Tội vu khống làm nhục người khác bị xử phạt như thế nào?

Tội vu khống làm nhục người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Quy định của pháp luật về tội vu không, làm nhục người khác như thế nào? Mức phạt đối với tội này là bao nhiêu? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật giải đáp trong bài viết sau đây. Nếu còn bất cứ thắc mức anof liên quan đến các vấn đề pháp lý, bạn hãy liên hệ ngay đến cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.

>> Mức xử phạt đối với tội vu khống làm nhục người khác là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174

toi-vu-khong-lam-nhuc-nguoi-khac

 

Tội vu khống làm nhục người khác?

Vu khống được xem là hành vi cố ý đưa ra hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật có nội dung xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác bằng các hình thức khác nhau như truyền miệng, qua mạng xã hội, qua đơn thư tố giác.

Vu khống được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của con người. Do vậy, luật hình sự Việt Nam đã quy định vu khống là tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người.

Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi vu khống có thể là hành vi tạo ra thông tin không đúng và loan truyền thông tin đó cho dù biết đó là thông tin không đúng sự thật. Hành vi vu khống cũng có thể chỉ là hành vi loan truyền thông tin sai sự thật mà do người khác tạo ra mặc dù biết đó không phải là thông tin thật.

Nội dung của thông tin sai sự thật đó thể hiện sự xúc phạm đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Dạng đặc biệt của vu khống là hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Tội vu khống người khác được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Hình phạt có mức cao nhất của tội này là 7 năm tù.

Về tội làm nhục người khác, hành vi làm nhục người khác được hiểu là hành vi của một người sử dụng lời nói hay hành động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Hành vi phạm tội trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Làm nhục người khác có thể thể hiện qua những hình thức sau:

+ Thể hiện bằng lời nói như: sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…nhắm vào nhân cách, danh dự, với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người khác, đồng thời làm cho nạn nhân cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.

+ Thể hiện bằng việc làm như: có những hành vi lột trần truồng người khác, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, cà chua, trứng thối vào người, xe cộ…(có hoặc không kèm theo lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu.

Đặc trưng của tội này là thường được diễn ra một cách công khai, trực tiếp và trước nhiều người, có thể thực hiện công khai khi có mặt người bị hại hoặc không nhưng người phạm tội có ý thức để cho nạn nhân biết việc bôi nhọ đó vì động cơ cá nhân.

Sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác phải là các hành xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác, nghĩa là hành vi trên phải gây ra ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định tới nhân phẩm, danh dự của nạn nhân thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Tội làm nhục người khác được coi là tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm của người khác. Tội làm nhục người khác là tội phạm mà pháp luật hình sự quy định có cấu thành hình thức. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này.

Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Người phạm tội quy định ở khoản 1 Điều này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nạn nhân có yêu cầu khởi tố hình sự. Nếu hành vi làm nhục người khác dẫn đến việc nạn nhân tự sát thì đó được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Như vậy, tội vu khống làm nhục người khác đều xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của con người và được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Mọi thắc mắc liên quan đến tội vu khống làm nhục người khác, bạn hãy liên hệ ngay cho Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để kết nối với các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm và lắng nghe sự tư vấn luật hình sự.

Quy định về tội vu khống làm nhục người khác?

Chị La Thanh (Đăk Lăk) có câu hỏi:

Tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: Hai ngày trước, tôi và hàng xóm có mâu thuẫn với nhau. Lí do là vì bà hàng xóm nói xấu tôi với nhiều người khác, cố ý đổ vạ cho tôi là ăn trộm chiếc xe đạp nhà bà ấy, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của tôi. Do quá nóng giận, tôi và bà ấy có xảy ra tranh cãi, chửi rủa lẫn nhau.

Ngay sau đó, chồng bà ấy đã lao vào, chửi bới, nhục mạ tôi, dùng những lời lẽ khiếm nhã để nói về tôi. Quá bức xúc và tủi nhục, tôi quyết định tố cáo hành vi của vợ chồng hàng xóm. Vậy xin hỏi rằng, pháp luật có những quy định như thế nào về tội vu khống, làm nhục người khác?

>> Tội vu khống làm nhục người khác được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Thanh! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tội vu khống người khác được quy định như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, tội vu khống người khác có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng hoặc nặng nhất có thể là 7 năm tù, tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.

