Làm sổ đỏ giả bị xử lý như thế nào? Các thủ đoạn lừa bán đất

Làm sổ đỏ giả là hiện tượng không còn quá xa lạ. Không ít người đã phải lao đao, điêu đứng khi các đối tượng sử dụng những chiêu trò lừa đảo xuất phát từ những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả. Vậy sổ đỏ là gì? Các thủ đoạn lừa bán đất bằng sổ đỏ giả hiện nay như thế nào? Làm sổ đỏ giả bị xử lý như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174  để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý giải đáp nhanh chóng!

>> Tư vấn miễn phí mức xử phạt làm sổ đỏ giả, gọi ngay 1900.6174 

tu-van-quy-dinh-ve-lam-so-do-gia

 

Sổ đỏ là gì?

 

>> Tư vấn miễn phí về sổ đỏ, gọi ngay 1900.6174 

Sổ hồng, sổ đỏ là những khái niệm mà người dân vẫn thường gọi để chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Các khái niệm sổ hồng, sổ đỏ xuất phát từ màu sắc của bìa ngoài của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

Pháp luật hiện nay cũng như pháp luật cũ đều có không quy định khái niệm về sổ hồng, sổ đỏ. Chỉ có khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất được quy định cụ thể tại khoản 16 Điều 13 Luật Đất đai năm 2013 cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu các tài sản khác gắn liền với đất.

Tổng Đài Pháp Luật chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật đất đai, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự,… Với kinh nghiệm nhiều năm hình thành và phát triển, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ thành công nhiều vấn đề pháp lý trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vướng mắc pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

 

Quy định về việc cấp sổ đỏ tại Việt Nam như thế nào?

 

>> Hỗ trợ thủ tục cấp sổ đỏ tại Việt Nam nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174 

– Sổ đỏ được cấp cho cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu các tài sản khác gắn liền với đất; theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về việc cấp sổ đỏ này.

– Sổ đỏ được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 và vẫn có giá trị pháp lý cho đến hiện tại; không cần phải đổi sang sổ hồng mới theo quy định pháp luật hiện hành.

– Trường hợp cá nhân đã được cấp sổ đỏ trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 và có nhu cầu cấp đổi thì sẽ được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

>> Xem thêm: Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2022

 

lam-so-do-gia-cac-thu-doan-lua-ban-dat-bang-so-do-gia

 

Các thủ đoạn lừa bán đất bằng sổ đỏ giả

 

>> Các thủ đoạn lừa bán đất bằng sổ đỏ giả mới nhất, gọi ngay 1900.6174 

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, bao tiện ích, ứng dụng được cung cấp và mang lại nhiều lợi ích cho con người. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay cũng giúp cho một số kẻ gian có phương tiện, công cụ phù phép ra các loại giấy tờ, văn bằng giả mạo nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật. Thủ đoạn lừa bán đất bằng sổ đỏ giả thường thấy bao gồm:

Thứ nhất, các đối tượng giả mạo tự lập lên các công ty, các văn phòng “ma” – “mạo danh kinh doanh, môi giới bất động sản”, quảng cáo rầm rộ trên các mạng xã hội và đăng tải kèm theo rất nhiều hình ảnh thật “mượn” từ các dự án bất động sản của các công ty lớn, có uy tín nhưng giá chào bán đã được họ niêm yết hoặc giới thiệu có thể rẻ hơn rất nhiều và tặng kèm rất nhiều khuyến mại hấp dẫn.

Đặc điểm của các đối tượng này thường là văn phòng, công ty không có địa chỉ giao dịch cụ thể hoặc có nhưng là địa chỉ ảo, mượn của cá nhân, tổ chức khác. Tên gọi “lạ” mà không tra cứu được trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thứ hai, mạo danh nhân viên dự án bất động sản của những công ty uy tín, làm giả hồ sơ dự án kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để lừa tiền đặt cọc của người mua đất.

Thứ ba, giả vờ làm người muốn mua đất, liên hệ chủ đất và yêu cầu được xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó bằng nhiều thủ thuật tinh vi đã tráo đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thật của chủ nhà với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả đã chuẩn bị sau đó đem cầm cố Giấy chứng nhận thật này hoặc “nhân bản Giấy chứng nhận thật” để bán cho các “con mồi” tiếp theo.

Thứ tư, làm Sổ đỏ giả – chỉnh sửa thông tin của chủ sử dụng đất cho khớp với thông tin ghi trên căn cước công dân của đối tượng lừa đảo hoặc làm giả căn cước cho khớp với những thông tin trên sổ đỏ thật để ngang nhiên bán đất.

Thông thường, các hành vi giả mạo này, các đối tượng lừa đảo chỉ nhắm hướng tới khoản tiền đặt cọc mua đất vì làm hợp đồng đặt cọc chỉ cần viết tay mà không phải trải qua các thủ tục công chứng, chứng thực. Các đối tượng này nhiều khi không có chủ đích hướng tới việc ký kết hợp đồng mua bán vì nếu mang hợp đồng mua bán đất và giấy tờ giả mạo ra Văn phòng công chứng, Phòng công chứng hoặc UBND các cấp chứng thực thì có thể sẽ bị phát hiện giấy tờ giả.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường hợp người mua đất bị lừa mua bởi những cuốn sổ đỏ giả như vậy bởi chủ quan không hoàn tất việc công chứng, chứng thực hoặc do giá cả và các khuyến mãi mà “cò” đưa ra quá hấp dẫn, khiến người mua này không đủ tỉnh táo để phán đoán chính xác.

 

>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán đất – Mẫu giấy tờ thỏa thuận mua bán đất viết tay 2022

 

Dấu hiệu để cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm đoạt tài sản

 

>> Dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Gọi ngay 1900.6174 

Khi các đối tượng lừa đảo sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả mạo để thực hiện những giao dịch mua bán đất nền hay các giao dịch liên quan đến đất đai thì rất có thể cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định rõ về tội này khi có các căn cứ như sau:

Mặt khách quan:

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Cụ thể ở đây là hành vi làm sổ đỏ giả và đưa ra các thông tin giả mạo nhưng làm cho người khác tin là thật và bán nhà đất cho người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (giao tiền).

Về giá trị chiếm đoạt là từ hai triệu đồng trở lên, tuy nhiên dưới hai triệu đồng thì phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc cá nhân phạm tội đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xoá án tích mà còn tiếp tục vi phạm thì cá nhân thực hiện hành vi này mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này;

Về khách thể:

Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân khác đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể là quyền tài sản của người đi mua nhà đất, đất;

Mặt chủ quan của tội phạm:

Thực hiện với lỗi cố ý. Biết rằng hành vi làm sổ đỏ giả mạo và thủ đoạn gian dối của mình sẽ gây thiệt hại cho người mua bán đất nền nhưng mong muốn thực hiện và bỏ mặc hậu quả đã xảy ra;

Chủ thể:

Cá nhân thường từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

 

lam-so-do-gia-de-lua-ban-dat-bi-xu-phat-nhu-the-nao-moi-tinh-huong-cho-ca-the

 

Làm sổ đỏ giả để lừa bán đất bị xử phạt như thế nào?

 

Chị Như (Hải Dương) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong được giải đáp:

Đầu năm 2022 vừa rồi, tôi có lên trang mạng xã hội thì thấy một bài đăng bán đất. Vì vậy, tôi đã liên hệ với người đăng bài này để tiến hành thủ tục mua đất. Cả hai bên đã ký kết hợp đồng mua bán và người kia đã bàn giao sổ đỏ cho tôi. Khi tôi ra phòng công chứng để công chứng giấy tờ thì phát hiện cuốn sổ đỏ đó là giả. Tôi đã lập tức báo ngay cho cơ quan công an. Hiện tại, đối tượng kia đã bị công anh bắt tạm giam.

Vậy thưa Luật sư, đối với trường hợp này, hành vi làm sổ đỏ giả để lừa bán đất bị xử phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư giải đáp!

 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Như đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi thắc mắc của chị, các Luật sư chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra phần giải đáp như sau:

 

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi làm sổ đỏ giả

 

>> Tư vấn miễn phí về mức phạt hành chính đối với hành vi làm sổ đỏ giả để lừa bán đất, gọi ngay 1900.6174 

Hành vi sử dụng sổ đỏ giả mạo hoặc các giấy tờ tuỳ thân giả để bán đất cho người khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định căn cứ tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để thực hiện thủ tục hành chính và những công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng 30.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung là bị tịch thu tất cả các giấy tờ giả đã sử dụng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: bị huỷ bỏ toàn bộ kết quả thực hiện các thủ tục hành chính có sử dụng giấy tờ giả mạo (gồm cả việc huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp).

 

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm sổ đỏ giả

 

>> Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm sổ đỏ giả như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 

a) Đối với hành vi làm sổ đỏ giả mạo để lừa bán cho người khác:

Mục đích của việc làm sổ đỏ giả mạo là nhằm lừa gạt tài sản từ người mua, theo đó, hành vi này có đủ các dấu hiệu cấu thành Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Thứ nhất, dùng thủ đoạn gian dối (làm sổ đỏ giả mạo) nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Thứ hai, giá trị tài sản từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như sau:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về 01 trong các tội: Tội cướp tài sản (theo Điều 168 Luật này), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (theo Điều 169 Luật này), Tội cưỡng đoạt tài sản (theo Điều 170), Tội cướp giật tài sản (theo Điều 171), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (theo Điều 172), Tội trộm cắp tài sản (theo Điều 173), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (theo Điều 175), Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (theo Điều 290).

Tài sản là phương tiện kiếm sống của người bị hại và gia đình họ.

Hành vi gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội. Nhận định thế nào là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội, chị Như có thể tham khảo quy định tại Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội tham khác về chức vụ, có hướng dẫn thế nào là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội cụ thể như sau:

4. Tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội” quy định tại khoản 3 các điều 353, 355 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là một trong các trường hợp như sau:

a) Gây khiếu kiện đông người, biểu tình và gây rối để các thế lực thù địch lôi kéo, lợi dụng, kích động chống phá nhà nước chính quyền, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước;

b) Gây hoang mang, lo sợ hoặc phẫn nộ trong nhân dân;

c) Gây khó khăn trong việc thực hiện các đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Khung hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc phạt tù chung thân.

b) Đối với hành vi làm sổ đỏ giả, khi làm sổ đỏ giả, cá nhân làm sổ đỏ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau:

Nếu có thực hiện hành vi khắc giả con dấu này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức

– Truy cứu về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Khung hình phạt cao nhất áp dụng đối với tội này là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân làm sổ đỏ giả để lừa bán cho người khác đồng thời cũng thực hiện hành vi phạm tội theo Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và Tội Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức.

Như vậy, trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về thắc mắc của chị Như. Theo đó, tùy vào mức độ cũng như tính chất của vụ việc làm sổ đỏ giả mạo này thì đối tượng làm sổ đỏ giả mạo kia sẽ bị pháp luật hiện hành xử phạt.

Trên thực tế, hành vi làm sổ đỏ giả rồi lừa bán cho người khác có thể được thực hiện với rất nhiều thủ đoạt tinh vi như thật khác, người mua cần phải lưu ý cân nhắc tính hợp pháp của giấy tờ đất đai, tính hợp lý của giá cả và lời chào bán, mời gọi của người bán đất. Trong trường hợp cần tư vấn pháp lý về các vấn đề mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quý khách hàng có thể liên hệ Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174  để được các Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai hỗ trợ giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!

 

Hậu quả pháp lý đối với hành vi bán đất bằng sổ giả

 

>> Hậu quả pháp lý đối với hành vi bán đất bằng sổ giả là gì? Gọi ngay 1900.6174 

Căn cứ theo Điều 341 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

“Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, thì phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.”

Hành vi làm sổ đỏ giả mạo đang phổ biến hiện nay gồm:

+ Phôi thật bị lấy cắp ra bên ngoài sử dụng và làm sổ đỏ giả mạo nội dung in trong sổ đỏ giả như chữ ký, vị trí, … ;

+ Làm giả phôi hoàn toàn và cả nội dung được in trên đó.

Như vậy, hành vi của các đối tượng đã làm sổ đỏ giả mạo và sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan chức năng nhằm mục đích thu lợi bất chính và gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

 

>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai là gì? Thực trạng, xử lý tình huống tranh chấp quyền sử dụng đất.

 

Dịch vụ Luật sư tư vấn khi bị lừa đảo giao dịch đất đai bằng sổ giả tại Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Đặt lịch hẹn với Luật sư hỗ trợ khi bị lừa đảo giao dịch đất đai bằng sổ đỏ giả, gọi ngay 1900.6174 

Dân gian có câu “miếng pho mát chỉ có sẵn trong bẫy chuột”, tuy nhiên, không phải người nào cũng đủ tỉnh táo để có thể nhận diện được cái “bẫy chuột” mà tội phạm đang cố giăng ra với mình. Bởi lẽ, hình thái của tội phạm này thì muôn hình, vạn trạng, bao gồm nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp và thường sẽ không cho các “con mồi” thời gian để suy nghĩ, tính toán và nhận diện.

Tâm lý chung thì nhận diện rủi ro này thường mất thời gian, mà thời gian chính là cơ hội. Vậy, với một mảnh đất, căn nhà có giá bán rất tốt thì người mua có thể chần chừ xuống tiền, chờ phân tích có phát sinh rủi ro hay không? Cái này thuộc về chủ quan của mỗi người, tuy nhiên, hãy nên là người tiêu dùng thông thái, bởi lẽ giữa cái lợi được nếu giao dịch thành công và cái rủi ro (nếu có) nếu giao dịch thất bại hoặc là đối tượng của tội phạm thì sẽ là rất khác nhau về mặt con số giá trị. Bị rủi ro trong giao dịch liên quan đến nhà đất đương nhiên là điều không mong muốn, tuy nhiên khi rơi vào các tình huống này thì cần phải thực hiện các công việc gì, các bước như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình? Về cơ bản, quý khách hàng nên chọn một đơn vị Luật sư uy tín để tư vấn cho mình tình huống và biện pháp để bảo vệ cho mình một cách tốt nhất.

Trong trường hợp khi quý khách hàng bị lừa đảo trong giao dịch đất đai thực hiện bằng sổ đỏ giả, quý khách hàng hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174  để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật hỗ trợ giải đáp kịp thời. Tổng Đài Pháp Luật có thể hỗ trợ pháp lý những công việc như sau:

Tư vấn các quy định pháp luật hiện hành về cách xử lý khi bị lừa đảo trong các giao dịch liên quan nhà, đất và các quy định khác liên quan;

Tư vấn, hướng dẫn thủ tục đối với tranh chấp đang xảy ra;

Hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo, cũng như các đơn từ khác có liên quan;

Nhận ủy quyền trực tiếp thực hiện các yêu cầu của quý khách hàng cũng như trực tiếp làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Tư vấn các hướng giải quyết thủ tục theo đúng trình tự tối ưu, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho quý khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về làm sổ đỏ giả. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174  để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm!