Tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác bị xử lý như thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015? Vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm là hành vi đưa ra những thông tín sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, quyền lợi của người khác. Trong bài viết dưới đây, Luật sư Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự của người khác và mức phạt theo quy định mới nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp!
Tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác
>> Luật sư hỗ trợ khởi kiện tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Tư Vấn Pháp Luật! Với thắc mắc của bạn về tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác theo quy định hiện nay, tôi xin đưa ra một số câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 về tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo như quy định trên, các hành vi cấu thành tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác có thể là:
– Một là, bịa đặt hoặc lan truyền những điều mà biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
– Hai là, bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Với trường hợp của bạn, người bạn của bạn đã có những hành vi bịa đặt và loan truyền với mọi người rằng bạn trộm cắp tiền của bố mẹ, người thân, nói xấu Đảng và Nhà nước. Những hành vi này là những hành vi trái với sự thật, đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của bạn và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh. Khiến mọi người có cái nhìn không hay, không tốt về con người bạn và dần xa lánh bạn hơn.
Nếu có đủ căn cứ, bằng chứng như là thư từ, tin nhắn vu khống, hay băng ghi âm ghi lại những lời lẽ, hành động vu khống của người bạn đó thì bạn hoàn toàn có cơ sở để tố cáo người bạn đó về tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác.
Mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Tội vu khống làm nhục người khác bị xử phạt như thế nào?
Tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác là gì?
>> Dịch vụ Luật sư khởi kiện, tố cáo tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho chúng tôi! Đối với thắc mắc của bạn về tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, Luật sư đưa ra một số câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì danh dự, nhân phẩm uy tín cá nhân là điều bất khả xâm phạm và được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Trên thực tế, những hành vi của tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác được kể đến là bịa đặt hoặc loan truyền những điều mà biết rõ đó là sai sự thật, với mục đích là nhằm xúc phạm nghiệm trọng nhân phẩm, danh dự và gây thiệt hại đến quyền, cũng như lợi ích hợp pháp của người khác.
Hiện nay, hành vi vu khống bôi nhọ danh dự người khác đang xảy ra khá phổ biến trong đời sống, khi xảy ra những tranh chấp ngầm, hoặc sự đố kỵ, ghen ghét cũng khiến cho mỗi cá nhân thực hiện những hành vi không hay, lời nói không đẹp nhằm bôi nhọ người, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người khác để tư lợi cho bản thân hoặc để đạt được những mục đích cá nhân riêng.
Tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác được biểu hiện ở những hành vi như bịa đặt chuyện xấu xa cho người khác về vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, pháp luật… Bịa đặt là hư cấu những chuyện không có thật; đồng thời loạn truyền những chuyện, những điều biết rõ là bịa đặt, vu oan cho người khác; bịa đặt người khác phạm tội, cũng như tố cáo họ trước cơ quan nhà nước, cho rằng họ đã phạm một tội nào đó.
Hành vi vu khống có thể thực hiện thông qua các hình thức như truyền miệng, viết bài, gửi đơn, thư tố giác, thư nặc danh… Trường hợp người đưa tin bịa đặt nhưng lầm tưởng những điều họ loan tin là có thật thì không phạm tội. Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị ảnh hưởng, mất uy tín và danh dự hoặc bị thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác sẽ được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi loan truyền những điều bịa đặt cho người khác biết hoặc thực hiện các hành vi tố cáo với cơ quan nhà nước về việc người khác phạm tội.
>> Xem thêm: Quy định xử phạt tội vu khống người khác ăn trộm?
Bị vu khống bôi nhọ danh dự người khác thì làm thế nào?
>> Luật sư tư vấn cách xử lý khi bị vu khống bôi nhọ danh dự, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:
Thứ nhất: Trường hợp họ tiến hành ép buộc bạn viết giấy nợ thì khi đó, giấy nợ cũng sẽ không có giá trị gì vì không đáp ứng được các nguyên tắc giao kết trong dân sự. Nguyên nhân là do bạn không tự nguyện nên nếu bạn có tiến hành ký giấy thì sau này nó cũng không thể dùng làm căn cứ để bạn có nghĩa vụ sau này phải trả nợ được.
Thứ hai: Trường hợp họ tiến hành khởi kiện bạn thì chắc chắn việc kiện sẽ theo pháp luật hình sự chứ không phải theo luật dân sự. Rất có thể, hiện tại bạn sẽ bị kiện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…Tuy nhiên, ở đây chỉ là rất có thể chứ họ không có nghĩa là có căn cứ và bạn hoàn toàn không lấy tiền của họ.
Nếu họ kiện bạn thì bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền còn phải tiến hành điều tra làm rõ chứ không phải kiện là bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề bị họ kiện, lý do là mình hoàn toàn trong sạch thì nếu có bị khởi kiện thật thì bạn cũng nên chấp hành và đồng thời có sự hợp tác với cơ quan công an để tiến hành điều điều tra làm rõ.
