Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là vấn đề mà hầu hết những cá nhân, tổ chức liên quan đều quan tâm khi nhắc đến tranh chấp đất đai. Pháp luật Việt Nam có đa dạng loại luật, mỗi loại luật lại quy định về thời hiệu khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ được tất cả. Việc không nắm chắc quy định của pháp luật về thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai sẽ rất khó để bảo vệ quyền và lợi ích của mình Vì vậy, bài viết dưới đây Tổng đài pháp luật sẽ phân tích cho bạn về vấn đề này. 

>> Liên hệ luật sư tư vấn đất đai, gọi ngay 1900.6174

Thông tin chung về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Câu hỏi:Anh Võ Văn Đức ở Quảng Ngãi có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:

“Chào luật sư của Tổng đài pháp luật,

Tôi là Đức. Hiện tại, gia đình tôi và hàng xóm có đang tranh chấp với nhau một thửa đất đã nhiều năm nay thời gian xảy ra tranh chấp là vào những năm 2010. Luật sư cho tôi hỏi thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu, theo quy định của pháp luật. Tôi muốn rõ hơn về thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai. Bởi tôi sợ nếu thời hiệu tranh chấp đất đai diễn ra quá lâu sẽ dẫn tới tình trạng bố mẹ tôi lo âu nhiều hoặc, người hàng xóm có thể sẽ tấn công chúng tôi bất cứ lúc nào.

Mong luật sư có thể hồi âm sớm nhất có thể. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!”

 

thoi-hieu-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai

Tư vấn thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Gọi ngay 19006174

Luật sư xin trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của bạn, chúng tôi cũng rất đồng cảm và Luật sư tư vấn đất đai của chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Đầu tiên, chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn về khái niệm của thời kiện khởi kiện. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

“Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.”

Vì vậy, thời hiệu khởi kiện hay còn được gọi trong vụ án tranh chấp đất đai là thời kiệm thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai được hiểu là khoảng thời gian mà pháp luật cho phép đương sự của mình có quyền được khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Nếu hết thời hiệu tranh chấp đất đai mà đương sự không khởi kiện thì sẽ mất quyền khởi kiện.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, pháp luật Việt Nam rất linh hoạt bởi không phải trong trường hợp nào hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai thì đương sự không có quyền khởi kiện. Theo hướng dẫn Công văn 152/TANDTC – PC năm 2017 và khoản 2 điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có nêu:

“7. Về thời hiệu khởi kiện

Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ (Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Thứ hai, thời điểm phát sinh tranh chấp dân sự quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 là ngày khởi kiện. Việc xác định ngày khởi kiện được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được áp dụng đến hết ngày 31-12-2016 để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự.

Từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự (Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính).”

Điều 184. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”

Vì thế, pháp luật quy định, trong một số trường hợp Tòa án sẽ linh hoạt áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai mà đương sự yêu cầu. Tuy nhiên, yêu cầu đó phải được đưa ra trước thời điểm có quyết định giải quyết vụ việc dân sự.

>> Xem thêm: Án phí tranh chấp đất đai 2022 theo quy định hết bao nhiêu tiền

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai thế nào?

Trước khi, xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai, đầu tiên ta phải hiểu thế nào là tranh chấp đất đai. Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị quyết 04/2017 NQ-HĐTP và khoản 24 điều 3 Luật đất đai 2013 có nêu như sau:

“2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”

“24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Do vậy tranh chấp đất đai là loại chăm sóc tranh chấp xác định Ai là người có quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp tranh chấp liên quan đến đất đai, tức là thường những trường hợp đó sẽ tranh chấp về giao dịch quyền sử dụng đất, nhà ở, tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn…

Theo quy định tại điểm khoản 1, 2 điều 23 Nghị Quyết 03/2012 NQ-HĐTP về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:

“1. Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ 1: Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp;

Ví dụ 2: Đối với các tranh chấp lao động cá nhân thì theo quy định tại khoản 2 Điều 202 của Bộ luật lao động, thời hiệu khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm

Ví dụ 3: Đối với tranh chấp về chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác thì theo quy định tại Điều 645 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

2. Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện:

a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là tranh chấp ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó;

Ví dụ: Tranh chấp ai có quyền sở hữu nhà ở; nếu có khởi kiện thì Tòa án thụ lý vụ án; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.

b) Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tài sản đó;

Ví dụ: Ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A nhưng do B đang quản lý; A có tài liệu chứng minh ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A và khởi kiện đòi nhà thì Tòa án thụ lý; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.

c) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó.”

