Vay tín chấp là gì? Tín chấp là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Vay tín chấp là một trong những hình thức mà không cần có tài sản đảm bảo, có thể được coi là “ưu đãi” đối với những đối tượng là cá nhân, hộ gia đình nghèo để có thể vay vốn dễ dàng hơn. Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp các quy định của pháp luật về vay tín chấp và các tình huống xoay quanh. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp miễn phí từ luật sư. Để hiểu rõ hơn về vay tín chấp, kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
>> Tư vấn quy định về Tín chấp là gì? Gọi ngay 1900.6174
Tín chấp là gì?
>> Tín chấp là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Tín chấp, theo nghĩa của từ là một hình thức vay tiền từ tổ chức tín dụng, được đảm bảo bằng sự tín nhiệm mà không cần tài sản thế chấp.
Tín chấp theo quy định của pháp luật còn được hiểu là việc tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình, đảm bảo cho những thành viên của mình vay vốn tại những tổ chức tín dụng bằng việc xác nhận về các mặt điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo có nhu cầu vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả của cá nhân, hộ gia đình vay vốn; đôn đốc cá nhân, hộ gia đình vay vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng.
Sự góp mặt của các tổ chức chính trị – xã hội, sự tham gia của các tổ chức tín dụng mà cụ thể là nhân hàng chính sách xã hội và những hộ nghèo là dấu hiệu rõ nhất để nhận biết về biện pháp này. khái niệm tín chấp được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau:
– Dưới góc độ khách quan: tín chấp là tập hợp các quy định của pháp luật về biện pháp tín chấp, gồm những nội dung như: chủ thể đảm bảo tín chấp, chủ thể được vay tín chấp, mục đích vay tín chấp, hình thức vay tín chấp..
– Dưới góc độ chủ quan: tín chấp là một giao dịch đảm bảo, cụ thể là hợp đồng tín chấp, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Với tính chất là một giao dịch đảm bảo, giao dịch thế chấp phải tuân thủ các quy định của pháp luật được áp dụng chung cho các giao dịch.
Như vậy, tín chấp là một hình thức đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, trong đó, tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở cam kết với các tổ chức tín dụng bằng uy tín của mình nhằm đảm bảo cho cá nhân, hộ gia đình nghèo được vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.
Mọi thắc mắc về tín chấp là gì? Vay tín chấp là gì?, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Tổng Đài Pháp Luật đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn pháp luật hành chính, tư vấn luật hình sự,… Với đội ngũ luật sư chuyên gia pháp lý có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Vay tín chấp là gì?
>> Vay tín chấp là gì? Gọi ngay 1900.6174
Tín chấp là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, được ghi nhận, bảo vệ bởi các quy định của pháp luật. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tín chấp như sau:
Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Vậy, vay tín chấp là gì? Vay tín chấp không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là cách nói thông thường của người dân trong đời sống hàng ngày. Vì thế, khái niệm này không được quy định trong những văn bản pháp luật hiện hành.
Theo cách hiểu thông thường, vay tín chấp là hình thức cho vay vốn mà không cần tài sản đảm bảo. Đơn vị xét duyệt khoản vay dựa vào căn cứ là uy tín và mức thu nhập của người vay hay lịch sử tín dụng của họ…
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, vay tín chấp là hình thức cho vay mà không cần tài sản để đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân.
Mọi thắc mắc về vay tín chấp là gì? bạn vui lòng gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật giải đáp kịp thời!
Có nên vay tín chấp không?
Chị Xuân Mai (Lạng Sơn) có câu hỏi:“Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp như sau:
Tôi là một nông dân, thu nhập chính của tôi là từ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, do đợt vừa rồi, thịt lợn rớt giá nên tôi phải chịu lỗ một khoản lớn, dẫn tới việc không còn đủ vốn để tiếp tục việc chăn nuôi nữa, và cũng không có tài sản gì đáng giá để có thể vay vốn. Tuy nhiên, tôi được Mặt trận tổ quốc đảm bảo cho việc vay tín chấp mà tôi lại không rõ về hình thức vay vốn này. Vậy, luật sư cho tôi hỏi, tôi có nên vay tín chấp không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Có nên vay tín chấp không? Liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Mai! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Để biết rằng nên hay không nên vay tín chấp, ta cần căn cứ vào những yếu tố sau:
+ Nhu cầu của người vay: Cần tiền sử dụng vào mục đích gì? Số tiền mà mình cần là bao nhiêu? Vay trong thời hạn bao lâu? …;
+ Những gói cho vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng: những tổ chức tín dụng có những gói cho vay tín chấp có phù hợp với nhu cầu của người vay hay không;
+ Người vay có đáp ứng được những điều kiện về đối tượng, hồ sơ, thủ tục cho vay của những tổ chức tín dụng không: Điều này phụ thuộc vào nhu cầu vay của người vay, sự đáp ứng về hồ sơ, giấy tờ, đối tượng của người vay theo quy định của tổ chức tín dụng;
– Ngoài ra, người vay có thể cân nhắc khi vay tín chấp thông qua những ưu điểm và nhược điểm của hình thức này như sau:
+ Về ưu điểm: Thời gian xét duyệt hồ sơ, giải ngân nhanh chóng; linh hoạt trong cách thực hiện cấp tín dụng;
+ Về nhược điểm: Số tiền được giải ngân/vay thường không cao; thời gian được vay thường không dài; lãi suất thường cao;
Như vậy, có thể thấy rằng, thông thường, nếu người vay có nhu cầu vay với số tiền không cao, không có tài sản để bảo đảm, cần tiền trong thời gian ngắn và thời gian trả nhanh thì có thể lựa chọn hình thức vay tín chấp.
Trong trường hợp của chị, dựa trên những yếu tố trên, nếu như chị không có tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, số vốn cần không cao và cần trong thời hạn ngắn thì chị có thể lựa chọn hình thức vay tín chấp. Mọi thắc mắc về vay tín chấp theo quy định hiện hành, chị hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!
Đặc điểm của vay tín chấp là gì?
>> Những đặc điểm của vay tín chấp là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Trước hết, về câu hỏi vay tín chấp là gì, thì vay tín chấp là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo.
Tín chấp là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nên tín chấp mang đầy đủ những đặc điểm chung của giao dịch đảm bảo. Bên cạnh đó, tín chấp có những đặc điểm riêng như sau:
– Chủ thể cam kết đảm bảo thực hiện hợp đồng bằng hình thức tín chấp phải là các tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở. Việc bản đảm chỉ bằng uy tín nên các tổ chức chính trị – xã hội cơ sở có trách nhiệm cũng tổ chức tín dụng theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng và đôn đốc trả nợ khi hết thời hạn vay.
– Chủ thể cam kết bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng hình thức tín chấp không có trách nhiệm dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ như việc bảo lãnh thông thường khác. Giá trị nghĩa vụ được đảm bảo cho việc vay một khoản tiền nhỏ của cá nhân, hộ gia đình nghèo tại tổ chức tín dụng với mục đích sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ hoặc tiêu dùng theo quy định của Chính phủ.
– Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ, thì tổ chức chính trị – xã hội cơ sở có trách nhiệm đề xuất, giải trình để giãn nợ, xin giảm lãi suất để hỗ trợ các chủ thể vay vốn. Trong trường hợp đặc biệt khó khăn như gặp thiên tai, bất khả kháng nghiêm trọng có thể đề nghị xóa nợ theo chủ trương của Chính phủ đối với những vùng khó khăn đặc biệt khi gặp thiên tai.
– Do tính chất đặc trưng của bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng hình thức tín chấp nên không có việc bán tài sản hoặc xử lý tài sản bảo đảm trong quá trình thu hồi nợ vì đối tượng của tín chấp là uy tín – một giá trị nhân thân của tổ chức chính trị – xã hội.
– Chủ thể được bảo đảm nghĩa vụ bằng hình thức tín chấp được xác định là cá nhân, hộ gia đình nghèo. Đây là những chủ thể có thu nhập và mức sống dưới chuẩn trung bình của xã hội. Xuất phát từ mục tiêu xóa đói, giảm nghèo mà tín chấp được ghi nhận để tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Khoản tiền vay được đảm bảo bằng tín chấp được xác định rõ ràng về mục đích sử dụng
– Chủ thể trong hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tín chấp là tổ chức tín dụng nói chung. Chủ thể cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay tín chấp chủ yếu là các ngân hàng chính sách xã hội.
Mọi thắc mắc về đặc điểm của vay tín chấp theo quy định hiện hành, hãy gọi đến Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng nhất!
Hình thức và nội dung của vay tín chấp là gì?
