Trách nhiệm dân sự là một trong những chế định quan trọng được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015. Vậy trách nghiệm dân sự là gì? Trường hợp nào phải chịu trách nhiệm dân sự? Có những loại trách nhiệm dân sự nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!
>> Tư vấn quy định của pháp luật về Trách nhiệm dân sự, Gọi ngay 1900.6174
Trách nhiệm dân sự là gì?
Trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ “trách nhiệm” được dùng theo hai nghĩa: Theo nghĩa tích cực thì trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ – điều mà pháp luật yêu cầu phải làm, ví dụ như trách nhiệm của công chức, viên chức đối với cơ quan, đơn vị công tác. Nghĩa thứ hai trách nhiệm sẽ được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi (tổ chức, cá nhân nào đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật) – đó là những phản ứng của nhà nước và xã hội đối với những chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội. Với ý nghĩa này, các nhà làm luật đã xây dựng khái niệm “trách nhiệm pháp lý” và quy định cụ thể các loại trách nhiệm pháp lý trong các văn bản pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và điều chỉnh. Trong đó chủ thể vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định. Trách nhiệm pháp lý theo quy định sẽ có nhiều loại tuy nhiên thông thường sẽ được chia thành trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án hoặc chủ thể khác được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự, buộc các chủ thể này sẽ phải bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần tương ứng cho người bị thiệt hại.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên tư vấn pháp trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật đất đai,… Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp pháp, tổng đài đã tư vấn và giải đáp thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Đặc điểm của trách nhiệm dân sự. Khi nào phải chịu trách nhiệm dân sự?
Chị Hải (Lạng Sơn) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải thích như sau:
Ông Dương là bạn học cũ của tôi, qua một lần gặp mặt thì tôi có biết ông Dương đang sở hữu một căn chung cư tại Hà Nội cần bán. Do có nhu cầu mua nên khoảng 1 năm trước vợ chồng tôi có đặt cọc cho ông Dương 100 triệu đồng, hai bên có lập với nhau một văn bản về việc đặt cọc tiền mua nhà. Trong văn bản có ghi rõ nếu vợ chồng tôi không mua nhà nữa thì mất tiền đặt cọc, nếu ông Dương không bán nhà nữa thì sẽ phải chịu phạt cọc gấp 5 lần tiền đặt cọc. Ông Dương đồng ý và hẹn vợ chồng tôi 1 tháng sau sẽ cùng đi làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng. Tuy nhiên qua nhiều lần vợ chồng tôi thúc giục ông Dương hoàn thành thủ tục để chuyển giao quyền sở hữu thì ông Dương không thực hiện. Đến gần đây ông Dương tuyên bố với vợ chồng tôi là không muốn bán nhà nữa và sẽ chỉ trả lại vợ chồng tôi 100 triệu tiền cọc chứ không chịu gấp 5 lần như trong thỏa thuận.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi lúc này ông Dương có bị xem là vi phạm nghĩa không? Nếu có thì ông Dương có phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hay không? Mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Khi nào thì các chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Hải! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Dựa theo những thông tin mà chị cung cấp cũng như những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho những thắc mắc của chị như sau:
Đặc điểm của trách nhiệm dân sự:
– Trách nhiệm dân sự mang một số đặc điểm cơ bản sau:
+ Thứ nhất, Trách nhiệm dân sự là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Việc áp dụng trách nhiệm dân sự sẽ được đảm bảo thực hiện bằng chính sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, đó là những chế tài được áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật dân sự.
+ Thứ hai, trách nhiệm dân sự sẽ chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự xảy ra. Hành vi vi phạm pháp luật dân sự ở đây có thể là gây thiệt hại cho người khác bằng hành vi trái pháp luật, chiếm hữu, được lợi về tài sản nhưng không có căn cứ pháp luật, vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật…
+ Thứ ba, khi Trách nhiệm dân sự được áp dụng thì bao giờ nó cũng mang lại những hậu quả pháp lý bất lợi đối với bên vi phạm. Đó là những hậu quả bất lợi về mặt tài sản đối với bên vi phạm. Bởi vì trên thực tế khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự xảy ra thì thiệt hại thường là những thiệt hại về tài sản. Ngay cả khi thiệt hại gây ra là thiệt hại về tinh thần thì để bù đắp cho những tổn thất tinh thần đó thì cũng chỉ có thể được thực hiện bằng việc bù đắp về mặt tài sản. Việc áp dụng trách nhiệm dân sự nhằm bù đắp những tổn thất mà người bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật của người có hành vi vi phạm gây ra.
+ Thứ tư, chủ thể chịu Trách nhiệm dân sự có thể là người thực hiện hành vi vi phạm nhưng cũng có thể không phải là người thực hiện hành vi vi phạm. Thông thường người thực hiện hành vi vi phạm sẽ tự mình gánh chịu trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì người gánh chịu trách nhiệm dân sự lại không phải là người thực hiện hành vi vi phạm. Chẳng hạn như các trường hợp: người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân mà gây ra thiệt hại thì lúc này pháp nhân sẽ phải bồi thường cho thiệt hại đó, trường hợp người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên phải bồi thường khi người chưa thành niên gây thiệt hại mà người đại diện theo pháp luật có lỗi trong việc quản lý.
Khi nào phải chịu trách nhiệm dân sự:
Tại khoản 1 Điều 351 Bộ Luật dân sự năm 2015 có quy định cụ thể:
“Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.”
Do đó việc các bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ về chủ thể, thời gian, địa điểm, đối tượng, phương thức, nội dung… sẽ đều bị coi là vi phạm nghĩa vụ và lúc này bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự có thể là trách nhiệm phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc là trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trở lại với trường hợp của chị Hải bên trên, như chị cung cấp thông tin thì giữa chị và ông Dương có lập với nhau một văn bản về việc đặt cọc 100 triệu đồng tiền mua nhà, trong đó có ghi rõ nếu vợ chồng chị không mua nữa sẽ mất tiền đặt cọc còn nếu ông Dương không bán nữa sẽ phải bồi thường số tiền gấp 5 lần tiền đặt cọc.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 thì việc đặt cọc nghĩa là một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý hoặc đá quý hay vật có giá trị khác trong một thời hạn nhất định để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc sẽ phải được lập thành văn bản. Vì vậy có thể thấy trong trường hợp này hợp đồng đặt cọc giữa chị và ông Dương đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định pháp luật.
Lúc này ông Dương với tư cách là bên nhận đặt cọc phải có nghĩa vụ thực hiện giao dịch như đã cam kết. Tuy nhiên khi được vợ chồng chị thúc giục thì ông Dương lại từ chối, và không muốn bán nhà nữa. Do đó căn thứ theo quy định tại khoản 1 Điều 302 Bộ luật dân sự 2015: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”, do lúc này ông Dương đã vi phạm nghĩa vụ của mình vì vậy ông Dương phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Trách nhiệm của ông Dương là bên nhận đặt cọc được quy định tại Điều 358 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.
2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.”
Căn cứ theo quy định trên do trong giấy đặt cọc giữa vợ chồng chị Hải và ông Dương có thỏa thuận về mức phạt cọc khi ông Dương vi phạm đó là gấp 5 lần mức cọc, vì vậy ông Dương trường hợp này sẽ phải bồi thường theo mức phạt đó. Cụ thể ông Dương phải trả lại cho bên đặt cọc là vợ chồng chị Hải số tiền phạt cọc gấp 5 lần tiền cọc tương ứng với 500 triệu đồng.
Nếu trường hợp ông Dương từ chối việc thực hiện nghĩa vụ của mình thì chị hoàn toàn có thể đưa đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu ông Dương phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận. Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục khởi kiện, hãy nhấc máy và gọi ngay đến cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà kèm mẫu chuẩn xác nhất, mới nhất hiện nay
Trường hợp nào thì không phải chịu trách nhiệm dân sự?
Anh Quý (Nghệ An) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:
Tôi và ông Đông là đối tác làm ăn với nhau, tôi thường xuyên nhận vận chuyển hàng hóa công ty ông Đông sản xuất lên thành phố để phân phối. Lần gần đây nhất khi nhận 8 tấn hàng của ông Đông về nhà để sáng sớm hôm sau đi giao thì đêm hôm đó xưởng xe ô tô của tôi đột ngột cháy lớn. Chúng tôi đã huy động toàn bộ nhân viên cũng như mọi người xung quanh để có thể dập lửa nhưng cũng chỉ chuyển được 1 phần 3 số lượng hàng hóa ra khỏi đám cháy, số còn lại bị hư hỏng hoàn toàn. Hiện ông Đông đòi tôi phải bồi thường toàn bộ số hàng hóa bị hư hỏng, đồng thời phải bồi thường thêm khoản tiền do vận chuyển hàng hóa chậm, làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của ông mặc dù trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa tôi và ông Đông không có những thỏa thuận này.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này việc xưởng xe của tôi bị cháy có là yếu tố để tôi không phải thực hiện việc bồi thường cho ông Đông hay không? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Tư vấn miễn phí về các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm dân sư, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Quý! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ chúng tôi! Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi đã xem xét và xin được đưa ra lời giải đáp cụ thể như sau:
Tại khoản 2, 3 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể các trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự, cụ thể như sau:
“2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.”
Từ quy định trên có thể thấy Bộ luật dân sự 2015 đã dự liệu ba trường hợp miễn trừ trách nhiệm dân sự cho bên vi phạm nghĩa vụ đó là:
– Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Tuy nhiên không phải cứ có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên có nghĩa vụ sẽ được miễn trừ trách nhiệm dân sự. Để được miễn trừ trách nhiệm dân sự thì sự kiện bất khả kháng đó phải đáp ứng đủ ba điều kiện đó là:
+ Sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện khách quan ngoài ý muốn của các bên, các bên không thể lường trước được, dù các bên có muốn hay không thì sự kiện đó vẫn xảy ra, các bên không thể tác động vào được và làm mọi biện pháp để khắc phục nhưng không thể khắc phục được chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, động đất, chiến tranh…
Khi giao kết hợp đồng, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận về việc bên có nghĩa vụ không được miễn trừ nghĩa vụ trong trường hợp bất khả kháng. Lúc này, nếu sự kiện bất khả kháng xảy ra làm cho bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận thì bên có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền.
+ Sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm nghĩa vụ phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Trong đó sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân còn hành vi vi phạm nghĩa vụ sẽ là kết quả. Do đó bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh rằng sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ.
+ Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên có nghĩa vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng của mình để khắc phục, hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra mà vẫn không thể khắc phục được thiệt hại, chính vì vậy đã dẫn đến hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Nếu bên có nghĩa vụ có khả năng khắc phục, hạn chế thiệt hại mà lại không thực hiện, để mặc cho thiệt hại đó xảy ra thì dù có sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự.
– Trường hợp nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Cơ sở của việc miễn trừ trách nhiệm dân sự trong trường hợp này chính là bên vi phạm nghĩa vụ phải chứng minh được mình không có lỗi đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, đồng thời việc không thể thực hiện được nghĩa vụ đó hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Khoản 3 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 chỉ quy định bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được việc không thực hiện được nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Theo quy định này có thể hiếu nếu trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ xuất phát từ lỗi của cả hai bên thì bên có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền.
– Trường hợp có thỏa thuận khác của các bên
Pháp luật dân sự tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, điều này có nghĩa là các bên sẽ được tự do trong việc thỏa thuận những trường hợp khác luật định, mà khi những trường hợp đó xảy ra, mặc dù bên có nghĩa vụ vi phạm nhưng sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền. Các trường hợp được coi là căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân sự ở đây sẽ hoàn toàn do các bên thỏa thuận.
Dựa vào những thông tin anh Quý cung cấp cũng như những nội dung mà chúng tôi phân tích ở trên có thể thấy việc cháy xưởng có thể được coi là sự kiện bất khả kháng do sự kiện này xảy ra một cách khách quan, anh không thể lường trước được và cũng không mong muốn sự kiện đó xảy ra. Việc cháy lớn là nguyên nhân trực tiếp khiến cho 2 phần 3 số hàng hóa mà anh nhận vận chuyển của anh Ông bị hư hỏng. Hơn nữa khi sự kiện này xảy ra anh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết như huy động mọi người xung quanh giúp đỡ dập tắt đám cháy nhằm hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra nhưng vẫn không khắc phục được thiệt hại.
