ở đoạn đường vắng nên 2 anh đó đã yêu cầu tôi dừng xe và yêu cầu tôi mở ví ra để kiểm tra và điện thoại để kiểm tra ốp lưng.

Tôi cũng khá nghi ngờ nhưng do 2 anh đó yêu cầu dồn dập nên tôi cũng chấp nhận chấp hành. Sau khi tôi mở ví và đưa điện thoại ra thì anh còn lại ở trên xe nổ máy và người đang giữ ví em và điện thoại của em ngay lập tức leo lên xe máy và chạy đi.

Do chạy nhanh nên 2 anh này đã bị công an bắt giữ lại. Trong quá trình khai nhận ở đồn thì 2 người này không phải là công an thực sự mà chỉ là giả mạo để cướp giật tài sản thôi. Giá trị tài sản của em lúc đó khoảng 52 triệu đồng.

Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi đối với hành vi giả danh cảnh sát cướp giật tài sản xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Giả danh cảnh sát cướp giật tài sản bị xử lý như thế nào, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư!

Thưa anh Trường! Cảm ơn anh đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật. Qua những thông tin, dữ liệu mà anh Trường cung cấp cũng như bằng những quy định của pháp luật hiện tại thì Luật sư chúng tôi xin đưa ra những giải đáp thắc mắc như sau:

Thứ nhất về hành vi cướp giật tài sản

Cả 2 người này đã có hành vi lợi dụng sự sơ hở, sự thiếu hiểu biết và sự sợ hãi khi gặp công an của anh Trường để nhanh chóng chiếm đoạt được số tài sản của anh Trường là chiếc điện thoại và tiền ở trong ví với giá trị 52 triệu đồng. Hơn nữa những đối tượng này thực hiện 1 cách công khai và không có ý định để che dấu đi tội phạm của mình.

Hậu quả là 2 người này đã chiếm đoạt, lấy được chiếc ví và chiếc điện thoại của anh Trường. Do 2 người này thực hiện hành vi như trên mới có thể dễ dàng lấy được chiếc điện thoại và chiếc ví của nạn nhân là anh Trường.

Lỗi ở đây sẽ là lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là người phạm tội nhận thức được hành vi cướp giật của mình là sai, là không đúng theo quy định của pháp luật, hành vi của 2 người này được thực hiện 1 cách công khai và trực tiếp. Những người này biết hành vi mà mình gây ra sẽ gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi đến cùng và không có ý định dừng lại. Những người phạm tội này mong muốn đạt được mục đích của mình và mong cho hậu quả là anh Trường sẽ bị mất tài sản.

Mục đích chính của người phạm tội cũng đã được thể hiện rõ đó là để nhằm lấy đi được tài sản của anh trường. Biến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của anh Trường thành tài sản của mình một cách trái pháp luật. Động cơ cũng đã được 2 đối tượng này xác định rõ ràng.

Về độ tuổi thì 2 người này đã trên 16 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự. Có nghĩa là người phạm tội khi thực hiện hành vi đã vô cùng bình tĩnh, vô cùng tỉnh táo và vô cùng am hiểu về quy định pháp luật. Hai người phạm tội này thực hiện hành vi với ý chí nguyện vọng của họ và không bị cưỡng ép, không bị đe dọa, không bị lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình.

Bằng những phân tích trên cho ta thấy 2 đối tượng này đã phạm tội cướp giật tài sản. Tội cướp giật tài sản mà 2 người này vi phạm thì chắc chắn sẽ bị xử phạt theo quy định của Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mức phạt cụ thể như sau:

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 và điểm a khoản 2 điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì có thể thấy hình phạt đối với từng người trong trường hợp này sẽ từ 03 đến 10 năm tù. Ngoài ra căn cứ theo khoản 5 điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Thứ hai, tội giả mạo trong công tác

Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Xét thấy hành vi của 2 người này là hành vi giả mạo công an thì có thể xem như là tội giả mạo trong công tác. Nhưng theo quy định tại Điều 399 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có thể xác định để xử lý những cá nhân giả mạo trong công tác thì đòi hỏi mục đích mà những cá nhân đó giả mạo không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Đối chiếu vào tình huống mà anh Trường đưa ra thì đọc sơ qua thì có vẻ như những cá nhân này có thể vi phạm thêm cả lỗi giả mạo trong công tác nhưng thực chất mục đích mà 2 cá nhân này giả mạo thành công an đó là mục đích chiếm đoạt tài sản 1 cách trái phép. Hành vi của 2 người giả mạo này có thể sẽ không phải chịu thêm tội giả mạo trong công tác mà chỉ chịu tội cướp giật tài sản mà thôi.

