Xác định tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật

Cách xác định tài sản chung của vợ chồng là vấn đề rất quan trọng trong quá trình ly hôn. Việc xác định tài sản chung chính xác giúp cho người vợ/chồng bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp không nắm rõ cách xác định tài sản của vợ chồng dẫn đến quá trình ly hôn tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Để giúp các cặp vợ chồng thực hiện chia tài sản sau khi ly hôn nhanh chóng và chính xác, bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp quy định của pháp luật về cách xác định tài sản chung. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được các luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Luật sư hướng dẫn cách xác định tài sản chung của vợ chồng chính xác, gọi ngay 1900.6174

luat-su-tu-van-mien-phi-cach-xac-dinh-tai-san-chung-cua-vo-chong
Luật sư tư vấn miễn phí cách xác định tài sản chung của vợ chồng

 

Xác định tài sản chung của vợ chồng

 

Chị Hoài (Yên Bái) có câu hỏi như sau:

“Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc như sau cần được luật sư hỗ trợ giải quyết.

Tôi là Hoài, năm nay 19 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Do nhu cầu của bản thân và nguyện vọng của gia đình nên năm sau tôi sẽ lấy chồng. Khi tôi nói chuyện tôi sắp lấy chồng với đồng nghiệp của tôi thì chị đó có nói khi lấy chồng nên xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Tôi chưa hiểu lắm về vấn đề tài sản chung, riêng, tài sản riêng của vợ chồng là như thế nào?

Vậy, luật sư cho tôi hỏi, các xác định tài sản chung của vợ chồng như thế nào?”

 

>> Luật sư tư vấn cách xác định tài sản chung của vợ chồng miễn phí, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa chị Hoài, cảm ơn chị Hoài đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Bằng những thông tin mà chúng tôi thu thập được cùng với các quy định liên quan của pháp luật hiện nay, chúng tôi xin được trả lời những câu hỏi, những thắc mắc của chị như sau:

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, xác định tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

– Tài sản chung của vợ và chồng bao gồm tài sản do vợ, do chồng tạo ra; tài sản do vợ, chồng có thu nhập do lao động hay trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức được phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ những trường hợp khác được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng cùng nhau thỏa thuận đó là tài sản chung thì những loại tài sản này được xác định là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ những trường hợp như vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc vợ, chồng có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng hoặc đất đai đó được vợ và chồng thỏa thuận là tài sản riêng.

– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

– Trong trường hợp nếu như không có căn cứ hoặc căn cứ không đủ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thông thường sẽ được xác định là tài sản chung, những trường hợp được tặng cho riêng, thừa kế riêng thì sẽ thuộc trường hợp tài sản riêng của vợ chồng. Ngoài ra tài sản của vợ chồng được hình thành dựa trên ý chí của các bên nên pháp luật cho phép vợ và chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về khối tài sản đó. Những thỏa thuận này có thể là thỏa thuận trong hôn nhân hay thỏa thuận trước khi kết hôn.

Văn bản thỏa thuận về tài sản chung hay riêng của vợ chồng phải được lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực ở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay văn phòng công chứng. Khi hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về tài sản chung, tài sản riêng thì sẽ xác định là tài sản chung theo văn bản thỏa thuận mà 2 bên đã thỏa thuận với nhau xong.

Như vậy, từ những quy định của pháp luật nêu trên, Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp những vấn đề mà chị thắc mắc. Nếu chị còn có bất kỳ thắc mắc về vấn đề gì liên quan, hãy trực tiếp liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!

xac-dinh-tai-san-chung-của vo-chong-nhu-the-nao-chia-tai-san-chung-sau-khi-ly-hon
Xác định tài sản chung của vợ chồng như thế nào? Cách chia tài sản chung sau ly hôn?

 

Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được phân chia như thế nào?

 

Anh Hưng (An Giang) có thắc mắc như sau:

“Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc như sau cần được luật sư hỗ trợ giải quyết.

Tôi là Hưng năm nay 29 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đã kết hôn được 5 năm và do đi làm ăn xa nên vợ tôi ở nhà có ngoại tình với bạn thân của tôi. Qua nhiều lần nói chuyện, 2 vợ chồng đã đưa ra quyết định sẽ chấm dứt cuộc hôn nhân này. Khi đưa ra tòa án đề nghị về việc giải quyết vấn đề ly hôn thì có xảy ra tranh chấp về phân chia về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân do tôi đóng góp phần nhiều hơn trong khối tài sản chung của vợ chồng. Về vấn đề con cái thì không có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra và con sống với tôi vì tôi có thu nhập và điều kiện tốt hơn mẹ.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được phân chia như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Cách phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa anh Hưng, cảm ơn anh Hưng đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với những câu hỏi mà anh Hưng thắc mắc cũng như bằng những quy định của pháp luật hiện nay, Luật sư xin đưa ra câu trả lời để giải đáp cho thắc mắc của anh như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể như sau:

– Trong thời kỳ hôn nhân, cả 2 vợ chồng đều có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia một phần hoặc phân chia toàn bộ tài sản chung của 2 vợ chồng, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; nếu như trong trường hợp cả 2 vợ chồng mà không tự thỏa thuận được với nhau về tài sản chung thì một trong hai hoặc cả hai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết về phần tài sản chung không thỏa thuận được đó.

– Thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng phải lập thành văn bản. Văn bản này phải được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp nếu như vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Lưu ý: Thỏa thuận về vấn đề chia tài sản chung của vợ, chồng phải được thành lập bằng văn bản, vì đây sẽ là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt là khi xảy ra vấn đề và buộc phải ly hôn.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

– Thời điểm có hiệu lực về việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và thỏa thuận đó phải được ghi trong văn bản; nếu như trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng sẽ được tính từ ngày lập văn bản.

– Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

– Trong trường hợp Tòa án là cơ quan phân chia tài sản chung của vợ chồng thì việc phân chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

– Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn sẽ có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Hưng, nếu như hai vợ chồng thống nhất với nhau về vấn đề sẽ ly hôn mà chưa giải quyết được về tài sản thì sẽ yêu cầu tòa án giải quyết. Nếu như hai vợ chồng anh Hưng có thể tự thỏa thuận với nhau về tài sản chung sau ly hôn được thì sẽ chia theo sự thỏa thuận của 2 người. Nếu như 2 bên không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu tòa án giải quyết, chia tài sản chung của 2 bên.

Khi yêu cầu tòa án chia, tòa án sẽ chia dựa trên quy định của pháp luật và nguyện vọng của các bên cũng như dựa trên sự đóng góp của mỗi bên và dựa trên yếu tố lỗi dẫn đến ly hôn. Khi đưa ra tòa án và yêu cầu tòa án giải quyết cả vấn đề tài sản thì vấn đề ly hôn sẽ mất nhiều thời gian hơn và mức án phí bỏ ra nó sẽ lớn hơn nhiều so với việc hai bên tự thỏa thuận với nhau về tài sản. Vậy nên, khi ly hôn thì anh Hưng nên tự thỏa thuận với vợ về tài sản chung hơn là đưa vấn đề ra tòa án để giải quyết.

Qua đây là phần trình bày và giải thích cho anh Hưng hiểu rõ về việc chia tài sản chung khi ly hôn. Trong quá trình phân chia tài sản, nếu anh còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy trực tiếp liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ giải đáp!

Trường hợp nào phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

 

Anh Toàn (Hòa Bình) có vấn đề như sau:“Thưa luật sư, tôi có một số thắc mắc về vấn đề Hôn nhân và Gia đình như sau cần được sự tư vấn và hỗ trợ của Luật sư!

Tôi là Toàn, hiện tại đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Tôi đã thành lập gia đình được 10 năm và hiện có 3 người con. Do cần tiền để đầu tư kinh doanh nên vợ chồng tôi đã vay ngân hàng và người thân với số tiền là 1,5 tỷ đồng. Hiện nay do gia đình tôi đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nên tôi và vợ tôi đã quyết định ly hôn với nhau và tài sản để lại khoảng 1 tỷ. Do không muốn thực hiện hành vi trả nợ nên tôi có đưa ra thỏa thuận là vợ tôi sẽ nhận toàn bộ tài sản và thực hiện việc trả nợ. Mặc dù vợ tôi không đồng ý nhưng do sợ ép buộc của tôi nên vợ tôi bắt buộc phải ký vào văn bản thỏa thuận đó và có công chứng ở Văn phòng công chứng.

Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi, đối với văn bản thỏa thuận về tài sản của tôi như vậy thì có vi phạm pháp luật và bị vô hiệu hay không?

Xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Khi nào phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa anh Toàn, cảm ơn anh Toàn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Bằng những thông tin mà anh Toàn cung cấp, vấn đề của anh Toàn thắc chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Những trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ bị vô hiệu:

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể như sau:

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

– Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, đối với hành vi của anh Toàn đã có sự thỏa thuận với vợ của mình về việc phân chia tài sản chung và công nợ chung.

Mục đích của anh Toàn ở đây là chia tài sản để cho vợ của anh Toàn thực hiện hoàn toàn hành vi trả nợ của anh Toàn. Việc thỏa thuận về phân chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì sẽ bị vô hiệu. Vậy nên việc anh Toàn thỏa thuận như vậy sẽ không được tòa án chấp nhận và khi đó tòa án sẽ tuyên vô hiệu đối với thỏa thuận đó.

Bằng những phân tích cũng như bằng những quy định của pháp luật thì chúng tôi đã giải đáp được toàn bộ thắc mắc mà anh Toàn đưa ra. Nếu anh Toàn có bất kỳ thắc mắc nào hay có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chia tài sản sau khi ly hôn hãy trực tiếp liên hệ tới hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trao đổi chi tiết và đầy đủ hơn!

>> Xem thêm: Không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con có bị xử phạt không?

quyen-su-dung-co-phai-la-tai-san-chung-cua-vo-chong-khong
Quyền sử dụng có phải là tài sản chung của vợ chồng không?

 

Quyền sử dụng đất đai có phải là tài sản chung của vợ chồng không?

 

Chị Thùy (Vĩnh Phúc) có câu hỏi như sau:“Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc như sau cần được luật sư tư vấn đề giải đáp:

Tôi là Thùy, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc ở Vĩnh Phúc. Tôi đã kết hôn được 12 năm, chồng tôi tên là T. Do anh T thường xuyên xúc phạm, la mắng, đánh đập tôi. Do không chịu được nữa nên tôi đã quyết định viết đơn xin ly hôn và chồng tôi cũng đã ký.

Tài sản của 2 vợ chồng bao gồm nhà và đất. Đây là 2 vợ chồng tự mua trong thời kỳ hôn nhân bằng tiền cả 2 vợ chồng kiếm được. Còn 1 mảnh đất tôi được bố mẹ tôi cho riêng khi tôi chưa kết hôn và hiện tại mảnh đất đó đang trồng cây lâu năm.

Chúng tôi ly hôn đã tự thỏa thuận với nhau về tất cả tài sản sẽ chia đôi và mảnh đất bố mẹ tôi cho tôi thì của riêng tôi nhưng anh T không đồng ý. Anh T bảo tài sản có trong thời kỳ hôn nhân, hay có trước khi kết hôn nhưng đã kết hôn về rồi thì là của chung hết và tất cả đều phải chia đôi.

Vậy, xin hỏi luật sư, đối với mảnh đất đó do tôi được bố mẹ tôi cho tôi riêng và chưa có thỏa thuận gì về tài sản đó thì có phải là tài sản chung không?

Xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Luật sư giải đáp về quyền sử dụng đất đai là tài sản chung của vợ chồng hay không? Gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa chị Thùy! Cảm ơn chị Thùy đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Với những thông tin mà chúng tôi tiếp nhận được từ phía chị Thùy, đội ngũ luật sư của chúng tôi xin đưa ra phần giải thích về thắc mắc của chị như sau:

Về vấn đề tài sản trong thời kỳ hôn nhân chia làm 2 loại, tài sản chung và tài sản riêng.

Hiểu 1 cách đơn giản thì tài sản chung là những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, do sự đóng góp của 2 vợ chồng mà có được, tài sản đó được hình thành. Có thể là tài sản chung cũng là tài sản có được hay được hình thành ngoài thời kỳ hôn nhân nhưng được vợ, chồng thỏa thuận nó là tài sản chung hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung.

Tài sản riêng có thể nói đó là tài sản có ngoài thời kỳ hôn nhân, có thể là trước hoặc là sau thời kỳ hôn nhân. Những tài sản này không được thỏa thuận là tài sản chung, những tài sản này có thể là những tài sản được vợ, chồng làm ra trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân, vợ chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng và hai vợ chồng không có thỏa thuận nào thỏa thuận đó là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất cũng vậy, đất đai cũng được coi là một tài sản, để xác định được đất đai là tài sản riêng hay tài sản chung cũng sẽ xác định dựa trên nguồn gốc hình thành đất đai, đất ở đâu mà có, đất do ai mua, ai cho, thừa kế của ai…

Pháp luật quy định về đất đai là tài sản chung hay tài sản riêng như sau:

“Điều 33: Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình

“Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, căn cứ những quy định của pháp luật nêu trên thì tài sản chung của vợ chồng là những loại tài sản được xác định theo điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đìnhđiều 9 Nghị định 126/2014 nghị định hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Bằng những quy định của pháp luật nêu trên có thể đưa ra kết luận với mảnh đất đang trồng cây và mảnh đất được bố mẹ của chị Thùy cho trực tiếp chị Thùy thì sẽ thuộc sở hữu riêng của chị Thùy và không phải chia cho anh T khi hai người ly hôn với nhau.

Như vậy, qua những phân tích và những quy định của pháp luật nêu trên đã giải đáp được thắc mắc của chị Thùy. Trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật mà chị Thùy có bất kỳ thắc mắc nào, hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng!

Xác định tài sản chung của vợ chồng thường xuất hiện phổ biến trong các vụ ly hôn. Qua bài viết trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho bạn đọc những quy định của pháp luật liên quan đến tài sản chung. Hy vọng những thông tin này giúp bạn đảm bảo quyền lợi trong quá trình ly hôn. Trong quá trình tìm hiểu những quy định của pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy trực tiếp liên hệ tới hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn giải đáp đầy đủ nhất!