Tội hành hạ người khác – Mức phạt được quy định như thế nào?

Tội hành hạ người khác là tội xảy ra thường xuyên gây ra nhiều bức xúc trong dư luận trong giời gian hiện nay. Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về tội hành hạ người khác cũng như những khung hình phạt mà người phạm tội phải gánh chịu. Nếu có bất cứ vấn đề gì cần tư vấn, nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

>>Tội hành hạ người khác bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

toi-hanh-ha-nguoi-khac-theo-quy-dinh

 

Quy định về tội hành hạ người khác

 

Chị Hường (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:

Tôi hiện đang điều hành một công ty về nội thất. Do tính chất công việc bận rộn, không có thời gian chăm sóc mẹ già nên tôi có thuê chị Yến để chăm sóc mẹ tôi. Mẹ tôi năm nay 97 tuổi, không tự đi lại, chăm sóc bản thân được. Mọi sinh hoạt của mẹ tôi, tôi và chị Yến đều thỏa thuận là do chị Yến đảm trách. Những ngày đầu tôi thấy chị Yến đối xử rất tối với mẹ tôi, nên tôi rất yên tâm và cũng không lắp camera trong phòng.

Tuy nhiên, một tháng sau khi chị Yến chăm sóc mẹ, tôi thấy người mẹ đôi lúc có vết bầm tím, sắc mặt mẹ tôi cũng không tỉnh táo như trước. Tôi có hỏi thì chị Yến bảo do mẹ tôi dạo này ăn uống kém hơn trước. Vì nghi ngờ nên tôi đã bí mật lắp camera trong phòng mẹ thì bất ngờ phát hiện chị Yến có nhiều hành vi vô lương tâm với mẹ tôi như chửi mắng, bỏ đói không cho mẹ tôi ăn, đỡ mẹ tôi đi vệ sinh thì cố tình làm mẹ tôi ngã…

Tôi rất tức giận liền báo công an và hiện tại Yến đang bị tạm giam. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể kiện chị Yến vì tội gì? Chị Yến có thể bị phạt đến bao nhiêu năm tù? Tôi xin cảm ơn!

 

>> Tư vấn về tội hành hạ người khác, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác với người lệ thuộc vào mình một cách có hệ thống và lặp đi lặp lại nhiều lần gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần họ.

Khoản 1 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

“Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy có thể thấy tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc vào mình, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Quay trở lại với trường hợp của bạn, mẹ bạn đang trong mối quan hệ lệ thuộc với chị Yến là người phạm tội. Yến đã thực hiện những hành vi xâm phạm đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm của mẹ bạn. Hành vi của Yến được thực hiện với lỗi cố ý, Yến biết được hành vi của mình là bất hợp pháp, xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ nhưng vẫn làm. Hơn nữa người bị Yến xâm phạm ở đây còn là người già yếu là đối tượng được pháp luật đặc biệt quan tâm.

Hành vi của Yến một mặt xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mặt khác còn xâm phạm đến đạo đức, truyền thống lâu đời của dân tộc. Hành vi này sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 140 tùy vào tính chất, mức độ và những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ thì hành vi của Yến có thể bị xử phạt từ 1 năm đến 3 năm tù giam.

Các dấu hiệu để nhận biết tội hành hạ người khác

 

Đối với người phạm tội

 

Chị Hằng (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:

Chị gái tôi là chị Hải đã qua 2 đời chồng, hiện chị đang sinh sống với một người đàn ông thứ 3 là anh Toàn nhưng không đăng ký kết hôn. 2 tháng trước chị lên Hà Nội để đi làm ăn, để cháu Mai sinh năm 2013 là con của chị với chồng thứ hai ở nhà cho anh Toàn nuôi hộ. Hôm qua tôi tình cờ đi qua nhà chị thì thấy cháu Mai và anh Toàn đang ăn cơm.

Do cháu Mai còn nhỏ, ăn cơm bị rơi vãi anh Toàn liền lấy bát cơm đang cầm trên tay ném thẳng vào người cháu, đồng thời buông ra những lời chửi mắng thậm tệ. Tôi rất sợ hãi và bất ngờ, liền chạy vào dắt cháu Mai chạy đi. Về đến nhà tôi mới phát hiện trên người cháu Mai chi chít những vết bầm tím, những vết roi lằn trên người nhìn rất đáng thương. Tôi cực kỳ tức giận, liền báo công an lập tức bắt anh Toàn.

Vậy luật sư cho tôi hỏi, hành vi của anh Toàn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Các hành vi cấu thành tội phạm của anh ta là gì?

 

>> Tư vấn về các yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Có thể thấy các yếu tố để cấu thành tội hành hạ người khác bao gồm:

Khách thể của tội hành hạ người khác:

Tội hành hạ người khác đã xâm phạm tới khách thể trực tiếp là sức khỏe, nhân phẩm của con người. Xâm hại tới quan hệ xã hội quan trọng được luật hình sự bảo vệ, đó là quan hệ nhân thân: đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người, những người đang sống và tồn tại với tư cách thực thể tự nhiên của xã hội.

Mặt khách quan của tội hành hạ người khác:

Hành vi khách quan trong tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc vào mình. Làm cho người đó bị đau đớn về mặt thể xác, đau khổ về mặt tinh thần.

Hành vi khách quan của tội hành hạ người khác nói riêng cũng như các tội xâm phạm sức khỏe nói chung tuy có khác nhau về mặt hình thức thể hiện cũng hư mức độ nghiêm trọng của hành vi nhưng tất cả đều có cùng một tính chất là gây tổn hại cho sức khỏe con người, xâm phạm quyền tự do, quyền được tôn trọng và được bảo vệ sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ. Hành vi này bị pháp luật ngăn cấm và bị xã hội lên án.

Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc phải xảy ra một cách có hệ thống và được lặp đi lặp lại nhiều lần. Thông thường, hành vi hành hạ mang tính chất kéo dài, được lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều năm. Với tính chất này tội hành hạ người khác được xếp vào tội phạm liên tục. Do đó khi xét xử các thẩm phán phải căn cứ vào tính chất của hành vi để kết luận hành vi đó có phạm tội hành hạ người khác hay không.

Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình trong tội hành hạ người khác có thể thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Bằng hành động là hành vi đối xử tàn ác được biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi đối xử tà ác được biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi cụ thể như đáp đập, tra tấn, hử mắng… hoặc bằng hành vi không hành động như bỏ đói, bỏ rét…Những biểu hiện này ra bên ngoài ra có nhận biết được.

Hành vi này thường kéo dài trong một thời gian khá dài. Bởi xuất phát từ quan hệ lệ thuộc của nạn nhân với người thực hiện hành vi phạm tội thì thường nạn nhân là những người không có khả năng phản kháng, không dám tố cáo, không dám tiết lộ ra bên ngoài. Hành vi này thường kết thúc khi mà quan hệ lệ thuộc không còn nữa hoặc có người khác tố cáo.

Cũng chính vì vậy mà đây được xác định là tội phạm khó bị phát giác, và khi bị phát giác khó chứng minh được có hành vi đối xử tàn ác xảy ra. Do đó việc truy cứu trách nhiệm hình sự với những người thực hiện hành vi đối xử tàn ác với người khác nhiều khi khó thực hiện trên thực tế.

Tội hành hạ người khác hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc bởi mục đích của người thực hiện hành vi là chỉ nhằm hành hạ người phụ thuộc chứ không nhằm mục đích gây thương tích hay tổn hại bất kỳ cho nạn nhân. Tuy nhiên trên thực tế các vụ hành hạ có thể để lại hậu quả nhất định cho nạn nhân chẳng hạn khắp người hạn nhân là những vết thương bầm tím khiến những người ngoài nhìn vào thấy xót xa, hoặc hành vi này có thể để lại chấn động tâm lý con người, gây ra những ám ảnh nhất định.

Phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện tội phạm. Công cụ phạm tội là một dạng cụ thể của phương tiện phạm tội. Phương tiện, công cụ phạm tội cho thấy mức độ nguy hiểm của hành vi.

Mặt chủ quan của tội hành hạ người khác:

Tội hành hạ người khác lỗi luôn là cố ý bởi trong cấu thành tội phạm, người hành hạ có hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc vào mình, hành vi này được lặp đi lặp lại nhiều lần và thường diễn ra trong thời gian dài. Điều đó cho thấy người thực hiện hành vi thấy trước được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và hậu quả của hành vi đó nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. Làm cho người bị hại phải đau đớn về thể xác và tinh thần.

Trong tội hành hạ người khác, người phạm tội hoàn toàn có thể lựa chọn cách xử sự khác phù hợp với xã hội thay vì đánh đập, bỏ đói, dùng kìm kẹp chân tay… hay hàng loạt các hành vi hành hạ mang tính dã man khác. Thái độ có ý của người phạm tội với hành vi hạnh hạ mang tính dã man khác.

Bên cạnh lỗi thì động cơ và mục đích phạm tội cũng là hai yếu tố quan trọng của mặt chủ quan. Động cơ là những yếu tố, động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên trong tội hành hạ người khác động lực và mục đích phạm tội không phải dấu hiệu bắt buộc.

Chủ thể của tội hành hạ người khác:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và phải có mối quan hệ lệ thuộc với nạn nhân

Quay trở lại với trường hợp của bạn, như bạn cung cấp trên người cháu Mai – người có mối quan hệ lệ thuộc với anh Toàn xuất hiện rất nhiều những vết bầm tím có dấu hiệu của sự đánh đập kéo dài thường xuyên vì vậy hành vi này của anh Toàn có dấu hiệu của hành vi hành hạ người khác. Các yếu tố để cấu thành hành vi phạm tội của anh Toàn bao gồm:

Khách thể:

Hành vi của anh Toàn xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của cháu Mai được pháp luật hình sự bảo vệ.

Mặt khách quan:

Hành vi của anh Toàn làm cho nạn nhân đau đớn về mặt thể xác và đè nén, áp bức về mặt tinh thần. Hành vi đối xử tàn ác của anh Toàn được lặp đi lặp lại nhiều lần trong 2 tháng tính đến ngày bị phát hiện. Đặc biệt nạn nhân trong trường hợp này có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội.

Mặt chủ quan:

Hành vi của anh Toàn được thực hiện với lỗi cố ý. Anh ta biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể làm hại đến thể chất và tinh thần của người lệ thuộc mình là cháu Mai nhưng vẫn cố tình làm.

Chủ thể:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì anh Toàn là người có năng lực trách nhiệm hình sự, anh ta nhận thức rõ được hành vi của mình và vẫn cố tình làm.

Đặc biệt trong trường hợp này cháu Mai là người chưa đủ 16 tuổi vì thế căn cứ vào những phân tích ở trên, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ thì anh Toàn có thể bị xử phạt từ 1 năm đến 3 năm tù văn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015.

 

cac-yeu-to-cau-thanh-toi-hanh-ha-nguoi-khac

Đối với người bị hại

 

Bạn Lộc (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

Em năm nay 18 tuổi hiện làm việc được 6 tháng tại một công ty nội thất tại Hà Nội. Ngay từ ngày đầu vào làm việc em đã thường xuyên bị chửi mắng, lăng mạ bởi giám đốc của mình là anh Đức, gần đây do công việc làm ăn không được thuận lợi, anh đức thường xuyên gọi em vào phòng riêng để chửi rủa thậm chí nhiều lần còn đánh đập em.

Em không dám phản kháng vì thực sự mức lương ở công ty này khá tốt, nếu em phản kháng thì sẽ bị anh Đức đuổi việc, khó khăn lắm mới tìm được một công việc thu nhập ổn định nên em không muốn dễ dàng đánh mất công việc này. Tuy nhiên tính đến nay là tháng thứ 6, em không thể chịu được nữa, tinh thần em cũng trở lên hoảng loạn và sợ hãi với mọi thứ. Em đã quyết định nghỉ việc ở công ty và quyết định tố cáo hành vi của anh Đức.

Vậy luật sư cho em hỏi, hành vi của anh Đức có phải là một hành vi vi phạm pháp luật hay không? Em xin cảm ơn!

 

>> Tư vấn về thủ tục tố cáo hành vi hành hạ người khác, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng đài pháp luật. Để giải đáp thắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Có thể thấy, các dấu hiệu của người bị hại trong tội hành hạ người khác bao gồm:

+ Người bị hại trong tội hành hạ người khác phải là người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội. Nếu một ng bị hành hạ nhưng không có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác mà trong trường hợp này tuỳ vào hành vi cụ thể mà người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định Điều 155 Bộ luật hình sự 2015.

+ Mối quan hệ lệ thuộc giữa người phạm tội với người bị hại là mối quan hệ lệ thuộc về vật chất hoặc về tinh thần. Mối quan hệ lệ thuộc có thể xuất phát từ quan hệ công tác, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động… hoặc từ mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng…

+ Thông thường người bị hại trong tội hành hạ người khác bị hành hạ ngược đãi nhưng không dám kêu hoặc phản ứng mà cam tâm chịu đựng, họ chỉ tố cáo khi mối quan hệ lệ thuộc không còn nữa hoặc bị người khác tố cáo.

Xét trong trường hợp của bạn, bạn đang trong mối quan hệ lệ thuộc về công việc đối với anh Đức là giám đốc của bạn. Có thể thấy anh ta đã thực hiện một loạt các hành vi như đánh đập, chửi mắng, lăng mạ… bạn trong một khoảng thời gian dài khiến sức khỏe và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hành vi này của anh Đức có dấu hiệu của tội hành hạ người khác quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình Sự 2015. Trong trường hợp này bạn với cương vị là người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án, đòi lại công bằng cho mình.

Các trường hợp cụ thể về phạm tội hành hạ người khác

 

Trường hợp phạm tội hành hạ người khác thông thường

 

Chị Huyền (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:

Tôi và anh Thành có yêu nhau và sống chung với nhau từ năm 2018 và không đăng ký kết hôn. Từ năm 2021 đến nay do sức khỏe yếu nên tôi không đi làm được, không kiếm được tiền mọi thứ đều do anh Thành lo liệu. Từ lúc đó đến nay anh Thành thường xuyên chửi mắng tôi là ăn bám, anh còn đánh đập tôi, chê tôi xấu béo không xứng với anh.

Tôi do không kiếm ra tiền cũng như thương anh vì áp lực mọi thứ nên tôi đành cam chịu không phản kháng cũng không kể cho người khác biết. Tuy nhiên đến nay đã gần 1 năm, càng ngày anh càng quá đáng, tôi không thể chịu đựng thêm nữa. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể khởi tố anh Thành về tội hành hạ người khác hay không? Tôi xin cảm ơn!

 

>> Luật sư tư vấn về trường hợp phạm tội hành hạ người khác, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi, trong trường hợp của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Khoản 1 điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

“Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Có thể thấy trong trường hợp này, người bị hại là bạn đang có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội là anh Đức người yêu của bạn. Anh Đức đã có hành vi gây đau đớn về thể xác và tinh thần với người lệ thuộc mình. Hành vi của Đức được lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài trong một thời gian dài gần 1 năm. Đức hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là sai trái nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Có thể thấy hành vi này có thể cấu thành tội hành hạ người khác quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 như trên, với hành vi này anh Đức có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm tù giam.

Trường hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết là có thai, người già yếu ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ

 

Chị Giang (Hà Tĩnh) có câu hỏi:

Tôi hiện đang mang thai được 4 tháng và đang đi làm tại một công ty thời trang ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian mang thai, do sức khỏe không được tốt như bình thường nên công việc tôi làm có chậm hơn các bạn nhân viên khác trong công ty. Vì lý do này nên tôi thường xuyên chịu sự lăng mạ, chửi mắng của chị Huyền là quản lý công ty tôi, thậm chí có lúc chị tức giận còn đánh vào người và vào mặt tôi.

Những lúc như thế tôi rất hoảng loạn và sợ hãi, nhưng tôi không dám phản kháng vì sợ sẽ bị cho thôi việc. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Hành vi của chị Huyền có phải hành hạ người khác không? Tôn xin cảm ơn!

 

>> Hình phạt đối với tội hành hạ phụ nữ mang thai là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Tại điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định các trường hợp phạm tội hành hạ người khác sẽ phải chịu khung hình phạt từ 1 năm đến 3 năm tù bao gồm các trường hợp sau:

Phạm tội với người dưới 16:

Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là trường hợp người phạm tội đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình là người dưới 16 tuổi. Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng hơn, do đây là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ đặc biệt, do đối tượng này là mầm non tương lai của đất nước, những người kế thừa công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau này.

Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi không phải là tình tiết thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội. Trong trường hợp này người phạm tội không cần nhận và cũng không buộc họ nhận thức được tối tượng mà minh xâm phạm có phải là người dưới 16 tuổi hay không mà chỉ cần xác định đối tượng mà người phạm tội xâm phạm là dưới 16 tuổi thì trường hợp này người phạm tội đã được coi là phạm tội đối với người dưới 16 tuổi. .

Phạm tội đối với phụ nữ biết là có thai:

Phạm tội hành hạ với phụ nữ có thai là trường hợp người phạm tội có những hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc vào mình mà người này là phụ nữ đang mang thai.

Khác với trường hợp hành hạ người dưới 16 tuổi, hành vi hành hạ phụ nữ có thai là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội, nên trường hợp này yêu cầu người phạm tội phải biết người mình xâm phạm là phụ nữ có thai. Việc phạm tội trường hợp hợp này không cần quan tâm đến việc người phụ nữ đó có thai được mấy tháng, việc xác định người phụ nữ đó có thai hay không không nhất thiết phải do giám định viên hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Phạm tội đối với người già yếu, ốm đau:

Tội hành hạ người già yếu, ốm đau là trường hợp phạm tội tăng nặng do người già là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên bảo vệ, đây vừa là chuẩn mực đạo đức vừa là những giá trị truyền thống tốt đẹp lâu đời của người Việt Nam. Người phạm tội phạm tội với người già yếu, ốm đau với khả năng chống cự yếu,đãng nhẽ ra họ phải được kính trọng.

Việc phạm tội này vừa xâm phạm đến những người yếu thế trong xã hội, vừa xâm phạm đến đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phạm tội đối với người không có khả năng tự vệ:

Người không có khả năng tự vệ là một người đang ở trong thể trạng yếu đuối, bất lực về thể chất hoặc tinh thần chẳng hạn như người bị bệnh tật, người đang ngủ say, người đang ở trong tình trạng không thể chống đỡ hoặc đang trong tình trạng không thể tự bảo vệ mình được.

Xét trong trường hợp của bạn, bạn đang trong mối quan hệ lệ thuộc về công việc đối với chị Huyền và quản lý của bạn. Chị Huyền biết rõ bạn đang mang thai, sức khỏe không tốt nên hiệu quả công việc chưa cao nhưng vẫn thực hiện những hành vi tàn ác như đánh đập, lăng mạ, chửi mắng bạn khiến tinh thần và thể chất của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng. Hành vi của chị Huyền xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của bạn.

Với hành vi vi phạm này chị Huyền có thể sẽ phải gánh chịu từ 1 đến 3 năm tù theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 như trên.

Phạm tội hành hạ người khác đối với 2 người trở lên

 

Anh Tân (Lai Châu) có câu hỏi như sau:

Tôi có hai con gái 20 tuổi đang học năm 2 tại một trường đại học tại Hà Nội. Do lo lắng 2 con vất vả nên tôi có gửi 2 con vào ở nhờ nhà một người bạn và người bạn này cũng rất vui vẻ đồng ý. Tuy nhiên gần đây tôi nghe tin hai con tôi thường xuyên bị đánh đập, hành hạ.

Tôi không tin vì người bạn tôi thường ngày rất hiền lành. Tuy nhiên 2 hôm trước tôi bí mật lên thăm con thì phát hiện 2 đứa con tôi bị đánh đập, chửi bới, đứa thì phải lau nhà, đứa thì phải dọn dẹp nhà cửa. Tôi rất nổi giận và xót con và quyết sẽ đưa việc này ra ánh sáng. Tôi có hỏi tại sao 2 con không nói thì 2 con bảo sợ sẽ bị đuổi ra khỏi nhà.

Vậy luật sư cho tôi hỏi hành vi này của người bạn tôi có vi phạm pháp luật không? Nếu tôi kiện anh ta thì theo pháp luật hình sự anh ta có bị đi tù không? Tôi cảm ơn!

 

>> Luật sư bào chữa tội hành hạ người khác, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Hành vi phạm tội hành hạ với 2 người trở lên là hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục từ 2 người lệ thuộc mình trở lên. Phạm tội với càng nhiều người thì mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội càng tăng lên.

Có thể hai người trở lên đều cùng bị hành hạ trong một khoảng thời gian hoặc cũng có thể không cùng trong một khoảng thời gian và các hành vi này bị phát hiện và đưa ra xét xử trong cùng một vụ án.

Vì vậy trong trường hợp của bạn bạn của bạn đã cùng một lúc thực hiện hành vi tàn ác đối với 2 người con của bạn, xâm phạm đến sức khỏe, tinh thần của cả 2 người.

Hành vi này đi ngược với đạo đức, làm trái với những quy định của pháp luật, vì thế sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 140 Bộ Luật Hình sự 2015 và có thể nhận hình phạt lên đến 3 năm tù với hành vi vi phạm này.

Trong quá trình tiến hành thủ tục khởi kiện, nếu bạn còn có băn khoăn hay thắc mắc nào hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các luật sư tranh tụng của Tổng Đài Pháp Luật.

Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên

 

Bạn Toán (Lào Cao) có câu hỏi như sau:

Em năm nay 17 tuổi, hiện đang học lớp 11 tại 1 trường cấp 3 ở Lào Cai. Do được chọn để dự thi cuộc thi học sinh giỏi quốc gia môn hóa học nên Thầy Hải giáo viên ôn luyện cho em đề nghị em ở lại ký túc xá của trường để tiện ôn tập cho em và nói do gia đình em khó khăn nên trong thời gian ở ký túc thầy sẽ chi trả toàn bộ tiền sinh hoạt cho em.

Trong thời gian ôn thi kể từ tháng 5 đến tháng 12 tại ký túc xá em thường xuyên phải chịu sự đánh đập, chửi mắng của thầy Hải mỗi khi em không hoàn thành tốt một bài tập nào đó. Khoảng thời gian này thật sự kinh khủng với em, tinh thần em hoảng loạn, phải gánh chịu áp lực từ mọi phía khiến em thường xuyên lo âu, mất ngủ và có dấu hiệu của trầm cảm.

Em không dám nói với ai vì thực tế em đang sống dựa trên tiền chu cấp của thầy, nếu thầy không chu cấp cũng như không ôn luyện cho em nữa em sẽ không thể dự thi, gia đình em vốn khó khăn có thể sẽ phải khó khăn hơn.

Tuy nhiên đến cuối tháng 12 hành vi của thầy Hải đối với em đã bị một cô giáo trong trường phát hiện và tố cáo. Em được đưa đi giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể và kết quả lên đến 36%. Vậy luật sư cho em hỏi hành vi của thầy Hải sẽ bị truy cứu về tội gì và hình phạt thầy phải gánh chịu là gì? Em xin cảm ơn.

 

>> Các trường hợp phạm tội gây rối loạn tâm thần và hành vi của người khác, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 11% trở lên. Gây rối loạn tâm thần và hành vi biểu hiện trạng thái thần kinh không bình thường, lo âu, sợ sệt, trầm cảm, mất ngủ,… Đó là biểu hiện của stress.

Căn cứ để đánh giá mức độ rối loạn tâm thần và hành vi là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

Trong trường hợp này bạn đang trong mối quan hệ lệ thuộc với anh Hải, đồng thời bạn đã bị thầy giáo của mình thực hiện những hành vi độc ác, hành hạ về cả tinh thần lẫn thể xác. Với tư cách là một thầy giáo chắc chắn Hải sẽ nhận thức được hành vi của mình là sai trái, nếu bị phát hiện chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm khắc tuy nhiên anh ta vẫn làm thể hiện thái độ coi thường đạo đức, pháp luật của Hải.

Đặc biệt trong trường hợp này hành vi vô nhân tính của Hải đã gây rối loạn tâm thần và hành vi của bạn, tỷ lệ tổn thương cơ thể của bạn lên đến 36% vượt quá rất nhiều giới hạn mà pháp luật quy định ở điểm b khoản 2 Điều 140 Bộ Luật hình sự 2015 là 11%. Vì vậy hành vi này có dấu hiệu của tội hành hạ người khác và trong trường hợp này tùy mức độ nghiêm trọng cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà Hải sẽ phải gánh chịu hình phạt từ 1 năm đến 3 năm tù.

Hình phạt đối với tội hành hạ người khác

 

Bạn Huyền (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

Bạn tôi là chị Hạnh gần đây đang yêu một người đàn ông tên Thành. Người này cho bạn tôi một công việc tốt ở công ty và cho bạn tôi ở nhà anh này. Tuy nhiên gần đây mỗi lần tụ tập bạn bè bạn tôi đều né tránh không đi, do nghi ngờ nên chúng tôi đã đến tận nhà anh kia thì thấy bạn tôi đang làm việc nhà, trên người đầy những vết thương.

Theo lời bạn tôi kể anh này ngày nào cũng đánh, mắng, chửi rủa bạn tôi, hành vi này của anh ta đã kéo dài khoảng gần 2 tháng, khi bạn tôi nói thì anh ta bảo cho bạn tôi ở nhờ nhà rồi bạn tôi phải chịu bị hành hạ là chuyện bình thường. Quá bức xúc chúng tôi đã đi tố cáo anh Thành với cơ quan công an. Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi của anh Thành có thể bị phạt mức phạt như thế nào theo quy định của luật Hình sự? Tôi cảm ơn!

 

>> Các hình phạt đối với tội hành hạ người khác là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng đài pháp luật. Trong tình huống của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định, một người phạm tội hành hạ người khác sẽ áp dụng hai hình phạt chính bao gồm phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù, cụ thể:

1. Phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm đối với trường hợp một người đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc trường hợp ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng con cháu hoặc phạm tội với người có công nuôi dưỡng với mình quy định cụ thể tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015

2. Phạt tù từ 1 – 3 năm đối với trường hợp phạm tội với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết là có thai, người già yếu ốm đau, người không có khả năng tự vệ hoặc gây tối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên và phạm tội đối với 2 người trở lên

Pháp luật hiện hành hiện tại không quy định về hình phạt bổ sung cho tội hành hạ người khác.

Quay lại với trường hợp của bạn, như thông tin mà bạn cung cấp thì anh Thành đã thực hiện hành vi hành hạ chị Hạnh kéo dài trong vòng gần 2 tháng đồng thời chị Hạnh đang có mối quan hệ lệ thuộc đối với anh Thành. Có thể thấy anh Thành là người có học vấn cao, chắc chắn sẽ nhận thức được những hành vi đó là đi ngược lại với đạo đức, trái với những quy định pháp luật.

Căn cứ vào những tình tiết này anh Thành rất có thể phải gánh chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau.

Một số câu hỏi tình huống liên quan đến tội hành hạ người khác

 

Phân biệt tội hành hạ người khác và tội hành hạ ông bà cha mẹ

 

Chị Ngát (Thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:

Bố tôi có 2 người con là tôi và anh trai tôi. Bố tôi năm nay đã 86 tuổi, do tuổi cao sức yếu, bố thường xuyên hay quên cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng không thể tự mình làm được mà cần phải sự giúp đỡ của người khác. Bố tôi trước giờ ở cùng nhà với anh trai tôi và tôi, anh tôi thường xuyên cáu gắt mắng mỏ bố tôi, tôi đã nhắc nhở rất nhiều nhưng anh trai tôi không nghe.

Một năm trở lại đây tôi đi lấy chồng, có ra ở riêng nên tôi có trình bày với anh trai tôi cho bố về ở với tôi. Nghe xong thì anh nổi giận và nói tôi muốn đón bố về để sau này bố mất cướp hết tài sản. Tôi không làm được gì đành để bố ở với anh. Tuy nhiên khoảng 5 tháng gần đây khi về nhà thăm bố, tôi thấy bố thường xuyên sợ sệt, chân tay nhiều lúc có vết bầm tím.

Tôi có hỏi bố lý do nhưng bố đều trả lời là không nhớ. Kéo dài nhiều tháng như thế, do nghi ngờ nên tôi nhờ hàng xóm để ý bố giúp tôi. Tôi rất sốc và bất ngờ khi biết anh tôi cứ về đến nhà là chửi mắng, lăng mạ, nói bố tôi ăn bám, thậm chí nhiều lúc anh còn đánh, đẩy ngã bố tôi. Tôi quyết định sẽ tố cáo cho cơ quan công an về hành vi vô nhân tính này. Nhưng tôi không biết anh ta sẽ bị xử lý về tội gì? Tôi xin cảm ơn!

 

>> Thế nào là tội hành hạ ông bà, cha mẹ? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp câu hỏi của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Tội hành hạ ông bà cha mẹ được quy định cụ thể tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Xét về điều luật và nội dung điều luật có thể thấy tội ngược đãi ông bà cha mẹ… với tội hành hạ người khác có nhiều điểm tương đồng. Cả hai tội phạm này đều tác động đến mối quan hệ lệ thuộc giữa người bị hại với người phạm tội. Lỗi của người phạm tội trong cả hai trường hợp đều là lỗi cố ý, nghã là người phạm tội biết được hành vi của mình là nguy hiểm, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Mục đích của cả hai hành vi này đều không nhằm gây thương tích hoặc tước đoạt tính mạng của người bị hại. Tuy nhiên khi phân tích tội hành hạ ngược đãi ông bà cha mẹ thì có thể thấy có một số điểm khác biệt như sau:

1. Đối tượng tác động của tội hành hạ ông bà cha mẹ vợ chồng con cái…là trong mối quan hệ lệ thuộc về hôn nhân và gia đình. Còn đối tượng tác động của tội hành hạ người khác là các mối quan hệ lệ thuộc khác như lệ thuộc về công việc, tôn giáo, vật chất…

2. Khách thể bị xâm phạm trong tội hành hạ ông bà cha mẹ… là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, người nuôi dưỡng hoặc nghĩa vụ giữa vợ, chồng nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà. Trong khi khách thể của tội hành hạ người khác chỉ là quyền được bảo hộ về thân thể, sức khỏe, uy tín… của người bị hại là người lệ thuộc.

3. Về hình phạt đối với tội ngược đãi, hành hạ ông bà cha mẹ có mức phạt cao nhất lên đến 5 năm được quy định tại khoản 2 Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015. So với hình phạt của tội hành hạ người khác thì hình phạt của tội hành hạ ông bà cha mẹ cao hơn nhiều, đối chiều với Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 thì đây là nhóm tội nghiêm trọng, tức mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cao hơn tội hành hạ người khác.

Quay lại với trường hợp của bạn, đối tượng mà anh trai bạn thực hiện hành vi vi phạm là bố bạn đây là mối quan hệ lệ thuộc về gia đình. Khách thể của hành vi hành hạ này xâm phạm đến là ghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ.

Vì vậy hành vi này không phải là hành vi hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 mà là hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình cụ thể là hành hạ ông bà cha mẹ… quy định tại Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015. Căn cứ vào khoản 2 Điều 185 Bộ Luật hình sự 2015 thì anh trai bạn có thể chịu mức phạt cao nhất lên đến 5 năm tù giam tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi này gây ra.

 

phan-biet-toi-hanh-ha-nguoi-khac-voi-hanh-ha-ong-ba

 

>>Xem thêm: Tội không tố giác tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Phân biệt tội hành hạ người khác với tội bức tử

 

Chị Yến (Bắc Ninh) có câu hỏi như sau:

Cháu trai tôi năm nay 18 tuổi đang học lớp 12 tại một trường chuyên. Bố mẹ cháu ly hôn từ khi cháu còn nhỏ đầu năm nay bố cháu mới tái hôn với một cô gái kém 10 tuổi. Gia đình tôi ngỡ có thêm người chăm lo cho cháu do cô này trước khi cưới anh tôi hứa hẹn đủ điều.

Tuy nhiên, gia đình tôi không ngờ khi lấy cô ta về, cô ta thường xuyên đánh đập, chửi rủa, lăng mẹ cháu tôi cũng như mẹ cháu. Anh trai tôi thường xuyên đi công tác nên cũng không biết về những hành vi này của cô ta. Chỉ đến khi cháu tôi trầm cảm và tự kết liễu đời mình bằng cách nhảy từ trên lầu của tòa nhà đang ở thì mọi thứ mới vỡ lẽ ra. Gia đình tôi đang rất tức giận muốn đòi lại công bằng cho cháu.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi cô ta sẽ bị pháp luật xử lý về tội gì và có bị đi tù hay không? Tôi xin cảm ơn!

 

>> Các dấu hiệu cấu thành tội bức tử là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Tội bức tử được quy định cụ thể tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể như sau:

“1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.”

Tội bức tử và tội hành hạ người khác nhìn chung có nhiều điểm tương đồng với nhau chẳng hạn như đối tượng tác động đến đều là người có mối quan hệ lệ thuộc, trong cấu thành cơ bản của 2 tội này đều có hành vi đối xử tàn ác và hành vi làm nhục người lệ thuộc mình.

Lỗi của người phạm tội của cả hai trường hợp đều là lỗi cố ý, tuy nhiên có thể thấy giữa hai tội phạm này vẫn còn một số điểm khác nhau cơ bản:

1. Khách thể của tội hành hạ người khác chỉ là quyền được bảo hộ về thân thể sức khỏe, uy tín của người bị hại là người lệ thuộc. Trong khi khách thể của tội bức tử là quyền bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, quyền được sống của người lệ thuộc mình.

2. Đối tượng tác động của tội bức tử bao gồm cả quan hệ về hôn nhân gia đình nghĩa là bao gồm cả ông bà, cha mẹ, vợ chồng… còn đối tượng tác động của tội hành hạ người khác thì không bao gồm người lệ thuộc về hôn nhân và gia đình.

3. Về hậu quả của hành vi vi phạm gây ra, đối với tội hành hạ người khác dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc tuy nhiên đối với tội bức tử hậu quả do hành vi khách quan gây ra là làm cho người lệ thuộc mình phải tự sát bằng nhiều cách khác nhau như treo cổ, uống thuốc độc, nhảy lầu…

4. Về hình phạt, khung hình phạt cao nhất của tội hành hạ người khác là 3 năm tù, thuộc tội ít nghiêm trọng. Còn khung hình phạt cao nhất đối với tội bức tử lên đến 12 năm tù quy định tại khoản 2 Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015 là tội phạm rất nghiêm trọng.

Dựa vào những phân tích trên đây, trong trường hợp của bạn, cháu trai bạn đang có mối quan hệ lệ thuộc với người mẹ kế. Cháu bị mẹ kế đánh đập chửi mắng dẫn đến tinh thần hoảng loạn. Hành vi vi phạm này đã xâm phạm đến không chỉ sức khỏe, tinh thần của cháu trai bạn mà còn xâm phạm đến tính mạng, quyền được sống của người lệ thuộc là cháu trai bạn. Dẫn đến hậu quả cháu trai bạn phải tìm đến biện pháp tiêu cực nhất là tự kết liễu đời mình.

Hành vi này không những trái với đạo đức mà còn thể hiện một thái độ coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe, tính mạng của người khác. Hành vi này có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội bức tử quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015. Căn cứ vào khoản 1 Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015 người mẹ kế này có thể phải lãnh mức phạt lên đến 7 năm tù với hành vi của mình.

 

>>Xem thêm: Tội chống người thi hành công vụ: Phạt như thế nào theo quy định?

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về tội hành hạ người khác, hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để có thể bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình cũng như những người xung quanh. Nếu có bất cứ vấn đề gì chưa hiểu, hãy nhấc máy và gọi ngay cho Tổng đài pháp luật chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.