6 phương pháp tính thuế nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay gồm có 5 phương pháp liên quan đến trị giá và 1 phương pháp suy luận. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin, quy định về các phương pháp tính thuế nhập khẩu. Trong quá trình tìm hiểu thông tin về phương pháp tính thuế nhập khẩu, hay bất kỳ vấn đề pháp luật khác, hãy gọi cho Tổng Đài Pháp Luật theo số điện thoại 1900.6174, để được tư vấn giải đáp.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về 6 phương pháp tính thuế nhập khẩu. Gọi ngay: 1900.6174
Thuế nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là thuật ngữ chung, bao gồm hai nội dung xuất khẩu và nhập khẩu. Đây là hoạt động kinh doanh, trao đổi, mua bán giữa các nước, vùng lãnh thổ. Một quốc gia sẽ mua các loại hàng hoá mà mình không có từ quốc gia sản xuất ra hàng hoá này. Một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của mình gọi là nhập khẩu, còn một quốc gia bán hàng hoá của mình sản xuất ra gọi là xuất khẩu.
Ngoài ra, theo quy định tại Luật thương mại, xuất nhập khẩu còn được quy định Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi của các thương nhân Việt Nam, với các thương nhân nước ngoài, theo hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá. Bao gồm các hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.
Thuế nhập khẩu là loại thuế mà Chính phủ yêu cầu mỗi cá nhân, doanh nghiệp khi nhập khẩu các mặt hàng từ quốc gia khác vào, cần phải đóng thuế. Nhằm mục đích giúp tăng nguồn ngân sách nhà nước, cân bằng cán cân thương mại.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản thuế nhập khẩu là loại thuế mà Nhà nước quy định, bắt buộc các doanh nghiệp khi nhập nhập khẩu, là chi phí đã được bao gồm trong giá bán; chỉ đánh vào hàng hoá, không đánh vào dịch vụ, hàng hoá cần hoàn tất.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí quy định pháp luật về thuế nhập khẩu là gì? Gọi ngay: 1900.6174
6 phương pháp tính thuế nhập khẩu
Cách tính thuế nhập khẩu, hay giá trị thuế nhập khẩu gồm 6 phương pháp. Các phương pháp cụ thể là:
1. Phương pháp trị giá giao dịch
Đây là phương pháp đầu tiên để xác định tính thuế, trị giá giao dịch sẽ được áp dụng tính nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
– Người mua không bị hạn chế về quyền định đoạt, hay quyền sử dụng hàng hóa khi nhập khẩu. Trừ các trường hợp sau:
+ Những trường hợp bị hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định, các quy định về hàng nhập khẩu phải dán mác bằng tiếng Việt, hàng hoá nhập khẩu có điều kiện; hàng hóa nhập khẩu phải được kiểm tra khi thông quan.
+ Những hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá
+ Những hạn chế khác không ảnh hưởng tới giá trị của hàng hoá
+ Những hạn chế trên, là một trong các nguyên nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp hàng hoá nhập khẩu, tuy nhiên không làm tăng hoặc giảm giá thực của hàng hoá đó.
– Giá cả của hàng hoá không phụ thuộc vào điều kiện, các khoản thanh toán, vì chúng không xác định được giá trị thực của hàng hoá khi tính thuế.
– Người mua và người bán hàng hoá không có mối quan hệ đặc biệt, nếu có mối quan hệ đặc biệt thì không được ảnh hưởng đến giá trị giao dịch
Trị giá giao dịch gồm các khoản sau:
– Giá mua được ghi trên hoá đơn thương mại
– Các khoản được hướng dẫn điều chỉnh theo Điều 14
– Những khoản tiền người mua phải trả, nhưng không được tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại
2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá xuất nhập khẩu giống hệt
Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch, thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu, sẽ được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt
Phương pháp này, được thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Điều 16 Thông tư này.
3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
Trường hợp, nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định tại Điều 13 và điều 15 Thông tư này, thì trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tư, điều kiện hàng hoá tương tự đã được hải quan chấp nhận xác định giá tính thuế theo phương pháp này.
Điều kiện về thời gian xuất nhập khẩu hàng hóa, được xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại điều 2
Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự, có cùng điều kiện với hàng được xác định trị giá tính thuế, thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán .
4. Phương pháp trị giá khấu trừ
Trường hợp không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp trên, thì trị giá tính thuế được tính theo phương pháp khấu trừ, dựa vào đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu, tương tự trên thị trường trừ đi các chi phí, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu
Các trường hợp sau đây, sẽ không áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ:
– Hàng hoá chưa được bán trên thị trường Việt Nam, hàng hoá chưa được hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định
– Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp,
5. Phương pháp trị giá tính toán
Trường hợp, nếu không xác định được cách tính theo các phương pháp trên, trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu sẽ được xác định theo phương pháp trị giá tính toán.
