Tội làm nhục người khác theo quy định của Bộ luật hình sự 2015

Tội làm nhục người khác là gì và bị xử phạt như thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015? Hiện nay vấn nạn xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là hành vi rất đáng báo động, đặc biệt là khi các mạng xã hội ngày nay càng phổ biến và phát triển rộng rãi. Thông qua bài viết này của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn làm rõ được những vấn đề trên. Trong trường hợp nếu bạn cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!

muc-phat-toi-lam-nhuc-nguoi-khac

Tội làm nhục người khác gồm những gì?

 

Chị Ánh Hồng (Hà Tĩnh) đưa ra câu hỏi:
“Xin chào Tổng Đài Pháp Luật, tôi tên là Ánh Hồng hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh. Thưa luật sư, tôi có sự việc đang thắc mắc nên viết thư nhờ luật sư tư vấn, sự việc như sau: Tổ dân phố ở địa phương của chúng tôi kêu gọi đóng tiền quyên góp ủng hộ đồng bào miền núi gặp khó khăn trong đợt dịch bệnh Covid 19 vừa qua.
Khi thông báo đến người dân thì tổ trưởng tổ dân phố cũng cũng đã nhấn mạnh rằng đóng góp dựa trên tinh thần tự nguyện, Tuy nhiên, trong tổ dân phố của chúng tôi có một số hộ gia đình còn đang trong hoàn cảnh khó khăn nên đã không tham gia ủng hộ được.
Đáng lẽ sự việc sẽ không có gì nếu tổ trưởng tổ dân phố không đến gõ cửa từng gia đình không tham gia ủng hộ được và chỉ thẳng tay vào mặt họ và nói: Không ủng hộ thì gạch tên khỏi danh sách của tổ dân phố. Các anh các chị không đóng tiền ủng hộ là các anh các chị đang ăn bám các hộ gia đình khác đóng tiền ủng hộ đầy đủ, vậy các anh các chị có thấy nhục không?…
Ngoài ra, còn rất nhiều những lời lẽ xúc phạm, miệt thị khác. Rõ ràng ngay từ ban đầu đầu tổ dân phố đã thông báo là việc đóng góp tiền ủng hộ sẽ dựa trên tinh thần tự nguyện của các hộ gia đình nhưng tôi không hiểu tại sao tổ trưởng tổ dân phố của chúng tôi lại có hành vi như vậy.
Vụ việc này xảy ra đã khiến không chỉ tôi mà rất nhiều hộ gia đình khác trong khu phố chứng kiến cảm thấy rất sốc và ngỡ ngàng. Vậy tôi muốn hỏi tổng đài rằng việc là của ông tổ trưởng tổ dân phố của chúng tôi có phải là hành vi làm nhục người khác không? Và tội làm nhục người khác thì bao gồm những gì? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi với ạ, tôi xin cảm ơn!

 

>> Luật sư tư vấn về tội làm nhục người khác, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn chị Ánh Hồng đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi! Sau khi tìm hiểu về nội dung câu hỏi của chị liên quan đến tội làm nhục người khác, đội ngũ luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Tội làm nhục người khác là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc có những hành vi gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của họ. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cơ quan tổ chức đang có dấu hiệu gia tăng mạnh mà đặc biệt là trên không gian mạng xã hội.

Để trả lời cho câu hỏi tội làm nhục người khác bao gồm những gì của chị thì người thực hiện hành vi làm nhục người khác thường có các hành vi rất đa dạng, chúng có thể sử dụng lời nói hoặc cũng có thể sử dụng bằng những cử chỉ, hành động, việc làm. Cụ thể như sau:

Thể hiện bằng lời nói: Đây là biểu hiện vô cùng dễ bằng gặp của hành vi khách quan của tội làm nhục người khác. Đó có thể là sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… việc này nhằm vào nhân cách, danh dự. Dưới dạng lời nói, người phạm tội làm nhục người khác còn thường có hành vi phổ biến như đăng các bài viết “bóc phốt” hay nói xấu, đặt điều trên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác.

Mục đích, tính chất ở đây chính là hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại cùng với đó làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, tủi thân, nhục nhã trước những người xung quanh.

Thể hiện bằng việc làm: Điển hình của việc làm này ta có thể kể đến như có những hành vi lột đồ, xé đồ khiến nạn nhân trần truồng. Cũng có thể có hành vi nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, cà chua, trứng thối vào người, xe cộ… Những hành vi này có thể có hoặc không có kèm theo lời nói thô tục, chửi bới, xúc phạm. miệt thị với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu riếu gây chú ý.

Đồng thời, dưới dạng hành động, người phạm tội làm nhục người khác ngoài việc chúng có thể sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như: Lột đồ, cắt tóc, đánh… người khác nơi đông người thì ngày nay chúng lại rất thích việc quay lại video và phát tán cho mọi người xung quanh và đăng tải lên các trang mạng xã hội.

Đặc trưng của tội làm nhục người khác là những hành vi này có thể được diễn ra trực tiếp, công khai trước mặt người bị xúc phạm hoặc cũng có thể làm gián tiếp thông qua người khác.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hành vi này thường được diễn ra công khai, trực tiếp và trước mặt của rất nhiều người. Việc làm này vẫn có thể thực hiện công khai trước mắt người bị hại hoặc vắng mặt nạn nhân tuy nhiên những người phạm tội có ý thức để cho nạn nhân biết việc lăng nhục đó của mình vì đây là động cơ cá nhân của bản thân họ muốn thực hiện được.

Một đặc điểm nữa của tội làm nhục người khác đó là sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đó phải là các hành xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại.

Cụ thể hơn nó có nghĩa là hành vi trên phải gây ra ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định gây ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại (ví dụ như một số hành vi vừa phân tích phía trên có thể là lột trần truồng người bị hại ở chỗ đông người, cạo đầu bôi vôi phụ nữ,…) thì những đối tượng thực hiện hành vi này mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

Từ đây, ta cũng nhận ra vị trí vai trò rất quan trọng của việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định đối tượng thực hiện hành vi có phạm tội làm nhục người khác hay không.

Tóm lại, ta có thể nhận thấy, hành vi của tội làm nhục người khác có thể được thể hiện cả ở dưới dạng hành động và lời nói. Cùng với đó những hành vi của tội này cũng có thể thực hiện dưới hình thức trực tiếp, công khai hoặc có thể dưới hình thức gián tiếp.

Qua những phân tích trên đây của chúng tôi thì hành vi của ông tổ trưởng tổ dân phố này chính là hành vi phạm tội của tội làm nhục người khác. Cụ thể hơn thì hành vi phạm tội làm nhục người khác của ông tổ trưởng tổ dân phố này là thể hiện bằng lời nói một cách trực tiếp.

Chúng tôi mong rằng với lời tư vấn trên, chị có thể hiểu rõ về tội làm nhục người khác và mức độ nghiêm trọng của hành vi này trong xã hội hiện nay. Đồng thời, nếu mọi người còn bất kỳ thắc mắc nào về tội làm nhục người khác ra sao hay hành vi phạm tội của tội làm nhục người khác như thế nào vui lòng liên hệ đến số điện thoại của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự một cách cụ thể!

>> Xem thêm: Tội vu khống làm nhục người khác bị xử phạt như thế nào?

 

muc-phat-toi-lam-nhuc-nguoi-khac-2022

Làm nhục người khác ở mức độ nào là vi phạm pháp luật?

 

Chị Nguyễn Hoa (Ninh Bình) đưa ra câu hỏi:

“Xin chào Luật sư, tôi tên là Hoa hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Ninh Bình. Tôi có câu hỏi muốn đặt ra cho luật sư như sau: Gia đình tôi có đứa em gái năm nay 18 tuổi, đợt vừa rồi thông quan mạng xã hội nó có tìm hiểu rồi làm quen được với một anh cùng quê. Tuy nhiên anh này đã có vợ và có hai đứa con.

