Hợp đồng thế chấp tài sản | Những thông tin quan trọng nhất

Hợp đồng thế chấp tài sản là một trong những hợp đồng thông dụng, được dùng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của một bên đối với một bên khác. Việc xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn không đáng có giữa các bên trong hợp đồng cũng rất thường xuyên xảy ra. Để biết rõ hơn về loại hợp đồng này, kính mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật. Mọi thắc mắc khác liên quan đến vấn đề đất đai bạn có thể gọi về 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Luật sư tư vấn chính xác nhất về hợp đồng thế chấp tài sản, liên hệ ngay 1900.6174

hop-dong-the-chap-tai-san-la-gi-quyen-va-nghia-vu-cac-ben

 

Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?

 

>> Luât sư giải đáp chính xác hợp đồng thế chấp tài sản là gì, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc mà một bên dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với một bên khác và không giao tài sản dùng để đảm bảo cho bên kia. Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận của mình là bên thế chấp. Bên có quyền là bên nhận thế chấp. Bên thế chấp phải có đủ điều kiện theo luật định khi tham gia vào giao dịch đảm bảo. Bên thế chấp tài sản có thể là bên có nghĩa vụ phải đảm bảo hoặc là bên thứ ba tiến hành đảm bảo cho bên có nghĩa vụ.

Để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, những giao dịch đảm bảo thường được lập dưới hình thức hợp đồng. Hợp đồng thế chấp là một trong những loại hợp đồng được dùng cho việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thường được sử dụng phổ biến.

Theo đó, bên thế chấp sẽ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên nhận thế chấp. Hợp đồng thế chấp phải được soạn thảo đầy đủ những điều khoản cơ bản như: thông tin của các bên, phạm vi nghĩa vụ được đảm bảo, tài sản dùng để thế chấp, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

 

Hình thức hợp đồng thế chấp tài sản

 

Anh Quang Linh (Thanh Hóa) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:

Tôi có cho một người bạn vay một khoản tiền là 2 tỷ để khởi nghiệp. Vì để đảm bảo người bạn này sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ nên tôi đã yêu cầu người bạn này phải thế chấp cho tôi mảnh đất của anh ấy và anh ấy đã đồng ý. Vậy thưa Luật sư, khi chúng tôi giao kết hợp đồng thế chấp như vậy thì cần lập hợp đồng dưới hình thức như thế nào? Mong được Luật sư sớm giải đáp cho tôi!”

 

>> Luật sư hướng dẫn cụ thể về hình thức hợp đồng thế chấp tài sản theo quy định, liên hệ 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Xin chào anh Linh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu vấn đề của anh, Luật sư chuyên tư vấn đất đai của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản. Văn bản đó có thể là văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng chính. Dựa trên nguyên tắc, hợp đồng thế chấp có thể được các bên giao kết dưới nhiều hình thức khác nhau, miễn là khi giao kết hợp đồng, các bên có thể chứng minh được quan hệ hợp đồng.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cụ thể, khi giao kết hợp đồng thế chấp này cần phải tuân thủ quy định về mặt hình thức của pháp luật.

Ví dụ như khi tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Khoản 1 điều 502 Bộ Luật Dân sự có quy định về hình thức của hợp đồng về quyền sử dụng đất, theo đó, hợp đồng về quyền sử dụng đất cần phải được lập thành dạng văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, khi giao kết hợp đồng thế chấp với tài sản là quyền sử dụng đất thì anh cần phải lập thành văn bản. Khi tiến hành việc thế chấp quyền sử dụng đất, cần phải làm thủ tục và đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

Hợp đồng thế chấp với tài sản là quyền sử dụng đất cần được lập thành 4 bản, phải được công chứng, chứng nhận của công chứng nhà nước, địa phương nào chưa có công chứng nhà nước thì cần phải có chứng thực của ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Hợp đồng thế chấp cần phải có cam kết của các thành viên trong gia đình. Tất cả các bản hợp đồng được lập có giá trị pháp lý ngang nhau, các bên giữ hợp đồng bao gồm:

– Một bản hợp đồng có kèm theo bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lục hồ sơ về khu đất sử dụng để thế chấp do bên nhận thế chấp giữ (trừ những trường hợp quyền sử dụng của một diện tích đất được sử dụng để thế chấp cho nhiều bên cho vay trong trường hợp cùng cho vay trong một dự án đầu tư).