>> Hình thức và nội dung của vay tín chấp là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Hình thức, nội dung của tín chấp được quy định tại điều 345 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp cần phải được lập thành văn bản và có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện và hoàn cảnh của bên vay vốn. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải có nội dung cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
Căn cứ theo quy định của Luật dân sự 2015 như trên, ta thấy việc vay tín chấp thuộc nhóm những biện pháp bảo đảm có tính đối nhân, là những biện pháp bảo đảm mà không cần có tài sản đảm bảo. Tín chấp thuần túy là việc sử dụng uy tín để thực hiện cam kết về khả năng trả nợ của bên có nghĩa vụ.
Có thể thấy, so với những biện pháp bảo đảm khác như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,…tính chất đảm bảo của tín chấp là rất thấp. Vì vậy, việc cho vay có biện pháp đảm bảo bằng tín chấp cần phải được lập dưới hình thức văn bản và có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội đứng ra đảm bảo bằng tín chấp về những điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
Vì tín chấp được xem là một chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước, do đó, bên vay vốn phải được xác định là cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng vay vốn bằng những biện pháp bảo đảm bằng tài sản.
Pháp luật quy định chặt chẽ về hình thức vay tín chấp nhằm mục đích đảm bảo cho tính xác thực của việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp. Quy định này nhằm đảm bảo cho các thông tin về bên vay được đầy đủ và xác thực, để hạn chế những rủi ro, còn trên thực tế, khi bên vay không trả được nợ cho các tổ chức tín dụng, thì bên nhận bảo đảm cũng không thể tiến hành xử lý uy tín của tổ chức chính trị – xã hội để đảm bảo cho khoản vay đó được. Đó không phải là yếu tố vật chất để có thể bị xử lý, thu hồi nợ.
Pháp luật cũng có những quy định rõ về nội dung của hình thức vay bằng biện pháp tín chấp, cũng nhằm mục đích là xác nhận đúng và đầy đủ thông tin về bên vay vốn. Bởi vì chỉ những cá nhân, hộ gia đình đáp ứng đầy đủ điều kiện mới có thể vay vốn theo hình thức tín chấp này, tránh việc cung cấp, tiếp nhận thông tin một cách sai lệch đem lại những rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Theo đó, nội dung tín chấp phải bao gồm: số tiền vay, mục đích vay vốn, lãi suất, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của bên vay, tổ chức tín dụng cho vay, và tổ chức chính trị – xã hội đảm bảo bằng tín chấp. Cụ thể bao gồm những nội dung đó là:
– Thứ nhất, về nội dung và lãi suất cho vay theo hình thức tín chấp thì trong hợp đồng cho vay cần phải ghi rõ số tiền vay và lãi suất cho vay. Số tiền vay là căn cứ để xác định lãi suất vay, số tiền vay càng nhiều thì lãi suất vay càng cao. Số tiền vay được ghi nhận trong hợp đồng và số tiền vay trên thực tế phải trùng khớp với nhau, đó là căn cứ để có thể xác định nghĩa vụ trả nợ của bên vay.
– Thứ hai, nội dung cần lưu ý đó là mục đích vay tín chấp. Căn cứ theo quy định tại Điều 344 của Bộ Luật dân sự năm 2015 thì mục đích khi vay vốn dưới hình thức tín chấp là nhằm sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Khoản vay sản xuất, kinh doanh bao gồm những mục đích như đầu tư mua sắm những loại vật tư, giống cây trồng, phân bón, vật nuôi, công cụ lao động,…; đầu tư làm nghề thủ công, nuôi trồng, đánh bắt,….Khoản vay tiêu dùng bao gồm những khoản để: giải quyết nhu cầu về nhà ở, nước sạch, đầu tư cho chi phí học tập,…Mục đích vay vốn đóng vai trò quan trọng, bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi tiến hành vay vốn. Đó là một căn cứ để tổ chức tín dụng ra quyết định về sản phẩm cho vay, mức cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay,…
Cuối cùng, đó là việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của những bên chủ thể trong quan hệ vay tín chấp. Trong quan hệ cho vay có biện pháp bảo đảm bằng tín chấp có 03 chủ thể, bao gồm: bên cho vay là tổ chức dụng, bên vay là cá nhân – hộ gia đình nghèo, và bên đảm bảo bằng tín chấp là tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở. Điều 46 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, quy định về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tín chấp như sau:
1. Bên bảo đảm bằng tín chấp có các quyền và nghĩa vụ như sau:
– Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với những tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho người vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả của người vay; đôn đốc người vay trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
– Tiến hành xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về các mặt: điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi tiến hành vay vốn;
– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
2. Tổ chức tín dụng cho vay có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Có quyền yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp cùng phối hợp trong việc kiểm tra việc sử dụng vốn vay của người vay và đôn đốc người vay trả nợ;
– Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ đối với người vay;
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
3. Người vay có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Sử dụng vốn vay cho mục đích sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu của đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay;
– Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay vốn và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay;
– Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng thời hạn cho tổ chức tín dụng cho vay;
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Mọi thắc mắc về hình thức và nội dung của vay tín chấp theo quy định hiện hành, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết!
