Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con theo quy định 2022

Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con? Đây là chủ đề được nhiều gia đình quan tâm. Pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn? Nuôi con khi không kết hôn có được yêu cầu cấp dưỡng không? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật giải đáp trong bài viết sau đây. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý, bạn hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 của chúng tôi để nhận được sự tư vấn miễn phí.

>> Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con? Gọi ngay 1900.6174

khong-dang-ky-ket-hon-ai-duoc-quyen-nuoi-con

 

Quy định về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

 

Chị Thanh Hương (Quảng Ngãi) có câu hỏi:

Tôi và bạn trai yêu nhau được hai năm thì tôi có bầu. Chúng tôi quyết định thông báo cho gia đình hai bên để lo liệu tổ chức đám cưới. Nhưng sau khi tôi ra mắt gia đình nhà bạn trai thì mẹ anh nói rằng nếu như cái thai là con trai thì bà mới cho tôi và anh kết hôn. Thế nên tôi đã chấm dứt mối quan hệ với anh và tự mình sinh con, nuôi con.

Sau khi tôi sinh bé trai thì anh và gia đình quay ra muốn giành quyền nuôi con với tôi. Gia đình anh cho rằng anh là bố của bé nên có quyền đưa bé về nuôi trong khi chúng tôi không hề đăng ký kết hôn. Xin hỏi luật sư rằng anh có quyền đưa con về nuôi không? Pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn? Tôi xin cảm ơn

 

>> Quy định về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời luật sư:

Xin chào chị Hương, sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì dù nam nữ có kết hôn hay không kết hôn thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ tuyệt đối như sau:

“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.

Như vậy, kể cả trong trường hợp cha mẹ không đăng ký kết hôn thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con vẫn tồn tại. Cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con chung. Pháp luật bảo vệ quyền nuôi con của cha mẹ, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích tối đa cho con trẻ.

Theo quy định của pháp luật, quyền nuôi con được quy định theo từng trường hợp như sau:

Đối với con dưới 36 tháng tuổi:

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên cho người mẹ nuôi. Trong trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không có điều kiện nuôi con thì người cha được quyền nuôi con. Người cha có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.

Đối với con trên 36 tháng tuổi:

Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 36 tháng tuổi sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa cha và mẹ, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên sao cho hợp tình, hợp lý và bảo vệ được tối đa quyền và lợi ích cho đứa trẻ.

Nếu giữa hai bên có tranh chấp về quyền nuôi con thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Đối với trường hợp này, các bên phải chứng minh được mối quan hệ cha mẹ con để tòa án có căn cứ giải quyết.

Đối với con trên 7 tuổi:

Quyền nuôi con đối với con trên 7 tuổi dựa trên việc xem xét ý kiến của đứa con muốn sống với cha hay với mẹ. Vì vậy ý kiến của đứa trẻ sẽ là một căn cứ quan trọng để phân xử quyền nuôi con.

Vây, không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con? Trong trường hợp của bạn, bé mới sinh nếu dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quy định về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, bạn hãy liên hệ ngay đến cho Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

>> Xem thêm: Tư vấn giành quyền nuôi con – Luật sư tư vấn miễn phí

Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con?

 

Anh Hoàng Thành (Đắk Nông) có câu hỏi:

Tôi có một thắc mắc muốn hỏi luật sư như sau: tôi đã ly hôn vợ được 8 năm, qua một người bạn chung thì tôi biết được rằng sau khi ly hôn thì vợ tôi phát hiện mình đã mang bầu đứa con của tôi và cô ấy đã tự sinh con và nuôi con đến tận bây giờ.

Sau khi tôi biết tin đã tìm cách liên lạc lại với cô ấy để nói về chuyện nuôi con thì cô ấy từ chối, không muốn tôi nuôi cháu nếu như tôi không chịu đăng ký kết hôn với cô ấy lần nữa. Vậy, xin hỏi luật sư rằng không đăng ký kết hôn thì ai được quyền nuôi con?

 

>> Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con? Liên hệ 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Xin chào anh Thành, sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.

Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi nam nữ không đăng ký kết hôn mà có con chung thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.

Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên đối với con chung. Trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao quyền nuôi con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, Tòa án sẽ có những hướng giải quyết:

+ Xem xét nguyện vọng của trẻ nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên;

+ Mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con khi con dưới 36 tháng tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không có đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa án có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện tốt nhất để nuôi dưỡng trẻ.

