Sống ly thân trong cùng nhà có được pháp luật công nhận không?

Sống ly thân trong cùng nhà hiện đang là một giải pháp được các cặp vợ chồng lựa chọn khi cuộc sống hôn nhân xảy ra nhiều mâu thuẫn nhưng lại chưa đến mức ly hôn. Vậy sống ly thân trong cùng nhà là như thế nào? Liệu sống ly thân trong cùng nhà có được pháp luật công nhận hay không? Sống ly thân trong cùng nhà bao lâu thì nên ly hôn? Mời bạn đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó, bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề ly hôn hay vấn đề pháp lý khác có thể liên hệ tới hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được luật sư tư vấn miễn phí.

sống ly thân trong cùng nhà
Sống ly thân trong cùng nhà có được không?

Sống ly thân trong cùng nhà là gì?

Sống ly thân trong cùng nhà được hiểu là việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi mối quan hệ hôn nhân của họ vẫn chưa kết thúc. Như vậy, có thể thấy, ly thân là khi vợ chồng muốn có những khoảng không gian riêng như ăn riêng, ngủ riêng, sống riêng mà vẫn giữ mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Như vậy, trong trường hợp mặc dù vợ chồng sống trong cùng một ngôi nhà nhưng các hoạt động trên vẫn diễn ra tách biệt thì vẫn được gọi là đời sống ly thân.

Ly thân không phải là việc chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng, do đó trong thời gian ly thân, hai bên vẫn sẽ phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong luật hôn nhân và gia đình.

Khi cả hai người có những suy nghĩ mâu thuẫn và xung đột với nhau thì đôi khi việc tranh cãi trực tiếp không phải là một giải pháp tốt. Ý nghĩa của việc ly thân ở đây giống như một cách để các bên có thể xem xét và nhìn nhận lại mối quan hệ của mình.

Đây được xem là một sự lựa chọn tối ưu cho các cặp vợ chồng khi xảy ra bất hòa nhưng lại chưa đến mức ly hôn bởi cho nhau những khoảng không gian riêng và thời gian để cả hai bình tĩnh, giảm thiểu căng thẳng cũng như tránh tranh cãi, xung đột có thể giúp tránh những sự cố đáng tiếc như bạo lực gia đình, ly hôn quá nhanh,…

Vì ly thân không phải tuân theo các quy định của pháp luật nên điều đó cũng có nghĩa là nếu hai vợ chồng muốn hàn gắn và quay lại thì cũng đều sẽ không phải tuân theo bất kỳ thủ tục nào.

Xem thêm: Ly hôn con theo ai

Sống ly thân trong cùng nhà có tính là ly hôn không?

Qua phần giải thích ở trên, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu sống ly thân trong cùng nhà là gì. Tuy nhiên, liệu ly thân và ly hôn có giống nhau như nhiều người vẫn hay tưởng hay không? Hãy cùng phân tích sâu hơn trong phần này nhé!

Điểm giống nhau

Thực tế, nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng ly hôn hoặc ly thân với nhau đa phần đều xuất phát từ mâu thuẫn gia đình nảy sinh khiến cho hai người không còn mặn nồng. Chính vì vậy, hai người dần cảm thấy không muốn sống chung với nhau nữa.

Điểm khác nhau

Tuy có một số điểm chung nhưng về bản chất thì ly hôn và ly thân lại khác nhau rất nhiều. Vậy ly thân là như thế nào và có những điểm gì khác so với ly hôn? Hãy cùng xem xét và đánh giá dựa trên các tiêu chí dưới đây để hiểu rõ.

Tiêu chí Ly hôn Ly thân

Khái niệm

Là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Là hai vợ chồng không còn sống cùng nhau, hoặc sống cùng nhau nhưng không sinh hoạt vợ chồng.

Căn cứ pháp lý

Theo quy định tại mục 1, chương IV của luật Hôn nhân và gia đình 2014. Chưa có căn cứ pháp luật cụ thể về sống ly thân.

Nhân thân

Sau khi Tòa án tuyên bố chấm dứt quan hệ hôn nhân, hai người hoàn thiện thủ tục ly hôn và không còn là vợ chồng. Không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Vẫn có quyền và nghĩa vụ nhân thân vợ chồng theo pháp luật.