Vay tín chấp như thế nào?
Chị Thủy Tiên (Hà Tĩnh) có câu hỏi:“Tôi là nông dân, thu nhập chính từ việc trồng trọt hoa màu để bán. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão lũ mà mùa màng đều hư hỏng, không thể cứu vãn được. Chính vì vậy mà tôi lâm vào tình trạng khủng hoảng về mặt tài chính. Vì không có tài sản gì để đảm bảo nên tôi chỉ có thể vay tiền theo hình thức vay tín chấp. Vậy, xin hỏi, tôi có thể vay tín chấp như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”
>> Vay tín chấp thực hiện như thế nào? Liên hệ 1900.6174
Xin chào chị Tiên! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc đến với chúng tôi. Đối với vấn đề của chị, chúng tôi đã phân tích và đưa ra phản hồi như sau:
Cá nhân, hộ gia đình có thể vay tín chấp nếu thỏa mãn những điều kiện sau:
Một là,đảm bảo những điều kiện vay tín chấp
Những điều kiện vay tín chấp đối với khách hàng thường bao gồm những điều kiện cơ bản sau:
+ Về độ tuổi: Từ 18 đến 55 tuổi (trong độ tuổi lao động);
+ Có thu nhập ổn định/có nơi thường trú, tạm trú tại nơi mà tổ chức tín dụng đặt trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch;
+ Không có nợ xấu tại những ngân hàng khác. Điều đó có nghĩa là khi khách hàng có nợ xấu tại các ngân hàng thì không thể vay tín chấp được;
+ Giấy tờ tùy thân vẫn còn thời hạn sử dụng;
Hai là, khách hàng cần có những giấy tờ chứng minh việc vay tín chấp có thể thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
+ Vay theo thang bảng lương: Vay theo lương trả chuyển khoản hoặc lương trả trực tiếp;
+ Vay thông qua hóa đơn điện, nước;
+ Vay thông qua cavet xe (đăng ký xe);
+ Vay thông qua hợp đồng bảo hiểm;
+ Vay thông qua giấy phép kinh doanh, sổ thu chi của người kinh doanh;
+ Vay thông qua hóa đơn, hợp đồng mua bán xe máy, điện thoại,…
Mọi thắc mắc trong quá trình vay tín chấp theo quy định hiện hành, chị hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ kịp thời!
Thủ tục vay tín chấp như thế nào?
Anh Việt An (Bình Phước) có câu hỏi:“Do tình hình kinh tế khó khăn, mà tôi lại cần một khoản tiền để tiếp tục đầu tư vào việc sản xuất thức ăn chăn nuôi nên tôi muốn được vay tiền theo hình thức vay tín chấp. Tôi có đáp ứng được những điều kiện để được vay tín chấp nhưng lại không biết phải thực hiện như thế nào. Vậy, xin hỏi rằng, thủ tục để vay tín chấp là gì? Tôi xin cảm ơn!”
>> Tư vấn thủ tục vay tín chấp nhanh chóng? Liên hệ ngay 1900.6174
Xin chào anh An! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Việc thực hiện vay tín chấp thường được thực hiện thông qua những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Khách hàng có nhu cầu vay theo hình thức tín chấp cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ tùy thuộc vào từng gói sản phẩm vay của những ngân hàng, tổ chức tín dụng,…Những giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cần chuẩn bị bao gồm:
+ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của người vay;
+ Sổ hộ khẩu hoặc xác nhận tạm trú;
+ Một trong những giấy tờ sau: Bảng sao kê lương; hợp đồng lao động; Hợp đồng bảo hiểm; Cavet xe; Hóa đơn điện, nước; Giấy phép kinh doanh; Sổ thu chi của đơn vị kinh doanh;…
+ Hợp đồng, hóa đơn mua những sản phẩm như: Tủ lạnh, điều hòa, điện thoại, xe máy, máy tính,…;
Bước 2: Xét duyệt hồ sơ
Tổ chức tín dụng tiến hành xét duyệt hồ sơ của người vay để đảm bảo việc giải ngân được đúng theo mục đích, nhu cầu vay của khách hàng và theo quy định của tổ chức tín dụng.
Bước 3: Cấp tín dụng/giải ngân
Sau khi tổ chức tín dụng đã xét duyệt đầy đủ về điều kiện vay, khách hàng được giải ngân bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản.
Mọi thắc mắc về thủ tục vay tín chấp theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Vay tín chấp khác với vay thế chấp khác nhau ở đâu?
>> Vay tín chấp với vay thế chấp có điểm gì khác nhau? Gọi ngay 1900.6174
Để phân biệt được hai hình thức này, chúng ta cần phải biết vay tín chấp là gì và vay thế chấp là gì. Hiểu một cách khái quát nhất, vay tín chấp là việc một bên cho một bên vay mà không cần tài sản để đảm bảo nghĩa vụ, biện pháp đảm bảo là đảm bảo bằng uy tín. Còn vay thế chấp là một bên cho một bên vay nhưng bên vay phải thế chấp cho bên cho vay tài sản thuộc sở hữu của bên vay để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Thông thường, ta có thể phân biệt hai hình thức vay này thông qua những tiêu chí sau:
Tiêu chí | Vay tín chấp | Vay thế chấp |
Bản chất | Vay không cần tài sản bảo đảm | Vay có tài sản bảo đảm
(ví dụ như: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà chung cư, quyền sở hữu xe máy, ô tô,…) |
Lãi suất cho vay | Cao hơn | Thấp hơn |
Thời hạn cho vay | Ngắn hơn | Dài hơn |
Thủ tục, hồ sơ vay | Nhanh chóng, gọn nhẹ hơn | Lâu hơn, phức tạp hơn |
Hạn mức cho vay | Thấp hơn | Cao hơn |
Mục đích vay | Mục đích vay được pháp luật xác định là: sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. | Thường là để: Tiêu dùng, đầu tư, kinh doanh… Tuy nhiên, pháp luật không quy định |
Điều kiện cho vay | Khắt khe hơn. Đối tượng được vay phải là cá nhân, hộ gia đình nghèo và có sự bảo đảm của tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở. | Đơn giản hơn |
Mọi thắc mắc về điểm khác nhau giữa vay thế chấp và vay tín chấp theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Lãi suất khi vay tín chấp là bao nhiêu?
Anh Danh Đạt (Tuyên Quang) có câu hỏi:“Gia đình tôi là một trong những hộ gia đình khó khăn, do ảnh hưởng của dịch bệnh, gia đình tôi không thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống nên gia đình tôi được Mặt trận tổ quốc hỗ trợ vay tiền bằng hình thức vay tín chấp. Để có thể tính toán được khoản vay cũng như cân nhắc về vấn đề có nên vay hay không, tôi muốn hỏi rằng lãi suất khi vay tín chấp là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn!”
>> Lãi suất khi vay tín chấp là bao nhiêu? Liên hệ ngay 1900.6174
Xin chào anh Đạt! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN lãi suất cho vay tín chấp là mức lãi suất theo thỏa thuận giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng.
Mức lãi suất này được căn cứ vào cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng (trừ những trường hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cho vay tối đa trong những lĩnh vực là phát triển nông nghiệp, nông thôn; Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…).
Lưu ý: Khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định những công ty tài chính ban hành khung lãi suất dành cho vay tiêu dùng (lãi suất được áp dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống trong từng thời kỳ), trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất thấp nhất đối với mỗi sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Một số ngân hàng có mức lãi suất thấp khi vay tín chấp như: Theo các thông tin từ các trang chủ của những tổ chức tín dụng, một số tổ chức tín dụng có mức lãi suất thấp hơn so với những đơn vị khác có kể đến như: Shinhan Bank là từ 12%/năm (theo dư nợ giảm dần), hoặc Standard Chartered là từ 13,49%/năm, hoặc HSBC là từ 14%/ năm đến 16%/ năm (theo dư nợ giảm dần), hay BIDV là 11,9%/năm…
Mức lãi suất được thống kê này có thể thay đổi theo từng năm, từng thời điểm hoặc từng giai đoạn, thậm chí là thay đổi tùy theo thời gian vay, đối tượng vay, những chính sách hỗ trợ, khuyến khích của các tổ chức tín dụng.
Mọi thắc mắc về lãi suất khi vay tín chấp theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Những lưu ý khi vay tín chấp là gì?
Chị Lương Thùy (Quảng Ngãi) có câu hỏi:
“Gần đây, tôi có gặp khó khăn về tài chính, nhưng vì không có tài sản gì để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ nên tôi không thể vay tiền dưới hình thức vay thế chấp hay những hình thức khác được. Được sự bảo hộ của Công đoàn, tôi mới có thể vay tiền dưới hình thức vay tín chấp. Vậy, xin hỏi rằng, những lưu ý khi vay tín chấp là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!”
>> Những lưu ý khi vay tín chấp là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Xin chào chị Thùy! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Đối với vấn đề của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Khi vay tín chấp, khách hàng cần chú ý một vài lưu ý như sau:
Một là, cần phải tham khảo về điều kiện, thủ tục vay tín chấp của tổ chức tín dụng mà mình vay: Mỗi một tổ chức tín dụng đều có các điều kiện riêng về đối tượng, thu nhập hay nơi ở…và trình tự riêng để tiến hành xét duyệt hồ sơ vay tín dụng. Do đó, khách hàng khi vay tín chấp cần tìm hiểu rõ, kỹ những thủ tục vay tín chấp của những tổ chức tín dụng trước khi tiến hành vay để tránh bị từ chối hồ sơ;
Hai là, tìm hiểu mức lãi suất trước khi vay tín chấp: Do mức lãi suất vay là mức lãi suất được thỏa thuận giữa các bên và có thể là mức lãi suất ấn định của các tổ chức tín dụng. Vậy nên, mức lãi suất này là khác nhau giữa những tổ chức tín dụng, khác nhau giữa những thời điểm vay, mục đích vay hay đối tượng vay,… Tìm hiểu trước về mức lãi suất để khách hàng có sự so sánh, đối chiếu, cân nhắc trước khi vay;
Ba là, các mức phí, mức phạt mà người vay phải trả khi vay tín chấp: Ví dụ phí phạt khi trả không đúng hạn, phí phạt chậm trả, lãi suất khi chậm thanh toán,… đây là những khoản phí phạt, phí phải trả thêm nếu như khách hàng vi phạm vào nghĩa vụ thanh toán đối với các tổ chức tín dụng. Do vậy, khách hàng cần tham khảo kỹ tại từng tổ chức tín dụng trước khi quyết định vay;
Bốn là, trường hợp khi đang vay thế chấp thì có được vay tín chấp không? Tùy thuộc vào quy định của mỗi tổ chức tín dụng mà khách hàng có thể thực hiện việc vay tín chấp cùng với vay có thể chấp tài sản;
Năm là, nếu khách hàng đang có nợ xấu thì có được vay tín chấp không? Hiện nay, nếu khách hàng có nợ xấu thì sẽ không được các tổ chức tín dụng cho vay theo hình thức tín chấp;
Sáu là, có thể vay tín chấp tại nhiều tổ chức tín dụng không? Tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi tổ chức tín dụng mà việc vay tín chấp có thể được thực hiện tại nhiều tổ chức tín dụng hoặc chỉ được thực hiện tại một tổ chức tín dụng;
Tám là, nếu khách hàng là lao động tự do thì có được vay tín chấp hay không? Thông thường, các tổ chức tín dụng cho phép vay tín dụng khi mà khách hàng có nguồn thu nhập ổn định. Mức thu nhập ổn định thường được xác định là từ 4 triệu đồng/tháng trở lên là có thể được vay tín chấp, cụ thể mức bao nhiêu thì phải tùy thuộc vào mỗi tổ chức tín dụng;
Chín là, tiền vay sẽ được nhận qua tài khoản hay tiền mặt? Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và chính sách của mỗi tổ chức tín dụng.
Mọi thắc mắc về vay tín chấp theo quy định hiện hành, hãy liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được luật sưu hỗ trợ kịp thời!
Bài viết trên đây là câu trả lời cho những vấn đề xung quanh vay tín chấp là gì, làm sao để vay tín chấp theo quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.