Như vậy, qua đây có thể kết luận đối với 2 người giả danh là công an để nhằm chiếm đoạt đi tài sản của anh Trường như vậy thì có 2 hành vi. Hành vi của tội cướp giật tài sản và hành vi của tội giả mạo trong công tác nhưng do mục đích chính của 2 người này ở đây là giả mạo để chiếm đoạt tài sản thì không thể truy cứu 2 người này ở tội giả mạo trong công tác mà chỉ có thể xem xét xử lý 2 người này với tội cướp giật tài sản.

Mức xử phạt như thế nào còn phụ thuộc và những tình tiết tăng nặng, những tình tiết giảm nhẹ mà 2 người này có. Kèm theo với những tình tiết đó sẽ mà mức độ nguy hiểm của hành vi và mức độ thiệt hại của hành vi gây ra. Mức xử phạt cuối cùng và chính xác nhất sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Viện kiểm sát truy tố và Tòa án nhân dân xét xử. Muốn biết chắc chắn người phạm tội sẽ bị xử lý bao nhiêu năm tù và bị phạt tiền bao nhiêu thì phải chờ kết luận của bản án hay quyết định của Tòa án.

Qua những phân tích rất kỹ càng nêu trên thì đã giải quyết được đầy đủ hết những thắc mắc mà anh Trường đã đặt ra cho chúng tôi. Nếu như trong quá trình tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật hay trong quá trình tìm hiểu câu trả lời mà có phần nào chưa hiểu hay thắc mắc về bất kỳ vấn đề gì liên quan đến pháp luật hãy trực tiếp liên hệ đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí.

Thời hạn điều tra tội cướp giật tài sản

 

Chị Hồng (Bạc Liêu) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc như sau cần được luật sư hỗ trợ giải quyết:

Tôi là Hồng, năm nay 27 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bạc Liêu. Chồng tôi năm nay 30 tuổi hoàn toàn bình thường về nhận thức và hành vi. Ngày 17/7/2022, chồng tôi có tham gia vào 1 vụ cướp giật tài sản. Chồng tôi và 3 người nữa đang bị tạm giữ để tiến hành điều tra về tội cướp giật tài sản.

Theo tôi được biết thì nhóm đó có 5 người cùng tham gia 1 vụ cướp giật tài sản tại địa phương với số tiền 300.000.000 đồng. Sau khi tạm giữ cả 5 người thì ngày 20/9/2022 có 2 người được cho về còn chồng tôi và 2 người khác vẫn bị tạm giam. Tôi không hiểu như thế nào là hành vi cướp giật tài sản và thời hạn điều tra của tội này là bao nhiêu lâu.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi đối với tội cướp giật tài sản thì thời hạn điều tra là bao nhiêu lâu? Thời hạn tạm giam chồng tôi để điều tra về tội cướp giật tài sản tối đa là bao nhiêu lâu?

 

>> Thời hạn điều tra tội cướp giật tài sản, Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư!

Thưa chị Hồng! Cảm ơn chị Hồng đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng đài pháp luật. Với những thông tin mà chị Hồng cung cấp và những quy định của pháp luật hiện nay thì đội ngũ luật sư của chúng tôi xin giải quyết vấn đề của chị Hồng như sau:

Thứ nhất, quy định của pháp luật về thời hạn điều tra vụ án dân sự

Căn cứ tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định thời hạn điều tra như sau:

– Thời hạn điều tra 1 vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc quá trình điều tra.

– Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

+ Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;

+ Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Như vậy, đối với những người phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 là phạt tù từ 02 đến 07 năm căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 9 luật này thì tội này là tội nghiêm trọng. Vì là tội nghiêm trọng nên thời hạn điều tra là 03 tháng.

Trong trường hợp muốn điều tra thêm thì có thể gia hạn và Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng. Nhiều nhất đối với tội cướp giật tài sản được quy định tại khoản 1 điều 171 thì thời hạn điều tra nhiều nhất là 08 tháng.

Đối với những người phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2, khoản 3, điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trở lên căn cứ vào điểm c, khoản 1 điều 9 luật này thì tội này là tội rất nghiêm trọng. Vì là tội rất nghiêm trọng nên thời hạn điều tra là 04 tháng.

Trong trường hợp muốn điều tra thêm thì có thể gia hạn và đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng. Nhiều nhất đối với tội cướp giật tài sản được quy định tại khoản 2,3 điều 171 thì thời hạn điều tra nhiều nhất là 12 tháng.

Đối với những người phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại khoản 4, điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 là phạt tù từ 15 năm trở lên căn cứ vào, điểm d khoản 1 điều 9 luật này thì tội này là tội đặc biệt nghiêm trọng. Vì là tội đặc biệt nghiêm trọng nên thời hạn điều tra là 04 tháng.

Trong trường hợp muốn điều tra thêm thì có thể gia hạn và đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng. Nhiều nhất đối với tội cướp giật tài sản được quy định tại khoản 4, điều 171 thì thời hạn điều tra nhiều nhất là 16 tháng.

Thứ hai, thời hạn điều tra đối với anh Hải

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
“…

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

…”

Quay lại tình huống của của anh Hải thì anh Hải vi phạm tội cướp giật tài sản với giá trị tài sản cướp giật là 300.000.000 đồng nên theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì anh Hải sẽ có thể bị xử phạt từ 07 đến 15 năm tù.

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 9 thì tội phạm của anh Hải là tội rất nghiêm trọng. Căn cứ theo quy định tại điều 178 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì thời hạn điều tra đối với tội rất nghiêm trọng tối đa là 04 tháng. Có thể gia hạn 2 lần nhưng gia hạn không quá 04 tháng/lần. Về thời hạn điều tra nhiều nhất có thể áp dụng với anh Hải có thể lên tới 12 tháng.

Như vậy, chúng tôi đã giải thích cụ thể cho chị Hồng hiểu được những thắc mắc mà chị Hồng đặt ra. Nếu như trong quá trình tìm hiểu câu trả lời hay có thắc mắc về vấn đề gì của tội cướp giật tài sản hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ chị một cách đầy đủ và chân thật nhất.

Tổng đài 1900.6174 – Tư vấn pháp luật về tội cướp giật tài sản nhanh chóng, chính xác, hiệu quả

 

Trong thực tế, khi có những vụ việc xuất hiện những dấu hiệu của tội cướp giật tài sản xảy ra trên thực tế, Quý vị có thể là nạn nhân cũng có thể là người đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hay quý vị cũng có thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và có phải quý vị thường có những thắc mắc như:

– Làm thế nào để xác định được hành vi đó có vi phạm tội cướp giật tài sản hay không?

– Phân biệt về tội cướp giật tài sản với các tội phạm của chương các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu khác?

– Mức phạt cụ thể đối với tội cướp giật tài sản được quy định ở đâu, quy định như thế nào?

– Khi phạm tội thì người phạm tội có thể có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và tăng nặng trách nhiệm hình sự khi phạm tội hay không?

– Khi phát hiện tội phạm thì ai được quyền tố giác, tố giác tội cướp giật tài sản được thực hiện như thế nào?

– Trình tự, thời gian xử lý người phạm tội cướp giật tài sản khi đã bị tố cáo, chưa bị tố cáo?

– Tài sản trong vụ việc cướp giật tài sản được xử lý như thế nào, cướp giật với giá trị bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

– Người bị cướp giật tài sản được bồi thường ra sao, những khoản bồi thường như thế nào?

Để trả lời cho những câu hỏi, những thắc mắc như trên đòi hỏi người trả lời phải vững vàng về chuyên môn đội ngũ luật sư phải kinh nghiệm và không phải ai cũng có những điều này. Do đó, một giải pháp đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao là quý vị hãy nhờ đến sự hỗ trợ pháp lý của các đơn vị uy tín.

Tổng Đài Pháp Luật với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tận tâm, chuyên nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm và luôn cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật mới nhất. Chúng tôi hỗ trợ và tư vấn pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự trong khoảng thời gian từ thứ 2 đến thứ chủ nhật trong khung giờ từ 7h30 đến 22h00, giúp quý khách hàng tiếp cận các quy định pháp luật hiện hành một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất.

Đối với sứ mệnh của những người hành nghề luật sư như chúng tôi là phục vụ cho nhu cầu, cho mục đích của xã hội của người dân. Mục đích chính là làm cho xã hội ngày càng thêm tươi sáng, đẩy lùi những tội phạm có tính chất nguy hiểm đến ít nguy hiểm, giảm thiểu tối đa sự phát triển của tội phạm.

Mọi thắc mắc về pháp luật hay những vấn đề về tội cướp giật tài sản hãy cứ trực tiếp liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư tư vấn hỗ trợ nhiệt tình tận tâm và miễn phí.

Tội cướp giật tài sản là một tội phạm đặc biệt nguy hiểm và nghiêm trọng. Để có thể giải đáp được tất cả những thắc mắc của quý vị thì mong những cá nhân, tổ chức nào có thắc mắc về tội cướp giật tài sản hãy trực tiếp liên hệ tới Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.

  19006174