Truất quyền thừa kế theo quy định mới nhất năm 2024

Truất quyền thừa kế là một trong những chế định gắn liền với quyền của người để lại di sản khi họ lập di chúc. Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề truất quyền thừa kế. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

>> Ai có quyền truất quyền hưởng di sản thừa kế của một người? Gọi ngay 1900.6174

truat-quyen-thua-ke

Truất quyền thừa kế là gì?

 

Theo từ điển tiếng Việt thì “truất” có nghĩa là tước bỏ không cho giữ, không cho hưởng địa vị, truất quyền lợi nào đó. Như vậy truất quyền thừa kế là việc không cho hưởng địa vị người thừa kế, không cho hưởng quyền được thừa kế.

Nói cách khác truất quyền thừa kế chính là việc phế truất quyền hưởng di sản của một người nhất định mà chính họ là người đang có quyền đó. Chủ thể trong quan hệ thừa kế bao gồm người để lại di sản và người thừa kế, trong đó người truất quyền hưởng di sản thừa kế là người để lại di sản và người bị truất sẽ là người thừa kế của họ.

Trên thực tế thì người để lại di sản có thể không cho người thừa kế của mình hưởng di sản bằng việc lập di chúc để định đoạt hết tài sản của cho người thừa kế khác, người thừa kế trong trường hợp này không được hưởng di sản nhưng vẫn mang tư cách là người thừa kế theo luật của người để lại di sản.

Người để lại di sản sẽ chỉ truất quyền hưởng di sản của người thừa kế về một lý do tế nhị nào đó chẳng hạn như về mặt tình cảm, và cũng vì lý do truất quyền thừa kế là tế nhị nên luật không bắt buộc người để lại di sản phải nêu rõ lý do. Tuy nhiên người thừa kế theo luật chỉ bị coi là đã bị truất quyền hưởng di sản nếu họ đã bị người để lại di sản tuyên bố là truất quyền hưởng di sản.

Như vậy truất quyền thừa kế là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản về việc phế truất quyền hưởng di sản thừa kế của một hoặc một số người thừa kế theo luật của người để lại di sản và theo đó, người bị truất quyền không còn là người thừa kế của người đã truất.

>> Xem thêm: Thừa kế theo di chúc – Luật di chúc và thừa kế hiện hành năm 2022

Trường hợp bị truất quyền thừa kế

 

Bị người lập di chúc truất quyền thừa kế

 

Anh Minh (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:

Tôi năm nay 30 tuổi, hiện đã có công ăn việc làm ổn định. Bố tôi mới mất cách đây 1 tháng. Di sản bố tôi để lại gồm một căn nhà phố cổ, một chiếc xe Rolls Royce và 2 tỷ đồng tiền mặt. Bố tôi có viết di chúc và được công chứng ở phòng công chứng A với nội dung để lại toàn bộ phần di sản trên cho em trai và mẹ kế của tôi. Ngoài ra, bố tôi còn ghi rõ trong nội dung di chúc là không cho tôi được hưởng phần di sản trên.

Do trên thực tế thì tôi với bố tôi thường xuyên xảy ra cãi vã cũng như mâu thuẫn nên tôi không nhận được cảm tình của bố. Tuy nhiên tôi cảm thấy khá bất công vì tôi và em tôi đều là con của bố vậy tại sao tôi lại không được.

Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này bố tôi lập di chúc với nội dung không cho tôi được hưởng thừa kế là đúng hay sai? Liệu theo quy định của pháp luật thì tôi có được hưởng phần di sản này hay không? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp thắc mắc này giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Bị người lập di chúc truất quyền thừa kế phải làm như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Minh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với thắc mắc này của anh, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Truất quyền thừa kế luôn là một trong những nội dung của di chúc nên hiệu lực của nó sẽ phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Nhìn chung truất quyền hưởng di sản chỉ có hiệu lực nếu di chúc truất quyền hợp pháp và không có hiệu lực nếu di chúc đó bất hợp pháp. Việc truất quyền nếu có hiệu lực thì mức độ có hiệu lực của việc truất quyền sẽ là tuyệt đối khi người bị truất quyền không thuộc người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Ngược lại, việc truất quyền chỉ có hiệu lực một phần nếu người bị truất quyền là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Nghĩa là phần truất quyền không có hiệu lực chính là phần pháp luật giới hạn việc truất quyền để bảo đảm quyền lợi cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Người bị truất quyền thừa kế đã từng là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, do bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản thừa kế nên người này đã không còn tư cách là người thừa kế của người đã truất quyền hưởng di sản của họ nữa.

