Tội đầu cơ là hành vi mua vét hàng hóa, lợi dụng lúc thiên tai, dịch bệnh… để mua vét hàng hóa và bán ra nhằm mục đích thu lợi nhuận. Mức xử phạt tội đầu cơ được quy định như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật giải đáp trong bài viết sau đấy. Nếu bạn còn có thắc mắc chưa hiểu muốn nhận được sự tư vấn luật hình sự từ luật sư, hãy liên hệ ngay qua hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
>> Tội đầu cơ bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Thế nào là tội đầu cơ theo Bộ luật hình sự?
Đầu cơ là một hành vi trái pháp luật và được quy định trong bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tội đầu cơ là tội phạm vật chất nghĩa là khi người phạm tội thực hiện hành vi và đã thu lợi bất chính với 1 số tiền nào đó. Hành vi thu lợi bất chính thể hiện rõ sự thiệt hại của những người bị thu lợi có thiệt hại về tài sản. Như vậy, Hành vi này bị pháp luật cấm và xử lý nghiêm nếu có trường hợp vi phạm.
Đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như: Cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của các loại hàng hóa này.
Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi đầu cơ với mục đích nhằm thu lợi bất chính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ.
Cụ thể, người nào có hành vi nhằm thu lợi bất chính từ việc lợi dụng tình hình khan hiếm của hàng hóa hoặc tạo ra tình trạng khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế để mua vét hàng hóa thuộc các danh mục mặt hàng bình ổn giá thì có thể bị xử lý về Tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. .
Tóm lại, hành vi đầu cơ thông qua việc lợi dụng tình hình khan hiếm của hàng hóa trong tình trạng thiên tai, dịch bệnh,… thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm theo quy định. Tội đầu cơ xét theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2019 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ. Tội đầu cơ là tội phạm rất nghiêm trọng được quy định tại điểm c khoản 1 điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có hình phạt tù đến 15 năm.
>> Xem thêm: Tội đánh bạc lần đầu bị xử lý thế nào? Luật hình sự mới nhất
Các yếu tố cấu thành tội đầu cơ
Chị Nhài (Lạng Sơn) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc sau cần luật sư giải đáp. Tôi là Nhài năm nay 34 tuổi. Hiện tại tôi là trưởng thôn của thôn X. Ngày 17/6/2022, tôi có đi họp đại biểu và tiến hành bầu cử chủ tịch xã mới và có đưa ra 3 ứng viên trong đó có ông Trường. Ông bị mọi người đồn thổi là trước đây đã bị xử lý về tội đầu cơ nên cần xem xét để bầu cử.
Tôi chưa hiểu rõ thế nào là tôi đầu cơ. Vậy tôi muốn hỏi các yếu tố để xác định tội đầu cơ là gì? Xin cảm ơn luật sư!
>> Các yếu tố cấu thành tội đầu cơ, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Thưa chị Nhài, cảm ơn chị đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Phân tích các yếu tố cấu thành tội đầu cơ
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội đầu cơ có những dấu hiệu sau đây:
+ Người phạm tội có hành vi lợi dụng vào tình hình khan hiếm hoặc cố tình tạo ra sự khan hiếm hàng hóa bằng một cách giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế để thực hiện hành vi mua vét hàng hóa (được coi là khan hiếm) có số lượng lớn nhằm bán lại để thu lợi bất chính.
+ Lợi dụng tình hình khan hiếm. Được hiểu là do những điều kiện, những hoàn cảnh nhất định như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mà một số loại hàng hóa không đủ để cung ứng cho thị trường dẫn đến hàng hóa đó sẽ bị khan hiếm, người phạm tội đã thực hiện hành vi mua vét những hàng hóa bị coi khan hiếm đó nhằm bán lại để vì mục đích thu lợi bất chính.
+ Tạo ra sự khan hiếm giả tạo sẽ được hiểu là khi đang trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc những khu vực gặp những tình hình khó khăn về kinh tế, mặc dù các loại hàng hóa này là cần thiết nhưng không bị thiếu nhưng người phạm tội lại lợi dụng tình hình này người phạm tội đã tích trữ hàng hóa, găm hàng để tạo ra sự khan hiếm giả tạo để mua vét hàng hóa nhằm để bán lại thu lợi bất chính.
+ Mua vét hàng hóa được hiểu là hành vi người phạm tội mua hàng để dự trữ với mục đích chờ giá cao lên hoặc đẩy giá hàng hóa cao lên để bán thu lợi bất chính.
+ Số lượng hàng hóa là đối tượng tác động của tội đầu cơ phải là có số lượng lớn (theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền). Nếu số lượng hàng hóa không lớn thì không đủ yếu tố cấu thành tội này. Việc có bán lại hàng hóa được hay chưa, đã có thể thu lợi hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành bắt buộc.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm. Việc mua vét hàng hóa bán lại để nhằm thu lợi bất chính như nêu ở trên mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc gây ra hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể được thể hiện như là: làm rối loạn thị trường, đẩy giá cả tăng vọt lên dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được giá cả của hàng hóa, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, gây hoang mang lo sợ trong một số bộ phận nhân dân hoặc gây chết nhiều người do không đủ điều kiện để khắc phục tình trạng dịch bệnh vì thuốc điều trị bị khan hiếm bởi hoặt động đầu cơ…
Khách thể
Người phạm tội khi thực hiện hành vi đầu cơ nêu trên sẽ xâm phạm đến hoạt động quản lý thị trường và các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là sai, là trái với quy định của pháp luật và bị pháp luật cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi đến cùng.
Mục đích của tội phạm là thực hiện hành vi đầu cơ để nhằm bán lại thu lợi bất chính là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Nếu như việc mua vét hàng hóa mà không có mục đích bán lại để thu lợi bất chính như mua vét để cứu trợ, mua vét để tặng cho các tổ chức, các cá nhân với mục đích từ thiện, nhân đạo thì không cấu thành tội này.
Chủ thể
Chủ thể của tội đầu cơ là bất kỳ người nào, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì đối với tội đầu cơ thì người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là những phân tích cấu thành tội phạm của tội đầu cơ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp chị xác định được thê snaof là tội đầu cơ. Nếu như trong quá trình tìm hiểu mà chị còn có thắc mắc gì về tội này, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.
>> Xem thêm: Tội xâm phạm chỗ ở bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
Mức xử phạt tội đầu cơ
Xử phạt vi phạm hành chính tội đầu cơ
Anh Hòa (Long An) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi sau đây cần luật sư giải đáp. Tôi là Hòa, năm nay 29 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Long An. Ngày 18/12/2021, trong lúc đang dịch bệnh covid diễn ra ngày càng phức tạp, gia đình anh Hải đã bỏ ra số tiền 50 triệu và mua hết tất cả gạo trong khu vực lân cận huyện của tôi.
Khi tình hình lương thực khan hiếm vì dịch, anh Hải lại đưa số gạo ấy ra và bán với giá cao thu lợi nhuận 200.000.000 đồng (theo lời kể của vợ anh Hải). Vì bất đồng về hành vi của anh Hải và có qua nói với anh Hải thì tôi bị anh Hải đánh và bị thương tích 12%.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi của anh Hải như thế bị vi phạm về những lỗi gì? Xin cảm ơn luật sư!
>>Xử phạt vi phạm hành chính tội đầu cơ như thế nào? Xin liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của luật sư!
Thưa anh Hòa, cảm ơn anh đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi. Vấn đề của anh chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, phân tích về hành vi vơ vét gạo của anh Hải
Mặt khách quan:
Anh Hải đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để mua vét, tích trữ với số lượng lớn gạo, lương thực phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong mùa dịch. Anh Hải là như vậy là có mục đích, có hành vi không đúng theo quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Hậu quả ở đây thì anh Hải đã thu được số tiền được 150.000.000 đồng.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Anh Hải đã biết hành vi của mình là sai, là vi phạm pháp luật mà vẫn làm. Mục đích của anh Hải ở đây là để thu lợi nhuận từ việc lợi dụng sự khan hiếm và tình hình dịch bệnh.
Khách thể:
Khách thể của tội phạm là anh Hải thực hiện hành vi đầu cơ nêu trên sẽ xâm phạm đến hoạt động quản lý thị trường và các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế.
Chủ thể:
Anh Hải là người trên 16 tuổi vì đã lập gia đình và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Khi anh Hải thực hiện hành vi thì hoàn toàn tỉnh táo và không bị ai cưỡng ép, đe dọa hay dùng vũ lực.
Từ những phân tích mà chúng tôi đã nêu ở trên có thể thấy anh Hải đã có hành vi đầu cơ. Nghĩa là hành vi tích trữ, mua vét hàng hóa và lợi dụng tình trạng dịch bệnh, tình trạng khan hiếm của hàng hóa để bán ra thị trường nhằm thu được mục đích là lợi nhuận
Với hành vi của anh Hải là thu lợi 150.000.000 đồng theo điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Từ đó hành vi của anh Hải sẽ bị xử phạt hành chính cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
“Điều 31. Hành vi đầu cơ hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm của hàng hóa hoặc cố tình tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để thực hiện hành vi mua vét, hành vi mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm để bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hàng hóa thuộc danh mục là hàng hóa bình ổn giá hoặc hàng hóa thuộc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả của hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc những diễn biến bất thường khác.
2. Áp dụng hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.”
Ngoài hình thức xử phạt tiền ra thì người thực hiện hành vi nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
+ Tịch thu tang vật, hàng hóa đối với hành vi vi phạm của người phạm tội;
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
+ Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, hành vi của anh Hải là đã thực hiện hành vi mua 50.000.000 đồng gạo và lợi dụng tình trạng khan hiếm và tình trạng dịch bệnh để bán ra với mức 200.000.000 đồng. Căn cứ vào khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ/CP anh Hải có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra anh Hải còn bị áp dụng hình phạt bổ sung quy định tại khoản 5 điều này.
Thứ hai, hành vi đánh người gây thương tích 125 của anh Hải thì giải quyết như thế nào
Hành vi của anh Hải là đã đánh anh Hòa và gây thương tích 12%. Xét theo góc độ pháp luật về hành vi cố ý gây thương tích như sau:
Mặt khách quan:
Hành vi của anh Hải là hành vi dùng vũ lực để giải quyết vấn đề có nghĩa anh Hải đã đánh anh Hòa do mâu thuẫn nhỏ và gây hậu quả là thương tích 12%
Mặt chủ quan:
Hành vi của anh Hải được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Anh Hải biết rõ hành vi của mình là sai, là trái với pháp luật, là gây nguy hiểm cho người khác nhưng anh Hải vẫn làm, vẫn cố ý thực hiện. Mục đích của anh Hải ở đây là cố tình gây tổn hại về sức khỏe của anh Hòa.
Chủ thể của tội phạm:
Anh Hải đã trưởng thành và trên 14 tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Khách thể:
Người phạm tội đã trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.
Từ những phân tích mà chúng tôi nêu trên có thể thấy anh Hải đã có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác. Trong trường hợp này anh Hải đã gây thương tích cho anh Hòa là 12% căn cứ theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về mức hình phạt đối với anh Hải sẽ là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tội phạm ở khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đây là tội phạm khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Như vậy, nếu anh Hòa có yêu cầu khởi tố hay có làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thì anh Hải mới bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Từ những phân tích mà chúng tôi đã đưa ra ở trên ở đây anh Hải phạm 2 lỗi: Lỗi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác và lỗi đầu cơ. Nếu anh Hòa còn có thắc mắc về mức xử phạt hành chính đối với tội đầu cơ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Tội bắt giữ người trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đầu cơ
Anh Bình Quê (Lào Cai) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc như sau cần được luật sư giải đáp cho tôi. Tôi hiện đang làm việc ở Lào Cai. Ngày 13/7/2022, chủ tịch ủy ban nhân dân xã của tôi có lợi dụng chức vụ của mình để mua lại hết tất cả nguyên vật liệu xây dựng nhà ở tại địa phương với giá 50.000.000 đồng.
Khi thiên tai xảy ra, những người dân rất cần nguyên vật liệu đó để xây dựng lại nhà ở. Tuy nhiên, qua quá trình tìm mua nguyên vật liệu tại địa phương không có vì bị Chủ tịch xã thu mua lại hết. Bây giờ, người dân muốn mua lại thì chủ tịch xã bán giá rất đắt. Người dân phải mua lại những nguyên vật liệu đó và chủ tịch xã thu lợi 200.000.000 đồng.
Như vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi của chủ tịch xã có phải là lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để mua vét nguyên vật liệu để bán lại với giá đắt như vậy bị xử phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
>> Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đầu cơ, liên hệ ngay 1900.6174.
Phần trả lời của luật sư!
Thưa anh Bình, cảm ơn câu hỏi của anh đã đưa ra cho chúng tôi. Theo quy định của pháp luật về vấn đề của anh Bình nêu trên chúng tôi xin giải quyết giúp anh Bình như sau:
Hành vi của chủ tịch xã này đó là đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để mua vét hết những nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương. Hành vi của chủ tịch xã đã gây ảnh hưởng đến những gia đình khi muốn mua nguyên vật liệu thì không có để mua tại địa phương.
Mục đích chính của chủ tịch xã là Mua vét nguyên vật liệu như vậy để khi nhân dân trong địa phương mình cần thì chỉ có mình mới có và bán ra để thu lại lợi nhuận cao hơn. Lợi dụng tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu nhằm thu lợi từ việc bán của mình.
Hành vi của chủ tịch xã được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Chủ tịch xã biết hành vi của mình là sai, bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, chủ tịch xã còn lấy chức vụ mà mình đang giữ để thực hiện hành vi một cách dễ dàng và có chủ đích.
Vì là chủ tịch của 1 xã nên chắc chắn đã trên 16 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và hành vi dân sự. Khi thực hiện hành vi hoàn toàn tỉnh táo và lường trước được hậu quả xảy ra.
Từ những phân tích cũng như đánh giá mà chúng tôi đã đưa ra có thể kết luận Hành vi này đã phạm tội đầu cơ được quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Mức xử phạt đối với tội này được quy định như sau:
“1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có thể thấy để có thể truy cứu trách nhiệm đối với người phạm tội thì mức đầu cơ của người phạm tội nhằm thu lợi bất chính phải từ 100.000.000 đồng trở lên. Mức xử phạt thấp nhất đối với lỗi này đó là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng và mức xử phạt cao nhất đối với lỗi này là từ 7 năm đến 15 năm tù giam.
Từ quy định pháp luật mà chúng tôi đã đưa ra ở trên có thể căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về mức hình phạt là từ 03 năm đến 07 năm tù với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi đầu cơ.
Như vậy, chủ tịch xã của anh Bình có thể bị phạt với mức phạt tù thấp nhất là 03 năm và cao nhất là 07 năm. Ngoài ra căn cứ theo khoản 4 điều này thì chủ tịch xã còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 05 năm.
Từ những phân tích mà chúng tôi đã nêu ra ở trên đã giải quyết vấn đề thắc mắc của anh Bình. Nếu trong quá trình tìm hiểu về tội đầu cơ, anh Bình còn có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.
>> Xem thêm:Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn theo quy định mới nhất năm 2022
Một số câu hỏi liên quan đến tội đầu cơ
Xử lý hành vi đầu cơ, tích trữ xăng dầu
Anh Tiến (Nghệ An) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi sau đây cần được luật sư giải đáp. Tôi là Tiến, hiện đang kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Do tình hình những ngày vừa qua giá xăng dầu tăng quá cao nên tôi đã tạm dừng hoạt động để đảm bảo tránh bị thua lỗ.
Lợi dụng tình trạng xăng dầu ngày càng tăng nên anh Bắc đã tích trữ 2.000.000 lit xăng dầu với giá trị là hơn 600.000.000 đồng với giá cả hiện tại. Khi tôi hỏi, anh Bắc bảo xăng ngày càng tăng, anh Bắc tích trữ để khi xăng lên giá cao hơn để bán ra thị trường nhằm kiếm thêm thu nhập.
