time

Giờ làm việc

T2 - CN 7:00 - 22:30

map

Văn Phòng Chính

Tầng 6, An Phát Building, khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội

phone

Tư vấn pháp luật miễn phí

Gọi ngay: 1900633705

Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?

Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không? Sử dụng sổ đỏ thế chấp ngân hàng để vay tiền là trường hợp không còn xa lạ đối với mỗi cá nhân. Theo quy định pháp luật, cá nhân có thể sử dụng chính tài sản của mình hoặc dùng tài sản của người khác để thế chấp ngân hàng. Vậy trong trường hợp người đứng tên sổ đỏ đã mất có vay ngân hàng được không? Thông qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề trên. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng!

so-do-dung-ten-nguoi-da-mat-co-vay-ngan-hang-duoc-khong
Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?

Sổ đỏ là gì? Quy định về vay ngân hàng bằng sổ đỏ

 

>> Tư vấn miễn phí quy định về vay ngân hàng bằng sổ đỏ. Gọi ngay 1900.633.705

Sổ đỏ là gì?

 

Theo quy định pháp luật đất đai không có quy định về khái niệm Sổ đỏ. Sổ đỏ – thuật ngữ pháp lý có tên là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất”. Cụ thể, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, sổ đỏ chính là là ngôn ngữ dân dã của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Có thể thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò hết sức quan trọng, bởi đây là căn cứ pháp lý chứng thực quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất cho chủ sở hữu đất hợp pháp.

Quy định về vay ngân hàng bằng sổ đỏ

 

Vay ngân hàng bằng sổ đỏ là cách gọi thông dụng cho hình thức mà người đi vay sử dụng quyền sử dụng đất ở, nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở (hay còn gọi là sổ đỏ) để làm tài sản thế chấp ngân hàng với mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng và không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng

Nếu bạn còn vướng mắc về quy định vay ngân hàng bằng sổ đỏ, vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.633.705 để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ và tư vấn cụ thể!

Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?

 

Anh Linh (Phú Thọ) gửi câu hỏi:

“Chào Luật sư! Xin hỏi Luật sư vấn đề như sau: Mẹ tôi đã mất được 1 năm. Bà có 01 mảnh đất ở dưới quê rộng 160m2. Khi mất, mẹ tôi không để lại di chúc nào và hiện tại sổ đỏ vẫn đang đứng tên mẹ tôi. Mẹ tôi có 4 người con. Hiện tại kinh tế khó khăn, gia đình đang cần một khoản tiền.

Vậy xin hỏi tôi có thể thế chấp sổ đỏ đang đứng tên mẹ tôi để vay tiền ngân hàng được không? Rất mong luật sư giải đáp, xin cảm ơn Luật sư!!”

 

>> Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không? Gọi ngay 1900.633.705

Luật sư trả lời:

Chào anh! Cảm ơn anh Linh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Để giải đáp thắc mắc của anh về vấn đề thế chấp sổ đỏ đứng tên người đã mất để vay ngân hàng, căn cứ quy định pháp luật, chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của anh như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013, để thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng, người sử dụng đất cần có sổ đỏ, hoặc người thừa kế phải đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ.

Bên cạnh đó, khi một người đã mất mà chưa chia thừa kế, sổ đỏ đó vẫn thuộc sở hữu của người đã mất đó mà không thuộc sở hữu của người còn sống. Mặc dù vậy, người đã chết không thể thực hiện các giao dịch, không còn quyền, nghĩa vụ dân sự, không thể tự mình ký tên vào hợp đồng thế chấp, phiếu đăng ký thế chấp…

Chính vì vậy, không có ngân hàng nào đồng ý lấy tài sản của người chết đi thế chấp vay vốn tại ngân hàng mà chưa chia thừa kế. Đồng thời, không có tổ chức hành nghề công chứng nào công chứng hợp đồng thế chấp khi bên thế chấp là người đã mất.

Như vậy, khi mẹ anh đã mất mà Sổ đỏ vẫn đang còn đứng tên mẹ anh và chưa chia thừa kế  anh không thể thế chấp sổ đỏ ở Ngân hàng để vay tiền. Nếu anh muốn thế chấp ngân hàng, anh cần thực hiện các thủ tục sang tên sổ đỏ cho người thừa kế mới được phép vay vốn ngân hàng.

Nếu anh vẫn còn gặp khó khăn với vấn đề trên, hãy liên hệ ngay đường dây nóng 1900.633.705, anh sẽ được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng!

tu-van-so-do-dung-ten-nguoi-da-mat-co-vay-ngan-hang-duoc-khong
Tư vấn sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không

Vay ngân hàng bằng sổ đỏ đứng tên người đã mất cần đáp ứng điều kiện gì?

 

>> Tư vấn miễn phí điều kiện vay ngân hàng bằng sổ đỏ, gọi ngay 1900.633.705

Theo quy định của từng ngân hàng, mỗi ngân hàng có thể sẽ có những điều kiện vay thế chấp sổ đỏ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, thông thường điều kiện để cá nhân được vay ngân hàng bằng sổ đỏ thường là:

– Người thế chấp sổ đỏ để vay tiền ngân hàng là công dân Việt Nam đang ở độ tuổi lao động (từ 20 đến 65 tuổi); có thu nhập ổn định trên 3 triệu/tháng;

– Tại thời điểm đi vay thế chấp sổ đỏ, người vay không có nợ xấu tại ngân hàng;

– Người vay có tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản đã được cấp sổ đỏ, sổ hồng nhà đất;

– Có phương án sử dụng vốn vay phù hợp với thực tế, tuyệt đối không được phép sử dụng tiền vay ngân hàng để làm kinh doanh bất hợp pháp.

Như vậy, khi có nhu cầu vay ngân hàng bằng cách thế chấp sổ đỏ, người đi vay cần đáp ứng đủ các yêu cầu trên, tùy yêu cầu mỗi ngân hàng mà có thể thêm điều kiện vay. Trong trường hợp cần tư vấn chi tiết về mỗi điều kiện vay, hãy nhấc máy và gọi tới hotline 1900.633.705 để được giải đáp bởi đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật!

Thủ tục vay ngân hàng bằng sổ đỏ đứng tên người đã mất

 

Anh Dương (Ninh Bình) gửi câu hỏi:

“Thưa Luật sư! Ông tôi đã mất từ lâu và hiện tại bà cũng mới mất mà không để lại di chúc. Bà tôi có 3 người con trai và chưa chia di sản thừa kế.

Hiện nay, tất cả sổ đỏ đều đang đứng tên bà. Nay bố tôi lại đang mắc bệnh hiểm nghèo, cần một khoản tiền lớn để chữa bệnh. Vì vậy, tôi muốn dùng sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng. Tuy nhiên, theo như tôi tìm hiểu, để vay được Ngân hàng bằng sổ đỏ của bà cần chia di sản thừa kế.

Vậy xin hỏi Luật sư thủ tục phân chia di sản thừa kế thực hiện như thế nào? Sau đó, tôi cần làm gì để vay thế chấp ngân hàng? Xin cảm ơn!!”

 

>> Tư vấn miễn phí thủ tục vay ngân hàng bằng sổ đỏ đứng tên người đã mất, liên hệ 1900.633.705

Luật sư trả lời:

Chào anh Dương! Cảm ơn anh đã chia sẻ vấn đề của mình tới Tổng Đài Pháp Luật. Căn cứ quy định pháp luật dân sự về phân chia di sản thừa kế, luật sư xin được trả lời từng câu hỏi của anh như sau:

 

Thủ tục phân chia di sản thừa kế

 

Căn cứ quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 có 02 hình thức phân chia di sản thừa kế. Cụ thể:

Phân chia di sản theo di chúc:

Nếu người mất để lại di chúc hợp lệ việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo di chúc của người mất.

Theo quy định tại Điều 659 Bộ Luật Dân sự 2015, việc phân chia di sản theo di chúc sẽ được thực hiện như sau:

Việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; trường hợp di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nếu di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

 Phân chia di sản theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 659 Bộ Luật Dân sự 2015, việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện như sau:

Khi phân chia di sản theo pháp luật, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra  phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra những người thừa kế khác được hưởng.

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được hiện vật sẽ được bán để chia.

Để nhận di sản thừa kế, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Như vậy, do bà mất không để lại di chúc nên tất cả các hàng thừa kế của gia đình anh cần thực hiện chia di sản thừa kế theo pháp luật theo quy định tại điều 659 Bộ Luật dân sự 2015 như đã trình bày. Nếu anh gặp khó khăn khi thực hiện chia di sản thừa kế, vui lòng liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.633.705, anh sẽ được đội ngũ Luật sư hỗ trợ và tư vấn cụ thể!

Thủ tục vay ngân hàng bằng sổ đỏ đứng tên người đã mất

 

Theo quy định pháp luật, để có thể vay ngân hàng bằng sổ đỏ đứng tên người đã mất, người cần vay cần thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế và sang tên Sổ đỏ. Khi Sổ đỏ đã sang tên mình, người này có thể thực hiện thủ tục thế chấp Sổ đỏ tại ngân hàng theo thủ tục quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Cụ thể, người vay cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:

– Giấy tờ tùy thân như: Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn;

– Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/giấy xác nhận hộ khẩu…

– Sổ đỏ/sổ hồng.

– Phương án sử dụng vốn vay ngân hàng.

– Các loại giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng mua đất, mua chung cư,…

– Các loại giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của mỗi Ngân hàng.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người vay sẽ nộp tại Ngân hàng. Khi tiếp nhận hồ sơ, ngân hàng sẽ thẩm định và phê duyệt các khoản vay. Việc phê duyệt các khoản vay sẽ phụ thuộc vào chính sách riêng của từng ngân hàng cũng như các thỏa thuận với người vay.

Sau khi khoản vay được phê duyệt, khách hàng sẽ được Ngân hàng yêu cầu ký hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng, biên bản giao nhận tài sản, khế ước nhận nợ,…

Cần lưu ý rằng, trước khi ngân hàng giải ngân khoản vay cho khách hàng, khi thế chấp Sổ đỏ, người vay cần thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng/chi nhánh đăng ký đất đai hoặc tại Bộ phận một cửa (nếu có) của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trên đây là toàn bộ trình tự, thủ tục mà anh cần thực hiện để được vay thế chấp Sổ đỏ đứng tên người đã mất. Nếu anh cần chúng tôi hỗ trợ về thủ tục chia thừa kế và thực hiện vay Ngân hàng, vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 1900.633.705 để được đội ngũ chuyên gia giúp đỡ nhanh chóng!

quy-dinh-so-do-dung-ten-nguoi-da-mat-co-vay-ngan-hang-duoc-khong
Quy định sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về chủ đề sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc được cung cấp những thông tin pháp lý thật hữu ích. Mọi thắc mắc khác của các bạn về vấn đề trên, vui lòng nhấc máy và liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua hotline 1900.633.705 để được đội ngũ Luật sư tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất và chi tiết nhất!!

  1900633705