Người bị truất quyền thừa kế khác với người không được hưởng di sản theo di chúc ở chỗ họ đã bị người để lại di sản chỉ định rõ trong di chúc rằng họ bị truất quyền hưởng di sản. Do đó những người bị truất quyền thừa kế cũng sẽ mất tư cách là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di chúc, ngoài việc không được hưởng phần di sản nào theo di chúc thì những người này còn sẽ không được hưởng cả phần di sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Còn về thừa kế thế vị thì bản chất của thừa kế thế vị là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích của người để lại di sản. Do đó con của một người chỉ được thế vị người đó để hưởng di sản của người để lại di sản với điều kiện nếu cha mẹ của người con đó còn sống sẽ được hưởng.

Vì vậy con cái của người bị truất quyền thừa kế sẽ không được hưởng di sản thừa kế theo diện thừa kế thế bị do truất quyền hưởng di sản thừa kế vẫn có hiệu lực kể cả khi người bị truất quyền thừa kế chết.

Nếu trong trường hợp người bị truất quyền thừa kế thuộc trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo như quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 mà người này chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di chúc thì con hoặc cháu của họ vẫn được hưởng thừa kế thế vị phần di sản mà ông hoặc cha họ đáng ra được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Quay trở lại với trường hợp của anh Minh thì bố anh là người để lại di chúc sẽ có quyền truất quyền thừa kế của những người thừa kế của ông trong đó có anh theo quy định tại khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015.

Do đó việc bố anh lập di chúc muốn truất quyền thừa kế của anh là đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên để quyết định truất quyền này có hiệu lực thì di chúc của bố anh phải hợp pháp nghĩa là di chúc phải có hiệu lực pháp luật. Để xem di chúc của bố anh có hợp pháp hay không, anh cần phải xem xét đến các yếu tố như sau:

+ Khi lập di chúc bố anh cần minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

+ Nội dung của di chúc không được vi phạm các điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội, hình thức của di chúc không được trái với quy định của pháp luật (di chúc phải được lập thành văn bản, trường hợp nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng)

Theo như thông tin anh cung cấp thì hiện anh cũng 30 tuổi có đủ khả năng lao động vì vậy trong trường hợp bản di chúc của bố anh là hoàn toàn hợp pháp thì anh sẽ không được hưởng phần di sản mà bố anh để lại do lúc này anh không thuộc trường hợp là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các trường hợp bị người lập di chúc truất quyền thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề trên vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng đài pháp luật hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất nhất!

>> Xem thêm: Di chúc có người làm chứng hay không? Quyền thừa kế di sản?

Bị truất quyền thừa kế theo pháp luật

 

Chị Hải (Hà Tĩnh) có câu hỏi như sau:

Bố mẹ tôi có 4 người con, bố tôi hiện 60 tuổi còn mẹ tôi mới mất cách đây không lâu. Khi mẹ tôi mất thì anh cả của tôi có công bố bản di chúc của mẹ với nội dung là để lại toàn bộ phần di sản của mẹ tôi trị giá 3 tỷ đồng cho anh cả.

Tôi cảm thấy khá vô lý vì trước khi mất mẹ tôi còn có nguyện vọng chia đều số di sản kia cho 4 anh em tôi và cho bố tôi. Do nghi ngờ nên tôi đã tìm hiểu thì tôi mới biết bản di chúc mà anh cả tôi công bố là bản di chúc giả mạo, anh tôi đã giả mạo chữ ký của mẹ để lập ra bản di chúc này.

Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này liệu anh cả tôi có được hưởng toàn bộ di sản hay không? Làm thế nào để tôi có thể bảo vệ quyền lợi của mình cũng như bố và các anh chị em khác của tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn các trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định của pháp luật, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hải, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật. Đối với thắc mắc của chị, đội ngũ chúng tôi xin được đưa ra lời lý giải như sau:

Người bị tước quyền thừa kế (hay truất quyền thừa kế theo pháp luật) sẽ bao gồm cả người thừa kế theo pháp luậtthừa kế theo di chúc. Họ là những người mà đáng lẽ sẽ được hưởng di sản thừa kế vì theo quy định của pháp luật thì họ là người thừa kế của người để lại di sản hoặc đã được người lập di chúc cho họ hưởng di sản nhưng họ bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản vì có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức.

Người bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật sẽ là những người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm các trường hợp:

Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015:

“Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.”

Căn cứ pháp lý để tước quyền hưởng di sản của những người thừa kế khi họ có những hành vi nói trên là bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật bởi dù người thừa kế có hành vi nói trên nhưng không bị kết án thì họ vẫn được hưởng di sản hoặc đã bị kết án nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì cũng chưa có căn cứ để tước bỏ đi quyền được hưởng di sản của họ.

Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015:

“Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản”

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã xác định được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Do vậy người thừa kế sẽ bị coi là có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản nếu họ là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản theo quy định của Luật hôn nhân gia đình nhưng họ lại không thực hiện nghĩa vụ đó.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015:

“Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng”

Trong trường hợp này chỉ có thể tước bỏ quyền hưởng di sản của một người khi hành vi “xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác” của họ là hành vi được thực hiện với lỗi cố ý và hiện tại đã bị Tòa án kết án bằng một bản án có hiệu lực. Tuy nhiên người thừa kế phạm tội chỉ bị tước đi quyền hưởng di sản nếu hành vi “xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác” của họ có mục đích là nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ số di sản mà người thừa kế khác được hưởng.

Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015:

“Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”

Pháp luật hiện hành đã quy định người thừa kế cả theo pháp luật và theo di chúc đều không được hưởng di sản nếu có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Quy định này xác định 7 hành vi mà người thừa kế nếu thực hiện sẽ bị pháp luật tước đi quyền được hưởng di sản thừa kế.

Người bị pháp luật tước quyền thừa kế sẽ không được hưởng di sản theo pháp luật hoặc là theo di chúc kể cả những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc chỉ trừ trường hợp người để lại di sản đã biết về hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Quy định này thể hiện sự tôn trọng tự do ý chí của người để lại di sản.

Trở lại với thắc mắc của chị Hải ở trên, có thể thấy anh trai chị có công bố một bản di chúc và nói là di chúc của mẹ chị để lại với nội dung là để lại toàn bộ phần di sản trị giá 3 tỷ đồng của bà cho anh chị.

Tuy nhiên như chị nói thì bản di chúc này hoàn toàn trái với ý chí của người để lại di sản là mẹ chị do mẹ chị trước khi mất có mong muốn là chia phần di sản này đều cho bố chị và 4 người con của bà. Vì vậy trong trường hợp này xét thấy có dấu hiệu của hành vi giả mạo di chúc nhằm mục đích hưởng toàn bộ phần di sản mà mẹ để lại của anh trai chị.

Do đó căn cư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Hình sự 2015 thì anh trai chị sẽ bị tòa án tước quyền hưởng di sản thừa kế, nghĩa là lúc này anh chị sẽ không được quyền hưởng di sản 3 tỷ đồng mà mẹ chị để lại theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp của chị, chị phải biết được nội dung của bản di chúc giả mạo và ý chí của người để lại di sản là mẹ chị, sau đó đối chiếu hai yếu tố này để có câu trả lời. Về nội dung của di chúc giả mạo thì dễ nhận biết do anh trai chị đã công bố bản di chúc này.

Vì vậy chị cần chứng minh ý chí của mẹ chị là người để lại di sản hoàn toàn trái lại với nội dung được ghi trong bản di chúc được công bố, đồng thời chị có thể cung cấp những chứng cứ, chứng minh việc anh trai mình có hành vi giả mạo di chúc để nhằm hưởng hết phần di sản này. Lúc này chị có thể tố cáo hành vi vi phạm của anh trai mình đến cơ quan có thẩm quyền để có thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình và các đồng thừa kế khác.

Nếu chị còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề truất quyền thừa kế theo quy định của pháp luật, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Thừa kế không có di chúc theo quy định mới nhất 2022

Thủ tục truất quyền thừa kế

 

Anh Hà (Cần Thơ) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi có thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Ông nội tôi năm nay đã ngoài 80, do tuổi cao sức yếu nên ông tôi có nguyện vọng muốn lập di chúc để lại di sản sau này ông mất cho các người con của ông. Tuy nhiên trong các người con của ông tôi có chú Nam, chú là người ăn chơi, phá phách thường xuyên mang tiền của ông đi chơi cờ bạc, ông tôi đã khuyên răn nhiều lần nhưng chú không nghe nên giữa ông và chú Nam thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.

Hiện tại khi có nhu cầu lập di chúc, do không muốn số tài sản còn lại của mình tiếp tục bị chú Nam đem đi bán để chơi cờ bạc nên ông tôi có nguyện vọng ghi vào trong di chúc là truất quyền hưởng di sản của chú Nam. Tuy nhiên hiện tại tôi và ông không biết được trình tự, thủ tục để có thể truất quyền thừa kế của chú Nam. Vậy mong Luật sư có thể giải thích rõ hơn cho tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn về thủ tục để truất quyền thừa kế, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Hà, cảm ơn anh đã đặt câu hỏi đến với chung tôi. Qua quá trình xem xét cũng như tìm hiểu thì chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời đối với thắc mắc của anh như sau:

Khi tiến hành lập di chúc thì người lập di chúc có thể tiến hành truất quyền thừa kế của một ai đó trong bản di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Bước 1:

Người lập di chúc sẽ tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2:

Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Bước 3:

Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí và nguyện vọng của mình.

Bước 4:

Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không thể ký hoặc không thể điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Bản di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trong trường hợp cụ thể của anh Hà như trên, thì ông nội anh hoàn toàn có thể thực hiện việc truất quyền thừa kế của chú Nam thông qua việc lập di chúc, trong di chúc của ông anh sẽ có nội dung về việc truất quyền thừa kế của chú Nam. Về trình tự thủ tục thì sẽ thực hiện theo các bước mà chúng tôi phân tích ở trên để bản di chúc của ông anh hợp pháp, từ đó nội dung về việc truất quyền thừa kế được nêu trong di chúc cũng sẽ có hiệu lực pháp luật.

Nếu anh có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến trình tự, thủ tục thực hiện việc truất quyền thừa kế, hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để có thể được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

thu-tuc-truat-quyen-thua-ke

Ai có quyền truất quyền hưởng di sản thừa kế của một người?

 

Chị Hồng (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, mẹ em năm nay trên 60 tuổi, do đang mang bệnh nên mẹ có nguyện vọng muốn viết di chúc để lại di sản cho 2 anh em em. Bố mẹ em đã không ở với nhau cũng khoảng 3 năm nay do bố em trước đây thường xuyên có hành vi đánh đập, chửi mắng mẹ em.

Tuy nhiên hiện thì bố mẹ em vẫn chưa ly hôn, trên giấy tờ vẫn là vợ chồng hợp pháp. Hiện mẹ em đang muốn viết cụ thể trong di chúc là truất đi quyền thừa kế của bố tôi vì sợ sau này khi mẹ mất đi bố lại về làm phiền chị em em.

Vậy luật sư cho em hỏi mẹ em có quyền ghi vào trong di chúc là không cho bố hưởng di sản hay không? Liệu mẹ ghi trong di chúc như thế thì bố em có được hưởng di sản của mẹ nữa không? Em xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn về quyền truất quyền thừa kế của người lập di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Đối với câu hỏi này của bạn, chúng tôi xin được đưa ra lời lý giải như sau:

Quyền định đoạt của cá nhân trong khi lập di chúc nói riêng cũng như trong bất kỳ một lĩnh vực nào khác đều là biểu hiện của sự tự do ý chí. Pháp luật luôn tôn trọng quyền định đoạt của người lập di chúc chính là tôn trọng quyền tự do ý chí của cá nhân được thể hiện trong di chúc của họ. Vì vậy người truất quyền chính là người lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết.

Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền của người lập di chúc trong đó khoản 1 có quy định người lập di chúc có quyền: “truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”.

Trên thực tế thì quan hệ thừa kế được hình thành giữ người truất quyền với người bị truất quyền và quan hệ thừa kế theo pháp luật. Nghĩa là người bị truất quyền bao giờ cũng là người có một trong ba mối quan hệ với người truất quyền, hoặc là quan hệ hôn nhân (chẳng hạn như là vợ hoặc chồng của người để lại di chúc), hoặc là quan hệ về huyết tống (chẳng hạn như cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ…), hoặc cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng (chẳng hạn như cha nuôi, mẹ nuôi hoặc con nuôi…).

Thông qua quy định của pháp luật về di chúc thì “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”, thì chỉ có cá nhân mới được lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Vì vậy người truất quyền là cá nhân có đủ điều kiện theo yêu cầu của pháp luật về thừa kế. Nói một cách cụ thể hơn thì việc truất quyền chỉ có hiệu lực nếu được thể hiện trong một di chúc hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của người lập di chúc thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc truất đi quyền hưởng thừa kế của bố bạn do đây là ý chí nguyện vọng của của mẹ bạn và pháp luật tôn trọng điều đó.

Tuy nhiên như bạn nói thì hiện tại bố mẹ bạn vẫn là vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật nên theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì bố bạn vẫn thuộc trường hợp là đối tượng thuộc Điều 644 là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Do đó trong trường hợp này mặc dù bị truất quyền thừa kế trong di chúc nhưng bố bạn vẫn được hưởng ít nhất bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì chưa hiểu rõ, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh và chính xác nhất.

>> Xem thêm: Luật thừa kế đất đai có di chúc và không có di chúc mới nhất năm 2022

Sự khác nhau giữa truất quyền thừa kế và không được hưởng di sản

 

Bạn Hương (Lai Châu) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, anh trai tôi mới mất cách đây 5 tháng. Anh trai tôi là giám đốc của một công ty xây dựng, do tính chất công việc phải tiếp nhiều khách hàng nên anh cũng thường xuyên không ở nhà nhiều. Hai năm trước anh có lấy vợ là chị Dung cả hai chưa có con chung. Chị Dung là người có tính hay ghen, thường xuyên giận hờn rồi chửi mắng anh tôi mỗi khi anh đi làm về muộn.

5 tháng trước anh tôi có một chị khách ở miền Nam ra hợp tác nên anh cũng có mời chị này đi ăn cơm ở nhà hàng. Chị Dung nghe tin thì nổi cơn ghen nên liền chạy ngay đến nhà hàng anh tôi đang tiếp khách. Sau một hồi cãi vã không thể dung hòa chị Dung đã lấy con dao cắt đồ ăn trên bàn đâm nhiều nhát vào người anh tôi khiến anh tử vong tại chỗ. Hiện chị Dung đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt tù.

Số di sản anh tôi để lại sau khi mất là khá nhiều, theo tôi được biết thì vợ anh cũng là người được hưởng phần di sản này. Tuy nhiên trong trường hợp này chị Dung là vợ anh đã trực tiếp giết chồng mình vậy liệu có được hưởng di sản mà anh tôi để lại nữa hay không? Mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Hiểu rõ hơn về các điểm khác biệt cơ bản giữa người bị truất quyền thừa kế và người không được hưởng di sản, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Hương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến với Tổng đài pháp luật. Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời về vấn đề này như sau:

Người không được hưởng di sản trên thực tế là người không được nhận di sản thừa kế. Có thể thấy thì người bị truất quyền thừa kế cũng là người không được quyền hưởng di sản thừa kế, tuy nhiên quy định về người không được quyền hưởng di sản như tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì lại đề cập đến một nhóm người khác cụ thể như sau:

“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”

Như vậy có thể hiểu, nếu người thừa kế có những hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 như trên nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 thì sẽ bị pháp luật tước quyền hưởng di sản thừa kế.

Họ đáng lẽ là những người sẽ được hưởng di sản do họ là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản hoặc có thể là đã được người lập di chúc cho họ hưởng di sản tuy nhiên vì những hành vi của họ nên họ bị pháp luật tước đi quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Có thể thấy rõ một số điểm khác biệt căn bản giữ người bị truất quyền thừa kế và người không được hưởng di sản thừa kế như sau:

+ Người không được quyền hưởng di sản bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản và vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Ngược lại thì người bị truất quyền thừa kế sẽ là người đáng ra được hưởng di sản theo quy định của pháp luật nhưng đã bị người để lại di chúc truất quyền đó đi.