Quan hệ pháp lý

Không có quan hệ vợ chồng sau khi hoàn thiện thủ tục ly hôn. Vẫn còn quan hệ vợ chồng trên giấy Chứng nhận kết hôn.

Quyền tài sản

Tài sản chung sẽ được chia theo bản án của Tòa án. Tài sản phát sinh sau khi ly hôn là tài sản riêng. Do vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân nên nếu hai người không thỏa thuận thì vẫn là tài sản chung.

Quyền nuôi con

Con chung sẽ được hai bên thỏa thuận xem ai nuôi. Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ can thiệp và quyết định. Hai người tự thỏa thuận ai sẽ nuôi con. Tuy nhiên, cả hai vẫn có nghĩa vụ, trách nhiệm chăm sóc con vì vẫn nằm trong thời kỳ hôn nhân.

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất đó chính là ly thân thì chưa được pháp luật công nhận còn ly hôn là đã được pháp luật công nhận việc chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ hôn nhân. Do đó khi ly thân hay sống ly thân trong cùng nhà, cả hai vẫn còn trách nhiệm, nghĩa vụ với nhau và với cả con cái của mình vì vẫn chưa tiến tới ly hôn. Bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm này để tránh nhầm lẫn.

Xem thêm: Mẫu biên bản hòa giải ly hôn

Có nên sống ly thân trong cùng nhà không?

Chị Chi (Hà Nội) có câu hỏi:Thưa luật sư, chồng tôi thời gian gần đây bị căng thẳng do áp lực công việc nên thường xuyên nhậu nhẹt về khuya. Có lần anh ấy còn bị ngã vì lái xe trong tình trạng say xỉn. Tôi khuyên thế nào anh ấy cũng không thay đổi và nhiều lúc còn đánh tôi khi say, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của hai mẹ con tôi.

Có lúc tôi đã tính đến chuyện ly hôn nhưng lại nghĩ cho tương lai của con nên tôi lại từ bỏ. Do đó, hiện tại hai vợ chồng tôi đang sống cùng một nhà nhưng không ăn ngủ chung với nhau nữa, hay nói cách khác là sống ly thân trong cùng nhà. Vậy xin hỏi luật sư liệu tôi có nên kéo dài tình trạng như vậy hay không hay tôi cần phải tìm cách giải quyết khác?”

>>> Tư vấn về phân chia tài sản sau khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời: sống ly thân trong cùng nhà

Trước hết bạn cần phải hiểu được rằng duy trì một cuộc hôn nhân không có tình yêu hay cố gắng chịu đựng chỉ vì lý do “tốt cho con” thì chắc chắn không bao giờ là một quyết định đúng đắn. Việc này sẽ không quá ảnh hưởng khi con bạn còn nhỏ bởi bé có thể không hiểu hết được mọi thứ.

Nhưng khi đã lớn lên và có một nhận thức nhất định, bé chắc chắn cũng sẽ nhận ra tình trạng hôn nhân của cha mẹ mình nên việc chịu đựng như vậy cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì vậy việc sống ly thân trong cùng nhà thực tế cũng không phải là giải pháp tốt nhất. Cha mẹ khi đã không còn tình cảm với nhau nhưng vẫn lựa chọn sống chung chỉ vì con hay danh dự của hai bên gia đình thì sẽ chỉ càng khiến cho cuộc sống của hai người thêm căng thẳng, nặng nề hơn và sẽ không có được niềm vui thực sự.

Qua đó, con bạn cũng sẽ có cái nhìn thiếu lạc quan về tình cảm gia đình, về cuộc sống hôn nhân khi lớn lên và đã có đầy đủ nhận thức. Hơn nữa, khi đã xảy ra quá nhiều mâu thuẫn, chắc chắn hai bạn sẽ cãi nhau và khi không còn có tình yêu thì bạn sẽ khó có thể tránh được những giây phút sai lầm. Do đó, ly hôn trong trường hợp này sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho cả cha mẹ và con cái chứ không phải là ly thân sống cùng nhà chỉ vì nghĩ cho con.

sống ly thân trong cùng nhà
Sống ly thân trong cùng nhà có bị phạt không?

Sống ly thân trong cùng nhà có được pháp luật công nhận không?