Do đó anh Quý trong trường hợp này sẽ được miễn các trách nhiệm pháp sinh do việc làm hư hỏng hàng hóa cũng như việc chậm giao hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Vì vậy anh phải chứng minh được sự kiện cháy xưởng là sự kiện bất khả kháng, anh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không ngăn được thiệt hại xảy ra.
Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến những trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!
Xem thêm: Quyền sở hữu tài sản gồm những quyền nào? [Cập nhật 2022]
Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự
Chị Nhi (Thanh Hóa) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Gia đình tôi kinh doanh buôn bán các loại nông sản như ngạo, ngôi, khoai, mì… Tháng 8 vừa qua tôi có ký hợp đồng với ông Tú với nội dung ông sẽ cung cấp cho tôi 30 tấn gạo chất lượng loại 1 giá trị khoảng hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên khi ông Tú đã giao hàng cho tôi được một thời gian thì tôi mới phát hiện rằng: vì muốn đẩy hàng đi để kiếm lời nhiều hơn nên ông Tú đã giao cho tôi 30 tấn gạo loại 2 – loại kém chất lượng hơn với giá chỉ khoảng gần 100 triệu. Tôi đã yêu cầu ông Tú phải giao lại 30 tấn gạo loại 1 cho tôi, đồng thời phải trả một khoản bồi thường do ông Tú giao gạo kém chất lượng nên khi bán số gạo này ra ngoài thị trường đã làm ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng tôi trong mắt khách hàng. Tuy nhiên ông Tú không đồng ý, và nói với tôi do nhân viên của ông nhầm lẫn nên giao nhầm hàng nên ông không có trách nhiệm trong trường hợp này.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường này ông Tú có phải chịu trách nhiệm dân sự đối với hành vi của mình hay không? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Tư vấn chi tiết về các nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Nhi! Cảm ơn những thắc mắc của chị gửi đến Tổng Đài Pháp Luật! Chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể sau đây để giải đáp cho vấn đề mà chị đang gặp phải như sau:
Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự được quy định tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể: “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.” Bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
– Các bên trong quan hệ dân sự phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình. Trong quan hệ dân sự, đi kèm với quyền luôn luôn là nghĩa vụ. Khi một bên chủ thể trong quan hệ dân sự được hưởng quyền thì đồng nghĩa với việc họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định đối với phía chủ thể bên kia. Hay nói cách khác thì quyền của người này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của người kia và ngược lại.
– Các bên chủ thể trong quan hệ dân sự sẽ phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Chính các bên trong quan hệ dân sự là những chủ thể được hưởng quyền và cũng là những chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể còn lại. Do đó họ phải là những người chịu trách nhiệm đối với chính hành vi của mình. Việc pháp luật quy định việc các chủ thể tự chịu trách nhiệm tức là đề cao sự tự giác, tự nguyện trong việc thực hiện nghĩa vụ.
– Trường hợp các chủ thể trong quan hệ dân sự không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm tránh tình trạng các bên không tự chịu trách nhiệm của mình. Vì thế họ sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định để buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Áp dụng những nguyên tắc trên vào trường hợp cụ thể của chị Nhi, có thể thấy ông Tú trong trường hợp này phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, nghĩa là phải giao vật đúng với chất lượng như đã thỏa thuận. Cho dù nhân viên của ông có nhầm lẫn nhưng trước khi vận chuyển gạo đến giao cho chị ông cũng cần kiểm tra lại, đảm bảo số gạo phải đúng số lượng và chất lượng. Vì vậy trường hợp này có thể hiểu ông Tú đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 3 Bộ Luật dân sự 2015 như chúng tôi đã phân tích ở trên thì ông Tú phải tự mình chịu trách nhiệm về việc thực hiện không đúng nghĩa vụ như đã thỏa thuận.
Theo quy định tại Điều 439 Bộ Luật dân sự 2015 thì trong trường hợp này bên mua là chị Nhi sẽ có một trong các quyền đó là:
– Có thể nhận và thanh toán số gạo loại 2 ông Tú đã giao theo giá thỏa thuận
– Có quyền yêu cầu ông Tú giao lại số gạo theo đúng chất lượng thỏa thuận và bồi thường thiệt hại
– Có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại gạo của ông Tú làm cho bên mua là chị không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
Nếu trường hợp ông Tú cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình, chị hoàn toàn có quyền nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Mọi thắc mắc nào liên quan đến nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174 để được luật sư nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ!
Xem thêm: Cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?
Độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự
Anh Tùng (Thái Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:
Con trai tôi là cháu Quân sinh năm 2005, tính đến nay cháu đã 17 tuổi. Gần đây do xích mích nên cháu có đánh nhau bạn là cháu Hiếu ở trên lớp gây thương tích khiến cháu Hiếu phải nằm viện điều trị 2 ngày. Sự việc trên chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Gia đình cháu Hiếu yêu cầu con trai tôi phải bồi thường cho cháu Hiếu chi phí điều trị cùng với chi phí do lảm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của cháu Hiếu.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi con trai tôi trường hợp này chưa đủ 18 tuổi thì có phải chịu trách nhiệm dân sự hay không? Nếu có thì tôi là cha mẹ có phải chịu thay con mình hay không? Mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí về độ tuổi phải chịu trách nhiệm dân sự, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Tùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa theo những thông tin mà anh cung cấp, cũng như những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho câu hỏi của anh như sau:
Tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Theo quy định trên ta thấy nếu người gây thiệt hại là người từ đủ 18 tuổi trở lên thì sẽ phải tự bồi thường bằng tài sản của mình.
– Trong trường hợp người gây thiệt hại là người chưa đủ 15 tuổi mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ của người này sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng chính tài sản của mình. Trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ để có thể bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì sẽ phải lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
– Trong trường hợp người gây thiệt hại là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì sẽ phải bồi thường bằng chính tài sản của mình. Trường hợp không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ của họ sẽ phải phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
– Trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được phép dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không có đủ tài sản để có thể bồi thường thì người giám hộ sẽ phải bồi thường bằng chính tài sản của mình. Trường hợp người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì sẽ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Quay trở lại trường hợp của anh Tùng, như anh trình bày bên trên thì cháu Quân là con trai anh hiện 17 tuổi, cháu có tham gia đánh nhau và gây thương tích cho bạn mình là cháu Hiếu nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 thì cháu Quân sẽ thuộc trường hợp là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại. Vì vậy theo quy định cháu Quân sẽ phải bồi thường cho cháu Hiếu bằng chính tài sản của mình. Nếu trường hợp cháu Quân không có tài sản hoặc tài sản của cháu không đủ để có thể bồi thường cho cháu Hiếu thì anh và vợ lúc này là cha mẹ của cháu sẽ phải bồi thường cho cháu Hiếu phần còn thiếu bằng chính tài sản của mình.
Nếu anh còn bất cứ thắc mắc gì về độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự theo quy định hiện hành, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng của Tổng đài pháp luật chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
Các loại trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ
Anh Hoàng (Đồng Nai) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:
Tôi và anh Biên có giao kết với nhau một hợp đồng với thỏa thuận đến đúng ngày 10/9 tôi sẽ vận chuyển cho anh Biên 2 tấn rau sạch đến địa điểm mà anh yêu cầu. Đến ngày hôm đó tôi chở đúng số lượng rau như thỏa thuận đến đúng địa điểm và ngày giờ như đã thỏa thuận trong hợp đồng với anh Biên. Khi đến nơi, tôi có gọi cho anh Biên để ra nhận hàng thì anh Biên nói chờ anh khoảng 1 tiếng. Tôi có nghe theo, tuy nhiên nửa ngày sau anh Biên vẫn không tới, tôi có gọi thì anh Biên nói phải đợi đến sáng ngày hôm sau anh mới lấy được do đang bận. Do phải về đi chở chuyến hàng khác nên tôi có gọi cho anh Biên nói rằng tôi sẽ gửi số rau này tại nơi nhận gửi giữ gần đó và anh Biên đồng ý. Tuy nhiên hôm sau khi đến nhận hàng thì anh Biên có gọi và bắt tôi phải trả lại anh tiền vận chuyển do số rau này đã bị héo, chất lượng không được như lúc đầu. Tôi có trình bày do anh Biên đến chậm, không kịp bảo quản rau nên rau héo là chuyện bình thường, tuy nhiên anh vẫn không đồng ý.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có phải trả lại tiền công vận chuyển như lời anh Biên nói hay không?
