Lỗi cố ý trực tiếp là gì? LƯU Ý đối với lỗi cố ý trực tiếp

Lỗi cố ý trực tiếp là một trong những yếu tố để xem xét một người nào đó có phạm tội gì nhằm quyết định hình phạt. Vì vậy, việc xác định loại lỗi này đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội rất quan trọng. Bài viết dưới đây cung cấp những quy định của pháp luật về dấu hiệu và một số lưu ý của lỗi cố ý trực tiếp. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

>> Tư vấn quy định về lỗi cố ý trực tiếp, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-phap-luat-ve-loi-co-y-truc-tiep

 

Lỗi cố ý trực tiếp là gì?

Lỗi cố ý trực tiếp được quy định tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, đồng thời nhận thức rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó, mong muốn hậu quả xảy ra.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ tư vấn luật như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai,… Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, tổng đài đã hỗ trợ tư vấn và giải quyết thành công nhiều vấn đề pháp lý. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

Dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp

Quy định về lý trí đối với lỗi cố ý trực tiếp

>> Tư vấn luật về lý trí đối với lỗi cố ý trực tiếp, Gọi ngay 1900.6174

Về lý trí, người phạm tội đã nhận thức rõ tính nguy hiểm của hành vi do bản thân gây ra cho xã hội. Tính nguy hiểm có thể được hiểu là tính gây hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội, cũng như thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi đó.

Người phạm tội nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi là sự nhận thức trên cơ sở những tình tiết khách quan tạo nên tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đó. Những tình tiết này có thể là mặt thực tế của hành vi, có thể là đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm, cũng có thể là những điều kiện khách quan như công cụ, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…

Ở các tội có chứa cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả thiệt hại được mô tả trong cấu thành tội phạm nên người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp vừa nhận thức được tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi của mình vừa thấy trước được hậu quả thiệt hại của hành vi. Thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi được hiểu là nhận thức vượt trước, dự kiến của người phạm tội về hậu quả đó. Người phạm tội hoàn toàn có thể dự kiến hành vi tất nhiên sẽ gây ra hậu quả thiệt hại hoặc dự kiến hành vi có thể gây ra hậu quả thiệt hại.

Ở các tội có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả thiệt hại sẽ không phải là dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Do vậy, việc có thấy trước hậu quả thiệt hại hay không được đặt ra khi xem xét lý trí của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.

Nếu hậu quả thiệt hại là dấu hiệu định khung hình phạt trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt thì cũng phải xác định người phạm tội thấy trước hậu quả thiệt hại để khẳng định rằng người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối với hậu quả thiệt hại.

Như vậy, nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi là hai nội dung của yếu tố lý trí có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi là kết quả, sự cụ thể hoá, sự nhận thức tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi. Ngược lại, nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi là cơ sở cho việc thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi.

>> Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý như thế nào?

quy-dinh-ve-y-chi-doi-voi-loi-co-y-truc-tiep

Quy định về ý chí đối với lỗi cố ý trực tiếp

Người phạm tội mong muốn hậu quả thiệt hại được phát sinh.

Điều này có nghĩa là hậu quả thiệt hại của hành vi mà người phạm tội thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích, sự mong muốn của người đó. Ở đây, vấn đề đặt ra không phải là mong muốn hay không mong muốn hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà vì khi đã nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn thực hiện thì đồng nghĩa với việc chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó.

Đối với các tội có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả thiệt hại được cho là dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Do đó, việc kiểm tra ý chí của người phạm tội đối với hậu quả thiệt hại đã thấy trước là điều cần thiết để khẳng định có lỗi cố ý trực tiếp hay không?

Đối với các tội có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả thiệt hại sẽ không được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Vì thế, việc xác định ý chí đối với hậu quả thiệt hại không được đặt ra. Trong trường hợp muốn xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, chỉ cần xác định người đó nhận thức được hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà vẫn thực hiện hành vi đó hay không?

Nếu hậu quả thiệt hại cho xã hội là dấu hiệu định khung hình phạt trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt thì việc chứng minh lỗi cố ý trực tiếp đối với hậu quả thiệt hại cũng yêu cầu phải xác định ý chí của người phạm tội đối với hậu quả thiệt hại gây ra.

>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết

Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp và vô ý do cẩu thả

 

Tiêu chí Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý gián tiếp Lỗi vô ý do cẩu thả
Căn cứ pháp lý Khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Khoản 2 Điều 10 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Khoản 2 Điều 11 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Khái niệm Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó.
Về mặt lý trí Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình gây ra, thấy trước hành vi đó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình gây ra và thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Có hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó
Về mặt ý chí Sự lựa chọn hành vi phạm tội này là sự lựa chọn duy nhất và chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó xảy ra. Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Song để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Người phạm tội thực hiện hành vi đáng lẽ phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra
Nguyên nhân gây ra hậu quả Có sự cố ý Có sự cố ý Do sự cẩu thả
Trách nhiệm hình sự Cao nhất Cao hơn Thấp hơn
Ví dụ Anh M và anh N xảy ra mâu thuẫn, M dùng dao đâm N với ý định giết N. Rõ ràng M ý thức được hành vi M làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người (N chết) xảy ra. Anh L giăng lưới điện để bảo đảm an toàn nhưng không đặt cảnh báo an toàn nên dẫn đến chết người. Dù L không mong muốn việc chết người xảy ra nhưng lại có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra. Anh C là kế toán của một doanh nghiệp. Trong lúc nhập dữ liệu, C đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong tổng số tiền cần chuyển cho đối tác. Việc làm này của A đã khiến công ty thiệt hại.

 

Một số lưu ý đối với lỗi cố ý trực tiếp

>> Luật sư tư vấn các lưu ý đối với lỗi cố ý trực tiếp, Gọi ngay 1900.6174

Về lỗi cố ý trực tiếp, cần lưu ý những điều sau:

Hành vi phạm tội luôn luôn là hành vi được thực hiện, vì chỉ khi hành vi nguy hiểm được thực hiện thì mới xem xét lỗi của người thực hiện hành vi.

Nhận thức được hiểu là nhận thức của chủ thể về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, còn việc thấy trước hậu quả là thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó sẽ gây ra hoặc có thể gây ra. Việc thấy trước hậu quả được hiểu là kết quả của việc nhận thức hành vi trên cơ sở nhận thức biểu hiện khách quan của hành vi cùng những tình tiết có liên quan đến hành vi thực hiện, chẳng hạn: công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm thực hiện hành vi,…

Hậu quả của tội phạm có nghĩa là sự thực hiện hóa của hành vi nguy hiểm cho xã hội, là cái có sau hành vi, dự kiến, kéo theo của hành vi nguy hiểm nên chỉ có thể thấy trước, thực chất là dự kiến hình dung hay mường tượng liên tưởng của chủ thể về hậu quả khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, đã không nói đến việc chủ thể mong muốn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chỉ đề cập đến việc mong muốn hậu quả nguy hiểm. Hậu quả nguy hiểm là kết quả trực tiếp của hành vi nguy hiểm, để hậu quả phát sinh. Hậu quả phải hiện diện trong thực tế thì không còn cách nào khác là chủ thể phải thực hiện hành vi.

Do vậy, khi chủ thể mong muốn hậu quả thì đương nhiên họ phải mong muốn thực hiện hành vi. Chính vì vậy, quy định trên đã không nhắc đến vấn đề này.

Do đó, việc xác định lỗi trong quá trình định tội danh là một bước vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo xác định đúng tội danh cho tội phạm. Khi tội danh được xác định đúng, việc đảm bảo pháp luật được công minh, tránh trường hợp oan sai, định tội quá nặng hoặc quá nhẹ với kẻ phạm tội.

>> Xem thêm: Tội đánh bạc bị xử phạt thế nào theo quy định pháp luật 2022

mot-so-luu-y-doi-voi-loi-co-y-truc-tiep

Tội phạm thực hiện bằng lỗi cố ý gián tiếp có phát sinh đồng phạm không?

Đồng phạm là những người phạm tội có sự liên kết, bàn bạc trước với nhau về việc thực hiện hành vi phạm tội. Sự chuẩn bị trước để thực hiện hành vi phạm tội thể hiện ở những người đồng phạm nhận thức rõ hành vi của mình và hậu quả có thể xảy ra, đồng thời mong muốn cho việc phạm tội được thực hiện. Vì vậy, đồng phạm chỉ xảy ra nếu tội phạm được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp.

Trong quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, không bắt buộc phải xảy ra hậu quả mới được coi là đồng phạm. Đồng phạm chỉ đặt ra nếu người thực hành đã có hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế. Đối với những tội quy định trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, yêu cầu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. Vì vậy, khi hậu quả xảy ra mới cấu thành tội phạm và phát sinh đồng phạm. Trường hợp tội đó không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc thì chỉ cần người thực hành thực hiện hành vi đã phát sinh đồng phạm.

Trên đây là những quy định của pháp luật về lỗi cố ý trực tiếp. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông hữu ích nhất để giải quyết những vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!