Vậy luật sư có thể cho tôi hỏi hành vi tích trữ xăng dầu như thế có vi phạm pháp luật không? Hành vi của anh Bắc xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!
>> Hành vi đầu cơ, tích trữ xăng dầu bị xử lý như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời câu hỏi của Luật sư!
Thưa anh Tiến, cảm ơn anh Tiến đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi. Với vấn đề của anh Tiến, chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết sau đây:
Thứ nhất, phân tích hành vi của anh Bắc
Mặt khách quan:
Hành vi của anh Bắc ở đây là đã tích trữ xăng dầu vì anh Bắc thấy rằng giá trị của xăng, dầu còn lên nên đã cố ý tích trữ và không bán ở thời điểm này vì sợ thua lỗ và đã ngừng cung cấp xăng, dầu nhằm mục đích khác.
Mặt chủ quan:
Hành vi cất trữ xăng dầu của anh Bắc được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Anh Bắc biết rõ hành vi mà mình làm là sai, hành vi cất trữ xăng dầu như vậy là không đúng với quy định và bị pháp luật cấm nhưng anh Bắc vấn thực hiện hành vi. Mục đích cuối cùng của anh Bắc đó là chờ lúc nào xăng, dầu tăng giá rồi tiếp tục cung cấp ra thị trường nhằm tránh thua lỗ mà còn thu được thêm lợi nhuận cao.
Khách thể của tội phạm:
Người phạm tội khi thực hiện hành vi đầu cơ nêu trên sẽ xâm phạm đến hoạt động quản lý thị trường và các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế. Ở đây anh Bắc đã lợi dụng tình trạng khó khăn về kinh tế để thực hiện hành vi tích trữ
Chủ thể:
Anh Bắc năm nay cũng trên 16 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Khi thực hiện hành vi thì anh Bắc hoàn toàn tỉnh táo và không có dấu hiệu bị cưỡng ép, đe dọa dùng vũ lực hay bị dùng vũ lực.
Từ những phân tích mà chúng tôi đã nêu ở trên có thể thấy hành vi này của anh Bắc đã đủ điều kiện để cấu thành tội đầu cơ theo quy định tại điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mức xử phạt đối với hành vi này sẽ dựa trên căn cứ số tài sản trị giá bao nhiêu tiền mà anh Bắc cất trữ và dựa trên tính chất nguy hiểm và tính chất thiệt hại mà hành vi của anh Bắc gây ra.
Thứ hai, hình phạt đối với anh Bắc như sau:
Với mức đầu cơ về xăng dầu của anh bắc là 2.000.000 lit xăng giầu và giá trị hơn 600.000.000 đồng nên căn cứ tại khoản 1 điều 196 quy định về mức xử phạt như sau:
“1.Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”
Theo căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về mức phạt đối với anh Bắc có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mức phạt cụ thể là bao nhiêu còn căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà anh Bình gây ra. Mức cụ thể sẽ chờ vào kết luận của cơ quan điều tra cũng như bản án cuối cùng mà tòa án tuyên cho anh Bắc.
Với những phân tích mà chúng tôi đã đưa ra ở trên đã giải quyết cho anh Tiến 2 vấn đề liên quan đến tội đầu cơ. Nếu như trong cuộc sống cũng như trong quá trình tìm hiểu về các quy định của pháp luật mà có cảm thấy thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
Xử lý hành vi đầu cơ đất
Anh Toàn (Thanh Hóa) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi sau đây cần được giải đáp. Tôi là Toàn năm nay 49 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc ở Thanh Hóa. Trong quá trình làm ăn tôi có quen 1 người tên Khôi 39 tuổi cũng ở Thanh Hóa.
Lợi dụng tình trạng hiện nay đất đang sốt Khôi đã đẩy giá cả mảnh đất của ông X lên gấp 5 lần và làm tôi có ý định mua nó không thể tiếp tục mua được vì giá rất cao.
Nhận thấy hành vi đẩy giá đất của Khôi là sai quy định nên luật sư cho tôi hỏi như sau: Hành vi đẩy, thổi giá đất lên như thế bị xử lý như thế nào? Tôi có thể nộp đơn ở đâu và ai có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Xin cảm ơn Luật sư.
>> Hành vi đầu cơ đất bị xử lý như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư!
Thưa anh Toàn, cảm ơn anh Toàn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Vấn đề của anh Toàn chúng tôi xin giải quyết như sau:
Thứ nhất, xử phạt với hành vi của anh Khôi như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ thì cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính khi có một trong những hành vi sau đây “Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không chính xác hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình thực hiện việc môi giới”. Mức phạt tiền đối với hành vi này là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, cá nhân vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi gây thiệt hại đến tài sản của người khác khi có một trong các hành vi “Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua,bán nhà, đất hoặc các tài sản khác” (căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ).
Căn cứ vào quy định trên trong trường hợp này anh khôi có thể bị xử phạt với mức tiền từ 42 triệu đồng đến 55 triệu đồng. Tùy thuộc và mức độ vi phạm của hành vi của anh Khôi để pháp luật đưa ra mức xử phạt hợp lý đối với lỗi vi phạm của anh Khôi.
Đối với trường hợp làm sốt ảo giá đất để bán nhằm thu lợi nhuận coa hơn thực tế thì người phạm tội nếu có đủ các căn cứ về tội phạm như mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể thì người phạm tội còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
Người phạm tội có hành vi tạo giá “sốt ảo” giá đất thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Khi đó, tùy vào mức độ mà tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự với các hình thức như phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù.
Thứ hai, tố cáo hành vi đầu cơ tạo giá “sốt ảo” đất
Nội dung đơn tố cáo
Để thực hiện tố cáo hành vi đầu cơ tạo giá “sốt ảo” đất đai, người làm đơn tố cáo cần đảm bảo thể hiện rõ những nội dung sau đây:
Về phần kính gửi:
Người làm đơn cần thể hiện rõ tên cơ quan tiếp nhận đơn, hồ sơ. Phần thông tin người tố cáo và người bị tố cáo bao gồm đầy đủ các nội dung sau: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; Số chứng minh nhân dân hoặc Số thẻ Căn cước công dân cùng với ngày cấp và nơi cấp; Địa chỉ đăng ký thường trú; Địa chỉ liên hệ; Số điện thoại liên lạc.
Lý do thực hiện việc tố cáo:
Người làm đơn cần ghi rõ những diễn biến cụ thể về sự việc mà mình muốn tố cáo (thời gian bắt đầu và kết thúc hành vi, địa điểm và cách thức đối tượng thực hiện hành vi đầu cơ, các đối tượng liên quan đến việc đầu cơ của người bị tố cáo, người làm chứng,…)
Về yêu cầu giải quyết tố cáo:
Phần này người viết đơn sẽ thể là mục đích của việc viết đơn tố cáo. Có thể là yêu cầu người bị tố cáo sẽ chấm dứt hành vi đầu cơ; có thể người làm đơn tố cáo yêu cầu hoàn trả lại số tiền mà người bị tố cáo có được do hành vi đầu cơ tạo giá “sốt ảo”,…
Thủ tục thực hiện
Đầu tiên, người làm đơn tố cáo chuẩn bị hồ sơ bao gồm đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ, các giấy tờ nhân thân đưa đến Cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra vụ việc đẩy giá đất.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày tiếp nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì cơ quan Công an trong phạm vi và trách nhiệm của mình sẽ kiểm tra, xác minh nguồn tin và ra quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Nếu sự việc tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc xét thấy cần phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn, nhưng sẽ không quá hai tháng.
Thẩm quyền giải quyết
Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, các chủ thể có trách nhiệm giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm:
+ Cơ quan điều tra giải quyết theo thẩm quyền điều tra của mình.
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền điều tra của mình.
Viện kiểm sát giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Trên đây là nội dung của đơn, thủ tục và trình tự giải quyết đơn cũng như thẩm quyền giải quyết 1 vụ án hình sự. Nếu anh Toàn có còn thắc mắc về những vấn đề liên quan đến thủ tục tố cáo tội đầu cơ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tranh tụng tư vấn miễn phí.
Đầu cơ khẩu trang y tế có bị phạt tù hay không?