Như vậy, nghĩa vụ và quyền giữa cha, mẹ và con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

>> Xem thêm: Làm thế nào để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn?

Nuôi con khi không kết hôn có được yêu cầu cấp dưỡng không?

 

Chị Tạ Kiều (Quy Nhơn) có câu hỏi:

Tôi lỡ có bầu với bạn trai, tuy nhiên anh ấy không chịu trách nhiệm với đứa bé và không muốn kết hôn với tôi. Vì thế nên tôi quyết định sinh bé và tự nuôi mà không cần kết hôn với anh.

Do hoàn cảnh kinh tế của tôi còn khá khó khăn, tôi không thể tự mình nuôi dưỡng một đứa trẻ một cách đầy đủ nhất được và cần sự giúp đỡ về tài chính. Chính vì thế nên tôi muốn yêu cầu anh cấp dưỡng cho đứa bé sau khi tôi sinh bé ra. Xin hỏi luật sư rằng: nuôi con khi không kết hôn có được yêu cầu cấp dưỡng không?

 

>> Nuôi con khi không kết hôn có được yêu cầu cấp dưỡng không? Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Xin chào chị Kiều, sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền, tài sản để nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người chưa thành niên, đã thành niên mà không có khả năng lao động… có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng không sống chung với mình.

Tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Cha mẹ không đăng ký kết hôn thì sẽ không phát sinh quan hệ vợ chồng nhưng quyền và nghĩa vụ đối với con vẫn tồn tại và không có sự khác biệt với khi đăng ký kết hôn. Bởi vậy, nếu như không thể trực tiếp nuôi con, cha hoặc mẹ cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Theo đó, khi không kết hôn, cha mẹ vẫn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng đầy đủ cho con cái chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình nhằm đảm bảo tốt nhất cho việc nuôi dưỡng con cái.

Tuy nhiên, trên thực tế, cho dù có nghĩa vụ nhưng việc xác nhận quan hệ cha, mẹ con trong trường hợp không đăng ký kết hôn là rất khó. Bởi nếu muốn được đảm bảo quyền được cấp dưỡng thì bắt buộc phải được công nhận là có quan hệ cha, mẹ con.
Người có quyền yêu cầu thực hiện cấp dưỡng bao gồm:

+ Người được hưởng cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người có quyền, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ mà không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ mà không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

+ Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cá nhân có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 yêu cầu Tòa án buộc cá nhân không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Như vậy, trong trường hợp chị chứng minh được quan hệ cha con, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu cha của đứa trẻ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con của mình.

 

Một số câu hỏi về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

 

Không đăng ký kết hôn, bố có được quyền nuôi con không?

 

Chị Thùy Dung (Quảng Bình) có câu hỏi:

Con trai tôi và bạn gái nó có một đứa con chung. Nhưng khi nó đưa bạn gái về thì tôi thấy cô gái này không phù hợp với gia đình tôi, cho nên tôi đã quyết định không đồng ý cho hai đứa nó kết hôn. Sau khi biết cô gái đó mang trong mình cốt nhục của con trai tôi, tôi đã đề nghị nuôi đứa bé mà không nhận cô gái đó làm con dâu.

Tuy nhiên, cô gái đó không chấp thuận theo lời đề nghị của tôi mà tự ý sinh con ra rồi nuôi một mình. Tôi muốn cháu nội tôi được lớn lên trong điều kiện tốt hơn nên muốn đưa cháu về nuôi dưỡng. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng: Không đăng ký kết hôn, bố có được quyền nuôi con không?

 

>> Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con? Liên hệ 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Xin chào chị Dung, sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo Điều 14 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định như sau:

“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

Theo đó, nam nữ không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng nên cũng sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ với con cái vẫn sẽ tồn tại và được quy định như sau:

“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Như vậy, quyền nuôi con được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không có đủ khả năng, điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc giữa cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con hơn.

+ Cha và mẹ đứa trẻ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và về nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con; trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được về quyền nuôi con thì Tòa án đưa ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì cần phải xem xét nguyện vọng của con.

Trong trường hợp không đăng ký kết hôn, người bố sẽ được quyền nuôi con như sau:

Thứ nhất, không thuộc vào trường hợp pháp luật quy định bị Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: bị kết án về một trong những tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản riêng của con; có lối sống đồi trụy, trái với đạo đức, pháp luật,..; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Thứ hai, người cha thỏa thuận được với mẹ đứa bé về việc mình trực tiếp nuôi con.

Thứ ba, xét theo nguyện vọng của đứa bé muốn ở với cha khi con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Thứ tư, trong trường hợp cha và mẹ đứa trẻ không thể thỏa thuận được người trực tiếp nuôi đứa bé thì Tòa án sẽ xem xét trên quyền lợi về mọi mặt của con, thấy việc giao cho cha có lợi hơn cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ thì cha sẽ được quyền trực tiếp nuôi con.

>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn có được công nhận quan hệ vợ chồng không?

Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

 

Anh Chí Thành (Cà Mau) có câu hỏi:

Tôi và bạn gái chung sống được hơn 7 năm và có với nhau một bé gái 6 tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi không đăng ký kết hôn. Sau khoảng thời gian dài bên nhau, giữa chúng tôi ngày càng xuất hiện nhiều mâu thuẫn mà không thể hoà giải được. Cuối cùng, chúng tôi quyết định chia tay. Sau khi chia tay, tôi đồng ý để con gái sống chung với mẹ.

Nhưng trong khoảng thời gian sau khi chúng tôi chia tay, cô ấy thường xuyên bỏ mặc con gái cho bà ngoại nuôi mà không quan tâm đến con. Đến hiện tại, cô ấy chuẩn bị đi lấy chồng nên tôi không muốn đưa con về sống chung với mình. Xin hỏi Luật sư trong trường hợp này tôi có quyền nuôi con không? Tôi cần làm như thế nào để giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

 

>> Giành quyền nuôi con như thế nào khi không đăng ký kết hôn? Liên hệ 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Xin chào anh Thành, sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”.

Trường hợp này, Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con (điều 15).

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con thì: Cha và mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tuy nhiên nếu cha hoặc mẹ thuộc một trong trường hợp được quy định tại điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sau đây thì người còn lại có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

+ Cha, mẹ bị kết án về một trong những tội xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng tới nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

+ Có hành vi phá tán tài sản của con;

+ Có lối sống đồi trụy;

+ Có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Trường hợp của anh, vì mẹ của đứa trẻ có hành vi bỏ mặc, không chăm sóc con cái đã vi phạm nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên (được quy định tại điều 87 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) là trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người còn lại thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án sẽ ra quyết định không cho cha, mẹ được trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong khoảng thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án cũng có thể xem xét về việc rút ngắn thời hạn này. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Vì vậy, để có thể giành được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, cha hoặc mẹ phải thỏa thuận được với nhau. Nếu không khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

>> Xem thêm: Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

gianh-quyen-nuoi-con-khi-khong-dang-ky-ket-hon

Sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con?

 

Chị Phương Huệ (Đà Lạt) có câu hỏi:

Tôi và chồng sống chung với nhau được 6 năm nhưng không đăng ký kết hôn. Giữa chúng tôi có một đứa con chung, năm nay là được 5 tuổi rồi. Đến nay chúng tôi không còn cảm thấy hạnh phúc nữa nên tôi quyết định chấm dứt mối quan hệ này. Vậy tôi xin hỏi rằng quyền nuôi con sẽ được quy định như thế nào?

 

>> Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con? Liên hệ 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Xin chào chị Huệ, sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 1 điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật chung sống với nhau như vợ chồng mà không tiến hành đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Tuy nhiên quyền và nghĩa vụ với con cái thì vẫn tồn tại. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này, theo đó: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con như sau:

“1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Vậy trong trường hợp của bạn, không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con? Vì trong trường hợp của bạn, con bạn chưa đủ 07 tuổi thì quyền nuôi con sẽ được quy định như sau: quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn trong trường hợp con trên 36 tháng tuổi sẽ dựa vào thỏa thuận giữa cha và mẹ, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của cha mẹ sao cho hợp tình, hợp lý và bảo vệ được quyền và lợi ích cho đứa trẻ.

Nếu hai bên cha mẹ có tranh chấp về quyền nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc. Đối với trường hợp này, để tòa án có căn cứ giải quyết, các bên phải chứng minh được mối quan hệ cha mẹ con. Việc quyết định của Tòa án phụ thuộc vào các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng mà hai bên cung cấp để chọn cho cháu bé môi trường sống tốt nhất.

 

song-chung-nhu-vo-chong-khong-dang-ky-ket-hon-ai-duoc-quyen-nuoi-con

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho con. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề giành quyền nuôi con hay các vấn đề pháp lý khác, bạn hãy liên hệ ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận dược sự hỗ trọ và tư vấn miễn phí.