– Một bản hợp đồng do cơ quan thế chấp giữ.

– Một bản hợp đồng do bên thế chấp giữ.

– Một bản hợp đồng do bên công chứng nhà nước hoặc do ủy ban nhân dân huyện nơi chứng thực văn bản giữ.

Như vậy, anh cần lập hợp đồng thế chấp tài sản thành văn bản.

Mọi thắc mắc về quy định thế chấp tài sản theo pháp luật hiện hành, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp hotline của tổng đài tư vấn miễn phí 1900.6174 hoặc để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật để được đội ngũ Luật sư có nhiều kinh nghiệm tư vấn luật hỗ trợ bạn kịp thời, nhanh chóng nhất!

hinh-thuc-hop-dong-the-chap-tai-san

 

Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản mới nhất

 

Chị Bảo Thanh (Khánh Hòa) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư! Do tôi có nhập một lô hàng hóa của một đại lý về để bán lẻ mà chưa có khả năng thanh toán nên bên đại lý yêu cầu tôi phải thế chấp tài sản của mình để tiếp tục được nhập hàng. Vì vậy, nên tôi đã quyết định thế chấp chiếc xe ô tô của mình. Tuy nhiên, tôi lại chưa biết phải viết hợp đồng thế chấp như thế nào cho đúng.

Vậy, xin hỏi Luật sư, tôi nên viết hợp đồng thế chấp tài sản theo mẫu như thế nào? Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác về mẫu hợp đồng thế chấp tài sản mới nhất, liên hệ 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư: 

Xin chào chị Thanh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

>> Link tải mẫu: mau-hop-dong-the-chap-tai-san

 

HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN

Số:_____________

Hợp Đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm…..giữa:

Bên Thế Chấp:

[Lựa chọn một trong những chủ thể dưới đây]

1. Đối với chủ thể là cá nhân:

Ông (Bà): [Họ tên]

Sinh ngày: […]

CMND/CCCD số: […] cấp ngày […] tại […]

Hộ khẩu thường trú: […]

(Trường hợp có nhiều cá nhân thì cần phải điền thông tin đầy đủ của tất cả cá nhân đó)

2. Đối với chủ thể là tổ chức:

Tên tổ chức: […]

Trụ sở: […]

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: […] cấp ngày […]

Số điện thoại: […] Số fax: […]

Người đại diện: […]

Chức vụ: […]

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: […]

Sau đây được gọi là “Bên A”.

Bên Nhận Thế Chấp:

[Lựa chọn một trong những chủ thể dưới đây]

1. Đối với chủ thể là cá nhân:

Ông (Bà): […]

Sinh ngày: […]

CMND/CCCD số: […] cấp ngày […] tại […]

Hộ khẩu thường trú: […]

(Trường hợp có nhiều cá nhân thì cần phải điền thông tin đầy đủ của tất cả cá nhân đó)

2. Đối với chủ thể là tổ chức:

Tên tổ chức: […]

Trụ sở: […]

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: […] cấp ngày […]

Số điện thoại: […] Số fax: […]

Người đại diện: […]

Chức vụ: […]

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: […])

Sau đây được gọi là “Bên B”.

Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản (“Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau:

Điều 1. Nghĩa vụ được bảo đảm

Bên A đồng ý thế chấp tài sản (bao gồm tài sản là vật và/hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/quyền sử dụng liên quan) thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ sau:

– […]

– […]

Điều 2. Tài sản thế chấp và giá trị tài sản thế chấp

2.1. Tài sản thế chấp:

– Tên tài sản: […]

– Số lượng: […]

– Thông tin về tài sản: […]

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: […]

– Giá trị tài sản thế chấp: […] (Bằng chữ: […])

Giá trị của tài sản thế chấp được xác định tại thời điểm ký Hợp Đồng. Giá trị này không được mặc nhiên áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm theo quy định thế chấp tài sản.