Khi hai bên quen biết thì chỉ là làm quen rồi nhắn tin, trao đổi trò chuyện thôi.Nhưng không may thay, vợ anh này kiểm tra điện thoại của chồng và đã phát hiện ra chuyện này. Sau đó, vợ anh này lập tức gọi điện hẹn bắt con em gái tôi phải vào nhà để hỏi chuyện. Khi nhận được yêu cầu từ phía chị này em gái tôi đã đồng ý đến gặp theo lịch hẹn mà bên chị ta đưa ra.

Vào hôm 10/07 vừa qua khi nó vừa tới nhà chị này thì bị chị này lôi vào nhà và đóng cửa lại rồi rút chìa khóa xe máy của của em tôi và giấu đi luôn. Khi vào trong nhà em gái tôi mới phát hiện ra trong nhà có rất nhiều người cả nam lẫn nữ có vẻ là bạn củ chị này và những người này có vẻ ngoài rất bặm trợn và hung dữ mà không chỉ riêng mình chị ta.

Dù lúc đầu hẹn gặp chị ta lại nói chỉ có mình em gái tôi và chị ta nên con bé em tôi mới đồng ý đến hẹn gặp chị ta. Ban đầu chị ta cùng đồng bọn hò hét chửi bới, dùng những lời lẽ thô tục, miệt thị để xúc phạm em tôi. Không những vậy, trong lúc chửi bới chị ta cùng một người phụ nữ nữa còn liên tục tát vào mặt em gái tôi, thậm chị có lúc còn đấm, đá liên tiếp vào bụng con bé.

Lúc sau, đám người này con cắt tóc con bé đồng thời khi cắt tóc họ còn quay clip lại để đăng lên mạng xã hội và dọa con bé không được nói với ai nếu dám nói ra họ không tha cho nó.

Sau cuộc hẹn gặp ngày hôm đó thì mọi chuyện vẫn chưa kết thúc mà chị này vẫn liên tục làm phiền con bé và gia đình tôi. Chi ta đe dọa và còn mang clip cắt tóc em tôi đó lên nhà tôi đe dọa rồi chửi bới và lăng mạ cả gia đình. Không những vậy họ còn đem tóc và clip đó mang cho tất cả mọi người xung quanh coi nữa.

Qua quá trình tìm hiểu, tôi được biết đây là hành vi làm nhục người khác. Vậy tôi xin hỏi luật sư nếu tôi khởi kiện chị này cùng đồng bọn có được không và tôi phải kiện họ như thế nào? Xin luật sư giúp đỡ giải đáp thắc mắc của tôi. Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn mức độ vi phạm pháp luật đối với tội làm nhục người khác, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành cụ thể tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội làm nhục người khác:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì làm nhục người khác chính là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người thực hiện hành vi phạm tội này phải là người đã có hành vi cụ thể có thể bằng lời nói hoặc bằng hành động xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác mà ta có thể kể tên như việc lăng mạ, chửi bới, nguyền rủa thậm tệ hay thậm chí có cả cạo đầu, cắt tóc, cắt đồ, lột quần áo, quay clip có thể đăng lên các trang mạng xã hội…

Để trở thành chủ thể của tội làm nhục người khác thì người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc có những hành vi đe dọa dùng vũ lực có thể kể đến như bắt trói, đấm đá, tra khảo, vật lộn, hoặc cũng có thể là khống chế, đe dọa, ép buộc người bị hại phải làm theo ý muốn. mong muốn của bản thân mình.

Mặt khác, nếu hành vi làm nhục người khác của một chủ thể nào đó bị cấu thành một tội độc lập thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người này hay cụ thể hơn là người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và tội tương ứng với hành vi mà chủ thể này đã thực hiện.

Nếu theo đúng như nội dung vụ việc mà chị đã trình bày thì có thể thấy hành vi của chị vợ này cùng đồng bọn của mình có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự ở đây. Chính hành vi của chị vợ đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng đồng thời họ cũng không thể nào biện minh cho hành vi của mình là do xuất pháp từ sự nghi ngờ nạn nhân có quan hệ bất chính với chính chồng của mình được nên chị ta cùng đồng bọn mình được quyền làm những hành vi như trên.

Chị này đã thực hiện những hành vi như chửi bới, miệt thị, xúc phạm, đặt điều cùng với đó nhóm này còn lột quần áo, cắt tóc, quay phim nạn nhân rồi gửi cho nhiều người xem và đe dọa đăng tải lên mạng xã hội với mục đích rõ ràng là nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Hành vi của nhóm người này đã cấu thành nên tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên.

Theo khung pháp lý hiện hành thì khung hình phạt ở đây có thể là bị phạt cảnh cáo, phạt tiền với mức thấp nhất là 10 triệu đồng cao nhất là 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm thậm chí có thể là hình phạt tù với mức thấp nhất là từ 03 tháng và cao nhất có thể lên tới 05 năm nếu thuộc trường hợp phạm tội có kèm theo dấu hiệu tăng nặng. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội làm nhục người khác có nêu:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

Đặc biệt, tội làm nhục người khác còn có một hình phạt bổ sung là nếu người phạm tội làm nhục người khác đang đảm nhiệm một số công việc hay vị trí, chức vụ nhất định thì họ hoàn toàn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định này trong mức thời hạn từ 01 năm cho đến 05 năm.

Căn cứ theo quy định trên kết hợp những thông tin mà phía chị đã cung cấp về nội dung của vụ việc trên với những hành vi trên của người vợ và nhóm bạn mình, Tổng Đài Pháp Luật nhận thấy những hành vi vi phạm pháp luật trên có dấu hiệu của tội làm nhục người khác.

Vậy nên tổng đài chúng tôi có thể tư vấn cho chị rằng em chị hoàn toàn có thể tiến hành việc kiện nhóm người chị với cùng đồng bọn bằng phương thức trình báo với cơ quan công an để yêu cầu điều tra vụ việc này và khởi tố vụ án đối với hành vi vi phạm trên.

Đồng thời, trong quá trình làm việc cùng các cơ quan chức năng gia đình chị cũng như em gái chị cần phải trung thực khai báo và cung cấp toàn bộ thông tin, bằng chứng trong vụ việc này để các cơ quan chứng năng xác minh, làm rõ nhằm lấy lại công bằng cho em gái chị. Tránh việc giấu diếm, khai man, nói mập mờ về thông tin, nội dung của vụ việc sẽ giúp vụ việc sớm có thể đưa ra ánh sáng hơn.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đưa ra nhằm giúp chị Hoa có thể giải đáp được câu hỏi của mình với nội dung vụ việc liên quan đến tội làm nhục người khác. Mong rằng những thông tin đã giúp chị giải quyết được thắc mắc của mình.

Không chỉ đối với nội dung tội làm nhục người khác mà với bất kỳ vấn đề pháp lý nào khác có thắc mắc bạn hãy liên hệ tới đường dây nóng của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được luật sư tranh tụng hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

toi-lam-nhuc-nguoi-khac

>> Xem thêm: Tội vu khống người khác ăn trộm bị xử lý như thế nào?

Tội làm nhục người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?

 