Do đó tòa án sẽ không quy định về thời hiệu khởi kiện Tranh chấp đất đai cũng như thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai qua đó đó là điều này cũng được quy định tại điều 155 bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

4. Trường hợp khác do luật quy định.”

Thực tế, hoạt động khởi kiện tranh chấp đất đai thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư tư vấn luật hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

>> Xem thêm: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mẫu mới nhất năm 2022

thoi-hieu-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai

Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp liên quan đến đất đai

Có rất nhiều loại tranh chấp liên quan đến đất đai biết thế với mỗi loại tranh chấp thì pháp luật lại quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là khác nhau dưới đây là một số tranh chấp liên quan đến Luật Đất đai điển hỉnh:

– Tranh chấp liên quan đến giao dịch bất động sản:

Theo khoản 3 điều 23 Nghị Quyết 03/2012 NQ-HĐTP, với những tranh chấp liên quan đến giao dịch như: thuê nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại nhà có quy định như sau:

“3. Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyết như sau:

a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.

Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm.

b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Ví dụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đến ngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

Ví dụ 2: Trường hợp người cho thuê tài sản mà có tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005. Đối với tranh chấp về đòi lại tài sản cho thuê do người khác đang quản lý, chiếm hữu thì căn cứ hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và điểm b khoản 3 của Điều này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Ví dụ 3: Đối với tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mà có tranh chấp về việc ai có quyền sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ đó thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nếu tranh chấp các giao dịch về quyền sở hữu trí tuệ thì áp dụng thời hiệu tương ứng đối với giao dịch quyền sở hữu trí tuệ đó.”

Theo đó thì đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự sẽ được tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật tương ứng với loại giao dịch đó:

Ví dụ như tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là 35 năm kể từ từ ngày ngày mày biết quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Còn đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý thì không áp dụng thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai.

Đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất được căn cứ tại khoản 1 Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 642. Di chúc bị thất lạc, hư hại

1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.”

Như vậy, thời hiệu tranh chấp đất đai để người thừa kế yêu cầu phân chia tài sản là 30 năm tính từ thời điểm mở thừa kế.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a.3 tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP như sau:

“a.3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.”

Do đó, nếu đáp ứng một trong những điều kiện sau đây, Tòa án sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:

Trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản xác nhận là đồng thừa kế.

Các đồng thừa kế không có bất cứ tranh chấp nào về hàng thừa kế sau thời hạn 10 năm kể từ ngày mở thừa kế.

Do thông tin của bạn đưa ra không đủ dữ kiện để chúng tôi có thể kết luận đây là đất nhà bạn hay là đất thuê, hoặc là đất do nhà nước sở hữu để chúng tôi có thể kết luận được câu trả lời rõ nhất cho bạn. Bạn có thể liên hệ ngay tới tổng đài 19006174 để được tư vấn luật dân sự chi tiết về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất.

>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ qua tình huống cụ thể

Một số lưu ý về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Câu hỏi: Bà Trương Thị Linh Chi ở Vĩnh Phúc có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:

“Chào luật sư của Tổng đài pháp luật,

Tôi và hàng xóm có xảy ra một số tranh chấp liên quan đến đất đai. Tôi muốn hỏi luật sư của Tổng đài pháp luật về một số lưu ý về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào?

Kính mong luật sư có thể để giải đáp giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!”

 

thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai. Gọi ngay 19006174

Luật sư xin trả lời:

Xin chào bà, cảm ơn bà đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của bà, chúng tôi xin được trả lời bà như sau:

Hiện nay, pháp luật có rất nhiều quy định mới về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, thực tế, Tòa án các cấp chưa thật sự vào nắm bắt kịp thời và nhận thức nhận thức đúng. Vì thế, theo căn cứ tại điều 2 nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội và căn cứ hướng dẫn tại điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao về việc quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai cần phân biệt theo thời gian khởi kiện cụ thể như sau:

Điều 2

Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12.”