2.2. Hai Bên thống nhất tài sản thế chấp sẽ do […] quản lý.

(Hai Bên có thể thỏa thuận về bên giữ tài sản thế chấp, có thể là bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ. Trong trường hợp tài sản được giao cho Bên thứ ba giữ thì phải ghi cụ thể thông tin về Bên giữ tài sản thế chấp)

Điều 3. Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện Hợp Đồng

(Điều này áp dụng cho trường hợp các Bên trong hợp đồng thỏa thuận giao tài sản thế chấp cho Bên thứ ba giữ)

3.1. Thời gian giao tài sản thế chấp: […]

3.2. Địa điểm giao nhận tài sản thế chấp: […]

3.3. Phương thức giao nhận tài sản thế chấp: […]

Điều 4. Đăng ký biện pháp bảo đảm

Bên B có trách nhiệm đăng ký biện pháp bảo đảm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu như tài sản thế chấp phải được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm do vi phạm Hợp Đồng

Nếu một Bên vi phạm Hợp đồng này, Bên bị vi phạm sẽ gửi văn bản yêu cầu Bên vi phạm khắc phục. Nếu Bên vi phạm không khắc phục hoặc không thể khắc phục vi phạm đó trong thời hạn theo yêu cầu của Bên bị vi phạm kể từ ngày nhận được thông báo của Bên bị vi phạm, Bên vi phạm sẽ phải chịu phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ Hợp Đồng bị vi phạm và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên bị vi phạm những thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh do hành vi vi phạm của Bên vi phạm.

Điều 6. Bảo mật

Mỗi Bên trong hợp đồng thế chấp tài sản sẽ không được tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Mỗi Bên cam kết có những biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những người có liên quan của mình cũng tuân thủ theo quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi vi phạm quy định này. Điều khoản này vẫn sẽ có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc đã chấm dứt.

Điều 7. Bất khả kháng

7.1. Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các bên, bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, lũ lụt, bão, gió lốc, lở đất, sóng thần, hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm họa khác không thể lường trước được; hoặc sự thay đổi của pháp luật bởi chính quyền Việt Nam.

7.2. Khi một bên không thể thực hiện một phần hay tất cả của nghĩa vụ Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là có hành vi vi phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:

7.2.1. Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ; và

7.2.2. Bên bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã có nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện bất khả kháng;

7.2.3. Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải sự kiện bất khả kháng kháng phải thông báo ngay cho bên kia cũng như cung cấp văn bản thông báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Các Bên

8.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

8.1.1. Giao tài sản thế chấp và/hoặc bản gốc các giấy tờ còn hiệu lực liên quan đến tài sản thế chấp (nếu có) theo quy định tại Điều 2 Hợp Đồng cho Bên B theo thỏa thuận;

8.1.2. Đảm bảo có quyền sở hữu và/hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản thế chấp, không có tranh chấp hoặc bị kê biên để đảm bảo thi hành án và không có bất kỳ sự kiện nào ảnh hưởng đến tính hợp pháp và giá trị của tài sản bảo đảm.

Trường hợp Bên A vi phạm quy định thế chấp tài sản, Bên A ngay lập tức thay thế tài sản đang thế chấp bằng tài sản khác có giá trị tương đương hoặc biện pháp bảo đảm khác và bồi thường thiệt hại gây ra cho Bên B (nếu có);

8.1.3. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp trong suốt thời hạn của Hợp Đồng. Trường hợp tài sản thế chấp bị hư hỏng thì Bên A có trách nhiệm phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương với tài sản thế chấp trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác;

8.1.4. Thông báo cho Bên B biết về quyền của Bên thứ ba đối với tài sản thế chấp (nếu có). Trường hợp Bên A không thông báo thì Bên B có quyền hủy Hợp Đồng này và yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra cho Bên B;

8.1.5. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp mà không được sự đồng ý của Bên B, trừ các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

8.1.6. Thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm, phí, lệ phí khác theo quy định;

8.1.7. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trưởng hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận;

8.1.8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

8.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

8.2.1. Trả lại tài sản thế chấp và/hoặc các giấy tờ liên quan cho Bên A sau khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt hoặc hai Bên có thỏa thuận thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

8.2.2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật;

8.2.3. Yêu cầu cung cấp thông tin về tình trạng tài sản thế chấp; kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp nhưng đảm bảo không gây cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;

8.2.4. Yêu cầu Bên A áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản thế chấp trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;

8.2.5. Yêu cầu Bên A hoặc Bên thứ ba giữ tài sản giao tài sản thế chấp để xử lý khi Bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

8.2.6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Xử lý tài sản thế chấp

Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà Bên A không thực hiện nghĩa vụ thì Bên B có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật bằng một trong các phương thức sau:

(i) Bán đấu giá tài sản thế chấp;

(ii) Bên B nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm;

(iii) Phương thức khác theo thỏa thuận của các Bên.

Điều 10. Hiệu lực và chấm dứt Hợp đồng

10.1. Hợp Đồng này có hiệu lực từ […] đến […] hoặc kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật.

10.2. Hợp Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:

10.2.1. Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản.

10.2.2. Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn […] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ Bên không vi phạm. Trong trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm.

10.2.3. Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá […] ngày kể từ ngày phát sinh, Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một Bên cho Bên còn lại.

Điều 11. Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ Hợp Đồng này, Các Bên sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề bằng việc thương lượng. Nếu các Bên không thể giải quyết được trong vòng 30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Bên thua kiện phải thanh toán tất cả những chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho Bên thắng kiện (bao gồm cả chi phí luật sư).

Điều 12. Điều khoản chung

12.1. Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

12.2. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung về Hợp Đồng đều phải được lập thành văn bản và được ký duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên.

12.3. Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp Đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên còn lại.

12.4. Hợp Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ […] bản để thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(ký tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(ký tên)

Trong trường hợp chị cần hướng dẫn điền chính xác thông tin trong mẫu hợp đồng thế chấp theo quy định, hãy ngay lập tức liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết, nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất – Bản mới nhất theo quy định

mau-hop-dong-the-chap-tai-san-moi-nhat

 

Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản

 

Anh Hoành Sơn (Thái Bình) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Trước đây, tôi có vay một khoản tiền không phải trả lãi, đến thời hạn phải trả thì tôi chưa có điều kiện để trả lại số tiền đó nên chủ nợ yêu cầu tôi phải thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Bởi vậy, nên tôi đã thế chấp quyền sử dụng đất của mình.

Vậy, xin hỏi Luật sư, khi lập hợp đồng thế chấp, tôi cần viết hợp đồng với những nội dung gì? Mong được Luật sư giải đáp!”

 

>> Luật sư tư vấn chi tiết về nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản mới nhất, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Xin chào anh Sơn! Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được câu hỏi anh gửi về. Sau khi phân tích tình huống và nghiên cứu các điều luật liên quan đến âu hỏi của anh, Luật sư chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Hợp đồng thế chấp tài sản, đặc biệt là với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, cần phải được lập thành văn bản. Khi lập hợp đồng, anh cần lập thành hợp đồng với những nội dung sau:

– Họ và tên, địa chỉ thường trú của các bên trong quan hệ thế chấp hoặc của người đại diện hộ gia đình của mỗi bên;

– Số hợp đồng, ngày, tháng, năm của hợp đồng.

– Địa chỉ của mảnh đất dùng để thế chấp;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất của bên thế chấp.

– Nghĩa vụ cần được bảo đảm thực hiện;

– Thời hạn thế chấp;

– Phương thức xử lý tài sản thế chấp khi đã đến thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ của mình;

– Quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng;

– Trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm những thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng.

– Những thỏa thuận khác của các bên (nếu có).

Đi kèm theo hợp đồng là những giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của bên thế chấp và sơ đồ của thửa đất. Quyền sử dụng đất được sử dụng để thế chấp cho nhiều bên trong trường hợp cùng cho vay trong một dự án đầu tư.

Bên cạnh đó thì nội dung của hợp đồng thế chấp còn phải quy định rõ một trong những bên cho vay có quyền giữ bản gốc và những giấy tờ về quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản thế chấp kèm theo bản hợp đồng, các bên cho vay còn lại giữ bản sao (có công chứng, chứng thực).

Ngoài ra nội dung trên phải được ghi trong hợp đồng hợp tác cho vay có nhiều bên về nguyên tắc khi xử lý tài sản thế chấp nếu bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ phải thực hiện hoặc khi xảy ra tranh chấp giữa các bên nhận thế chấp.

Hợp đồng thế chấp có tài sản là quyền sử dụng đất cần phải làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổng nghĩa vụ phải đảm bảo không được vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp.

Khi đã chấm dứt thế chấp quyền sử dụng đất, cần phải làm thủ tục giải trừ việc thế chấp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nơi đã đăng kí thế chấp.

Sau khi tham khảo nội dung phản hồi của Luật sư về nội dung hợp đồng thế chấp tài sản theo quy định hiện hành, nếu bạn còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào liên quan, hãy trực tiếp liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật thông qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư giỏi hỗ trợ, tư vấn chi tiết, chính xác nhất!

>> Xem thêm: Cầm cố tài sản là gì? Quy định về giao dịch dân sự mới 2022

 

Đối tượng của hợp đồng thế chấp tài sản

 

Chị Thu Hà (Yên Bái) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Theo hiểu biết của tôi, khi cần phải đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với một bên, ta có thể sử dụng phương pháp thế chấp tài sản. Và khi thế chấp tài sản thì cần phải lập thành hợp đồng. Vậy, đối tượng của hợp đồng thế chấp tài sản là gì? Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn cụ thể về đối tượng của hợp đồng thế chấp tài sản theo quy định, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hà! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và phân tích câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Đối với hợp đồng thế chấp tài sản, đối tượng của loại hợp đồng này là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thế chấp.

Tài sản thế chấp có thể là vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang được cho thuê, cho mượn cũng có thể được dùng để thế chấp.

Tài sản thế chấp do các bên thỏa thuận. Các bên trong quan hệ thế chấp tài sản có thể thỏa thuận dùng một phần hoặc toàn bộ tài sản để thế chấp:

– Trường hợp bên thế chấp thế chấp toàn bộ tài sản là bất động sản, động sản mà có vật phụ thì khi đó, vật phụ của bất động sản, động sản dùng để thế chấp đó cũng là tài sản dùng để thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Trường hợp bên thế chấp thế chấp một phần của bất động sản, động sản mà có vật phụ thì khi đó, vật phụ gắn với tài sản thế chấp đó là tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Trường hợp thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất đó thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì khi đó, tài sản gắn liền với đất thế chấp cũng là tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Trong trường hợp tài sản dùng để thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp cần phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản được bảo hiểm đang được sử dụng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Nếu bên nhận thế chấp không tiến hành thông báo cho tổ chức bảo hiểm về việc tài sản được bảo hiểm đang sử dụng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm tiến hành chi trả tiền bảo hiểm theo đúng hợp đồng bảo hiểm đã kí kết và bên thế chấp có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Bên thế chấp giữ tài sản thế chấp. Các bên có thể thỏa thuận về việc giao cho bên thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Theo đó, đối tượng của hợp đồng thế chấp trên có thể là vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản mà bên thế chấp đang cho thuê, cho mượn cũng có thể được dùng để thế chấp. Đối với việc sử dụng tài sản thế chấp nhiều loại tài sản thì các bên trong quan hệ thế chấp cần thỏa thuận với nhau và phải thực hiện đúng theo quy định thế chấp tài sản của pháp luật.

Hợp đồng thế chấp tài sản cần phải có những nội dung do các bên thỏa thuận với nhau đối với các loại tài sản thế chấp để tránh việc xảy ra những mâu thuẫn và những trường hợp tranh chấp không đáng có giữa các bên.

Sau khi tham khảo nội dung phản hồi của Luật sư ở trên, nếu bạn còn có bất kỳ vướng mắc nào nào không hiểu hoặc có khó khắn về pháp lý cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất!

 

Hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không?

 

Anh Xuân Hiếu (Bình Thuận) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư! Trước đây, do ảnh hưởng của dịch covid, việc kinh doanh của gia đình tôi bị thua lỗ, để tiếp tục duy trì công việc, tôi đã vay của ngân hàng một khoản tiền lớn và phải thế chấp cho ngân hàng nhà ở của mình và phải lập thành hợp đồng dưới dạng văn bản. Vậy, tôi có phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Luật sư!”