Anh Vũ Văn Hân (Bắc Giang):
Xin chào Luật sư, tôi tên là Hân, năm nay 45 tuổi hiện đang làm sinh sống tại Bắc Giang. Gia đình tôi và nhà bà Thoa cùng là người cùng xóm, giữa hai bên gia đình có sự mâu thuẫn từ việc gia đình bà S bị mất số tiền 12 triệu đồng và nhà bà ấy đã nghi ngờ cho con trai tôi, năm nay 23 tuổi là người đã lấy trộm số tiền trên.
Vậy nên cả hai bên gia đình đã nhiều lần cãi vã, chửi bới lẫn nhau. Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 29/06/2022, tối cùng con trai mình sang nhà bà Thoa mục đích là nhằm để nói chuyện giải quyết hết những vấn đề giữa hai bên nhưng chúng tôi lại không gặp bà Thoa mà chỉ gặp chồng bà Thoa ở nhà.
Trong lúc đôi bên trao đổi lại tiếp tục xảy ra cãi vã, ồn ào. Trong lúc nóng giận khi nói chuyện, con trai tôi đã nói đe dọa với ông chồng bà Thoa là sẽ xử lý bà Thoa.
Sau đó kết thúc cuộc nói chuyện hai cha con tôi đi về. Tuy nhiên đến khoảng 20 giờ cùng ngày 29/06/2022, tôi ra ngoài đứng canh và thấy bà Thoa đi xe đạp về nhà, tôi chạy ra ngõ phía ngoài cổng nhà bà Thoa để nói chuyện, giải quyết việc.
Tuy nhiên, khi tôi ra gặp bà Thoa, thì con trai cũng từ trong nhà chạy ra theo hai bố. Lúc này hai bên nói chuyện, lời qua tiếng lại ồn ào dẫn đến việc hai bên lại chửi nhau. Cùng lúc này con trai tôi đột nhiên lại chạy về nhà, đến khu vực chuồng bò của gia đình lấy ngay 01 thùng nhựa loại 20 lít trong đựng phế thải động vật chạy ra chỗ bà Thoa đứng và chẳng nói chẳng rằng hắt luôn thùng phế thải vào mặt và vào cả người bà Thoa.
Sau khi đã hắt hết phế thải trong thùng nhựa thì nó lại xách thùng về nhà cất. Còn về phần bà Thoa, sau khi bà bị hắt phế thải vào mặt và người thì bà Thoa đã đi bộ ra đầu ngõ thì gặp lại tiếp tục gặp con trai tôi chạy đến, khi gặp bà Thoa nó lại tiếp tục túm cổ áo của bà và tát 02 cái vào mặt bà Thoa kêu là bà đã vu oan giá họa, đặt điều cho nó.
Ngay sau đó thì tôi kịp chạy ra can ngăn con trai tôi tiếp tục thực hiện hành vi của mình. Theo tôi được biết thì vào buổi sáng ngày hôm sau bà Thoa đã cùng chồng bà đến công an xã ở địa phương chúng tôi trình báo. Tôi còn nghe mọi người bảo con trai tôi phạm tội làm nhục người khác và có thể phải đi tù. Lúc này cả gia đình tôi cực kỳ lo lắng và con trai tôi thì đang trong trạng thái vô cùng hoảng sợ, bất an.
Vậy tôi muốn hỏi tổng đài là con trai tôi có thể phải đi tù hay không? Và nếu có cháu nó phải đi tù bao nhiêu lâu? Mong tổng đài pháp luật giải đáp giúp tôi với ạ! Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Tư vấn chính xác mức phạt hình sự đối với tội làm nhục người khác, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh! Nội dung thắc mắc trong câu hỏi anh đưa ra được Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Để biết biết được con trai anh có có phải chịu trách nhiệm hình sự và bị truy cứu về tội làm nhục người khác hay không rồi khung hình phạt của tội làm nhục người khác mà con anh có thể bị áp dụng là khung hình phạt nào thì điều này còn tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà con trai đã gây ra, người làm nhục người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các khung hình phạt đối với tội làm làm nhục người khác như sau:

Hình phạt chính:

Khung 01: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Khung 02: Phạt tù từ 03 tháng 02 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với người đang thi hành công vụ;

+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% 60%.

Khung 03: Phạt tù từ 02 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Làm nạn nhân tự sát.

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Trên đây là những tư vấn của Luật sư về tội làm nhục người khác để trả lời cho câu hỏi của anh Hân. Mong rằng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp vừa rồi có thể giúp anh giải đáp được những thắc mắc của mình và có thể giải quyết được vụ việc của gia đình mình một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề nào cần làm rõ về tội làm nhục người khác cũng như các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ đến số điện thoại 1900.6174 để được giải đáp một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhất!

>> Xem thêm: Sử dụng hình ảnh người khác trái phép bị xử phạt thế nào?

Tội làm nhục người khác bằng cách gửi ảnh nóng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

 

Chị Mỹ Vân (Hà Nội):
“Xin chào Luật sư, em tên là Vân năm nay 26 tuổi hiện đang là nhân viên văn phòng cho một doanh nghiệp về xuất nhập khẩu tại thành phố Hà Nội. Trước đây em và một bạn nam khác cùng cơ quan có làm quen, tìm hiểu nhau rồi chính thức hẹn hò được 2 năm. Tuy nhiên đến cuối tháng 5 vừa rồi rồi em cảm thấy cả hai có quá nhiều vấn đề bất đồng quan điểm không thể hòa hợp được nên em đã quy định chia tay với bạn ấy.
Nhưng sau khi chia tay anh ta liên tục gửi những hình ảnh nhạy cảm, riêng tư của ẹm cho một số đồng nghiệp mà cả hai cung thân quen trong cơ quan, thậm chí quá đáng hơn có khi anh ta còn gửi cả những tấm hình đó cho cấp trên của em.
Khi em yêu yêu cầu anh ta dừng ngay việc đó lại nếu không em sẽ kiện anh ta về tội làm nhục người khác thì anh ta vẫn nhởn nhơ bảo rằng anh ta chỉ gửi ảnh qua mạng thôi chứ có làm gì đâu mà kiện anh ta tội làm nhục người khác được và rồi lại tiếp tục thực hiện những hành vi trên. Khi hỏi ra mới biết mục đích của anh ta làm vậy là muốn em quay lại với anh ta.
Em muốn hỏi luật sư rằng liệu hành vi gửi ảnh nóng qua mạng như người yêu cũ của em là khi không có sự cho phép của em như trên có bị truy cứu trách nhiệm về tội làm nhục người khác không ạ? Em hoang mang quá mong Luật sư giải đáp giúp em với, em xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn hình phạt hình sự đối với tội làm nhục người khác bằng cách gửi ảnh nóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và giải đáp cho chị như sau:

Để xem xét xem hành vi gửi ảnh nóng của người yêu cũ của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không thì chúng ta cần xét đến hình thức mà anh ta đã sử dụng để gửi ảnh nóng. Việc gửi ảnh này thông qua phương tiện nào rồi số lượng ảnh, dung lượng ảnh là bao nhiêu. Những bức ảnh đó có phổ biến tới bao nhiêu người.

Đồng thời trong quá trình gửi ảnh anh ta có sử dụng những lời lẽ để miệt thị, chê bai, xúc phạm gì danh dự, nhân phẩm tới người bạn gái là bạn hay không? Tùy vào từng trường hợp mà hành vi gửi ảnh nóng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định của pháp luật.

Cụ thể theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về tội làm nhục người khác như sau:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trong trường hợp nếu hành vi của người yêu cũ của bạn chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm với tội làm nhục người khác thì anh ta vẫn có thể bị xử phạt hành chính.

Cụ thể theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐCP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện về hành vi: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” thì mức hình phải anh ta phải chịu có thể từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, anh ta còn có thể phải chịu trách nhiệm dân sự vì hành vi của anh ta đã xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn.

Cụ thể theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý…

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình…

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ…

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”.

>> Xem thêm: Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2022?

Trong nội dung của bài viết này Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp một số nội dung cơ bản nhất liên quan đến tội làm nhục người khác. Mong rằng với những kiến thức trên đây có thể giúp mọi người có thêm được những hiểu biết về tội làm nhục người khác đồng thời sẽ giúp bảo vệ bản thân cũng như gia đình, người thân, bạn bè thật tốt trước những đối tượng có hành vi xấu phạm tội làm nhục người khác. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất bạn nhé!