“Điều 4. Áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính

Khi thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính thì cần lưu ý như sau:

1.Thời điểm phát sinh tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 là ngày khởi kiện, ngày yêu cầu. Việc xác định ngày khởi kiện, ngày yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13.

2.Thời điểm phát sinh vụ án hành chính quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 104/2015/QH13 là ngày khởi kiện. Việc xác định ngày khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 120 Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13.

3. Quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được áp dụng đến hết ngày 31-12-2016 để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

4.Từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.”

Theo đó, khi Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai yêu cầu trước ngày 1/1/2017. Tuy nhiên, đơn kiện chưa được giải quyết hoặc đang trong quá trình giải quyết. Vì thế, thời gian này, Tòa án vẫn được áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.

Tiếp theo, đối với các giao dịch dân sự hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày 1/1/2017 nhưng đương sự chỉ có đơn khởi kiện yêu cầu gửi tới Tòa án từ ngày 1/1/2017 thì tòa án áp dụng quy định về thời hiệu của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết.

Cuối cùng, đương sự cần lưu ý một số các quy định của pháp luật về việc bắt đầu lại lại thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai và các trường hợp không áp dụng thời hiệu tranh chấp đất đai để có căn cứ giải quyết vụ án một cách chính xác nhất.

Theo điều 155 bộ luật dân sự năm 2015 có nêu các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:

“Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

4. Trường hợp khác do luật quy định.”

Theo điều 156 bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời hạn không tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:

“Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.”

Do vậy, có rất nhiều trường hợp cần lưu ý trong thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai. Vì thế, nội dung trên có thể gây cho quý bạn đọc một số nhầm lẫn hoặc chưa rõ ràng. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của quý khác nếu cần tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ ngay tới hotline 19006174 để được hỗ trợ nhanh nhất

>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ, không có sổ đỏ?

Hết thời hiệu khởi kiện về tranh chấp đất đai thì giải quyết thế nào?

Câu hỏi:Anh Phúc Hưng ở Nam Định có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:

“Chào luật sư của Tổng đài pháp luật,

Tôi là Hưng. Tôi và hàng xóm mới xảy ra tranh chấp đất đai và vừa thụ lý vụ án. Nhưng thẩm quyền các cấp lại nhầm và cấp chồng chéo quyền sử dụng đất với phần đất đang tranh chấp. Theo quyết định tố tụng dân sự hiện hành, Tòa án sẽ không có quyền hủy quyết định cấp đất ngầm hoặc chồng chéo đó. Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai đã hết.

Vậy trường hợp này này sẽ được giải quyết như thế nào? Rất mong luật sư phản hồi nhanh chóng nhất giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!”

 

thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Tư vấn thủ tục khiếu nại đất đai. Gọi ngay 19006174 

Luật sư xin trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của bạn, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

Nếu trong trường hợp tranh chấp về đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất và đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp đất đai mà không thành thì theo quy định tại điều 203 luật đất đai năm 2013 có nêu như sau:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết…”

Theo đó, Tòa án quận huyện nơi có đất đất đai tranh chấp là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tòa án sẽ không có quyền hủy và cũng không cần thiết hủy quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dù cấp giấy nhầm hay chồng chéo. Vì thế, vấn đề này là vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo tố tụng dân sự, việc quyết định xác định ai là người được quyền sử dụng đất là quyền thuộc về thẩm quyền của tòa án. Vì vậy bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn.

Điểm d Khoản 1 Điều 99 luật đất đai năm 2013 có quy định như sau:

“d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành…”

Theo đó, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp đến quận / huyện nơi có đất, đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cùng với bản án giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bật để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai của Tổng đài pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu còn vướng mắc cần được tư vấn, Quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 19006174 để được hỗ trợ chi tiết, cụ thể.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý độc giả!