 

>> Luật sư giải đáp chính xác hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không, liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Hiếu! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Các Luật sư sau khi phân tích tình huống của anh và nghiên cứu các điều khoản theo quy định đã đưa ra câu trả lời như sau:

Hợp đồng thế chấp tài sản là một trong những loại hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ tài sản của một bên. Thông thường, hợp đồng về thế chấp tài sản được ký kết giữa các cá nhân, tổ chức với ngân hàng.

Theo đó, để đảm bảo việc người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng và bên vay thường ký hợp đồng thế chấp các tài sản. Trong đó, bên vay dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

Hợp đồng thế chấp được lập thành văn bản và các ngân hàng thường sẽ yêu cầu bên vay thực hiện việc công chứng hợp đồng này. Tuy nhiên, theo quy định thế chấp tài sản của các văn bản đang có hiệu lực, không có quy định nào yêu cầu bắt buộc các bên phải công chứng hợp đồng này.

Trước đây, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực ngày 15/5/2021 và được thay thế bởi Nghị định 102/2017/NĐ-CP) có quy định về việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản sẽ do sự thỏa thuận của các bên và chỉ phải tiến hành công chứng trong trường hợp luật định.

Đến Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì đã không còn quy định này nữa mà chỉ quy định hợp đồng thế chấp có tài sản là bất động sản gồm đất, nhà, tài sản gắn liền với đất thì phải công chứng.

Như vậy, đối với hợp đồng thế chấp với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài sản khác gắn liền với đất thì cần phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Do đó, hiện nay không có quy định nào yêu cầu bắt buộc tất cả hợp đồng về thế chấp tài sản đều phải được công chứng mà chỉ có hợp đồng thế chấp có tài sản là bất động sản, là nhà ở thì mới cần được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Trong trường hợp của anh, anh thế chấp cho ngân hàng nhà ở của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ nên anh cần phải công chứng hợp đồng thế chấp.

Sau khi tham khảo câu trả lời của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật, nếu bạn còn chỗ nào chưa hiểu rõ hoặc có bất kỳ vướng mắc nào khác cần hỗ trợ khẩn cấp, hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải quyết vấn đề của bạn một cách kịp thời, hiệu quả nhất!

>> Xem thêm: Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào

hop-dong-the-chap-tai-san-co-phai-cong-chung

 

Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực khi nào?

 

Anh Đức Tùng (Hà Nội) có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư! Tôi có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:

Tôi có đặt một xưởng gỗ làm cho mình một bộ đồng kệ lớn, để chắc chắn là tôi có thực hiện nghĩa vụ trả tiền, ông chủ xưởng yêu cầu tôi thế chấp tài sản của mình và tôi đã thế chấp cho ông ấy chiếc ô tô mà mình đang sử dụng. Sau khi thỏa thuận xong thì chúng tôi lập hợp đồng thế chấp có chữ ký của cả hai bên.

Vậy xin hỏi Luật sư, khi nào thì hợp đồng thế chấp này có hiệu lực? Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Giải đáp chính xác việc hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực khi nào, liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tùng! Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được câu hỏi anh gửi về và Luật sư đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 319 Bộ Luật Dân sự 2015 về hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản:

“1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký“

Theo đó, hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản bao gồm ba mốc thời gian cụ thể như sau:

Một là, tại thời điểm giao kết hợp đồng

Thời điểm giao kết của hợp đồng thế chấp tài sản cũng được xác định giống như các loại hợp đồng thông thường, có thể đó là những mốc sau:

– Bên nhận đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thế chấp;

– Giữa các bên có thỏa thuận rằng im lặng là câu trả lời chấp nhận việc giao kết hợp đồng trong một khoảng thời hạn nhất định thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó;

– Hợp đồng được giao kết bằng lời nói được xác định là thời điểm mà các bên đã có thỏa thuận về nội dung của hợp đồng;

– Hợp đồng được lập thành văn bản được xác định là thời điểm bên sau cùng ký kết vào hợp đồng hay bằng những hình thức chấp thuận khác được thể hiện ở văn bản;

– Hợp đồng được giao kết bằng lời nói và sau đó lại được xác lập thành văn bản thì xác định thời điểm giao kết hợp đồng được là thời điểm mà các bên đã có thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Hai là, thỏa thuận khác của các bên

Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên để xác định hiệu lực của hợp đồng thế chấp sẽ khác với nguyên tắc trên. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ là do các bên thỏa thuận và có hiệu lực theo những gì đã thỏa thuận

Ví dụ: các bên ký kết hợp đồng thế chấp bằng văn bản vào ngày 02/05/2020 nhưng lại có thỏa thuận là sau đó 1 tháng thì hợp đồng mới có hiệu lực. Khi đó, thời điểm 02/06/2020 được xác định là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng này.

Ba là, trường hợp luật có quy định khác

Trong trường hợp pháp luật có quy định thế chấp tài sản khác thì thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của giao dịch thế chấp của các bên sẽ không có giá trị pháp lý, mà phải tuân theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: việc các bên thỏa thuận thế chấp quyền sử dụng đất, theo quy định của pháp luật phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký. Trong trường hợp này, các bên không thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của giao dịch thế chấp tài sản. Bởi hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm được đăng ký.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp được xác định theo nguyên tắc trên, tuy nhiên, hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba trong thế chấp sẽ phát sinh kể từ thời điểm đăng ký.

Trên đây là nội dung phản hồi của Luật sư về vấn đề hiệu lực của hợp đồng theo quy định hiện hành. Trong trường hợp bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng nhất!\

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

 

Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt thế chấp tài sản như thế nào?

 

Anh Hồng Thái (Bình Định) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Tôi có cho một người bạn vay một khoản tiền, người bạn này có thế chấp cho tôi chiếc bình cổ của cậu ấy và không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên, đến nay cũng sắp hết thời hạn cho vay cũng như thời hạn thế chấp tài sản mà người bạn này vẫn chưa thực hiện xong nghĩa vụ đối với tôi.

Vậy, nếu người bạn này không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì tài sản thế chấp được xử lý như thế nào? Việc thế chấp tài sản được chấm dứt như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn!”

 

>> Luật sư tư vấn cụ thể về quy định xử lý, chấm dứt tài sản thế chấp, gọi ngay 1900.6174.

Trả lời:

Xin chào anh Thái! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư đã đưa ra câu trả lời cho vấn đề của anh như sau:

Về việc xử lý tài sản thế chấp, trong trường hợp đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên thế chấp thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản thế chấp được xử lý theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.

Về nguyên tắc, việc xử lý tài sản dùng để thế chấp được thực hiện thông qua phương thức bán đấu giá tài sản. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trước về việc xử lý tài sản thế chấp hoặc khi đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà các bên tự thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp đó được xử lý theo thỏa thuận của các bên.

Sau khi trừ chi phí bảo quản và những chi phí khác liên quan, bên nhận thế chấp sẽ được ưu tiên thanh toán từ số tiền xử lý tài sản thế chấp .

Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ đã đến hạn mà tài sản đó được sử dụng thế chấp để đảm bảo nhiều nghĩa vụ khác thì các nghĩa vụ khác mặc dù chưa đến hạn cũng sẽ được coi là đã đến hạn. Những người nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo thứ tự như thanh toán nghĩa vụ với những người nhận thế chấp tài sản.

Như vậy, nếu không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản thế chấp, trong trường hợp bạn anh không thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo thì chiếc bình cổ được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho anh.

Về chấm dứt thế chấp tài sản, thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Nghĩa vụ phải thực được bảo đảm bằng thế chấp đã chấm dứt.

– Việc thế chấp tài sản để đảm bảo được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.

– Tài sản sử dụng để thế chấp đã được xử lý.

– Theo thỏa thuận giữa các bên.

Như vậy, việc thế chấp tài sản được chấm dứt do sự thỏa thuận của anh và bạn anh, nếu không có thỏa thuận thì là do nghĩa vụ được đảm bảo đã được thực hiện, được thay thế bằng biện pháp khác hoặc tài sản được dùng để thế chấp đã được xử lý.

Bài viết trên đây là những giải đáp chi tiết về các vấn đề xung quanh hợp đồng thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng nội dung trên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy gọi ngay cho Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 – đội ngũ Luật sư, chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết mọi vấn đề 24/24.