Anh Hiếu (Quảng Bình) có câu hỏi:Thưa luật sư, hai vợ chồng tôi sống ly thân trong cùng nhà đến nay đã được 1 năm và hiện đang chờ tiến hành các thủ tục cần thiết để chuẩn bị ly hôn. Nhưng trong thời gian gần đây cô ấy lại bắt đầu muốn gặp tôi để gây rối mất trật tự và còn đe dọa hành hung bằng lời nói và cả tin nhắn làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống cũng như công việc của tôi. Rất mong luật sư có thể tư vấn giúp tôi cách xử lý sao cho đúng pháp luật để ngăn chặn tình trạng này tiếp tục xảy ra Xin cảm ơn luật sư và mong sớm được hồi đáp!”

>>> Tư vấn về thủ tục ly hôn nhanh nhất theo đúng quy định của pháp luật, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì vấn đề ly thân hay sống ly thân trong cùng nhà không được pháp luật ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình. Do đó, hiện nay hai bạn vẫn được pháp luật xác nhận là mối quan hệ vợ chồng hợp pháp, trừ khi hai người đã làm thủ tục ly hôn thì mới được coi là chấm dứt tư cách quan hệ vợ chồng.

Theo như bạn trình bày, vợ bạn thời gian gần đây có những hành vi như gây rối mất trật tự và còn đe dọa hành hung bằng lời nói hay tin nhắn làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống cũng như công việc của bạn. Như vậy, với hành vi này của vợ bạn, bạn có thể trình báo với cơ quan công an và sự việc này sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

“Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”

Theo đó, để chấm dứt tình trạng này, bạn hoàn toàn có thể trình báo lên chính quyền địa phương về hành vi của vợ bạn. Khi đó, vợ bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi của mình.

Sống ly thân trong cùng nhà bao lâu thì nên ly hôn?

Chị Hà (Nha Trang) có câu hỏi:Chúng tôi kết hôn đến nay đã được 6 năm và có một con gái 5 tuổi, vợ chồng chúng tôi đều là công chức nhà nước. Cuộc sống hiện nay của vợ chồng tôi không hạnh phúc, anh ấy thường xuyên bỏ nhà đi chơi và lúc nào đi chơi về anh ấy cũng trong tình trạng nhậu nhẹt rồi đập phá nhà cửa. Tôi luôn phải sống trong sự sợ hãi mỗi khi anh ta say rượu trở về. Tôi đã cố gắng không chạm mặt anh ta mặc dù vẫn sống chung nhà rồi nhưng đến bây giờ tôi thật sự đã không thể chịu đựng nổi. Theo luật sư bây giờ tôi đã nên ly hôn chưa ạ?”

>>> Tư vấn về các vấn đề liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Ly thân thực chất là một giải pháp để vợ chồng có thể xem xét và nghiêm túc suy nghĩ lại về mối quan hệ của mình.Nhìn chung, ly thân là để hướng đến sự cố gắng hàn gắn, đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân thực sự không phải là bước đệm để ly hôn. Tuy nhiên, nếu qua một thời gian ly thân mà tình trạng hôn nhân vẫn trầm trọng, vợ hoặc chồng vẫn chứng nào tật nấy và cảm thấy không cảm thông, tha thứ được cho nhau,… thì khi ấy, các bên có thể xin ly hôn.

Việc hai bạn đã không vội vàng ly hôn khi xảy ra những mâu thuẫn không thể hòa giải cho thấy bạn cũng có phần muốn nhìn thấy bản thân và muốn tìm cách cải thiện tình trạng hôn nhân của mình. Việc hai bạn quyết định kết hôn đã tạo nên những trách nhiệm ràng buộc giữa hai bạn không dễ bị từ chối. Bạn cần phải hiểu rằng mối quan hệ hôn nhân không chỉ là quyền và trách nhiệm của hai vợ chồng đối với nhau mà còn là đối với con cái, họ hàng của cả hai bên,…

Vì vậy, nếu hai bạn có thể bỏ qua quá khứ và tha thứ cho nhau, hãy cho đối phương một cơ hội. Còn nếu đã thực sự không thể hàn gắn được nữa, không thể tha thứ cho nhau vì tất cả những tổn thương đã phải chịu đựng thì ly hôn là giải pháp mà các bạn cần phải cân nhắc trong trường hợp này.