Chị Giang (Hà Nam) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi sau cần được luật sư giải đáp? Tôi năm nay 34 tuổi là bác sĩ và đang làm việc tại 1 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Hiện nay tình hình dịch bệnh diễn ra rất phức tạp và khẩu trang y tế là 1 trang thiết bị không thể thiếu cho con người để phòng chống đại dịch.
Vì vậy, hiện tại có những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đầu cơ, tích trữ khẩu trang để bán với giá cao gấp nhiều lần. Vậy, luật sư cho tôi hỏi tội đầu cơ khẩu trang y tế xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
>> Đầu cơ khẩu trang y tế có bị phạt tù hay không? Xin liên hệ 1900.6174
Phần trả lời của luật sư!
Thưa chị Giang, cảm ơn chị đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của luật sư chúng tôi, với vấn đề thắc mắc của chị thì chúng tôi xin giải quyết như sau:
Khẩu trang y tế là một trong những mặt hàng bình ổn giá và thiết yếu khi đại dịch covid-19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. các thiết bị y tế nói chung và khẩu trang nói riêng đang bị thiếu hụt trầm trọng. Đồng nghĩa với việc giá trị mặt hàng này sẽ bị đẩy lên cao, quá đó sẽ xuất hiện nhu cầu đầu cơ trong ngắn hạn của các cá nhân và tổ chức.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực buôn bán trang thiết bị y tế có hành vi đầu cơ này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về mức xử phạt đối với tội đầu cơ:
“1. Người nào có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tự mình tạo ra sự khan hiếm hoặc có hành vi giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc dựa vào tình hình khó khăn về kinh tế thực hiện hành vi mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm để bán lại và thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa đó trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ hàng hóa có giá trị lợi nhuận từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Người phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì có thể bị xử phạt phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Người phạm tội do lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
c) Người phạm tội đã lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Đối với hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Nhằm mục đích thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Có hành vi tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, áp dụng hình phạt là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Nếu cá nhân có hành vi về tội đầu cơ đối với khẩu trang y tế nếu xét thấy đủ căn cú sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự thông thường. Mức xử phạt thấp nhất đối với lỗi này đối với cá nhân là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mức phạt cao nhất đối với tội đầu cơ có thể từ 07 năm đến 15 năm. Mức phạt bao nhiêu còn tùy vào mức độ nguy hiểm và hậu quả mà hành vi của người phạm tội gây ra.
Trường hợp tội đầu cơ về khẩu trang y tế chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính cụ thể như sau:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ/CP quy định:
Điều 31. Hành vi đầu cơ hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm của hàng hóa hoặc cố tình tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để thực hiện hành vi mua vét, hành vi mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm để bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hàng hóa thuộc danh mục là hàng hóa bình ổn giá hoặc hàng hóa thuộc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả của hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc những diễn biến bất thường khác.
2. Áp dụng hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng.
3. Áp dụng hình phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp mà hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp mà hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài hình thức xử phạt tiền ra thì người thực hiện hành vi nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
+ Tịch thu tang vật, hàng hóa đối với hành vi vi phạm của người phạm tội;
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
+ Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy tội đầu cơ khẩu trang y tế là một hành vi pháp luật cấm. Nếu như hành vi đầu cơ khẩu trang y tế thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành tội đầu cơ theo quy định tại điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì xử lý theo bộ luật Hình sự.
Nếu hành vi đầu cơ khẩu trang y tế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ/CP.
Qua đây, chúng tôi đã trả lời câu hỏi của chị Giang 1 cách đầy đủ và chi tiết nhất. Nếu trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật chị chưa hiểu vấn đề tội đầu cơ, hãy trực tiếp liên hệ tới hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ pháp luật miễn phí.
>> Xem thêm: Tội mua bán người bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Tội đầu cơ là một tội phạm rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất của người tiêu dùng cũng như sự quản lý về giá cả của nhà nước. Nếu bạn còn có những thắc mắc về tội đầu cơ hay những vấn đề pháp luật khác có liên quan hãy liên hệ trực tiếp đến cho Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các luật sư giàu kinh nghiệm.