Bị lừa chuyển khoản phải làm sao? Luật sư tư vấn miễn phí 24/7

Bị lừa chuyển khoản phải làm sao? Đây là vấn đề mà nhiều người dân đặc biệt quan tâm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, việc chuyển tiền online diễn xa rất phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, chuyển khoản còn có nhiều hệ lý như chuyển khoản nhầm hay bị lừa chuyển khoản. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về cách xử lý khi bj lừa chuyển khoản và hình phạt cho hành vi lừa chuyển khoản. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ các luật sư. 

>> Tư vấn chi tiết về bị lừa chuyển khoản phải làm sao? Gọi ngay 1900.6174

 

tu-van-chi-tiet-ve-bi-lua-chuyen-khoan-phai-lam-sao
Tư vấn chi tiết về Bị lừa chuyển khoản phải làm sao? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Các trường hợp bị lừa chuyển khoản

 

Bác Hùng (Lai Châu) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong Luật sư giải đáp như: Tôi và vợ tôi kết hôn năm 1980 và có với nhau được hai người con. Tôi là giáo viên đã nghỉ hưu. Dạo gần đây, có một số điện thoại lạ gọi điện cho tôi và yêu cầu tôi nộp phạt. Rõ ràng tôi đã tra cứu trên hệ thống phạt nguội quốc gia thì không thấy mình vi phạm gì.

Vì vậy, trường hợp của tôi có phải lừa đảo hay không và các trường hợp bị lừa chuyển khoản như thế nào? Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn miễn phí về các trường hợp bị lừa chuyển khoản tinh vi hiện nay, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bác Hùng đã tin tường và đặt câu hỏi liên quan đến lĩnh vực tư vấn luật hình sự! Về vấn đề thắc mắc trên, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

Hiện nay vấn đề lừa đảo qua chuyển khoản đang xảy ra phổ biến với nhiều thủ đoạn, hình thức tinh vi, khác nhau. Các trường hợp bị lừa đảo chuyển khoản dưới đây:

Vấn đề bị lừa đảo qua hình thức chuyển khoản là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống thường ngày, diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều vấn đề pháp luật như dân sự, hình sự, hành chính … và tác động đến nhiều người dưới những thủ đoạn tinh vi.

Cách thức của những tên lừa đảo này thường là đưa ra những thông tin gian dối hoặc những thủ đoạn lừa đảo kết hợp với những giấy tờ phù hợp khác để thuyết phục nạn nhân đó tin tưởng và thực hiện việc giao tiền, chuyển khoản. Nhưng sau đó khi đã nhận được tiền lừa đảo trên thì sẽ tìm mọi cách để cắt đứt liên lạc.

Những người bị lừa đảo lấy tiền qua hình thức chuyển khoản này phần lớn là những người “nhẹ dạ cả tin”, thường chủ yếu quen qua những nhóm đối tượng người quen, người trung niên, người già, học sinh, sinh viên.

Việc bị lừa chuyển tiền chuyển khoản thường được diễn ra dưới các hình thức như sau:

+ Bán hàng, chào mời mua hàng qua trực tuyến rồi yêu cầu người mua này chuyển tiền qua tài khoản trước nhưng sau đó, bên bán hàng lại không giao hàng, tìm cách “cắt đứt mọi liên lạc”, khoá facebook, zalo… sau khi đã nhận đủ tiền từ bên mua hàng hóa thông qua việc nhận chuyển khoản.

+ Bên lừa đảo đóng vai bên dịch vụ chuyển hàng hóa, quà tặng của người thân, bạn bè của nạn nhân từ nước ngoài, yêu cầu nạn nhân này thanh toán các phí dịch vụ hoặc sẽ yêu cầu nạn nhân đó nộp phạt cho cơ quan hải quan qua một tài khoản cá nhân nào đó. Sau khi nhận được số tiền lừa đảo này thì tìm mọi cách chặn điện thoại, để chiếm đoạt số tiền đã chuyển trên.

+ Bên lừa đảo thông qua việc liên lạc qua tổng đài, qua các trang mạng thông tin xã hội mà nạn nhân đó tham gia để thông báo về việc nạn nhân đó được trúng thưởng một chương trình nào đó, rồi yêu cầu nạn nhân này phải chuyển một số tiền nhất định để hoàn tất hồ sơ để nhận thưởng. Sau khi người bị hại này chuyển tiền thì cũng bị mất liên lạc với bên công ty phát thưởng, tổ chức chương trình trúng thưởng (bên lừa đảo) này.

Theo như thông tin mà bác cung cấp, bác có nhận được một cuộc gọi đến từ số lạ và số lạ này còn yêu cầu bác phải nộp phạt nguội. Theo Điều 14 Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT, điểm b khoản 1 Điều 25 và điểm b khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA về xử phạt nguội thì theo đó Cục CSGT, các đơn vị CSGT không được gọi điện thoại thông báo vi phạm trật tự an toàn giao thông, không yêu cầu người vi phạm chuyển tiền nộp phạt vào bất kỳ tài khoản ngân hàng nào.

Theo đó, số điện thoại kia đã gọi điện cho bác và yêu cầu bác thực hiện chuyển tiền là sai quy định pháp luật. Theo đó, bác có thể làm thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mọi thắc mắc về các trường hợp bị lừa đảo chuyển khoản hay bị lừa chuyển khoản phải làm sao, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để luật sư tư vấn pháp luật.

Bị lừa chuyển khoản phải làm sao

 

Anh Bá (Cần Thơ) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong Luật sư giải đáp như sau: Tôi có quen một người bạn qua cậu em họ của tôi. Cậu bạn này đã giới thiệu tôi 01 app điện thoại, khi vào app này chơi và điểm danh thì sẽ được thưởng. Ban đầu tôi chơi được thưởng 01 triệu, thấy có lãi nên tôi lại nạp thêm tiền vào chơi tiếp.

Tuy nhiên khi muốn đổi tiền thưởng này ra tiền mặt thì app yêu cầu tôi chuyển tiền phí vào một tài khoản lạ. Vì tin tưởng nên tôi đã chuyển tiền qua số tài khoản đó. Khi tôi chuyển xong thì tôi không đăng nhập được vào app đó. Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi khi bị lừa chuyển khoản tôi cần phải làm sao? Tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng ở đâu? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Bị lừa chuyển khoản phải làm sao để lấy lại tiền? Luật sư giải đáp 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Bá đã tin tưởng và đặt câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật . Về câu hỏi bị lừa chuyển khoản phải làm sao, chúng tôi đã phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:

Với sự phát triển của xã hội ngày nay, việc thanh toán qua hình chuyển khoản ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, kéo theo đó là không ít những hệ lụy kèm theo như chuyển nhầm hay lừa đảo chuyển tiền.

+ Trường hợp 1:

Nếu anh vừa mới chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng và đã phát hiện ra việc lừa đảo này thì anh cần thực hiện thông báo về việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác cho phía ngân hàng. Khi nhận được thông báo của anh, bên ngân hàng sẽ tạm thời phong toả số tiền mà anh vừa gửi vào tài khoản của bên lừa đảo đó để tiến hành xác minh xem có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót gì xảy không.

Việc làm này của bên phía ngân hàng sẽ giúp người bị hại kéo dài được thời gian, đồng thời đối tượng có hành vi lừa đảo này sẽ tạm thời chưa thể chiếm đoạt được số tiền đó của anh.

Trường hợp tài khoản thụ hưởng bị khóa hoặc bị phong toả thì số tiền mà anh chuyển đi sẽ được ngân hàng trả lại.

+ Trường hợp 2:

Còn đối với trường hợp số tiền chuyển nhầm đó đã được rút thì bên ngân hàng sẽ thông báo cho chủ tài khoản. Sau đó, ngân hàng sẽ yêu cầu họ phải trả lại tiền cho anh. Tuy nhiên nếu họ không trả thì anh cần phải lấy đó làm cơ sở để khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền hoặc tố cáo lên cơ quan công an để đòi lại tiền đó.

Sau khi thực hiện việc thông báo với bên ngân hàng mà không tìm được người lừa đảo đó, cũng như không nhận lại được tiền trên. Cùng với đó, lệnh chuyển tiền này không có sai sót gì hoặc anh đã chuyển tiền bằng hình thức khác chứ không phải qua thẻ ngân hàng, lúc này để nhận lại số tiền bị lừa đảo trên anh cần làm đơn trình báo lên cơ quan công an. Nếu anh biết rõ thông tin nơi bên lừa đảo kia cư trú thì anh cần làm đơn trình báo lên cơ công an có thẩm quyền nơi người đó cư trú, sinh sống. Trường hợp anh Bá không biết rõ về đối tượng lừa đảo này, không biết nơi cư trú, sinh sống của đối tượng thì cần thực hiện việc trình báo tại cơ quan công an nơi anh cư trú, sinh sống.

Việc trình báo lên cơ quan công an có thẩm quyền là việc làm cần thiết để giúp anh có thể tìm được người đã có hành vi lừa đảo mình. Chỉ khi nào biết đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo là ai, cư trú tại đâu thì anh mới có khả năng đòi lại tài sản.

Trên đây là hai cách giải quyết của chúng tôi đối với trường hợp bị lừa đảo qua hình thức chuyển khoản của anh. Tuy nhiên, việc lấy lại số tiền đã chuyển khoản này sẽ rất khó khăn và cũng gây tốn nhiều thời gian, công sức và tinh thần của người bị hại. Vì vậy, nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn về vấn về bị lừa chuyển khoản phải làm sao, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật  1900.6174 để nhận được sự tư vấn luật hình sự từ luật sư tranh tụng của chúng tôi.

>> Xem thêm: Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất

 

bi-lua-chuyen-khoan-phai-lam-sao-hanh-vi-lua-chuyen-khoan-bi-phat-nhu-the-nao
Bị lừa chuyển khoản phải làm sao? Hành vi lừa chuyển khoản bị phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Hành vi lừa chuyển khoản bị phạt thế nào?

Hành vi lừa chuyển khoản bị phạt hành chính

 

Chị Lan (Gia Lộc) có câu hỏi:

“Trên đường đi làm về, anh trai tôi có nhặt được một chiếc ví da màu đen. Trong chiếc ví này có điện thoại, các giấy tờ quan trọng của chủ nhân chiếc ví. Do lòng tham của bản thân, anh tôi đã gọi điện nặc danh và yêu cầu người đánh rơi ví này chuyển khoản cho anh số tiền là 20 triệu đồng.

Sau khi người kia chuyển thì anh tôi đã chặn số điện thoại của người ta và không trả lại ví như đã thống nhất ban đầu. Chủ nhân của chiếc ví đã tìm ra thông tin của anh tôi và đã làm đơn tố cáo anh tôi về hành vi lừa chuyển khoản. Vậy tôi muốn hỏi, với trường hợp này, anh tôi phải chịu mức hình phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Mức xử phạt hành chính đối với hành vi lừa chuyển khoản là bao nhiêu? Luật sư tư vấn chính xác 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Lan đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề thắc mắc trên, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

Trên thực tiễn hiện nay, hình thức lừa đảo qua mạng rất phổ biến, bao gồm nhiều thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, xảo quyệt, phức tạp hơn. Để tránh bị lừa bản thân mọi người cần phải đề cao cảnh giác đối với các hành vi này.

Đối với cá nhân lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người khác thì sẽ bị phạt hành chính như sau:

Xét căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về mức phạt hành chính đối với hành vi lừa chuyển khoản, cụ thể như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”

Theo thông tin mà chị cung cấp, anh trai chị có nhặt được một chiếc ví. Sau đó, anh trai chị đã nặc danh và yêu cầu người rơi ví phải chuyển khoản 20 triệu đồng. Đồng thời, sau khi nhận được tiền chuyển khoản thì anh trai chị đã cắt đứt liên lạc với người rơi ví.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ở trên thì với hành vi lừa chuyển khoản, anh của chị có thể phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về mức phạt chính đối với hành vi lừa chuyển khoản hay bị lừa chuyển khoản phải làm sao, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí của luật sư.

>> Xem thêm: Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố theo quy định pháp luật?

Hành vi lừa chuyển khoản bị truy cứu trách nhiệm hình sự

 

Anh Tuân (Gia Lai) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau:

Tôi và vợ tôi kết hôn năm 2018, hai vợ chồng tôi có mở một quán đồ ăn ở thành phố Gia Lai. Một tháng trước, trong lúc vợ tôi đi lấy nguyên liệu cho quán đã đánh rơi ví. Trong ví đó bao gồm các giấy tờ cá nhân và điện thoại di động của vợ tôi. Vợ chồng tôi có trình báo lên cơ quan công an nhưng vẫn chưa thấy phản hồi.

Tầm khoảng 10 ngày sau, một số điện thoại lạ gọi đến và yêu cầu tôi chuyển khoản 20 triệu đồng để nhận lại các giấy tờ đã mất của vợ tôi. Vì các giấy tờ này quan trọng nên tôi đã chuyển khoản số tiền đó cho người ta. Nhưng khi tôi chuyển khoản xong thì không thấy người ta phản hồi. Tôi phát hiện ra rằng mình đã bị lừa và mong muốn tố cáo vụ này ra công an. Vậy thưa Luật sư, hành vi lừa đảo chuyển khoản này bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Hình phạt hình sự đối với hành vi lừa chuyển khoản như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Tuân đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật ! Về vấn đề mà anh thắc mắc, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

Đối với trường hợp xử phạt hình sự, người nào thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản căn cứ tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc từ dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định căn cứ tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây những ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ của người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc 01 trong các trường hợp sau đây, bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc 01 trong các trường hợp sau đây, bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng những hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ chồng anh, chị sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm căn cứ theo Khoản 1 Điều 174 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Mọi thắc mắc về những vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi lừa chuyển khoản, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được sự tư vấn từ các Luật sư!

bi-lua-chuyen-khoan-phai-lam-sao-co-lay-lai-duoc-tien-chuyen-nham-do-bi-lua-dao-khong
Bị lừa chuyển khoản phải làm sao? Có lấy lại được tiền chuyển nhầm do bị lừa đảo không? Gọi ngay 1900.6174

 

Có lấy lại được tiền chuyển nhầm do bị lừa đảo không?

 

Chị Trang (Phú Thọ) có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư!

Tôi có câu hỏi mong luật sư như sau: Một hôm, tôi có lướt Zalo thì thấy người ta bán một đôi giày hàng hiệu được xác tay từ Pháp. Tôi liền nhắn tin cho người bán hàng đó và được yêu cầu chuyển khoản trước 10 triệu đồng. Do món đồ có giá thành rẻ hơn ngoài thị trường rất nhiều nên em đã chuyển tiền luôn.

Tuy nhiên, khi chuyển xong, họ chặn luôn số điện thoại, nick Zalo của tôi. Sau khi nhận ra dấu hiệu lừa đảo này, tôi đã báo cho bên ngân hàng chuyển tiền lại, nhưng chưa thấy bên ngân hàng phản hồi gì. Tôi muốn hỏi, với trường hợp của tôi, có cách nào lấy lại được số tiền chuyển nhầm do bị lừa đảo không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Bị lừa chuyển khoản phải làm sao để lấy lại tiền? Luật sư giải đáp 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Trang đã tin tưởng và đặt câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật! Với trường hợp của chị, chúng tôi đã xem xét và đưa ra phản hồi như sau:

Hiện nay, trên thực tiễn không thiếu những trường hợp bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng và không biết rõ về người mình đã giao dịch. Bởi vì, tài khoản được dùng để chuyển tiền không phải là tài khoản ngân hàng của người lừa đảo.

Vậy khi bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng có đòi lại được tiền không? Đây là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc, Tổng đài pháp luật chúng tôi xin giải đáp vấn đề thắc mắc trên của quý khách hàng như sau:

Căn cứ Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người nào chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật hiện hành thì phải trả lại cho chủ sở hữu, chủ thể khác có quyền tài sản đó.

Xét căn cứ theo khoản 4, Điều 36 Thông tư số 23/2010/TT-NHNN về điều chỉnh các sai sót khác như sau:

“Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng (Lệnh thanh toán chuyển đúng đơn vị nhận lệnh nhưng không có người nhận lệnh hoặc người nhận lệnh mở tài khoản ở Ngân hàng khác), sai tên và số hiệu tài khoản của người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu của tài khoản hoặc ngược lại), ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, xử lý được như sau:

a) Đối với các Lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ) đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu) sau đó lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh. Nghiêm cấm các đơn vị nhận lệnh chuyển tiền tiếp;

b) Đối với các Lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã nêu căn cứ tại Điểm b Khoản 3 Điều 36 Thông tư số 23/2010/TT-NHNN .”

Như vậy, nếu phía ngân hàng đã phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện lệnh phong tỏa, tạm khóa tài khoản thụ hưởng cho đến khi làm rõ, khắc phục xong các sai sót trên. Trong trường hợp tài khoản thụ hưởng này đã bị khóa, hoặc bị phong tỏa, vẫn còn số tiền chủ tài khoản đã chuyển đến thì ngân hàng sẽ chuyển tiền trả lại cho chủ tài khoản đã chuyển tiền.

Nếu trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản ngân hàng đã được rút, bên ngân hàng sẽ thông báo và liên lạc với chủ tài khoản đó để yêu cầu trả lại tất cả số tiền trên. Trường hợp chủ tài khoản thụ hưởng không đồng ý trả lại số tiền này, chủ tài khoản đã chuyển tiền có thể đề nghị phía ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản thụ hưởng để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền này.

Tuy nhiên, trong trường hợp của chị thì chị có chuyển tiền cho một tài khoản ngân hàng để lấy hàng theo thỏa thuận đã giao kết. Tuy nhiên, ngay sau khi nhận số tiền chuyển khoản đó thì người đó đã cắt đứt liên lạc với chị.

Theo đó trong trường hợp này có dấu hiệu của hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, chị đã chuyển tiền qua ngân hàng không có sự nhầm lẫn hay sai sót nào mà do chị đã phát hiện người kia có dấu hiệu lừa đảo nên không có đủ căn cứ để ngân hàng lấy lại tiền cho chị.

Tuy nhiên, chị cũng có thể làm đơn tố cáo gửi ra cơ quan công an có thẩm quyền tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Đồng thời kèm theo đơn là các chứng từ đã chuyển khoản cho bên lừa đảo kia, cũng như các thông tin đã trao đổi qua lại giữa chị và người kia trong những lần giao dịch trước và sau khi chuyển tiền này. Sau khi tiếp nhận sự việc cơ quan có thẩm quyền sẽ xác minh, điều tra và bảo vệ quyền lợi cho chị.

Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hãy gọi ngay cho đến đường dây nóng 1900.6174 để để nhận được sự hỗ trợ tư vấn của luật sư!

>> Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo bộ luật hình sự mới nhất

Làm sao để không bị sập bẫy lừa chuyển khoản?

 

Bác Trường (Tây Mỗ) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong Luật sư tư vấn như sau: Tôi và vợ tôi kết hôn năm 1980 và có với nhau được một người con. Hiện tại, vợ tôi đang bán giày dép qua các trang mạng xã hội. Thời gian trước, vợ tôi đã bị một người gọi điện xưng là hải quan và yêu cầu vợ tôi nộp phạt vì sản phẩm giày dép nhập khẩu không rõ nguồn gốc. Do người gọi đến đọc đúng thông tin của vợ tôi nên vợ tôi không nghi ngờ gì mà chuyển tiền nộp phạt cho họ luôn.

Sau đó, gia đình tôi có liên hệ với cơ quan hải quan và phát hiện ra vợ tôi không bị phạt gì cả mà đang bị người xấu lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Tôi muốn tìm cách để vợ tôi tránh bị lừa đảo trong quá trình buôn bán qua mạng. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư, làm sao để không bị sập bẫy lừa đảo chuyển khoản? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn miễn phí cách để không bị sập bẫy lừa chuyển khoản, liên hệ Luật sư 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bác Trường đã đặt câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi! Về vấn đề thắc mắc trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ từ những tình huống trên thực tế, chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên cho quý độc giả để tránh sập bẫy lừa đảo qua mạng như sau:

+ Cẩn trọng khi chia sẻ các thông tin cá nhân

Căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng về nhân của một cá nhân. Vì vậy, việc để lộ các thông tin trên Căn cước công dân/ chứng minh thư tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thiệt hại về tài sản.

Các đối tượng xấu này có thể lợi dụng những thông tin cá nhân của người khác để lừa đảo vay tiền, khiến cho nhiều người bỗng trở thành con nợ lúc nào không hay biết.

+ Luôn luôn cảnh giác và tự đặt ra những câu hỏi xem sự việc có đang diễn ra hợp lý không

Các trò lừa đảo qua mạng này dù không mới, tuy nhiên nó vẫn có rất nhiều nạn nhân sập bẫy. Nguyên nhân đa phần do các nạn nhân thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin, mất cảnh giác trong việc bảo mật thông tin…

Vì vậy, để tránh bị kẻ gian lừa đảo, khi nhận được lời đề nghị từ người lạ, người dùng mạng xã hội cần nâng cao cảnh giác và tự đặt ra cho mình những câu hỏi xem sự việc có đang diễn ra hợp lý không.

+ Tiết chế lòng tham với các khoản tiền tự nhiên mà có

Trung tá Đào Trung Hiếu – chuyên gia tội phạm học thuộc của Bộ Công an từng chia sẻ như sau:

“Tội phạm lừa đảo qua mạng sống được chính là nhờ vào lòng tham của người dùng. Khi đã bị đồng tiền che mờ mắt, đó cũng chính là lúc người dùng bị trắng tay.

Không một phần mềm bảo mật nào trên thế giới có thể bảo vệ người dùng trong mọi trường hợp, nếu như người dùng quá nhẹ dạ, cả tin. Bởi vậy, hãy là một công dân mạng thông minh, tỉnh táo và cẩn thận trong mọi tình huống”

Một trong những chiêu thức lừa đảo phổ biến hiện này là có người nước ngoài gọi điện, nhắn tin làm quen sau đó ngỏ ý muốn tặng những phần quà giá trị. Nếu muốn nhận quà tặng này thì phải trả một khoản phí ứng trước. Cứ ngỡ bản thân mình nhận được món quà có giá trị, rất nhiều người đã tin tưởng nghe theo lời mật ngọt này để rồi tiền mất mà quà đâu không thấy.

+ Chủ động tìm hiểu thông tin về những chiêu trò lừa đảo: hiện nay, không khó để tìm kiếm những thông tin cảnh báo tội phạm lừa đảo trên nền tảng báo chí, website hay các trang mạng xã hội…

Trên đây là những tư vấn của đội ngũ luật sư của chúng tôi. Để tránh bị lừa chuyển khoản trong quá trình kinh doanh trên mạng, vợ anh cần lưu ý những điều bên trên và đề cao cảnh giác trước khi chuyển khoản cho người lạ. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề bị lừa chuyển khoản, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến câu hỏi “Bị lừa chuyển khoản phải làm sao?“. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đây cung cấp những thông tin hữu ích nhất để giúp bạn áp dụng giải quyết những vấn đề trong thực tế liên quan đến bị lừa chuyển khoản. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các luật sư có chuyên môn cao!