Tội tiêu thụ tài sản là gì? Cấu thành tội tiêu thụ tài sản như thế nào? Mức phạt đối với tội tiêu thụ tài sản? Bài viết dưới đây, luật sư của chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Trong trường hợp bạn còn băn khoăn về tội tiêu thụ tài sản, hãy nhắc máy gọi đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn luật hình sự miễn phí.
>> Mức xử phạt đối với tội tiêu thụ tài sản. Luật sư tư vấn 1900.6174
Tội tiêu thụ tài sản là gì?
Về tội tiêu thụ tài sản, được quy định tại khoản 1 Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
“Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Theo đó, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chính là hành vi của cá nhân mà biết rõ tài sản là do chính người khác phạm tội mà có, mặc dù không có hứa hẹn trước nhưng vẫn thực hiện việc cất giữ, bảo quản, sử dụng, mua bán, trao đổi.
Về khái niệm “biết rõ” trong tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chính là “có căn cứ chứng minh”, chứ không nêu ở đây là đối tượng phải “khai nhận” hoặc phải nhận tội mới là “biết rõ”. Bên cạnh đó, ý nghĩa của cụm từ “có căn cứ chứng minh” được nhắc đến ở đây rất rộng, nó bao gồm các tài liệu, chứng cứ vật chất mà cơ quan điều tra đã thu thập được, chứ không chỉ là chứng cứ về mặt chủ quan (lời khai nhận) của tội phạm. Nói cách khác, “có căn cứ chứng minh” sẽ được hiểu là phải có sự đánh giá một cách tổng quát và toàn diện các chứng cứ, các tài liệu, các tình tiết đã có trong hồ sơ để từ đó đi đến kết luận các đối tượng có “biết rõ” hay không, chứ không thể được phụ thuộc vào duy nhất lời khai của đối tượng. Việc phụ thuộc vào chính lời khai của đối tượng là nhằm để buộc tội là một điều không chắc chắn, bởi có đôi lúc, có thể đối tượng đó đầu tiên khai nhận, tuy nhiên sau đó lại phản cung thì các cơ quan tố tụng sẽ không còn căn cứ để buộc tội.
Tội tiêu thụ tài sản là một hệ quả tất yếu được thực hiện do một nhóm tội xâm phạm sở hữu gây ra và hình thức tội phạm này làm phát sinh nên tội phạm khác, chính vì vậy cần phải sớm có những biện pháp phù hợp để ngăn chặn mối quan hệ “cộng sinh” giữa các nhóm tội xâm phạm sở hữu với tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có này.
Cấu thành tội tiêu thụ tài sản
Anh Nam (Hà Nội) có câu hỏi:
Thưa luật sư, hiện nay tôi có nhận bán hộ một chiếc ô tô. Tuy nhiên, đến vài hôm sau tôi có nghe nói người bạn mà nhờ tôi bán hộ chiếc xe đã bị bắt vì tội tiêu thụ tài sản. Cùng với người bạn của tôi – người chủ mưu này, cũng có rất nhiều cá nhân bị bắt vì tội tiêu thụ tài sản này, bởi người bạn này của tôi đã trộm rất nhiều ô tô.
Tôi rất lo lắng sợ bản thân có liên quan đến tội tiêu thụ tài sản. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư, trường hợp của tôi có bị cấu thành tội tiêu thụ tài sản không? Tôi cảm ơn luật sư.
>> Cấu thành tội tiêu thụ tài sản như thế nào? Luật sư giải đáp 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Về câu hỏi của bạn, luật sư của tôi xin đưa ra một số câu trả lời như sau:
* Cụ thể dấu hiệu của tội tiêu thụ tài sản như sau:
– Khách thể của tội phạm:
Đây là tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng, cũng như gây khó khăn cho việc phát hiện và điều tra, xử lý người phạm tội. Bên cạnh đó, hành vi của tội tiêu thụ tài sản còn gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, đối tượng tác động của tội phạm này chính là tài sản do người khác phạm tội mà có.
– Mặt khách quan của tội phạm
Tội tiêu thụ tài sản được thể hiện ở hành vi không có sự hứa hẹn trước mà vẫn chứa chấp, tiêu thụ tài sản, trong khi họ biết rõ tài sản này là do người khác phạm tội mà có.
+ Hành vi mà chứa chấp tài sản do chính người khác phạm tội mà có: Là việc cất giấu tài sản do phạm tội mà có ở nhà mình hoặc nơi mình ở, do người khác để nhờ,…
+ Việc tiêu thụ tài sản do chính người khác phạm tội mà có là: quá trình chuyển đổi những tài sản đó thông qua việc mua bán, trao đổi bằng hiện vật những tài sản đó.
Bên cạnh đó, tài sản được nhắc đến trong điều luật là những tài sản mà có được do chính hoạt động phạm tội mà có, chẳng hạn như: cướp, trộm, lừa đảo, tham ô,… Như vậy, ở đây người phạm tội không tham gia vào chính hoạt động phạm tội mà theo đó, họ chỉ chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Để thực hiện hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này cần phải được chú ý trên cả hai vấn đề sau:
+ Cá nhân có hành vi chứa chấp, tiêu thụ mà không có sự hứa hẹn trước, sự bàn bạc, thỏa thuận với người có tài sản có được do phạm pháp.
+ Người chứa chấp, tiêu thụ biết rõ tài sản này chính là tài sản hình thành do hoạt động phạm tội, tuy nhiên không biết tội phạm đó được xảy ra ở đâu, khi nào.
Đây chính là cơ sở giúp chúng ta có thể phân biệt có hay không có đồng phạm với những tội danh khác.
Thực tiễn trong công tác xét xử đã cho thấy, có nhiều trường hợp các cá nhân có hành vi thường xuyên thực hiện hành động chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, để trở thành cơ sở thường xuyên của việc cung cấp tiền của, lương thực,…cho bọn tội phạm và từ đó tạo nên điều kiện khác để bọn tội phạm căn cứ vào đó để hoạt động hoặc khích lệ, cổ vũ bọn tội phạm hoạt động thì điều này cũng bị coi là đồng phạm với vai trò chính là người giúp sức.
– Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm của tội tiêu thụ tài sản được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Người phạm tội có sự nhận thức đầy đủ, chính xác được tài sản mà mình chứa chấp, tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có, tuy nhiên do vụ lợi hoặc xuất phát từ động cơ khác nên vẫn chứa chấp, tiêu thụ.
– Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, được thực hiện bởi những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đã đạt độ tuổi theo luật định.
* Về hành vi của anh Nam:
– Khách thể của tội phạm:
Hành vi tiêu thụ của anh Nam gây khó khăn cho việc phát hiện và điều tra, xử lý người phạm tội. Bên cạnh đó, hành vi của tội tiêu thụ tài sản còn gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Mặt khách quan của tội phạm:
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà trong trường hợp biết rõ tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có. Trong trường hợp không biết được đó là tài sản do phạm tội có được thì việc tiêu thụ tài sản chỉ là 1 giao dịch dân sự thông thường, sau khi biết tài sản đó là tài sản phạm tội có được thì giao dịch dân sự này sẽ bị vô hiệu và các bên có nghĩa vụ trả lại cho nhau những gì đã nhận.
– Chủ thể của tội phạm: anh Nam năm nay đã trên 16 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật Hình sự. Theo quy định tại khoản 1 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm được quy định trong bộ luật này. Trong đó có tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Chủ quan của tội phạm: Hành vi của anh Nam chưa cấu thành tội tiêu thụ tài sản do không biết đó là tài sản đó phạm tội mà có được. Nếu có căn cứ chứng minh vô tội hãy cung cấp cho cơ quan điều tra. Việc xác minh sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội.
Căn cứ theo những thông tin mà anh Nam cung cấp thì hành vi của anh chưa cấu thành tội tiêu thụ tài sản. Ngoài ra, nếu anh có thắc mắc về cấu thành tội tiêu thụ tài sản, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn của luật sư tranh tụng.
Mức hình phạt đối với tội tiêu thụ tài sản
Chị Nga (Hà Nội) có câu hỏi:
Thưa luật sư, vừa qua anh trai tôi đã bị bắt trong khi vận chuyển ô tô từ Hà Nội đến Quảng Ninh. Bởi vì đây là chiếc xe do một người bạn của anh tôi trộm cắp mà có được. Anh tôi có biết đây là xe trộm cắp nhưng do gia đình tôi đang nợ nần nên anh đã vận chuyển chiếc xe này.
Vậy, tôi muốn hỏi, khi bị khởi tố về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thì mức hình phạt mà anh tôi phải nhận là như thế nào? Rất mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
>> Phạt tiền đối với tội tiêu thụ tài sản trong trường hợp nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Về câu hỏi của bạn, luật sư của chúng tôi xin đưa ra một số câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có xác định về mức hình phạt như sau:
Tại khoản 1 xác định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tiến hành phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc thi hành hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tại khoản 2: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu hành vi đó có thêm một trong các tình tiết tăng nặng được liệt kê sau đây:
+ Có tổ chức
+ Tài sản hoặc vật phạm pháp có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
+ Có tính chất chuyên nghiệp
+ Tiến hành thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm
– Khoản 3: Phạt tù từ 07 năm đến 10 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:
+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
Tại khoản 4: tiến hành phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu hành vi đó có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:
+ Tài sản hoặc vật phạm pháp có trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Tiến hành thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên
Tại khoản 5: Người phạm tội sẽ có thể còn bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tiến hành tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Do thông tin bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản do trộm cấp mà có được. Nên trong trường hợp này, tùy theo mức độ vi phạm mà anh trai bạn sẽ bị phạt tiền hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sư. Vì vậy, gia đình bạn cần yêu cầu anh trai thành khẩn khai báo, có sự hợp tác với cơ quan điều tra để từ đó được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu bạn còn thắc mắc về mức phạt của tội tiêu thụ tài sản, hãy gọi ngay Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết nhất.
Cách xử lý tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Chị Ngân (Hà Nội) đặt câu hỏi:
Thưa luật sư, mới đây tôi có một người bạn mua lại chiếc điện thoại từ một người quen. Tuy nhiên, sau một thời gian thì người bạn đó của tôi có nghe nói chiếc điện thoại mà bạn tôi mua lại này là do được một người khác ăn trộm.
Vây luật sư cho tôi hỏi bạn tôi có bị khởi tố về tội tiêu thụ tài sản không ạ? Cách xử lý tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có gì là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
>> Hình phạt cho hành vi tiêu thụ tài sản có tổ chức? Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Về câu hỏi của bạn, luật sư của tôi đã xem xét và đưa ra một số câu trả lời như sau
Tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
“1. Người nào mà không có sự hứa hẹn trước mà tiến hành chứa chấp, tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tiến hành phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp được liệt kê sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức
b) Có tính chất chuyên nghiệp
c) Tài sản hoặc vật phạm pháp có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
d) Có hành vi thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
đ) Tái phạm nguy hiểm”
Do đó, hành vi tiêu thụ tài sản do chính người khác phạm tội mà có thì sẽ bị xử phạt với từng mức phạt tương ứng với phần giá trị tài sản tiêu thụ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định “biết rõ là do người khác phạm tội mà có”. Chính vì vậy, chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này trong trường hợp đã biết rõ là tài sản mà mình tiêu thụ chính là tài sản do phạm tội mà có.
Trường hợp mà họ không biết được đó là tài sản do phạm tội có được, thì việc tiêu thụ chỉ được xác định là một giao dịch dân sự thông thường và sau khi biết phần tài sản đó là tài sản phạm tội mà có được, thì giao dịch dân sự này sẽ bị vô hiệu, đồng thời các bên có nghĩa vụ phải trả lại cho nhau những gì đã nhận (Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015).
Với trường hợp của bạn, người bạn của bạn có tiến hành mua một chiếc điện thoại mà hoàn toàn không biết đây chính là tài sản do phạm tội mà có. Chính vì vậy, các yếu tố này không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với bạn của bạn. Ngoài ra, nếu bạn còn băn khoăn về mức phạt đối với tội tiêu thụ tài sản, gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các luật sư.
Khi nào bị khởi tố về hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp
Chị Hà (Hà Nội) đặt câu hỏi:
Thưa luật sư, mới đây tôi có mua một chiếc xe máy với giá 20 triệu. Tuy nhiên, tại thời điểm mua thì tôi không biết đó là tài sản do bị mất cắp, lúc bị công an tại Hà Nội thu giữ thì tôi mới biết về việc này. Đến hiện tại, khi liên lạc lại với người đã bán xe cho tôi, thì tôi không liên lạc được và biết được họ đã bỏ trốn.
Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư là khi nào bị khởi tố vì tôi tiêu thụ tài sản do bị trộm cắp? Số tiền tôi đã bỏ ra để mua xe có thể lấy lại từ người bán thông qua địa chỉ thường trú không ạ? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
>> Khi nào bị khởi tố về hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
“1. Người nào có hành vi trộm cắp tài sản của người khác có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng tuy nhiên thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc tiến hành phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm
b) Đã bị kết án về tội phạm này hoặc về một trong các tội phạm được quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
c) Gây nên ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội
d) Tài sản đó chính là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và của gia đình họ
đ) Tài sản là di vật hoặc cổ vật…..”
Về các dấu hiệu cấu thành tội phạm này được xác định như sau:
– Đối với chủ thể thực hiện tội phạm:
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo đó:
“1. Người có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội mà Bộ luật này có quy định khác
2.Người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”
– Khách thể của tội phạm: Tội tiêu thụ tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu
Bên cạnh đó, nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội mà khi bị đuổi bắt có các hành vi chống trả để nhằm tẩu thoát gây chết hoặc có các hành vi làm bị thương người khác thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác.