Thứ ba: Nếu họ đã bêu xấu bạn lên mạng xã hội khi sự việc chưa thật sự được rõ ràng, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì kể cả họ chưa kiện bạn thì sau khi họ bêu xấu bạn trên mạng là khi đó bạn đã có quyền khởi kiện họ về tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác. Trong trường hợp này, thì bạn hoàn toàn có thể viết đơn khởi kiện gửi lên cơ quan tố tụng để được giải quyết.
Căn cứ theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng lên đến 01 năm.
“Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, tiến hành phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật với mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với từ 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ và người dạy dỗ, nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Chính vì vậy, nên từ những nội dung bạn chia sẻ thì bạn hoàn toàn có quyền đòi lại công bằng cho mình bằng cách khởi kiện ra tòa và tiến hành yêu cầu bồi thường. Chúc bạn sức khỏe và có phương án giải quyết tốt nhất cho sự việc của mình!
Nếu bạn có còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến cách xử lý khi bị vu khống, bôi nhọ danh dự, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được Luật sư tranh tụng hỗ trợ kịp thời!
>> Xem thêm: Tội làm nhục người khác theo quy định của Bộ luật hình sự 2015?
Xử phạt hành chính đối với tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác
>> Tư vấn mức xử phạt hành chính đối với tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bạn! Chúc bạn một ngày tốt lành! Với thắc mắc của bạn về mức xử phạt hành chính đối với tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, Luật sư đã nghiên cứu và đưa ra tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Ðiều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”
Mặt khác, tại Ðiều 584 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, cũng như quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà điều đó gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Như vậy khi nhận thấy danh dự nhân phẩm của mình bị xâm phạm, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện dân sự và có kèm nghĩa vụ chứng minh nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường.
Bên cạnh đó, theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì hành vi của người đó chưa đủ để cấu thành bất cứ tội nào có liên quan đến xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Đối với tội phạm được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:
“1. Người nào có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Hiện nay, thường xảy ra rất nhiều hành vi có tính chất làm nhục người khác nhưng sẽ chỉ coi là tội làm nhục người khác khi mà hành vi đó có sự xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân.
Thực tế, nếu chỉ là những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thiếu văn hóa chẳng hạn như chửi rủa nhau ở đám đông, đổ nước bẩn vào người nhau hoặc hành vi cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào mặt nhau trong quán rượu thì sẽ không phải là tội phạm, mà tùy thuộc vào từng trường hợp thì có thể bị xử phạt hành chính.
Trường hợp bạn nên sẽ không phạm tội theo quy định tại Điều 121 vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Lý do là việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thực chất là việc làm tổn thương nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Việc đánh giá mức độ xúc phạm trên thực tế, sẽ có nghiêm trọng hay không thì phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội, cũng như xét đến cả cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí, cũng như môi trường xung quanh; vị trí, vai trò và vấn đề uy tín của người bị hại trong mỗi gia đình, trong mỗi tổ chức hoặc trong xã hội, cũng như dư luận xã hội; môi trường đã diễn ra hành vi xúc phạm đó và sự tác động cụ thể đối với người bị hại (bị ảnh hưởng về tâm lý ),…để xác định về tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác
Tuy nhiên, hiện nay đã có thể bị xử phạt hành chính khi phạm tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, theo đó, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó và tiến hành gửi ra công an khu vực, nếu đủ cơ sở chứng minh, cũng như tùy theo mức độ, hành vi của người đó, thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 167/2013/NĐ–CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng và chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:
“1. Tiến hành phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, hoặc khiêu khích, trêu ghẹo, hoặc xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác”.
Chính vì vậy mức xử phạt có thể bị áp dụng với người có hành vi như bạn đã nêu là có thể xác định từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
>> Xem thêm: Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2022?
Xử lý hình sự đối với tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác
>> Tư vấn mức xử phạt hình sự đối với tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Về câu hỏi xử lý hình sự đối với tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, Luật sư đưa ra câu trả lời như sau:
Đối với các trường hợp thuộc tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, pháp luật hiện hành quy định có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác hoặc về tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác:
1. Người nào có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội từ 02 lần trở lên
b) Đối với từ 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ và quyền hạn;
d) Đối với người đang thực hiện thi hành công vụ
đ) Đối với người đã dạy dỗ, nuôi dưỡng, cũng như chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng về mức xử phạt đối với tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, hãy nhấc máy lên và gọi đến hotline 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất!
>> Xem thêm: Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2022?
Bị xúc phạm danh dự nhân phẩm qua facebook phải làm thế nào?
>> Tư vấn thủ tục khởi kiện, tố cáo hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự người khác, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự tại Tổng Đài Pháp Luật! Với câu hỏi bạn đưa ra, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là hành vi cố ý dùng ngôn ngữ, cử chỉ, cùng các các hành động không đúng với thuần phong mỹ tục, cũng như với đạo đức xã hội để hạ thấp nhân phẩm và danh dự của người khác, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý, cuộc sống và công việc của họ.
Ngoài ra, Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định như sau:
“1.Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2.Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin mà làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình”.
Theo đó, việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thì có thể sẽ được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của con thành niên; với trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha hoặc của mẹ của người đã chết, trừ trường hợp pháp luật liên quan có các quy định khác.
3. Thông tin có sự ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân khác mà được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ và tiến hành cải chính bằng chính phương tiện cũng như chính thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác cất giữ thì sẽ phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp mà không xác định được chính người đã đưa tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của mình thì người bị đưa tin sẽ hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng với sự thật.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự và nhân phẩm, uy tín của mình thì ngoài quyền thực hiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường thiệt hại phù hợp.
Với trường hợp có các hành vi tố cáo đến cơ quan công an khi có đầy đủ chứng cứ, chứng minh có hành vi vi phạm thì b có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 173/2013/NĐ–CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự – an toàn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng – chống bạo lực gia đình.
Theo đó, tại Điều 5 Nghị định này quy định:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc tiến hành phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi cụ thể sau:
a) Có cử chỉ và lời nói thô bạo, khiêu khích hoặc trêu ghẹo hoặc xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Với các trường hợp mà cơ quan công an xét thấy có hành vi vi phạm của bạn này đã có thể đạt đến mức quá nghiêm trọng thì bạn ấy có thể bị khởi tố hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
“1. Người nào có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của người khác, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên
b) Đối với 02 người trở lên
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
d) Đối với người đang thi hành công vụ
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc và chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân xác định từ 11% đến 45%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà từ 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát
3. Người phạm tội đồng thời còn có thể sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Chính vì vậy, đối với các hành vi xúc phạm danh dự người khác thì theo quy định hiện hành, nhẹ thì sẽ bị xử phạt hành chính, nặng thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác. Nếu người em này đã có những hành vi mà theo đó, đã sử dụng những từ ngữ, cũng như sử dụng những thông tin không đúng sự thật nhằm xúc phạm đến bạn thì bạn sẽ hoàn toàn có quyền tố cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền từ đó nhằm đảm bảo được các quyền và lợi ích cho bản thân mình.
Trong trường hợp bạn muốn làm thủ tục tố cáo tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, hãy liên hệ với Luật sư của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Hàng xóm đặt điều, nói xấu làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
>> Luật sư tư vấn cách xử lý hiệu quả khi bị vu khống, bôi nhọ danh dự, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”.
Chính vì vậy, theo quy định trên bạn sẽ được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Đồng thời, tùy thuộc vào từng nội dung, mức độ của lời nói xấu là gì và có ảnh hưởng như thế nào mà họ thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp của bạn, theo như thông tin bạn đã cung cấp, để tự bảo vệ được quyền, lợi chính đáng của bản thân, người bị nói xấu có thể sẽ phải khai báo hoặc tố giác với cơ quan công an nơi cư trú về vụ việc này. Đồng thời, phải có kèm theo những chứng cứ với mục đích chứng minh để cơ quan chức năng xác minh làm rõ vụ việc.
Về mức xử phạt hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự của người khác:
Theo quy định tại khoản 3 của Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ–CP thì mức xử phạt được xác định:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với việc vi phạm một trong những hành vi sau:
a) Có hành vi khiêu khích hoặc trêu ghẹo, lăng mạ, xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, mà trừ các trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này
b) Tổ chức, thuê, dụ dỗ hoặc kích động, xúi giục, lôi kéo, người khác nhằm cố ý gây thương tích hoặc có hành vi gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
c) Hành vi báo thông tin giả, các không đúng sự thật đến các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến cho các số điện thoại khẩn cấp như: 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức về việc quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất tàng trữ và vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, sửa chữa, bảo dưỡng và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ mà không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý mà được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
g) Thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, sửa chữa, bảo dưỡng và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp
h) Thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, sửa chữa, bảo dưỡng và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ các điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp
i) Thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, sửa chữa, bảo dưỡng và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật”.
Chính vì vậy, theo quy định như trên, thì các cô hàng xóm của bạn đã có hành vi bịa đặt, nói xấu người khác với mục đích lăng mạ, bôi nhọ danh dự của bạn thì sẽ có thể bị phạt từ 2 triệu đến 03 triệu đồng. Đồng thời, họ sẽ buộc phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc có hành vi gây nhầm lẫn cho người bị bịa đặt, nói xấu theo khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ–CP.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác, quy định:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc có hành vi loan truyền về những điều biết rõ đó là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc có các hành vi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
c) Đối với 02 người trở lên
d) Đối với ông, bà, mẹ, cha, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, giáo dục, chữa bệnh, chăm sóc cho mình;
đ) Đối với những người đang thi hành công vụ
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà theo đó, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà theo đó, tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề hoặc có làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Do đó theo như quy định trên, một người chỉ sẽ bị tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác thì nếu họ có hành vi đặt điều, nói xấu, với các mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc các hành vi có gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Trên đây là toàn bộ thông tin Luật sư Tổng Đài Pháp Luật chia sẻ các vấn đề liên quan đến tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác và các mức phạt theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần Luật sư giải đáp chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và giải quyết triệt để vấn đề của bạn trong thời gian ngắn nhất!