Theo đó, trị giá tính toán bao gồm:
– Chi phí trực tiếp sản xuất ra hàng hoá xuất nhập khẩu, gồm giá thành, giá trị của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất, gia công
– Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong quá trình bán hàng, cùng chủng loại với hàng hoá nhập khẩu. Được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận chung và chi phí được xem xét một cách tổng thể khi tính toán
– Chi phí chung gồm các chi phí trực tiếp, gián tiếp của quá trình sản xuất hàng hoá, và xuất khẩu hàng hoá,
6. Phương pháp suy luận
Trường hợp, nếu không xác định được cách tính theo các phương pháp trên, trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu sẽ được xác định theo phương pháp suy luận.
Trị giá tính thuế của phương pháp này, được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định thuế
Như vậy, có 6 phương pháp tính thuế nhập khẩu, khi cơ quan hải quan đề nghị văn bản, thì có thể áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ, phương pháp tính toán.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các phương pháp tính thuế nhập khẩu? Gọi ngay: 1900.6174
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu, được quy định tại Điều 2 Luật thuế xuất nhập khẩu:
– Hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam
– Hàng hoá xuất khẩu từ thị trường nước ngoài vào những khu phi thuế quan, hàng hóa được nhập khẩu từ các khu phi thuế vào thị trường trong nước
– Hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ, hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối.
Ngoài ra, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
– Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
– Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
– Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
– Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu? Gọi ngay: 1900.6174
Cách tính thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được tính theo công thức sau:
Thuế nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu (nhân) Thuế suất nhập khẩu
Trong đó:
Giá tính thuế nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, giá phải trả khi đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
Thuế suất thuế nhập khẩu có nhiều mức thuế khác nhau được quy định.
>>>Xem thêm: Thuế nhập khẩu ngô hạt năm 2023 là bao nhiêu?
Mức thuế suất thuế nhập khẩu là bao nhiêu?
Theo điều 11 Luật thuế xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, có: Thuế ưu đãi, thuế suất đặc biệt ưu đãi; thuế thông thường. Cụ thể:
Mức thuế suất ưu đãi được áp dụng với các quốc gia, lãnh thổ có mối quan hệ tối huệ về thương mại với nước ta. Là quy định quốc tế về mối quan hệ cân bằng thương mại hàng hoá giữa các quốc gia quy ước với nhau
Bên nộp thuế tự khai về thuế suất hàng hoá, để làm cơ sở xác định mức thuế suất ưu đãi, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình
Thuế suất ưu đãi đặc biệt
Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, được áp dụng đối với các quốc gia có mối quan hệ mật thiết với Việt Nam
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số trường hợp đặc biệt liên minh thuế quan, giao lưu thương mại biên giới, Mặt hàng nhập khẩu, phải được quy định cụ thể trong các thỏa thuận ký kết, hàng hóa phải được xuất khẩu từ chính quốc gia đó.
Mức thuế này áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ không thuộc các trường hợp trên. Mức thuế suất được quy quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.
Thuế bổ sung
Một số hàng hóa nhập khẩu ngoài việc chịu thuế theo quy định còn phải chịu thuế bổ sung. Những hàng hóa đó thuộc các trường hợp như sau:
– Giá bán của hàng hóa nhập khẩu quá thấp so với giá trong nước gây khó khăn cho sự phát triển sản xuất hàng hóa tương tự của nước ta
– Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có sự phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu hoặc thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam.
>>>Xem thêm: Thuế nhập khẩu thiết bị y tế năm 2023
Trên đây, là toàn bộ những thông tin, quy định về 6 phương pháp tính thuế nhập khẩu hàng hoá, mà chúng tôi cung cấp cho các bạn. Nhập khẩu là hoạt động quốc gia nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia khác vào nước mình, hoạt động này gồm nhiều hình thức, đa dạng sự lựa chọn cho người thực hiện nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà, giúp hạn chế được sự khan hiếm hàng hóa, độc quyền thị trường hàng hoá của doanh nghiệp trong nước. Nhập khẩu cũng giúp các doanh nghiệp trong nước, không ngừng cải thiện, đổi mới để thích ứng đối với thị trường. Mong rằng những thông trên, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định nhập khẩu hàng hoá hiện nay. Nếu có thắc mắc về vấn đề này, hãy gọi cho Tổng Đài Pháp Luật theo số điện thoại tư vấn 1900.6174, để được tư vấn giải đáp nhé!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |