Tội đe dọa người khác là gì? Mức xử phạt đối với tội danh này ra sao? Thủ tục khởi kiện khi bị người khác đe dọa như thế nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trong trường hợp nếu bạn cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các Luật sư hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!
Tội đe dọa người khác là gì?
Đe dọa là việc dùng hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng nhiều cách khác nhau để nói với người bị uy hiếp rằng họ sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho người bị uy hiếp hoặc cho người thân thích của người bị uy hiếp nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.
Hành vi này khiến cho đối phương tin rằng mình sẽ gặp phải những bất lợi từ những cảnh báo đó vào một thời gian đó, nếu không thực hiện theo mong muốn, yêu cầu của người đe dọa. Đe dọa là một trong những tội danh xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và danh dự của người khác được pháp luật bảo vệ.
Hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 không có quy định về tội đe dọa người khác là tội phạm, mà chỉ quy định tội đe doạ giết người theo Điều 133. Do đó có thể thấy hành vi đe dọa người khác sẽ xảy ra 2 trường hợp là đe dọa giết người hoặc đe dọa không mang tính chất giết người, hành vi này không mang tính chất đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người bị hại phải thực hiện những yêu sách, đòi hỏi của mình thì hành vi này không phạm tội hình sự nhưng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Các dấu hiệu cấu thành tội đe dọa người khác
Anh Hùng (Lâm Đồng) có câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:
Tôi tên Hùng 35 tuổi, hiện đang sinh sống ở Lâm Đồng. Tôi có một người em họ mới đi nước ngoài về cách đây hơn 5 tháng, hiện tại khoảng 1 tháng gần đây, em họ tôi được cơ quan công an mời lên làm việc để làm rõ về hành vi đe dọa người khác. Sau quá trình điều tra thì cơ quan công an ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính em họ tôi với số tiền là 15.000.000 theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Tuy nhiên, hiện tại tôi muốn biết rõ hơn về căn cứ để xác định cụ thể các yếu tố cấu thành các tội đe dọa người khác. Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi đối với các tội đe doạ người khác thì cần có những căn cứ nào để quyết định cấu thành loại tội này với hành vi của một người? Mong Luật sư tư vấn!”
>>> Luật sư tư vấn về các yếu tố cấu thành tội đe doạ người khác. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Bất cứ một tội danh nào đã được quy định tại Bộ luật hình sự, đều sẽ dựa vào những yếu tố cấu thành để làm căn cứ xác định đúng tội và đúng khung hình phạt phù hợp với mức độ gây ra cho xã hội. Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định cụ thể về tội đe dọa giết người như sau:
– Thứ nhất, dựa trên mặt chủ quan của tội phạm
Hành vi đe dọa giết người có thể được xuất phát từ những hành động cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc thực hiện hành vi này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều hành vi đe dọa được thực hiện xuất phát từ ý chí của người thực hiện hành vi đó hoặc được người khác thuê.
– Thứ hai, căn cứ vào mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm, đây là khía cạnh được xác định là người phạm tội có những hành vi đe dọa đến tính mạng của cá nhân, một người nào đó. Mặt khách quan của tội này được thể hiện thông qua hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa 2 yếu tố.
Hành vi này có thể được thực hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau như lời nói, hành động, cử chỉ nhưng không phải với mục đích giết người mà là đe dọa sẽ giết người ví dụ như hành động cầm dao kề cổ, lấy súng đã lên đạn, nhắn tin hoặc gọi điện, hoặc nói trực tiếp với người này…
Hành vi đe dọa giết người chính là hành vi khiến cho đối phương thực sự tin tưởng rằng sẽ bị giết, không đơn thuần chỉ là câu nói thông thường mang tính giải trí, bông đùa. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng của tội danh này. Hậu quả của hành vi này chính là tạo ra niềm tin là người bị đe dọa sẽ chết, nhiều trường hợp hậu quả xảy ra ngoài kiểm soát của người đe dọa. Ví dụ như người bị đe dọa cảm thấy sợ hãi mà uống thuốc tự tử, hoặc có hành vi ngược lại là giết người đang đe dọa chính mình…
Chính vì vậy, mối quan hệ của hành vi đe dọa giết người là nhằm khiến cho người khác nghĩ mình có khả năng bị giết, cố ý để cho người bị đe dọa thấy hành vi đe dọa hoặc người khác nhìn thấy mà người phạm tội biết rằng người này sẽ nói lại cho người bị đe dọa biết và đồng thời có thể biết được hành vi giết người thực sự xảy ra khi nào và cụ thể là hành vì gì.
–Thứ ba, dựa trên khách thể của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ nhưng bị các đối tượng xâm phạm.
Hành vi đe dọa xâm phạm đến những quan hệ được pháp luật bảo vệ cụ thể trong hành vi này chính là tính mạng, sức khỏe của công dân. Nhiều người vì quá lo sợ mà có những hành vi dại dột như tự tử, nhảy lầu, treo cổ…một số khác thì mất ăn, mất ngủ, không thể ăn uống bình thường, không dám đi làm hoặc ra ngoài, chỉ dám ở trong nhà. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng và kinh tế.
– Thứ tư, mặt chủ thể của loại tội phạm này
Chủ thể thực hiện hành vi là những đối tượng có đầy đủ nhận thức, có năng lực hành vi hình sự đầy đủ và làm chủ được hành vi của mình gây ra. Theo quy định của pháp luật thì người thực hiện hành vi chính là người 16 tuổi trở lên, nếu dưới 16 tuổi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
Như vậy, thắc mắc mà anh Hùng đã gửi đến cho chúng tôi, có thể thấy các dấu hiệu pháp lý đặc trưng về hành vi phạm tội được xác định là tội xâm phạm an ninh quốc gia là một loại tội có tính nguy hiểm cho xã hội rất cao, có thể quyết định đến sự tồn vong của một quốc gia và mức hình phạt đối với loại tội phạm này cũng vô cùng nghiêm khắc. Do vậy, các yếu tố cấu thành tội xâm phạm an ninh quốc gia cũng được quy định một cách rất chặt chẽ, vừa để không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Các yếu tố cấu thành tội này gồm: Khách thể của loại tội phạm này là an ninh chính trị của Nhà nước; Mặt khách quan là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các khách thể nêu trên; Mặt chủ quan là việc người phạm tội có khả năng nhận thức được rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi; Chủ thể là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định.
Nếu anh Hùng còn thắc mắc nào khác về tội đe dọa người khác, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật hình sự chính xác và kịp thời nhất.
>>> Xem thêm: Tội vu khống bôi nhọ danh dự người khác bị xử lý như thế nào?
Mức phạt đối với tội đe dọa người khác
Xử lý hành chính đối với tội đe dọa người khác
Anh Cường (Bình Phước) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ luật sư giải đáp sau đây:
Tôi tên Cường 30 tuổi, hiện đang sinh sống ở Bình Phước. Cách đây hơn 2 tháng tôi có nhắn tin và gọi điện thoại cho một vài nhân viên của công ty để đe dọa việc sẽ đăng tải thông tin liên quan đến hình ảnh cá nhân của người đó nhằm yêu cầu người nhân viên đó phải tiếp tục làm việc cho công ty tôi do công ty tôi đang thiếu nhân sự.
Sau đó tôi có bị cơ quan công an mời lên làm việc để làm rõ về hành vi đe dọa người khác. Và sau quá trình xác minh thì cơ quan công an ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tôi với số tiền là 20.000.000. Tuy nhiên, tôi thấy mức phạt này quá cao.
Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi đối với tội đe dọa người khác của tôi như vậy thì có những mức xử phạt nào? Mong Luật sư tư vấn!
>>> Mức xử phạt hành chính đối với tội đe dọa người khác như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Đối với hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm uy tín người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội có quy định về các hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:
Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này; Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong những trường hợp có hành vi đe dọa người khác mà những hành vi này không đủ yếu tố cấu thành tội đe doạ giết người như vậy, thì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị hành vi này tác động đến, cũng như bảo đảm sự an toàn cho chính mình. Người bị hại có thể tố cáo hành vi của người gửi tin nhắn đến cơ quan điều tra công an cấp huyện để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bản thân mình.
Căn cứ theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số, vô tuyến điện thì bị phạt tiền đối với một trong các hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích đe dọa, làm quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật… Mức xử phạt theo Nghị định này sẽ từ 10.000.00 đến 20.000.000 đồng.
Như vậy, đối với trường hợp của anh sẽ căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP mức xử phạt đối với hành vi này từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000. Do đó trường hợp của anh khi bị xử phạt 20 triệu đồng là mức cao nhất nằm trong phạm vi xử phạt theo quy định của pháp luật.
Nếu anh Cường còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến mức xử phạt về tội đe dọa người khác, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chính xác nhất.
>>> Xem thêm: Sử dụng hình ảnh người khác trái phép bị xử phạt thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đe dọa người khác
Anh Quang (Bình Định) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:
Tôi có 1 người bạn đang sinh sống ở nước ngoài có nói cho tôi 1 miếng đất và tôi đã đứng tên. Hiện tại bây giờ người đó đòi lấy lại nhưng tôi không đồng ý. Do đó người bạn này có thuê giang hồ hăm dọa sẽ dùng vũ lực đối với gia đình tôi.
Bạn tôi cũng đã hăm doạ rất nhiều người trong gia đình từ nhiều năm nay và có thuê giang hồ xử lý, gia đình tôi cũng khởi kiện nhưng ko làm được gì vì bạn tôi hiện đang ở nước ngoài. Bạn tôi nói tôi cướp mảnh đất đó nhưng trước đây đã cho tôi đứng tên giờ lại khẳng định chỉ nhờ tôi đứng tên giúp.
Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm gì để có thể bảo vệ tôi, gia đình tôi? Đối với hành vi của bạn tôi sẽ bị xử phạt thế nào? Mong Luật sư tư vấn!
>>> Hành vi đe dọa người khác mức độ nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Để nhằm mục đích hạn chế và bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như người thân trong gia đình khi bị người khác đe dọa giết người, người bị đe dọa cần bình tĩnh và viết đơn tố cáo hành vi của người đe dọa giết người đến cơ quan điều tra công an có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Người bị đe dọa cần phải cung cấp cho cơ quan điều tra có thẩm quyền các bằng chứng, chứng cứ cho rằng mình bị đe dọa như cung cấp các tin nhắn, thư từ để cơ quan điều tra có thông tin và xác minh khi giải quyết vụ việc.
Tội đe doạ giết người là nạn nhân hoặc giết người thân của chính nạn nhân căn cứ Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội Đe doạ giết người như sau:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Từ quy định trên có thể thấy nếu người phạm tội thông qua các hành vi khác nhau như đe dọa trực tiếp, gửi tin nhắn cho nạn nhân hoặc bằng các hình thức khác có kèm theo những hành động cụ thể khiến nạn nhân biết và tin rằng nếu không làm, thực hiện theo các yêu cầu đặt ra của chủ thể có hành vi đe dọa này thì người này sẽ thực hiện hành vi giết người, các lời lẽ đe dọa này sẽ xảy ra thì người có hành vi đe dọa này có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật về tội đe doạ giết người.
Tuy nhiên, nếu họ chỉ nhắn tin hoặc thông qua các hình thức khác tương tự nhưng không có các hành động cụ thể khiến cho nạn nhân tin rằng điều đó sẽ xảy ra thì chưa thể coi là dấu hiệu của tội đe doạ giết người.
Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật nêu trên có thể thấy mức hình phạt đối với tội đe doạ giết người của bạn anh nếu ở mức độ nhẹ nhất sẽ là hình phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm hoặc có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức hình phạt cao nhất đối với hành vi này là phạt tù từ 02 năm đến 07 khi thuộc một trong các trường hợp quy định ở khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội đe doạ giết người.
>>> Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý như thế nào?
Mẫu đơn khởi kiện về tội đe doạ người khác?
Mẫu đơn tố cáo về hành vi này được quy định như sau:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- hạnh phúc
Ngày……tháng……năm……………
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi đe dọa giết người của …………………..)
Kính gửi: CÔNG AN QUẬN …………………………………………………………………………………………………..
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN …………………………………………………………………………………………………..
Họ và tên tôi: ……………………………….………Sinh ngày: ……………………………
Căn cước công dân: …………………….Ngày cấp: ……….….Nơi cấp:…………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh/chị: ………………………………………..…Sinh ngày: ………………………………
Căn cước công dân: …………………..…Ngày cấp: ….….…. Nơi cấp: …………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………
Vì anh …………………….. đã có hành vi đe dọa giết người, cụ thể là hành vi ……………… với tôi
Sự việc cụ thể như sau: …………………………………………………………………………………………………..
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ………………………………… đã có hành vi đe dọa đối với bản thân tôi khi tạo cho tôi sự tin tưởng rằng điều bất lợi đó sẽ xảy ra nếu tôi không thực hiện theo yêu cầu đó.
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, anh …………………..…đã có hành vi ………………………………………………………………………………………………….
Tôi cho rằng hành vi của anh ………………….. có dấu hiệu phạm tội “……………………………..” theo quy định tại
Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện” thì phạm tội này.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh ………………………… Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh …………. về Tội đe doạ giết người.
Buộc anh …………………. phải chấm dứt hành vi phạm tội và chịu trách nhiệm về hành vi mà người này đã gây ra.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trên đây là mẫu đơn tố cáo của tội đe dọa giết người, nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc hay chưa biết cách điền thông tin vào mẫu đơn, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết nhất.
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tội đe dọa người khác
Anh Long (Hà Nam) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp như sau:
Tôi có một người em họ tên K, em tôi thường xuyên bị người yêu cũ tên Q đe dọa, đánh đập. Cách đây hơn 1 tháng, tôi có qua nhà em tôi chơi và mẹ của K có kể lại với tôi rằng gần đây Q có hành vi đe dọa xâm phạm đến tính mạng của K nếu không quay lại với Q. Vừa đây mẹ của K có làm đơn tố cáo về hành vi của Q và hiện Q đang bị tạm giữ để điều tra về hành vi đe dọa giết người. Trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm bị đe dọa em tôi không dám đến công ty để làm việc và bị mất số tiền là 10 triệu để điều trị tâm lý.
Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi Ngoài việc bị xử phạt về tội đe dọa giết người thì Q có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về hành vi phạm tội của mình hay không? Trình tự thủ tục để viết đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Tôi xin cảm ơn luật sư!
>>> Hướng dẫn thủ tục khởi kiện khi bị người khác đe dọa, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Đối với hành vi đe dọa người khác mà hành vi này có đầy đủ căn cứ để cấu thành tội đe dọa giết người sẽ căn cứ theo các Điều 145, Điều 146, Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
Bước 1: Người tố giác xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm
Trước khi tố giác về tội phạm với cơ quan Công an, người tố giác cần phải xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền để từ tố giác về tội phạm đến đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.
Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án..
Bước 2: Lựa chọn hình thức tố giác về tội phạm
– Bằng lời nói (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền).
– Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền).
– Khi tố giác về tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền, người tố giác cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác.
Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác về tội phạm
+ Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
+ Khi hết thời gian giải quyết tố giác về tội phạm theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết người tố giác có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
– Theo quy định của pháp luật tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015, quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định: Người nào có hành vi gây xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, hay luật khác có liên quan có quy định khác.
Do đó, trong trường hợp mà em họ của anh đang gặp phải thì em họ của anh hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện để yêu cầu anh Q phải bồi thường thiệt hại do hành vi của anh này gây ra. Thủ tục để làm đơn khởi kiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ khởi kiện
Để xác định điều kiện khởi kiện thì người bị xâm phạm cần thu thập chứng cứ, chứng minh quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích, đối với trường hợp của em họ anh thì cần phải cung cấp chứng cứ về việc điều trị tâm lý của em gái anh. Hồ sơ gồm Đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Mong muốn mà qua đó nguyên đơn muốn làm sáng tỏ.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền
Hiện nay vấn đề xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự là bước vô cùng quan trọng, việc này là căn cứ để tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp. Pháp luật quy định tùy vào “các trường hợp” thực tế mà có thể nộp đơn khởi kiện tại:
+ Tòa án nơi người bị khởi kiện cư trú, làm việc
+ Tòa án nơi nguyên đơn, người bị hại cư trú, làm việc
+ Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể.
Bước 3: Tòa án nhận và xử lý đơn:
+ Xem xét thụ lý vụ án;
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 4: Theo dõi và thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án
Như vậy, có thể thấy thủ tục để tố giác tội phạm với hành vi đe dọa giết người của Q thì do mẹ của K đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an và Q đang bị tạm giữ để điều tra về hành vi này thì sẽ không cần phải làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của Q nữa. Mà trong trường hợp muốn được giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại thì em họ anh chỉ cần làm đơn và thủ tục để yêu cầu giải quyết và bồi thường thiệt hại do hành vi của Q gây ra đối với mình.
Một số câu hỏi liên quan đến tội đe dọa người khác
Tội Đe dọa người khác qua tin nhắn bị xử phạt thế nào?
Chị Lọc (Quảng Bình) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một số câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp như sau:
Tôi có một người bạn. Cách đây gần 1 năm bạn tôi có yêu một người đồng nghiệp, 2 tháng gần đây anh này có đề xuất việc vay bạn tôi một khoản tiền là 50 triệu đồng của lấy vốn làm ăn. Nhưng bạn tôi không đồng ý và sau 1 thời gian năn nỉ không thành, người đó quyết định đe dọa bạn tôi nếu trong thời gian 2 tuần mà bạn tôi không chuẩn bị đủ 50 triệu thì anh này sẽ gửi những video âu yếm của hai người họ lên mạng xã hội và gửi cho bố mẹ bạn tôi nhằm gây sức ép cho bạn của tôi.
Hiện tại bạn tôi và gia đình đang rất hoang mang. Do đó, Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này thì bạn tôi nên xử lý như thế nào? Với hành vi đe dọa qua tin nhắn như thế sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong Luật sư tư vấn!
>>> Mức xử phạt khi đe dọa người khác dưới hình thức tin nhắn như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật, trong lời đe dọa phải chứa đựng lời dọa giết người. Chính bởi vì thế, nếu người có hành vi đe dọa nhưng không dọa giết người thì sẽ không phạm vào tội đe doạ giết người.
Đối với việc nhắn tin không mang tính đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu sách của người nhắn tin, hành vi này không phạm tội hình sự nhưng bị xử phạt hành chính về hành vi đe dọa người khác được quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:
– Cụ thể quy định này có đề cập việc người nào lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện một trong các hành vi như sau:
“Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn có thể bị buộc phải chấm dứt sử dụng dịch vụ viễn thông đó.
Trong những trường hợp này, những người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh tùy vào từng mức độ vi phạm của hành vi đó hoặc Trạm trưởng, đội trưởng của công an nhân dân; Trưởng Công an cấp xã; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh; Giám đốc Công an cấp tỉnh;… được quy định cụ thể tại Điều 115, 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Như vậy, đối với trường hợp trên mà bạn chị đang gặp phải thì bạn chị hoặc gia đình có thể làm đơn tố cáo hành vi đe dọa xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự người khác theo quy định tại điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về hành vi truyền, sử dụng thông tin số là các video để xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của bạn chị cũng như gia đinh của người này. Đối với hành vi này sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Hơn thế, tùy vào hậu quả gây ra của hành vi này mà còn có thể xét anh này vào tội làm nhục người khác theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Đe dọa nhục mạ người khác lên mạng xã hội có bị xử lý hình sự không?
Anh Lợi (Vũng Tàu) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc cần giải đáp như sau:
Tôi đã lấy chồng được 5 năm và có 3 đứa con gái, gần đây chồng tôi không chịu đi làm mà suốt ngày ở nhà và gọi bạn bè để đến uống rượu. Sau khi say rượu thì luôn có những hành vi chửi rủa mẹ con tôi và thậm chí đôi khi còn đánh đập tôi do không sinh được con trai. Không chịu đựng nổi sự xúc phạm và những trận đòn của chồng nên chúng tôi đã ly hôn.
Nhưng sau khi đã ly hôn xong mà tôi vẫn không được yên ổn. Chồng tôi tiếp tục nhắn tin xúc phạm tôi và đăng tải những bài viết có nội dung xúc phạm mẹ con tôi lên mạng xã hội. Nội dung là không thừa nhận đứa con chung và nói với tất cả mọi người là do tôi cùng người đàn ông khác mới có bầu.
Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi, tôi cần làm những gì để được pháp luật bảo vệ mẹ con tôi khỏi nhưng hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của anh ta? Hành vi của anh ta có thể bị đi tù không? Mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn Luật sư!
>>> Tội đe dọa nhục mạ người khác trên mạng xã hội bị xử phạt thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Đối với người có hành vi đe dọa, nhục mạ người khác lên mạng xã hội đều sẽ có thể bị xử phạt tùy vào từng mức độ vi phạm.
Theo căn cứ tại Điều 20 Luật Hiến pháp 2013 đã nêu rõ mọi người có quyền bất khả xâm phạm đối với thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình; không ai bị tra tấn, bạo lực, truy bức, dùng nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác mà xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm. Theo đó, mọi người đều được pháp luật bảo vệ đối với danh dự, nhân phẩm.
– Người thực hiện hành vi làm nhục người khác, tùy thuộc vào mức độ gây ra của hành vi đó mà họ có thể phải chịu các trách nhiệm như:
+ Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng việc phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Bồi thường thiệt hại cho người bị làm nhục theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, căn cứ theo quy định của Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Các chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại gây ra; thu nhập thực tế khi bị mất hoặc bị giảm sút;
Các thiệt hại khác do luật quy định. Ngoài ra, người có hành vi này còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thêm một khoản tiền khác để phần nào bù đắp được những tổn thất về tinh thần mà người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm đã phải gánh chịu. Mức bồi thường này sẽ do các bên tự thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa là không quá 10 lần mức lương cơ sở, tức không quá 2.980.000 do Nhà nước quy định.
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội làm nhục người khác, mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; mức phạt cao nhất là tư 02 – 05 năm tù). Người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, hành vi này có thể được thực hiện bằng lời nói hay bằng một số hành động cụ thể. Thông thường những lời nói được sử dụng sẽ là lời nói có tính chất miệt thị, sỉ nhục đối với người khác.
Căn cứ theo quy định Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định cụ thể về tội làm nhục người khác như sau:
“Người nào có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ với thời gian lên đến 03 năm.” Người nào phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp như:
+ 02 lần trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; với người đang thi hành công vụ; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;… thì sẽ bị phạt tù với thời gian từ 03 tháng đến 02 năm. Và đặc biệt mức phạt cao nhất của tội làm nhục người khác là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi hành vi đó gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát. Đối với người phạm tội là những đối tượng đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, cơ quan sự nghiệp khác thì còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hoặc sẽ bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.”
Như vậy, dựa trên các căn cứ nêu trên, người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm nên tố cáo đến cơ quan công an để điều tra và xử phạt một cách kịp thời. Trường hợp nếu nạn nhân bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm một cách nghiêm trọng, thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác. Cụ thể, đối với trường hợp mà chị đang gặp phải thì chồng cũ của chị có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của chị, hành vi được thực hiện bằng lời nói và còn thể hiện qua hành vi đánh đập chị.
Đây là những lời nói có tính chất miệt thị, sỉ nhục đối với người chị cũng như các con của chị. Do đó hành vi này có thể là căn cứ để xác định cấu thành đối với tội làm nhục người khác, căn cứ theo quy định tại điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017. Không những vậy, hành vi này của chồng chị còn có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại cho chị theo quy định tại Điều 584 và 592 Bộ luật Dân sự 2015 về những thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
>>> Xem thêm: Tội vu khống bịa đặt phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2022
Trên đây, là phần giải đáp của Luật sư về quy định pháp luật liên quanh đến tội đe dọa người khác. Hy vọng thông qua bài viết của Tổng đài pháp luật các bạn sẽ phần nào có thêm được cho mình những thông tin hữu ích để có thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình cũng như mọi người xung quanh. Nếu bạn có còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được các Luật sư nhanh chóng tư vấn và giải đáp.