Tội bức tử – Hình phạt của tội bức tử theo quy định pháp luật

Tội bức tử là gì? Cấu thành tội bức tử như thế nào? Mức hình phạt đối với tội bức tử như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc về vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được luật sư hỗ trợ tư vấn kịp thời. 

>> Hình phạt đối với tội bức tử như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

toi-buc-tu

Tội bức tử là gì?

Thứ nhất, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội bức tử có thể được hiểu là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát.

Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội bức tử như sau:

“1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.”

Thứ hai, theo như quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm tới cơ

quan nhà nước có thẩm quyền.

Chủ thể của tố giác tội phạm phải là cá nhân. Đồng thời, người tố giác phải là người cho rằng có hành vi vi phạm pháp luật và phải có “dấu hiệu của tội phạm”. Hiện nay thì pháp luật cũng đã đặt ra trách nhiệm đối với người tố giác với nội dung mà họ tố giác. Trong trường hợp phát hiện người tố giác cố ý khai sai sự thật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp này thì hành vi của vợ chồng em trai anh có thể được coi là phạm tội bức tử bố của anh. Đồng thời nếu anh thấy có dấu hiệu tội phạm thì anh có thể tố giác hai người họ lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác như: cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát.

Mọi thắc mắc liên quan đến tội bức tử, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để kết nối với các luật sư, chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm và lăng nghe tư vấn luật hình sự.

Cấu thành tội bức tử

Anh Tiến có câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có tình huống như sau: Tôi sống chung với bạn gái mình và con riêng của cô ấy (cháu bé năm nay 14 tuổi). Trong quá trình sống với nhau thì giữa tôi và cháu bé thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Vì vậy, tôi và bạn gái thường xuyên đánh đập và không cho cháu ăn cơm. Ngoài ra, chúng tôi cũng có lớn tiếng quát mắng và lăng nhục cháu.

Gần đây, chúng tôi có đánh con bé bị thương nặng và đuổi cháu bé ra khỏi nhà. Chiều hôm đấy, chúng tôi nhận được tin là con bé có uống thuốc ngủ để tự sát và đã được dân làng đưa đi cấp cứu kịp thời. Hiện giờ sức khỏe cháu đã ổn định.

Ông bà nội của cháu bé đã biết tin và có ý định tố cáo chúng tôi với tội bức tử làm cho cháu phải tự sát. Vậy luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp này hành vi của chúng tôi có được coi là phạm tội bức tử không? Tôi cảm ơn luật sư ạ.

>> Cấu thành tội bức tử như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tiến, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật của chúng tôi. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu về trường hợp của anh chị thì chúng tôi xin trả lời như sau:

* Theo như quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành để cấu thành tội bức tử thì hành vi phạm tội phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:

– Thứ nhất về mặt chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội bức tử có thể là bất kỳ ai khi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Bên cạnh đó thì nạn nhân trong trường hợp này thường có mối quan hệ lệ thuộc nhất định với tội phạm nên có thể coi đây là chủ thể đặc biệt.

– Thứ hai về mặt khách thể của tội phạm: thì hành vi phạm tội này phải xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người khác. Đồng thời thì hành vi phạm tội của tội phạm này phải gián tiếp xâm phạm đến quyền sống của nạn nhân.

– Thứ ba về mặt khách quan của tội bức tử: theo như quy định hiện nay của Bộ luật hình sự thì một người bị coi là phạm tội bức tử khi thực hiện các hành vi như: Đối xử tàn ác với nạn nhân, thường xuyên ức hiếp nạn nhân, ngược đãi nạn nhân, làm nhục nạn nhân, … Hậu quả của việc này là làm cho nạn nhân muốn tự sát.

+ Đối xử tàn ác với nạn nhân được hiểu là việc người phạm tội đã có những hành vi như đối xử tàn nhẫn, gây đau khổ cho người bị hại khi họ phải sống lệ thuộc vào mình. Sự đau khổ của nạn nhân có thể được xác định từ mặt thể xác hoặc đau khổ về tinh thần trước khi tự sát.

+ Thường xuyên ức hiếp nạn nhân: Được xác định là những hành vi dựa vào quyền hành, sức mạnh cũng như khả năng kinh tế để ức hiếp, đè nén buộc người bị hại phải chịu đựng những bất công, phi lý do tội phạm gây ra mà không dám phản kháng. Chú ý hành vi này phải xảy ra thường xuyên thì mới được coi là hành vi phạm tội.

+ Hành vi ngược đãi nạn nhân được hiểu là việc người phạm tội có hành vi đối xử với nạn nhân một cách tàn ác và đi ngược lại với những quy tắc xử sự, chuẩn mực chung của xã hội và truyền thống dân tộc.

+ Làm nhục nạn nhân được hiểu là hành vi của tội phạm làm cho người bị hại bị tổn thương về danh dự, nhân phẩm bằng những lời nói hoặc hành động xúc phạm đến họ.

Lưu ý: hậu quả của việc nạn nhân tự sát có chết hay không, không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Mà chỉ được coi là một yếu tố để xác định khung hình phạt cho hành vi phạm tội.

Thứ tư, về mặt chủ quan: Lỗi trong tội phạm này có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Tuy nhiên, lỗi này chính là nguyên nhân và động lực khiến cho nạn nhân có suy nghĩ tiêu cực, bế tắc và dẫn đế tự sát.

+ Trong đó lỗi cố ý được hiểu là việc người phạm tội biết hành vi đó của mình có thể làm cho người bị lệ thuộc vào mình sẽ có những suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến tự sát nhưng vẫn muốn hoặc không muốn nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Lỗi vô ý thể hiện ở việc người phạm tội biết hành vi của mình có thể làm cho người lệ thuộc vào mình suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tự tử. Nhưng vẫn tự tin rằng có thể ngăn chặn hoặc người đó không biết sẽ xảy ra hậu quả người bị hại tự tử mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước được.
* Về hành vi của anh Tiến và vợ:

– Về chủ thể: Anh Tiên và vợ là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Bên cạnh đó thì nạn nhân là cháu bé trong trường hợp này thường có mối quan hệ lệ thuộc nhất định với tội phạm nên có thể coi đây là chủ thể đặc biệt.

– Về khách thể: hành vi của anh Tiến và vợ xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người khác. Đồng thời thì hành vi phạm tội của tội phạm này gián tiếp xâm phạm đến quyền sống của nạn nhân.

– Về mặt khách quan : theo như anh cung cấp hành vi của anh và vợ có các dấu hiệu :Đối xử tàn ác với nạn nhân, thường xuyên ức hiếp nạn nhân, ngược đãi nạn nhân, làm nhục nạn nhân, … Hậu quả của việc này là làm cho nạn nhân là cháu bé muốn tự sát.

– Về mặt chủ quan: Lỗi của anh Tiến và vợ là lỗi cố ý. Lỗi này chính là nguyên nhân và động lực khiến cho nạn nhân có suy nghĩ tiêu cực, bế tắc và dẫn đến tự sát.

Trong trường hợp này thì cháu bé có mối quan hệ sống lệ thuộc vào anh chị và trong quá trình cùng chung sống anh chị đã có hành vi đối xử tàn ác, ngược đãi cháu đến mức khiến cháu có suy nghĩ tiêu cực và thực hiện hành vi tự sát. Nên hành vi này của anh chị đã có thể được coi là phạm tội bức tử.

Với hành vi này thì anh chị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật với khung hình phạt từ 5 năm đến 12 năm tù theo quy định tại khoản 2 điều 130 Bộ luật hình sự 2015. Vậy nên, anh và vợ cần ra đầu thú, có thái độ thành khẩn và ăn năn để được giảm mức độ hình phạt. Ngoài ra, nếu anh còn thắc mắc gì liên quan đến hình phạt của tội bức tử, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được luật sư tranh tụng tư vấn chi tiết.

>> Xem thêm: Cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm – Luật sư tư vấn CHI TIẾT nhất

muc-phat-doi-voi-toi-buc-tu

Mức phạt đối với tội bức tử

Chị Huyền có câu hỏi như sau:

Chào luật sư, tôi có tình huống như sau: Vợ chồng tôi có sống chung với bố chồng được 20 năm nay. Bố chồng tôi năm nay 65 tuổi và hiện tại ông không có khả năng lao động nữa nên sống phục thuộc vào hai vợ chồng tôi. Trong quá trình chăm sóc ông thì vợ chồng tôi có buông lời xúc phạm và lớn tiếng với ông.

Thi thoảng những lúc nóng giận thì chúng tôi cũng có ức hiếp bỏ đói ông. Gần đây, chúng tôi có lỡ đánh đập và nhục mạ ông khiến ông uống thuốc ngủ tự tử và qua đời. Hiện tại thì các anh chị em của chồng tôi có tố giác hai vợ chồng tôi với tội bức tử bố chồng. Vậy tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, nếu chúng tôi? Tôi cảm ơn luật sư ạ.

>> Hình phạt đối với tội bức tử như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật của chúng tôi. Đối với trường hợp của anh chị thì chúng tôi xin trả lời như sau:

– Thứ nhất trong trường hợp này đối với hành vi của anh chị đã đủ điều kiện để cấu thành tội bức tử theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.

+ Về chủ thể: Chị Huyền và chồng là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Bên cạnh đó thì nạn nhân là bố chồng của vợ chồng anh chị trong trường hợp này thường có mối quan hệ lệ thuộc nhất định với tội phạm nên có thể coi đây là chủ thể đặc biệt.

+ Về khách thể: Hành vi của chị Huyền và chồng xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người khác. Đồng thời thì hành vi phạm tội của tội phạm này gián tiếp xâm phạm đến quyền sống của nạn nhân là bố chồng của vợ chồng anh chị.

+ Về mặt khách quan: Theo như chị cung cấp hành vi của chị và chồng có các dấu hiệu :Đối xử tàn ác với nạn nhân, thường xuyên ức hiếp nạn nhân, ngược đãi nạn nhân, làm nhục nạn nhân, … Hậu quả của việc này là làm cho nạn nhân là bố chồng của vợ chồng chị muốn tự sát và đã qua đời.

+ Về mặt chủ quan: Lỗi của Chị Huyền và chồng là lỗi cố ý. Lỗi này chính là nguyên nhân và động lực khiến cho nạn nhân là bố chồng của vợ chồng chị có suy nghĩ tiêu cực, bế tắc và dẫn đến tự sát.

Căn cứ những yếu tố cấu thành trên thì Chị Huyền và chồng đã phạm tội bức tử được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015. Do đó anh và vợ cần ra đầu thú, có thái độ thành khẩn và ăn năn để được giảm mức độ hình phạt.

– Thứ hai, theo quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015 hiện nay thì mức hình phạt đối với tội Bức tử được chia thành 2 khung hình phạt như sau:

+ Đối với người phạm tội khi đã có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm bức tử như: có hành vi ngược đãi, thường xuyên ức hiếp, đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc vào mình làm cho nạn nhân tự sát thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

+ Người nào có hành vi bức tử đối với 2 người trở lên hoặc với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai thì sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

Như vậy, tội bức tử được quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015, với mức hình phạt nhẹ nhất là phạt tù 2 năm và mức hình phạt nặng nhất là phạt tù 12 năm.

Theo quy định trên thì hành vi của vợ chồng chị là bức tử cha mình, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 2 – 7 năm tù. Tuy nhiên muốn xác định rõ mức hình phạt đối với hành vi của vợ chồng chị, hãy đợi kết quả của cơ quan điều tra. Qua những phân tích trên của chúng tôi phần nào đã giải đáp thắc mắc của chị. Nếu trong quá trình nghiên cứu pháp luật chị còn thắc mắc gì, gọi ngay đến Tồng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ pháp lý của luật sư.

>> Xem thêm: Tội giết người phạt bao nhiêu năm tù theo Bộ luật hình sự?

Quy định về người bị hại trong tội bức tử

Anh Dũng (Nam Định) có câu hỏi:

Chào luật sư, hiện tại thì tôi bị tố cáo với hành vi bức tử vợ mình khiến cô ấy tự sát. Nói về vợ tôi thì cô ấy có bị tai nạn vào cuối năm 2020, sau đó thì cô ấy bị liệt hai chân và không thể lao động được. Từ đó, tôi là lao động chính trong nhà và tôi phải chăm sóc vợ mình.

Trong quá trình sống chung với vợ, do phải lo liệu nhiều việc trong nhà nên thi thoảng tôi có xúc phạm và to tiếng với cô ấy. Tuần trước tôi có mắng chửi cô ấy thậm tệ khiến cho cô ấy uống thuốc sâu tự sát. Thật may là, tôi đã phát hiện ra điều bất thường và đưa cô ấy đi cấp cứu kịp thời. Hiện giờ tình trạng sức khỏe của cô ấy đã ổn định rồi.

Khi gia đình bên vợ tôi biết tin đã có ý định tố giác tôi với tội danh là bức tử vợ lên cơ quan công an xã. Vậy tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, vợ tôi có được coi là nạn nhân của tội bức tử hay không? Tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh này không? Tôi cảm ơn luật sư!

>> Người bị hại của tội bức tử cần có những yếu tố nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh ạ, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng đài pháp luật. Sau khi nghiên cứu về trường hợp của anh thì chúng tôi đã đưa ra phản hồi như sau:

Tội bức tử là một trong những tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015.

Theo đó, thì người bị hại được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 là: người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần và tài sản do hành vi phạm tội gây ra. Từ quy định về người bị hại theo quy định trên thì ta có thể hiểu người bị hại của tội bức tử được hiểu là người thường xuyên bị đối xử ngược đãi, tàn ác và bị ức hiếp dẫn đến mức phải tự sát.

Để xác định một người có phải là người bị hại của tội bức tử hay không? Cần dự vào những yếu tố sau:

+ Người bị hại phải là người sống phụ thuộc vào tội phạm: theo quy định hiện nay của luật hình sự thì người bị hại trong tội bức tử phải là người có mối quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội về mặt kinh tế hoặc bị rằng buộc bởi các mối quan hệ như: hôn nhân, gia đình, huyết thống, … Đây được coi là yếu tố bắt buộc phải có để xác định nạn nhân của tội bức tử.

+ Người bị hại phải là người tự thực hiện hành vi tự sát: Điểm đặc biệt của người bị hại trong tội bức tử là người này đã trực tiếp thực hiện hành vi tước đoạt mạng sống của mình bằng các phương pháp như: thắt cổ, nhảy sông, uống thuốc độc, … Lưu ý, trong trường hợp người bị hại muốn chết nhưng lại được người khác giúp thực hiện hành vi tự sát thì không phải là người bị hại của tội bức tử mà là người bị hại của tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.

+ Đồng thời, nguyên nhân của việc người bị hại tự sát phải là do hành vi ngược đãi của tội phạm gây ra bao gồm các hành vi như: đối xử tàn ác, ức hiếp, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm, … Tội bức tử được hình thành khi nạn nhân có hành vi tự sát còn việc nạn nhân có được cứu sống hay không chỉ được coi là một yếu tố để quyết định hình phạt.

Như vậy, trong trường hợp này thì vợ anh có thể được coi là nạn nhân của tội bức tử. Bởi vì vợ anh có bị liệt không có khả năng lao động nên bị phụ thuộc về kinh tế. Bên cạnh đó, vợ anh đã thực hiện hành vi uống thuốc sâu để tử sát vì bị anh xúc phạm đến danh dự nhân phẩm. Đồng thời với hành vi của mình thì anh cũng có thể phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi xúc phạm vợ mình dẫn đến việc chị có suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tự sát theo quy định của Bộ luật hình sự 2015. Ngoài ra, nếu anh có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn chi tiết.

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế có liên quan đến tội bức tử. Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất. Ngoài ra, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 của  Tổng Đài Pháp Luật để nhận được sự tư vấn chi tiết.