Khi đã quyết định ly hôn, các bạn trước tiên nên tự thỏa thuận với nhau về vấn đề ai sẽ nuôi dạy con cái dựa trên lợi ích tốt nhất của con. Mặc dù cha mẹ nào cũng sẽ đều rất yêu thương và muốn được trực tiếp nuôi con nhưng bạn không nên giành quyền nuôi con bằng mọi giá nếu chồng bạn có thể đảm bảo mọi lợi ích tốt nhất cho con mình hơn chính bản thân mình.

Nếu hai bạn không thể thống nhất về quyền nuôi con hay tài sản cho người kia, các bạn có thể nộp đơn ly hôn một phía để yêu cầu Tòa án giải quyết cho mình những vấn đề này. Tòa án sẽ giải quyết ly hôn khi đã có đầy đủ căn cứ về việc vợ hoặc chồng bạo hành gia đình hay vi phạm nghiêm trọng các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, khiến cho hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng và mục đích của hôn nhân không đạt được.

Một số câu hỏi có liên quan về sống ly thân trong cùng nhà

Không cho thăm nom con khi ly thân phải làm thế nào?

Hà Anh (Hà Nội) có câu hỏi: Thưa luật sư, em và chồng em hiện đã ly thân với nhau được một tháng. Nay con em mới 30 tháng tuổi và em rất nhớ con mà chồng em không những không cho gặp mà lại còn đánh đuổi em. Bây giờ em đang làm đơn ly hôn rồi mà chồng em cũng không cho em gặp con. Vậy theo luật sư em mà báo công an can thiệp thì chồng em có bị xử phạt gì không ạ? Sau đó em có thể thăm con được không ạ? Em xin cảm ơn!”

>>> Tư vấn ly hôn khi vợ ngoại tình, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Qua lời trình bày của bạn có thể thấy chồng bạn thuộc trường hợp những người chưa hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con cái hoặc có hiểu nhưng vì những hiềm khích cá nhân và sự ích kỷ của mình mà gây khó dễ quyền thăm nuôi của người kia.

Thậm chí ngay cả khi đã ly hôn, quan hệ vợ chồng chấm dứt nhưng quan hệ giữa cha, mẹ và con cái là quan hệ huyết thống kéo dài suốt đời và không gì có thể chia cắt được. Tuy nhiên, không phải ai cũng tôn trọng và thực hiện đúng vai trò và nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ này. Trong đó, vấn đề người nuôi con cố tình gây khó, cản trở người kia tới lui thăm nom và chăm sóc con chung cũng là một trong những vấn đề rất phổ biến.

Hiện tại hai vợ chồng bạn đang ly thân và con bạn mới 30 tháng tuổi nhưng chồng bạn lại liên tục ngăn cản việc bạn đến chăm nom con, không cho bạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của người mẹ.

Trong trường hợp này, nếu bạn làm đơn yêu cầu ra bên phía cơ quan công an thì bạn sẽ được giải quyết vấn đề này theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Vì chồng bạn đã có hành vi cản trở việc thăm nom con của bạn nên chồng bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Để có thể hạn chế sự phức tạp, nếu có thể giải quyết được vấn đề này, bạn nên cố gắng tự giải quyết chuyện cá nhân giữa hai vợ chồng trước. Nếu câu chuyện có mức độ trầm trọng không thể tự hòa giải hay giải quyết thì khi đó bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Pháp luật đã có đầy đủ quy định về nghĩa vụ chăm sóc và thăm nuôi con của cha mẹ, trong đó có các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi cố tình vi phạm. Do đó, nếu phát hiện có những hành vi gây khó, cản trở việc thăm con thì người trong cuộc nên mạnh dạn nhờ đến sự can thiệp của pháp luật và các cơ quan chức năng để giúp đỡ, thi hành, xử phạt hành chính,…

Theo quy định của pháp luật hôn nhân thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được trực tiếp giao cho mẹ khi ly hôn (nếu người mẹ đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con). Do đó, nếu mọi nỗ lực của bạn đều không có kết quả thì với các chứng cứ và biện pháp đã thực hiện, bạn hoàn toàn có quyền làm đơn để xin thay đổi người nuôi con để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của con trẻ.

Xem thêm: Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn

sống ly thân trong cùng nhà

Yêu cầu giải quyết ly hôn sau khi đã ly thân

Chị Hương (Bình Dương) có câu hỏi: Chào luật sư! Tôi muốn được tư vấn về trường hợp của tôi như sau: Hai vợ chồng tôi kết hôn cuối năm 2009 tại Thanh Hóa. Sau đó vào Bình Dương làm việc, sinh sống và sinh con vào cuối năm 2010. Đến cuối năm 2013, do công việc tại Bình Dương không được ổn định nên chồng tôi sang Campuchia làm việc và thời gian về thăm vợ con cũng khá ít.

Con gái thường xuyên đau ốm và sức khỏe không được tốt nên tôi ngỏ lời với chồng về Bình Dương tìm việc để có thể gần vợ con và có thời gian chăm con gái cùng tôi. Tuy nhiên, chồng tôi nói công việc tại Campuchia đang tốt và muốn cố gắng thêm một vài năm nữa rồi mới về lại Việt Nam.

Sau nhiều lần khuyên nhủ không thành, tôi cũng chán nản và tìm đến một người đàn ông khác vào cuối năm 2019. Chồng tôi bắt gặp được nên 2 vợ chồng quyết định ly thân, nhất quyết không ly hôn. Chồng tôi đồng ý cho tôi nuôi con gái, không muốn ra Tòa nhưng cũng không muốn chung sống cùng nhau.Trong trường hợp của tôi, xin luật sư cho biết:

1. Toà án liệu có giải quyết ly hôn cho tôi không?

2. Tôi phải gửi đơn ly hôn lên tòa án cấp huyện hay tỉnh (vì chồng tôi làm việc ở nước ngoài nhưng trụ sở chính ở Thuận An, Bình Dương) chúng tôi tạm trú ở Thuận An, Bình Dương

3. Nếu chồng tôi không chịu ký đơn và cũng không chịu ra toà thì phải làm sao?”

>>>Xem thêm: Cách giải quyết ly hôn nhanh nhất

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì :

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

Do đó, bạn có quyền ly hôn mà không cần sự đồng ý của chồng bạn, trong trường hợp bạn đơn phương yêu cầu ly hôn thì căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Do đó, trong đơn yêu cầu ly hôn bạn cần trình bày căn cứ chứng minh đời sống hôn nhân của bạn lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn đã sinh sống và làm việc lâu dài tại Campuchia nên căn cứ vào Điều 37; 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố nơi chồng bạn có hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh. Như vậy, bạn sẽ nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố nơi chồng bạn có hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh.

Hồ sơ xin ly hôn bạn cần chuẩn bị như sau:

– Đơn xin ly hôn theo mẫu;

– Đăng ký kết hôn (Bản chính hoặc bản sao);

– Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của bạn (bản sao);

– Giấy khai sinh của con (Bản sao);

– Hộ chiếu, tạm trú của chồng bạn (bản dịch, sao công chứng);

– Giấy tờ về sở hữu tài sản chung của vợ chồng (nếu có).

Do bạn xin ly hôn đơn phương nên trên đơn không cần có chữ kí của chồng bạn, đồng thời bạn phải chứng minh mâu thuẫn trầm trọng giữa hai vợ chồng bạn, chứng minh rằng cuộc sống gia đình không còn hạnh phúc thì Tòa án mới có căn cứ giải quyết cho bạn ly hôn. Đồng thời, bạn phải có được địa chỉ hiện tại của chồng bạn ở nước ngoài để tòa án có căn cứ giải quyết và tống đạt hồ sơ.

Sau khi xem xét hồ sơ thì nếu có đầy đủ căn cứ, Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của bạn, Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong phiên hòa giải phải có mặt cả hai bên vợ chồng theo quy định tại Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Điều 209. Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:

a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;

b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

e) Người phiên dịch (nếu có).

2. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

3. Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự”.

Trong trường hợp có thông báo triệu tập mà chồng bạn vắng mặt, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà chồng bạn không đến thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề sống ly thân trong cùng nhà mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bảo hiểm xã hội cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài pháp luật qua số hotline 1900.6174 để được các luật sư giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao của chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất!