Con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy? Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy? Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế do cha mẹ nuôi để lại hay không? Trường hợp nào con nuôi không được hưởng di sản thừa kế? Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp và hướng dẫn bạn đọc tất cả những vấn đề đã nêu trên. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến với Luật sư thông qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất!

con-nuoi-la-hang-thua-ke-thu-may
Con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy?

Con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy? 

 

Chị Trà – Vĩnh Phúc có câu hỏi muốn được Luật sư tư vấn như sau:

Năm tôi 2 tuổi mẹ tôi nhận tôi làm con nuôi, nay mẹ già và có chút không minh mẫn, anh em hàng xóm đề nói rằng tôi không phải con đẻ của mẹ nên không nằm trong hàng thừa kế vậy cho tôi xin hỏi điều đó có chính xác không? Con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy?

Tôi xin cảm ơn Luật sư”

 

>> Con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy? Gọi ngay1900.6174

Luật sư tư vấn trả lời:

Chào chị Trà, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp ở trên, Luật sư xin đưa ra câu trả lời cụ thể về thắc mắc con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy như sau:

Hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“ Những người thừa kế theo pháp luật sẽ được quy định theo thứ tự sau đây:

– Ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết;

Ở hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Ở hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người đã chết; cháu ruột của người chết mà người đã chết là cô ruột, dì ruột; chắt ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột của người đã chết mà người đã chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế nếu cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau đó chỉ được hưởng phần thừa kế  nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó nữa đã chết, không có quyền được hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Các quan hệ trong cùng một hàng thừa kế:

Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của người đã chết;

Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại như sau:

Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại chồng sẽ là người ở hàng thừa kế thứ nhất của vợ. Tuy nhiên, chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ đã kết hôn hợp pháp. Đối với quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng, chúng ta cần lưu ý như sau:

Trong trường hợp vợ, chồng đó đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà sau đó một người đã chết thì người còn sống vẫn được hưởng phần di sản thừa kế đó.

Trong trường hợp vợ, chồng đã xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người đã chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế (được quy định tại khoản 2 Điều 655  Bộ luật dân sự 2015).

Người đang làm vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết dù sau đó có kết hôn với một người khác vẫn được thừa kế di sản (được quy định tại Khoản 3 Điều 655 BLDS 2015).

Đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày mùng 13/1/1960 ở miền Bắc và trước ngày mùng 25/3/1977 ở miền Nam, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp này, người chồng, người vợ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại.

– Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại như sau:

Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật và là hàng thừa kế thứ nhất của nhau không chỉ là quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam mà còn của hầu hết các nước trên thế giới. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể người con đó là con trong giá thú hay ngoài giá thú và ngược lại.

– Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại như sau:

Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi (người sinh ra cha, mẹ nuôi) con nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được hưởng thừa kế của người con nuôi đó.

Trong trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó không đương nhiên trở thành con nuôi của người mới đó, cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.

Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như người không làm con nuôi người khác.

– Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế như sau:

Trong trường hợp nếu có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau và còn được hưởng thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 677 và Điều 678 BLDS 2015.

Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại và ngược lại như sau:

Ông bà nội là người sinh ra cha (bố) của cháu, ông bà ngoại là người sinh ra mẹ (má) của cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại là hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngược lại.

Trên thực tế có nhiều trường hợp ông bà chết nhưng cha mẹ cháu không được hưởng thừa kế mặc dù vẫn còn sống (bị truất quyền, không có quyền hưởng di sản), trong trường hợp này, cháu ruột của ông bà cũng không được hưởng di sản vì không thuộc hàng thừa kế của ông bà. Xuất phát từ lý do đó, pháp luật có quy định cháu ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nếu ông bà chết.

– Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại như sau:

Anh, chị, em ruột sẽ là hàng thừa kế thứ hai của nhau. Anh, chị, em ruột có thể cùng cha mẹ, cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú, nếu anh, chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng  thừa kế của anh chị ruột và ngược lại.

Con riêng của vợ, hay con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau. Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế ở hàng thứ hai của nhau.

Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế ở hàng thứ hai của anh chị em ruột mình. Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi người khác vẫn là người thừa kế ở hàng thứ hai của người đã làm con nuôi người khác đó.

Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người chết là bác ruột, cô ruột, dì ruột;chú ruột, cậu ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và ngược lại như sau:

Cụ nội là người sinh ra ông hoặc bà nội của người cháu đó, cụ ngoại là người sinh ra ông hoặc bà ngoại của người cháu đó.

Trong trường hợp cụ nội, cụ ngoại mất không có người thừa kế là con, cháu của họ hoặc có người thừa kế nhưng họ đều đã từ chối hoặc bị truất quyền hưởng thừa kế thì chắt sẽ được hưởng di sản của cụ.

– Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột và ngược lại như sau:

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột là anh chị em ruột của bố hoặc mẹ của người đó. Khi mà cháu ruột chết, anh chị em ruột của bố, mẹ thuộc hàng thừa kế thứ ba của cháu và ngược lại.

Ý nghĩa:

Quy định về hàng thừa kế theo pháp luật là một bước tiến trong quá trình lập pháp ở nước ta và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người thừa kế có quan hệ thân thuộc, gần gũi với người chết để lại di sản. Đặc biệt, quyền sở hữu tài sản của công dân được mở rộng nhóm thêm khách thể thuộc quyền sở hữu cá nhân bao gồm không những tư liệu sinh hoạt mà còn là tư liệu sản xuất không bị hạn chế về khối lượng và giá trị.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, con nuôi sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi xác định về hàng thừa kế. Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng  1900.6174  được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Quyền thừa kế là gì? Những quy định chung về quyền thừa kế

tu-van-con-nuoi-la-hang-thua-ke-thu-may
Tư vấn con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy

Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế không? 

 

Chị Khánh – Cà Mau có câu hỏi muốn gửi đến Luật sư tư vấn như sau:

“Tôi năm nay 23 tuổi, được ba nhận nuôi từ năm 1 tuổi, nay ba tôi tuổi cao sức yếu nên đã qua đời, các anh chị tôi nói rằng do tôi là con nuôi nên sẽ không được hưởng một phần di sản thừa kế nào, vậy Luật sư cho tôi hỏi liệu Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế không? 

Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn miễn phí quy định về vấn đề thừa kế của con nuôi, gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn trả lời:

Chào chị Khánh, cảm ơn chị đã gửi những vướng mắc của mình đến với đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp ở trên, Luật sư xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những vướng mắc mà chị đang gặp phải như sau:

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 về thừa kế. Con nuôi có quyền được hưởng thừa kế của người để lại di sản thừa kế là cha nuôi, mẹ nuôi của mình. Một người con nuôi có thể hưởng các phần di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi thông qua di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi để lại di chúc không?

 

Theo di chúc của người để lại di sản thì một người con nuôi có thể hưởng toàn bộ di sản, một phần di sản hoặc không được hưởng một phần di sản nào hết. Việc người con nuôi có được hưởng di sản thừa kế hay không phải phụ thuộc vào nội dung di chúc mà cha nuôi, mẹ nuôi đã để lại.

Tuy nhiên đối với trường hợp người con nuôi đó là con chưa thành niên, con thành niên nhưng không có khả năng lao động thì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Những người này sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu phần di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Lưu ý, trường hợp người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc không được áp dụng đối với trường hợp người này không được hưởng di sản theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Lập di chúc ở đâu? Làm di chúc như thế nào thì hợp pháp nhất?

Con nuôi có được hưởng thừa kế trường hợp hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?

 

Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 các trường hợp sau đây sẽ áp dụng chia thừa kế theo pháp luật.

– Không có di chúc

– Di chúc không hợp pháp

– Những người thừa kế theo di chúc sẽ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (di chúc)

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong một số trường hợp di sản thừa kế có thể được chia theo cả di chúc và theo pháp luật.

Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì con nuôi là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản thừa kế như nhau.

Trường hợp người con nuôi chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu con  nuôi còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Lưu ý, con nuôi cũng có quyền hưởng thừa kế kế vị đối với phần di sản mà cha nuôi, mẹ nuôi của mình đáng ra được hưởng nếu họ không chết.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi con nuôi có được hưởng di sản thừa kế không. Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng  1900.6174  được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Luật thừa kế tài sản không di chúc và những quy định của pháp luật

Trong trường hợp nào thì con nuôi không được hưởng di sản thừa kế? 

 

Chị Linh (Tiền Giang) có câu hỏi mong muốn Luật sư tư vấn như sau:
“Ba mẹ tôi không sinh được con tôi được ba nên nhận nuôi năm tôi từ năm 1 tuổi, không may do tai nạn nên ba mẹ đã mất cả và không có di chúc để lại tài sản cho tôi.
Tôi nghe nói nếu không có di chúc để lại thì con nuôi không được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ nuôi vậy có đúng không? Trường hợp nào con nuôi không được hưởng di sản thừa kế. Tôi xin cảm ơn Luật sư”

 

>> Tư vấn miễn phí các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế, gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn trả lời:

Chào chị Linh, cảm ơn chị đã gửi những điều đang vướng mắc của mình đến với đội ngũ  Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp ở trên, Luật sư xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc mà chị gặp phải như sau:

Đã bị cha nuôi, mẹ nuôi mẹ nuôi truất quyền thừa kế mà không thuộc các trường hợp được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Đã từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015.

Thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015:

– Người đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản;

– Người có hành vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên người không được quyền hưởng di sản thừa kế vẫn có quyền thừa kế nếu người để lại di sản biết mà vẫn để lại di chúc cho người đó được hưởng di sản.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi con nuôi không được hưởng di sản thừa kế. Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng  1900.6174  được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

tu-van-mien-phi-con-nuoi-la-hang-thua-ke-thu-may
Tư vấn miễn phí con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế tại Tổng Đài Pháp Luật

>> Liên hệ luật sư tư vấn pháp luật online MIỄN PHÍ – NHANH CHÓNG – HIỆU QUẢ – Gọi ngay 1900.6174

Để hiểu rõ hơn về quy định pháp luật về thừa kế, các trường hợp tranh chấp thừa kế thường xuyên xảy ra, hướng giải quyết, còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng  1900.6174  được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

– Hỗ trợ khách hàng soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật hiện hành

– Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện hành

– Tư vấn về thời hiệu khởi kiện thừa kế

Tư vấn về thừa kế, tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

– Hỗ trợ các thủ tục theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật khi khởi kiện giải quyết tranh chấp theo pháp luật hiện hành

– Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

– Tư vấn các nội dung khác có liên quan

Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật vừa cung cấp những tư vấn pháp lý về phân chia di sản, đất đai, tài sản thừa kế và những trường hợp cần thuê luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật đối với vấn đề con nuôi là hàng thừa kế thứ mấy. Trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.