– Mặt khách quan của tội phạm: ở tội tiêu thụ tài sản, mặt khách quan bao gồm: có sự lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà chính người quản lý tài sản không biết; các hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác…
– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm này được thực hiện bởi lỗi cố ý. Đồng thời, mục đích của người phạm tội ở tội phạm này là nhằm chiếm đoạt tài sản, đây là một dấu hiệu bắt buộc.
Do vậy, trong trường hợp bạn biết chiếc xe đó chính là phần tài sản do ăn trộm mà có nhưng bạn vẫn mua, thì khi đó bạn mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản của người khác do phạm tội mà có. Còn trường hợp mà bạn không biết vì một lý do nào đó (điều này phụ thuộc vào việc điều tra của cơ quan Công an) thì bạn sẽ không bị truy cứu vào tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Đối với số tiền bạn mua chiếc xe đó, sẽ được lấy lại từ người bán chỉ trong trường hợp mà bạn không phạm tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Với việc bạn biết địa chỉ của người bán thì khi đó bạn có thể liên hệ với người đó nhằm lấy lại số tiền đã mua xe, hoặc tiến hành trình báo đế cơ quan Công an tiến hành điều tra.
Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về cấu thành tội tiêu thụ tài sản, hãy liên hệ Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư.
Tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có và trách nhiệm chứng minh vô tội trong trường hợp này
Bạn Minh (Hà Nội) đặt câu hỏi: Tôi tên là Hoàng năm nay 26 tuổi đang kinh doanh một tiệm sửa chữa và buôn bán điện thoại trên địa bàn Hà Nội. Mấy hôm trước có một người bạn cùng làm nghề buôn bán điện thoại tên là Minh, có nhờ tôi bán giúp một chiếc Galaxy zfip . Vì tin tưởng t đã bán giúp cho một khách quen của cửa hàng mình.
Đến hôm nay tôi nhận được tin Minh bị bắt vì tội trộm cắp và chiếc điện thoại Minh nhờ t bán hộ là đồ trộm cắp mà có được. Tôi được biết nếu tôi không biết rõ nguồn gốc của tài sản mà Minh đã nhờ tôi tiêu thụ thì sẽ không phạm tội tiêu thụ tài sản. Tôi xin hỏi luật sư, để chứng minh mình vô tội thì tôi cần phải làm gì? Tôi xin cảm ơn.
>> Làm sao để chứng minh không phạm tội tiêu thụ tài sản? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Về câu hỏi của bạn, luật sư của chúng tôi đã xem xét và đưa ra một số câu trả lời như sau:
* Về xử lý hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định như sau:
Tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có xác định:
1. Người nào mà không có sự hứa hẹn trước mà tiến hành chứa chấp, tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tiến hành phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp được liệt kê sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức
b) Có tính chất chuyên nghiệp
c) Tài sản hoặc vật phạm pháp có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
d) Có hành vi thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
đ) Tái phạm nguy hiểm
Như vậy, đối với các hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì sẽ bị xử phạt với từng mức phạt tương ứng và với từng giá trị tài sản tiêu thụ theo quy định trên. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định “biết rõ là do người khác phạm tội mà có, điều này có nghĩa là chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này trong trường hợp mà biết rõ đó là tài sản mà mình tiêu thụ chính là tài sản do phạm tội mà có.
Với trường hợp không biết được đó chính là tài sản do phạm tội mà có thì việc tiêu thụ chỉ được xem là một giao dịch dân sự thông thường và sau khi biết tài sản đó chính là tài sản phạm tội có được thì giao dịch dân sự này sẽ bị tuyên bố vô hiệu, đồng thời các bên có nghĩa vụ trả lại cho nhau những gì đã nhận.
– Về việc chứng minh vô tội trong trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: Tại Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 ghi nhận trách nhiệm xác như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng sẽ không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, khi có các căn cứ chứng minh mình vô tội thì bạn có thể cung cấp cho cơ quan điều tra. Nếu không, việc điều tra và xác minh sẽ hoàn toàn thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra. Với trường hợp không đủ, cũng như không thể làm sáng tỏ căn cứ để tiến hành buộc tội, kết tội theo trình tự và thủ tục do Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định thì cơ quan, cũng như người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ phải kết luận người bị buộc tội không có tội theo quy định của nguyên tắc suy đoán vô tội.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về câu hỏi “Tội tiêu thụ tài sản”, “cấu thành tội tiêu thụ tài sản”, “mức hình phạt đối với tội tiêu thụ tài sản”… theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp bạn có thắc mắc nào liên quan đến tội tiêu thụ tài sản, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư của Tổng đài pháp luật hỗ trợ và giải đáp cụ thể một cách hiệu quả nhất nhé.