Trong trường hợp của chị, với hành vi đổ vạ cho chị là ăn trộm chiếc xe đạp của bà ấy, mà đây hoàn toàn không phải sự thật thì bà hàng xóm có thể bị phạt hành chính từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Đối với tội làm nhục người khác, Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng quy định:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Ở tội này, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng, nặng nhất có thể lên tới 5 năm tù. Đối với hành vi chửi bới, nhục mạ chị, nói chị là đồ mất nết, dùng những lời lẽ khiếm nhã để nói về chị sẽ bị xử theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, người chồng của bà hàng xóm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Thực tế, thủ tục tố cáo tội vu khống làm nhục người khác thường khá phức tạp, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

>> Xem thêm: Tội vu khống người khác ăn trộm là gì? Quy định xử phạt tội vu khống

quy-dinh-toi-vu-khong-lam-nhuc-nguoi-khac

Phân biệt tội vu khống và tội làm nhục người khác?

Anh Thái Thịnh (Hà Nội) có câu hỏi:

Tôi có một vụ việc cần được tư vấn như sau: Tôi là một tài xế lái taxi, ba hôm trước, tôi có chở một vị khách đi từ khu đô thị Cầu đi sân bay Nội Bài. Trên đường đi, do đi đúng giờ cao điểm nên mất khá nhiều thời gian để có thể ra tới sân bay.

Vì vậy, vị khách này mất kiên nhẫn, than phiền rằng tôi đi quá chậm làm muộn chuyến bay của người ta. Tôi đã cố giải thích rằng do tắc đường nên tôi không thể đi nhanh hơn được. Nhưng vị khách này không hiểu cho tôi, bắt đầu buông lời nhục mạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của tôi.

Vị khách này nói tôi là đồ lừa đảo, làm ăn không có trách nhiệm, tại tôi đi chậm mà chị ấy bị lỡ mất chuyến bay,… Tôi cảm thấy vô cùng bức xúc vì danh dự, nhân phẩm của mình bị xúc phạm nặng nề. Bây giờ tôi muốn tố cáo chị ấy thì tôi sẽ tố cáo về tội vu khống hay làm nhục người khác?

>> Tội vu khống, làm nhục người khác được phân biệt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Thịnh! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Để phân biệt giữa hai tội này, chúng ta cần hiểu vu khống, làm nhục người khác là gì?

Vu khống là hành vi cố ý đưa ra hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác bằng những hình thức khác nhau như truyền miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua đơn thư tố giác.

Còn làm nhục người khác là hành vi của một người dùng lời nói hay hành động làm ảnh hưởng nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hành vi phạm tội trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Về điểm giống nhau giữa vu khống, làm nhục người khác: Có thể thấy, cả hai tội vu khống, làm nhục người khác đều xâm phạm đến khách thể là nhân phẩm, danh dự của con người; đều được thực hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp; chủ thể của cả hai tội này đều là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định chung của pháp luật.

Về điểm khác nhau giữa vu khống, làm nhục người khác:

Ta có thể phân biệt tội vu khống, làm nhục người khác như sau: tội làm nhục người khác và tội vu khống khác nhau ở yếu tố khách quan của hành vi.

Tội vu khống được biểu hiện thông qua những hành vi như: bịa đặt người khác làm những chuyện xấu, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, chuẩn mực xã hội, vi phạm quy định của pháp luật…

Bịa đặt là việc hư cấu những câu chuyện không có thật; loan truyền, tung tin về những chuyện, những điều mà mình biết rõ là bịa đặt, vu oan cho người khác; bịa đặt rằng người khác phạm tội và tiến hành tố cáo họ trước cơ quan nhà nước, cho rằng họ đã phạm một tội nào đó. Hành vi vu khống có thể thực hiện thông qua các hình thức như truyền miệng, viết bài, gửi đơn, thư tố giác, thư nặc danh…

Tội làm nhục người khác thể hiện ở hành vi: dùng lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa, lăng mạ, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của con người. Tội làm nhục có thể thể hiện qua việc chửi rủa, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.

Từ sự phân biệt tội vu khống, làm nhục người khác ở trên, có thể thấy, vị khách của anh đang phạm tội làm nhục người khác, anh có thể làm đơn tố cáo người này gửi đến cơ quan công an cấp quận/huyện nơi vụ việc xảy ra.

Hình phạt với tội làm nhục vu khống người khác?

Chị Đỗ Hạnh (Bình Thạnh) có câu hỏi:

Gần đây, em thường xuyên bị bạn cùng lớp đại học trêu chọc. Ban đầu, em cũng chỉ lắc đầu cho qua vì nghĩ đó chỉ là sự trêu chọc bình thường. Tuy nhiên, càng ngày sự trêu chọc đó càng quá đáng, đi quá giới hạn. Bạn A cùng một nhóm bạn nữa thường xuyên nói em là đồ không có cha, bảo em không xứng đáng được đi học cùng lớp với các bạn ấy vì việc em ngồi chung lớp với bạn ấy là một điều sỉ nhục đối với bạn ấy.

Một người trong nhóm bạn ấy còn tung tin đồn mẹ em là tiểu tam phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Những lời nói ấy khiến em cảm thấy rất buồn và suy sụp. Ngoài em ra, bạn ấy cũng rất hay bắt nạt các bạn khác, cũng thường xuyên sỉ nhục những bạn khác nữa.

Chính vì quá bất bình nên em muốn tố cáo hành vi của bạn ấy, để bạn ấy không tái phạm và đối xử với các bạn khác như vậy nữa. Vậy em muốn hỏi rằng hình phạt đối tội vu khống làm nhục người khác là gì? Bạn ấy phải chịu hình phạt như thế nào?

>> Hình phạt của tội vu khống làm nhục người khác? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hạnh! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Xem xét hành vi của A: Có những lời nói mang tính xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác, cụ thể là của hai người: bạn và mẹ của bạn (nói chị bảo chị không xứng đáng được đi học cùng lớp với các bạn ấy, ngồi chung lớp với bạn ấy là một điều sỉ nhục đối với bạn ấy).

Đây là mặt khách quan của tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi của A được thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm tới khách thể là danh dự và nhân phẩm của người khác. Xét về mặt chủ thể, A là người có đủ năng lực hành vi dân sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bạn A phải chịu trách nhiệm theo Điều 155 về tội làm nhục người khác như sau:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, A sẽ phải chịu trách nhiệm tại khoản 2 do phạm tội với hai người (chị và mẹ chị), A có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đối với hành vi đồn mẹ bạn là tiểu tam phá hoại hạnh phúc gia đình người khác của người bạn cùng nhóm, đây là mặt khách quan của tội vu khống, xâm hại trực tiếp tới khách thể là danh dự, nhân phẩm của người khác.

Về mặt chủ thể, hành vi được thực hiện bởi người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Như vậy, hành vi này đã cấu thành tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, người bạn cùng nhóm này sẽ phải chịu trách nhiệm theo khoản 1 điều 156. Theo đó, người bạn này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

>> Xem thêm: Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2022

Tư vấn về trách nhiệm trả tiền và tội làm nhục người khác

Anh Đức Anh (Hòa Bình) có câu hỏi:

Anh Vượng vay của tôi 10 triệu đồng, hứa trả trong hai ngày. Tuy nhiên, đến nay là hai tháng mà anh ấy vẫn chưa trả. Do đã quá hạn mà chưa được trả nợ, tôi mới đến nhà để nhắc và bảo anh ấy trả nợ cho tôi vì tôi đang có việc cần dùng gấp.

Nhưng ngay sau khi tôi nhắc tới việc trả nợ thì anh ấy lại dùng những lời lẽ thô tục để chửi tôi, nhục mạ tôi và bảo rằng vì tôi tới để đòi nợ nên anh ấy sẽ không trả số nợ này. Đồng thời, anh ấy còn yêu cầu tôi xin lỗi và phải chịu giảm 50% số nợ thì anh ấy mới trả cho tôi (trong khi tôi đã cho anh ấy vay mà không tính lãi). Vậy xin hỏi rằng, tôi muốn kiện anh ấy tội làm nhục người khác có được không? Tôi có đòi lại được số nợ ấy không?

>> Tội vu khống làm nhục người khác phải chịu trách nhiệm gì? Liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Đức Anh! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, ….

Về hành vi của anh Vượng, tòa án sẽ xác định xem hành vi chửi, nhục mạ anh đã cấu thành tội làm nhục người khác hay chưa. Nếu chưa cấu thành tội phạm này thì anh Vượng chỉ phải chịu xử phạt theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Trong trường hợp hành vi của anh Vượng đã cấu thành tội làm nhục người khác thì anh này sẽ phải chịu trách nhiệm theo Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội này.

Còn đối với nghĩa vụ trả nợ, anh Vượng vẫn sẽ phải trả đầy đủ nợ cho anh theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tại điều 466. Theo đó, trong trường hợp của anh, anh Vượng đang bị quá hạn thì anh có thể yêu cầu anh này trả lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Một số câu hỏi liên quan đến tội vu khống làm nhục người khác

Lăng mạ, làm nhục người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

Chị Như Quỳnh (Thái Bình) có câu hỏi:

Tôi và H là đồng nghiệp cùng công ty cũ. Gần đây, chúng tôi nảy sinh mâu thuẫn và không còn liên lạc với nhau nữa.

Sau đó ít hôm, chúng tôi có gặp lại nhau tại một bữa tiệc sinh nhật của một người bạn khác. Giữa chúng tôi lại xảy ra tranh cãi mà không thể hòa giải được. Tối đó, sau khi buổi tiệc kết thúc, tôi thấy H đăng bài ám chỉ tôi. Bài viết có nội dung thô tục, hạ thấp nhân phẩm của người được nhắc tới. Theo như những gì tôi biết, thì đây là hành vi làm nhục người khác và tội làm nhục người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý hình sự có phải không ạ?

>> Quy định của pháp luật về tội vu khống làm nhục người khác trên mạng xã hội? Liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Quỳnh! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Làm nhục người khác trên mạng xã hội là hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Vì vậy, việc làm nhục người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính.

Việc làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Chúng có thể là những lời bình luận mang tính chất sỉ nhục, lăng mạ, chửi rủa hoặc những thông tin sai lệch, mang tính chất bêu xấu… được đăng tải trên mạng xã hội. Những hành vi này được thực hiện với mục đích hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người bị xúc phạm và khiến nạn nhân cảm thấy nhục nhã.

Tội làm nhục người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi vi phạm phải xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, người phạm tội này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với người đang thi hành công vụ;

+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 – 05 năm khi gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Tội làm nhục người khác được chỉ áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Tùy thuộc vào tính chất của hành vi vi phạm, nếu chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính.

Trong đó, tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Mức phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (Căn cứ Điều 4 Nghị định 15).

Gửi ảnh nóng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Anh Đình Thắng (Quảng Nam) có câu hỏi:

Tôi và bạn gái mới quen nhau chưa lâu, tuy nhiên tôi và cô ấy cũng đã có những hình ảnh nhạy cảm của nhau và chụp cùng nhau. Trong một lần say rượu, tôi đã gửi những ảnh nóng của cô ấy cho thằng bạn thân của mình và bị cô ấy phát hiện. Bây giờ cô ấy đang muốn kiện tôi về tội này thì xin hỏi luật sư rằng liệu tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gửi ảnh nóng không?

>> Tung ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội phải chịu trách nhiệm gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Thắng! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Hành vi gửi ảnh nóng của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, cần xem xét tới hình thức gửi ảnh nóng qua phương tiện nào, số lượng, dung lượng ảnh là bao nhiêu, gửi tới bao nhiêu người, bạn có lời lẽ gì xúc phạm tới bạn gái bạn hay không,…

Hành vi gửi ảnh nóng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác, được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Trong trường hợp hành vi gửi ảnh nóng của anh chưa có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì anh có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện về hành vi:

“Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Ngoài ra, bạn còn phải chịu trách nhiệm dân sự vì hành vi của bạn đã xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn gái bạn.

Bên cạnh đó, việc gửi ảnh nóng của bạn gái cũng đã xâm phạm vào quyền cá nhân đối với hình ảnh tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó:

“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý…

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình…

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ…

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”.

Như vậy, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải có sự cho phép của người đó. Vì vậy, khi một người sử dụng hình ảnh cá nhân của một người khác mà không xin phép, và sử dụng các “hình ảnh nóng”, “nhạy cảm”, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người đó thì người bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu người đăng tải hình ảnh gỡ bỏ, cải chính, xin lỗi và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy, hành vi gửi ảnh nóng của anh có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị phạt hành chính và phải tiến hành bồi thường thiệt hại cho bạn gái mình theo đúng quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Sử dụng hình ảnh người khác trái phép bị xử phạt thế nào?

Bài viết trên đây là sự giải đáp thắc mắc về những vấn đề xung quanh tội vu khống làm nhục người khác, một trong những hành vi phạm tội phổ biến trong đời sống xã hội. Để được tư vấn thêm về vấn đề này, vui lòng liên hệ Tổng đài pháp luật 1900.6174. để nhận được sự tư vấn miễn phí từ các luật sư giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.