Thừa kế thế vị là gì? Cách xác định người được thừa kế di sản như thế nào? Quy định pháp luật mới nhất về việc thừa kế ra sao? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật cung cấp để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó nếu bạn đang gặp khó khăn về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ luật sư.
>> Quy định mới nhất về thừa kế thế vị, gọi ngay 1900.6174
Thừa kế thế vị là gì?
Thừa kế thế vị là có mầm mống và xuất hiện thời kỳ sơ khai của xã hội về việc dịch chuyển di sản được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống hoặc phong tục tập quán riêng của bộ lạc, thị tộc. Nó được thể hiện ở sự chuyển đổi tài sản từ người chết sang người sống.
Hiện việc thừa kế thế vị được quy định tại Điều 651, Điều 652, Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015. Để đảm bảo quyền lợi cho người có quan hệ huyết thống trực hệ. Cụ thể trong trường hợp con của người để lại tài sản chết trước người để lại tài sản thì các con cháu được hưởng phần tài sản mà cha mẹ của được hưởng nếu đang còn sống; nếu cháu cũng chết trước người để lại tài sản thì chắt sẽ được hưởng phần tài sản mà cha, mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Cách xác định người được hưởng thừa kế thế vị?
Tại thời điểm người để lại di sản chết thì di sản người chết để lại được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật. Và người thừa kế sẽ được xác định như sau:
Cụ thể việc thừa kế thế vị sé xét trên 2 mối quan hệ sau:
1. Quan hệ huyết thống
Thừa kế thế vị xét trên mối quan hệ huyết thống của người để lại di sản và người trong hàng thừa kế thứ nhất là quan hệ cha con, mẹ con. Quan hệ cha con là quan hệ nhân thân không tách rời quan hệ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Quyền thế vị của người cháu, người chắt của người để lại tài sản dựa trên quan hệ huyết thống với người để lại tài sản và quyền được thừa kế tài sản của ông, bà khi cha, mẹ của cháu còn sống thì được hưởng.
2. Quan hệ nuôi dưỡng
Giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi không có mối quan hệ về huyết thống mà chỉ có quan hệ nuôi dưỡng. Nhưng nếu con nuôi chết trước cha, mẹ nuôi thì con của con nuôi vẫn sẽ được nhận thừa kế thế vị như các cháu có quan hệ huyết thống với người để lại tài sản. Phương thức trên cũng được áp dụng cho các cháu là con đẻ của người con riêng của người vợ, của chồng. Nếu con riêng và cha dượng, mẹ kế đã thể hiện được nghĩa vụ chăm nuôi, yêu thương nhau như cha con, mẹ con.
– Là người được người để lại tài sản định đoạt theo di chúc (nếu có di chúc).
– Là người thừa kế và được quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2015: được quy định cụ thể theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người để lại di sản;
+ Hàng thừa kế thứ hai: ông bà nội, ông bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người để lại di sản; cháu ruột của người để lại di sản mà người để lại di sản là ông bà nội, ông bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người để lại di sản bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người để lại tài sản; cháu ruột của người để lại tài sản mà người để lại di sản là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người để lại di sản là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần tài sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị tước quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
>>Xem thêm: Thừa kế không có di chúc theo quy định mới nhất 2022
Quy định về thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị được quy định và bắt đầu từ Thông tư số 1742/BTP, Thông tư số 594/TANDTC, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 và hiện nay là Bộ luật dân sự năm 2015, Pháp lệnh thừa kế. Các văn bản pháp luật này quy định về thừa kế thế vị đều tuân theo một đặc điểm chung, đó là nếu một người con không còn vào thời điểm người để lại di sản (tài sản) khi chết thì các con của người này sẽ được thay thế cha mẹ để hưởng di sản (tài sản) của ông bà hoặc của các cụ.
Thừa kế thế vị sẽ xét trên tổng thể về quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng của người để lại di sản với con cháu của người đó.
Ngoài ra khi xác định người thừa kế nêu trên thì còn phải căn cứ theo một số quy định sau:
– Quy định tại Ðiều 635 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế thế vị: Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế.
– Quy định tại Ðiều 641 Bộ luật Dân sự 2015 về việc thừa kế thế vị của những người có quyền thừa kế tài sản của nhau mà chết cùng thời điểm: Trong trường hợp người có quyền thừa kế tài sản của nhau đều chết cùng thời điểm thì họ không được thừa kế di sản của nhau và tài sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Ðiều 677 của Bộ luật này.
Ðiều 677 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế thế vị:
“Trong trường hợp con của người để lại tài sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại tài sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu đang còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
>>Xem thêm: Luật thừa kế không có di chúc 2022 theo Bộ luật Dân sự 2015
Một số câu hỏi liên quan đến thừa kế thế vị
Quyền hưởng di sản thừa kế do thừa kế thế vị
Câu hỏi của anh Hoàng (Hải Phòng):
Thưa luật sư. Ông bà tôi có 2 người con (Bố tôi và chú). Sau khi ông bà tôi mất có để lại 1 mảnh đất đã có sổ đỏ. Sau 1 năm bố tôi cũng mất và hiện tại chú tôi đang muốn bán mảnh đất đó đi. Vậy luật sư cho tôi hỏi bố tôi mất rồi thì tôi có được thừa hưởng phần di sản của ông bà tôi cùng chú tôi hay không! Mong luật sư tư vấn!
>>Luật sư tư vấn phân chia di sản do hưởng thừa kế thế vị. Liên hệ 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. sau khi xem xét luật sư xin được trả lời như sau:
Quy định tại Ðiều 635 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế thế vị: Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế.
Quy định tại Ðiều 641 Bộ luật Dân sự 2015 về việc thừa kế thế vị của những người có quyền thừa kế tài sản của nhau mà chết cùng thời điểm: Trong trường hợp người có quyền thừa kế tài sản của nhau đều chết cùng thời điểm thì họ không được thừa kế di sản của nhau và tài sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Ðiều 677 của Bộ luật này.
Ðiều 677 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế thế vị; Trong trường hợp con của người để lại tài sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại tài sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu đang còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Căn cứ nội dung điều luật nếu trên và tình tiết câu hỏi của bạn thì việc Bố bạn mất sau ông bà 1 năm nên bạn hoàn toàn có thể hưởng phần thừa kế di sản mà bố bạn được hưởng từ ông bà của bạn. Như vậy, thì với việc mảnh đất mà ông bà bạn để lại bạn cũng sẽ được hưởng một phần trong đó, nên nếu khi chú bạn bán mảnh đất đó thì bạn hãy đưa ý kiến để được đảm bảo quyền lợi hợp pháp.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2015: Quy định người thừa kế ở các hàng sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người để lại di sản;
+ Hàng thừa kế thứ hai: ông bà nội, ông bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người để lại di sản; cháu ruột của người để lại di sản mà người để lại di sản là ông bà nội, ông bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người để lại di sản bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người để lại tài sản; cháu ruột của người để lại tài sản mà người để lại di sản là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người để lại di sản là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần tài sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị tước quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy trong trường hợp này, bạn là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và không những bạn được hưởng phần di sản đó mà phần hưởng số di sản đó sẽ ngang bằng với phần được hưởng của chú bạn với mảnh đất đó.
>>Xem thêm: Quyền thừa kế tài sản khi cha mất và quy định bạn nên biết
Cấp sổ đỏ thừa kế với di sản thừa kế của bố mẹ để lại
Câu hỏi của anh Quang (Hải Dương):
Thưa luật sư. Trước đây bố mẹ tôi có mua 1 mảnh đất thuộc dự án đầu đầu của UBND xã. Dù có hợp đồng mua đất của UBND xã nhưng vẫn chưa làm sổ đỏ. Hiện tại thì cả bố mẹ tôi đều không còn. Do tôi đang kinh doanh nên cần sổ đỏ để có thể vay vốn ngân hàng. Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục để xin cấp sổ đỏ mảnh đất đó có phức tạp không? Tôi còn 2 người em gái đang còn đi học. Mong luật sư tư vấn!
>>Tư vấn thủ tục cấp sổ đỏ với di sản thừa kế của bố mẹ để lại. Liên hệ luật sư 1900.6174
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. sau khi xem xét luật sư xin được trả lời như sau:
Mảnh đất này là di sản của bố mẹ bạn để nên nếu muốn xin cấp sổ đỏ thì đầu tiên cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản được thừa kế như sau:
Theo nội dung tại Điều 58 Luật Công chứng 2014:
Yêu cầu bạn là người duy nhất được hưởng di sản của bố mẹ bạn để lại theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng đã thỏa thuận là không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
Bước 1: Chuẩn bị những giấy tờ sau để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
2. Giấy chứng tử của bố mẹ là chủ của di sản thừa kế
3. CCCD, hộ khẩu của người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục
4. Giấy khai sinh, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người để lại di sản
5. Giấy chứng tử, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục
Bước 2: Lập và niêm yết thông báo thừa kế thế vị
Theo quy định thì khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thế vị, người khai nhận di sản đến Văn phòng công chứng mang theo đầy đủ các giấy tờ để thực hiện các thủ tục. Tại đây, Công chứng viên sẽ tiến hành làm thủ tục niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của cha mẹ bạn để lại di sản theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2014.
Việc thụ lý công chứng văn bản đã thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày niêm yết theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP .
Việc niêm yết này là để đảm bảo không xảy ra tranh chấp tài sản được khai nhận thừa kế này.
Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản được thừa kế
Đủ 15 ngày niêm yết, nếu không có ai thắc mắc hay xảy ra tranh chấp tài sản thừa kế gì thì bạn sẽ đến ủy ban nhân dân xã để lấy thông báo thừa kế đã đóng dấu xác nhận của ủy ban nhân dân xã. Sau đó, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với mảnh đất của cha mẹ bạn để lại.
Sau khi thực xong phần khai nhận di sản được thừa kế, công việc tiếp theo là thực hiện thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai;
Thành phần hồ sơ
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản sao có công chứng chứng thực);
+ Văn bản khai nhận di sản được thừa kế lập tại Văn phòng công chứng theo quy định pháp luật;
+ Giấy tờ chứng minh tài sản chung hoặc giấy tờ chứng minh tài sản riêng (02 bản sao có công chứng chứng thực);
+ Đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu (01 bản chính – Kê khai theo mẫu);
+ Tờ khai lệ phí trước bạ (2 bản chính – Kê khai theo mẫu);
+ Tờ khai thuế về thu nhập cá nhân (2 bản chính – Kê khai theo mẫu);
+ Tờ khai xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp tùy từng Quận/Huyện đối với loại giấy tờ này;
+ Sơ đồ vị trí của thửa đất (1 bản chính – Kê khai theo mẫu)
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, bộ phận một cửa sẽ chuyển qua chi cục thuế để tiến hành thẩm định và ra thông báo nộp thuế.
Trường hợp này của bạn là cha mẹ để lại đất cho con nên sẽ được miễn Thuế, phí trước bạ Theo Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và theo Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC
>>Xem thêm: Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất 2022
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong thừa kế thế vị là gì và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thừa kế. Mong rằng những thông tin trên của tổng đài pháp luật cung cấp sẽ mang lại sự hữu ích cho bạn. Nếu bạn đang còn vướng mắc hay gặp khó khăn về việc thừa kế thế vị, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ pháp lý hiệu quả và nhanh chóng nhất.