+ Người không được quyền hưởng di sản thì có thể là người thừa kế theo pháp luật và cũng có thể là người thừa kế theo di chúc của người để lại di sản. Còn người bị truất quyền thừa kế thì chỉ có thể là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.

+ Người không được quyền hưởng di sản nếu thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 là thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì cũng sẽ không được hưởng phần di sản thừa kế. Tuy nhiên người bị truất

Trở lại với trường hợp của bạn Hương, như bạn cung cấp thông tin thì chị Dung là chị dâu của bạn đã có hành vi giết chồng mình nghĩa là lúc này người vợ đã cố ý xâm phạm đến tính mạng của người chồng.

Thông thường theo quy định của pháp luật về thừa kế thì trường hợp người chồng chết thì người vợ sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nghĩa là sẽ được quyền hưởng phần di sản của người chồng.

Tuy nhiên ở trường hợp này như phân tích ở trên chị Dung đã có hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của anh trai bạn và hiện cũng đã bị Tòa án kết án và đang chấp hành hình phạt tù nên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật sẽ không cho phép chị Dung được hưởng di sản mà anh trai bạn để lại.

Việc tước quyền hưởng di sản của chị Dung trong trường hợp này là theo quy định của pháp luật, nghĩa là chị Dung sẽ thuộc trường hợp là người không được quyền hưởng di sản chứ không phải trường hợp bị truất quyền thừa kế.

Do chị Dung bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản nên mặc dù chị là đối tượng được quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nhưng trong trường hợp này chị Dung vẫn không có quyền được hưởng phần di sản mà anh trai bạn để lại.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật liên quan đến vấn đề phân biệt sự khác nhau giữa truất quyền thừa kế và không được hưởng di sản. Nếu chị còn bất cứ thắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Một số vấn đề liên quan đến truất quyền thừa kế

 

Trường hợp người bị truất quyền thừa kế vẫn được hưởng di sản

 

Bạn Vũ (Thái Bình) có câu hỏi như sau:

Bố mẹ tôi có với nhau 5 người con, mẹ tôi đã mất cách đây 10 năm còn bố tôi thì mới mất cách đây cũng không lâu. Di sản bố tôi để lại bao gồm một mảnh đất, 2 cây vàng và 2 tỷ đồng tiền mặt tổng trị giá là 4,5 tỷ đồng. Bố tôi có viết di chúc với nội dung để lại toàn bộ số di sản trên chia đều cho 4 người con đầu của bố và truất đi quyền thừa kế của em út tôi.

Do em là người khuyết tật, hiện cũng 20 tuổi nhưng không có khả năng lao động nên không nhận được cảm tình của bố. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp của tôi bố tôi lập di chúc như thế có đúng hay không? Liệu em út tôi có được hưởng gì từ số di sản 4,5 tỷ bố tôi để lại hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn về trường hợp người thừa kế bị truất quyền thừa kế, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Vũ, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi trên của bạn Vũ, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Trên thực tế thì pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ ý chí của người để lại di sản trong việc định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên pháp luật cũng bảo vệ những giá trị về truyền thống, đạo đức và quyền lợi cho những người yếu thế, có mối quan hệ thân thiết với người để lại di sản. Vì vậy, người bị truất quyền thừa kế vẫn có thể được hưởng di sản nếu thuộc một trong các các trường hợp sau:

+ Trường hợp di chúc không hợp pháp (căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu di chúc không hợp pháp sẽ tiến hành việc chia thừa kế theo pháp luật. Như vậy người đã bị truất quyền thừa kế vẫn được hưởng di sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện hưởng thừa kế theo pháp luật)

+ Trường hợp thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, cụ thể như sau:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Tại khoản 2 điều này cũng có quy định các đối tượng trên không bao gồm người từ chối nhận di sản hoặc người không có quyền hưởng di sản.

