Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế được thực hiện như thế nào? Di sản thừa kế là khối tài sản do người mất để lại và trên thực tế, người hưởng thừa kế có thể từ chối nhận di sản thừa kế. Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
>> Tư vấn thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Điều kiện thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
>> Tư vấn điều kiện để thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Di sản thừa kế là phần tài sản do người đã mất để lại cho người thân hoặc người được hưởng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, họ lại muốn từ chối nhận phần di sản thừa kế đó. Vậy điều kiện thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế là gì? Về vấn đề thắc mắc này, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Điều kiện để người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản:
Căn cứ theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chi tiết điều kiện người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản, cụ thể như sau:
– Việc từ chối nhận di sản này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Việc từ chối nhận di sản này phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản đó, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
– Văn bản từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản này.
Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về điều kiện để người thừa kế từ chối tài sản thừa kế. Mọi thắc mắc về liên quan về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn nhanh nhất!
>> Xem thêm: Thừa kế không có di chúc theo quy định mới nhất 2022
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
>> Luật sư hỗ trợ thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị về vấn đề thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế và đưa hỗ trợ chị như sau:
Về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế, chị tiến hành thực hiện qua 3 bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế
Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).
– Căn cước công dân, chứng minh nhân dân/ (bản sao có chứng thực).
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
– Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.
– Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).
Bước 2: Người từ chối nhận phần di sản này tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã.
– Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.
– Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối nhận di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.
– Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
– Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.
(Trường hợp công chứng viên kiểm tra và nhận thấy hồ sơ bị thiếu thì yêu cầu người từ chối nhận di sản bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ thì giải thích cho người từ chối nhận di sản về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản)
Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế
– Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT– BTC).
– Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.
Trong quá trình làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!
>> Xem thêm: Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất 2022
Đơn từ chối nhận di sản thừa kế có phải công chứng không?
>> Luật sư tư vấn mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật! Về vấn đề thắc mắc của chị, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Người thừa kế di sản có quyền từ chối nhận phần di sản thừa kế, trừ các trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản thừa kế của mình đối với người khác.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 về từ chối nhận di sản có quy định như sau:
Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết
Ngoài ra, theo Điều 59 của Luật Công chứng năm 2014 có quy định:
“Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản…”.
Mặt khác, căn cứ theo Nghị định 23/2015/NĐ–CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch chỉ đưa ra quy định về thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản là cơ quan Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (căn cứ tại điểm g khoản 2 Điều 5).
Như vậy, theo quy định của pháp luật thừa kế hiện hành chỉ quy định bắt buộc việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản chứ hoàn toàn không quy định bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực đối với đơn từ chối nhận di sản này.
Do đó, trong trường hợp đơn từ chối nhận di sản không được công chứng hoặc chứng thực nhưng nó được lập thành văn bản theo đúng quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn này phù hợp với quy định của pháp luật thì đơn từ chối nhận di sản có giá trị pháp lý.
Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến đơn từ chối nhận di sản có phải công chứng không hoặc thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật, hãy nhấc máy lên và gọi đến hotline 1900.6174 để được tư vấn chính xác nhất!
>> Xem thêm: Truất quyền thừa kế theo quy định mới nhất năm 2022
Thẩm quyền công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản
“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: mẹ tôi mất sớm, bố tôi đi lấy vợ ai. Tôi sống với ngoại từ nhỏ. Vừa qua bố tôi mất. Ông có để lại phần di sản là một căn nhà và một mảnh đất rộng 150m2. Bố tôi có với bà vợ kia một cậu con trai. Di chúc ông để lại tài sản trên cho tôi và cậu con trai này. Vậy thưa Luật sư, mong Luật sư tư vấn giải đáp cho tôi thắc mắc thẩm quyền công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản? Xin cảm ơn!
>> Tư vấn thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị! Chúc chị một ngày tốt lành! Nội dung thắc mắc trong câu hỏi của chị được Luật sư nghiên cứu và tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 59 Luật Công chứng năm 2014 quy định như sau:
“Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản này . Khi có yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao văn bản di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc các giấy tờ chứng minh rằng quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật hiện hành về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.”
Bên cạnh đó, Điều 42 Luật Công chứng 2014 cũng có quy định như sau: “Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản đó.”
Như vậy, việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản này có thể được thực hiện tại bất kỳ phòng công chứng, văn phòng công chứng nào.
Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hoặc thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật, hãy nhấc máy lên và gọi đến hotline 1900.6174 để được tư vấn chính xác nhất!
>> Xem thêm: Thủ tục lập di chúc theo quy định mới nhất năm 2022
Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
Hủy bỏ giá trị di chúc trong trường hợp từ chối nhận di sản thừa kế?
>> Luật sư tư vấn cách hủy di chúc khi từ chối nhận di sản thừa kế, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn anh Trường đã đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Về vấn đề thắc mắc của anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Trước hết, anh cần phải xem xét tính hợp pháp của bản di chúc này. Pháp luật quy định một bản di chúc hợp pháp phải có đầy đủ các điều kiện quy định căn cứ tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:
a) Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối hoặc đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của bản di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười năm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được bố, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và phải có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đầy đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng sẽ được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng sẽ ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng đó.
Di chúc của bố anh để lại có công chứng, chứng thực cần được đảm bảo thủ tục lập di chúc, quy định căn cứ tại Điều 635 và Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 635. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục pháp luật sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của bản di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
Người lập di chúc này ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc này đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không điểm chỉ hoặc không ký được thì phải nhờ người làm chứng và người đó phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc này và người làm cứng.
Trường hợp 1: Nếu căn nhà là tài sản chung của bố mẹ anh thì bố mẹ anh đã lập di chúc chung của vợ, chồng, để định đoạt tài sản chung là căn nhà. Đối với di sản là tài sản chung của vợ chồng thì di chúc do bố mẹ anh để lại chỉ có hiệu lực đối với phần tài sản thuộc sở hữu của người mất, nếu nội dung của di chúc phần của bố bạn không ảnh hưởng đến các nội dung còn lại của di chúc.
Trường hợp nội dung của bản di chúc đó không thể tách rời thì di chúc chung đó sẽ không có hiệu lực theo pháp luật hiện hành vì mẹ anh còn sống. Khi đó phần di sản của bố anh sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và anh thứ bảy anh có thể làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định đã được nêu trên.
Trường hợp 2: Căn nhà là tài sản riêng của bố bạn thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm bố bạn mất. Theo quy định căn cứ tại Khoản 3 Điều 620 Bộ Luật Dân sự năm 2015, thì việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản đó. Như vậy, anh thứ bảy của anh có thể làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế, nhưng phải đảm bảo trước thời điểm phân chia di sản đó.
Bài viết trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật hiện hành. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả vào vấn đề thực tiễn. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!