Vì vậy trường hợp người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế nhưng thuộc một trong các đối tượng nêu trên thì vẫn được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Áp dụng trong trường hợp cụ thể của bạn Vũ ở trên, có thể thấy việc bố bạn lập di chúc với ý chí là truất quyền thừa kế của em út bạn là không trái với pháp luật. Tuy nhiên xét trên thực tế thì em bạn là người khuyết tật không có khả năng lao động nếu không được hưởng di sản để lại sẽ xảy ra sự thiệt thòi so với các chị em còn lại. Do đó việc pháp luật quy định trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 là hoàn toàn hợp lý.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì em trai bạn là đối tượng là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, do đó em bạn vẫn được hưởng ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế. Cụ thể phần di sản để lại của bố bạn sẽ được tính như sau:

Chia theo di chúc của bố bạn:

Theo nguyện vọng của bố bạn thì số di sản 4,5 tỷ đồng sẽ được chia đều cho 4 chị em đầu của bạn, do đó mỗi người sẽ được 4,5 tỷ/4 = 1 tỷ 125 triệu đồng

Chia theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015:

Theo như phân tích ở trên thì em út của bạn là người bị truất quyền thừa kế, tuy nhiên lại không có khả năng lao động do đó lúc này em bạn sẽ được ít nhất 2/3 suất thừa kế, và sẽ bằng 2/3 x (4,5 tỷ/ 4) = 750 triệu đồng

Do đó lúc này 4 chị em đầu của bạn sẽ phải bù khoản tiền 750 triệu đồng cho em út, và mỗi người phải bù 187,5 triệu đồng.
Tóm lại: 4 chị em đầu của bạn mỗi người sẽ được 1,125 tỷ – 187,5 triệu đồng = 937,5 triệu đồng, còn lại người em út của bạn sẽ được nhận 750 triệu đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề bị truất quyền thừa kế vẫn có thể được hưởng di sản. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline của Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn nhanh và chính xác nhất.

nguoi-bi-truat-quyen-thua-ke-van-duoc-huong-di-san

Người bị truất quyền thừa kế thì có được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất không?

 

Chị Chúc (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, mẹ tôi mất cách đây 2 tháng có để lại di sản bao gồm một căn nhà, 2 chiếc xe và 4 chỉ vàng. Mẹ tôi cũng có để lại di chúc với mong muốn để lại toàn bộ di sản cho em trai tôi và đồng thời truất quyền thừa kế của tôi.

Tôi cảm thấy khá vô lý, mặc dù trên thực tế tôi với mẹ cũng có xảy ra mâu thuẫn một vài lần nhưng tôi vẫn là con của bà thì tại sao bà lại không cho tôi hưởng di sản. Tôi có được biết nếu bị truất thì có thể vẫn được hưởng di sản theo pháp luật. Hiện tại thì cả tôi và em trai tôi đều đã trưởng thành có công việc và có gia đình riêng.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp của tôi liệu tôi có được nhận gì từ phần di sản của mẹ theo hàng thừa kế hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Hiểu rõ hơn người bị truất quyền thừa kế có được hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế hay không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Chúc, cảm ơn bạn đã liên hệ và gửi câu hỏi đến với chung tôi. Đối với thắc mắc trên của bạn thì đội ngũ chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Hàng thừa kế sẽ được xem xét khi chia di sản thừa kế theo pháp luật và quy định thứ tự chi tiết tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Cũng theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

“Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Tóm lại từ việc pháp luật quy định về thứ tự nhận di sản trước sau như trên có thể nhận thấy có những người thuộc hàng thừa kế nhưng vẫn không được hưởng di sản gồm: người thừa kế đã chết, người thừa kế không có quyền hưởng di sản, người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản, người thừa kế từ chối nhận di sản. Từ đó có thể thấy người bị truất quyền thừa kế sẽ không được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất.

Theo những phân tích bên trên thì chị đã bị mẹ bạn là người để lại di sản truất đi quyền được hưởng di sản, do đó bạn sẽ không được hưởng di sản theo di chúc đồng thời cũng sẽ không được hưởng di sản theo pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì người thừa kế bị truất quyền thừa kế trong di chúc vẫn có thể được hưởng di sản nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 644 là thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Tuy nhiên như bạn nói ở trên thì bạn hiện tại đã trưởng thành có công việc và có gia đình riêng, do đó bạn không thuộc các trường hợp quy định tại Điều luật này.
Tóm lại trong trường hợp của bạn thì bạn sẽ không được hưởng phần di sản mẹ bạn để lại cả theo di chúc và theo pháp luật.

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề truất quyền thừa kế. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để có thể áp dụng trong từng trường hợp cụ thể của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.