Mong Luật sư có thể sớm giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn chi tiết về trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Hoàng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi của anh đến với Tổng Đài Pháp Luật! Căn cứ vào những thông tin mà anh cung cấp đến chúng tôi ở trên, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của anh như sau:
Với trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thì người vi phạm nghĩa vụ sẽ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền. Trong trường hợp bên vi phạm không tiếp tục thực hiện thì bên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế để buộc phải thực hiện nghĩa vụ, bao gồm:
– Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 352 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể là khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì lúc này bên có quyền sẽ được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.
– Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 355, Điều 359 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ nghĩa là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó của bên có nghĩa vụ.
Trong trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và bên có nghĩa vụ có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trong trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ sẽ phải thông báo ngay cho bên có quyền.
Đối với trường hợp tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó đi và phải thông báo ngay cho bên có quyền. Bên có nghĩa vụ phải trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản đó sau khi đã trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.
Bên có quyền nếu chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì lúc này bên có quyền sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ và phải chịu mọi rủi ro cũng như chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Trách nhiệm không thực hiện đúng nghĩa vụ giao vật được quy định tại Điều 356 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
+ Trong trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm sẽ có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó. Nếu trường hợp vật không còn hoặc đã bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.
+ Trong trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm sẽ có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác. Nếu trường hợp không có vật cùng loại khác thay thế thì sẽ phải thanh toán giá trị của vật.
+ Trong trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định trên mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại.
– Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ trả tiền được quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự 2015:
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó sẽ phải trả lãi trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Lãi suất trong thời gian chậm trả tiền sẽ được xác định theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20% trên một năm của khoản tiền vay trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất lúc này sẽ được xác định bằng 10% trên một năm năm của khoản vay tại thời điểm trả nợ.
– Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc được quy định tại Điều 358 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền lúc này có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện, tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện công việc đó, đồng thời khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
Dựa theo những thông tin mà chúng tôi phân tích ở trên, áp dụng vào trường hợp cụ thể của anh Hoàng có thể thấy, anh Biên là người thuê anh vận chuyển 2 tấn rau sạch theo thời gian và địa điểm mà anh Biên định sẵn. Đến ngày hẹn, anh đã thực hiện nghĩa vụ vận chuyển đúng số hàng vào đúng thời gian và địa điểm như đã thỏa thuận, tuy nhiên lúc này anh Biên không ra nhận hàng như đúng thời gian đã hẹn.
Vì vậy có thể thấy việc anh Biên chậm tiếp nhận việc anh giao hàng tới cũng bị coi là có hành vi vi phạm hợp đồng và phải gánh chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 355 và Điều 359 Bộ luật dân sự 2015. Hơn nữa theo quy định tại khoản 2 Điều 355 Bộ luật dân sự 2015 thì việc anh gửi lại tài sản tại nơi nhận gửi giữ và có thông báo cho anh Biên biết là hoàn toàn hợp lý.
Từ phân tích trên có thể thấy khi anh Biên chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của anh thì lúc này anh Biên phải chịu mọi rủi ro về tài sản kể từ thời điểm chậm tiếp nhận. Vì vậy trường hợp này, anh Biên không có quyền đòi lại số tiền vận chuyển đã trả cho anh, đồng thời anh cũng không cần phải bồi thường thiệt hại do tài sản là số rau sạch lúc này đã bị hư hỏng, không còn giữ được chất lượng như ban đầu.
Mọi thắc mắc về trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư!
>> Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân, doanh nghiệp thông dụng nhất 2022
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Anh Kiên (Quảng Ninh) có câu hỏi:“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:
Tôi và anh Nam là bạn thân với nhau, khoảng 1 tuần trước nhà anh Nam có tổ chức đám cưới nên tôi cũng đến chung vui. Do tửu lượng yếu nên tôi chỉ xin phép uống 2 lon bia rồi về, tuy nhiên lúc này anh Nam không cho tôi về và yêu cầu tôi phải uống thêm 5 lon bia nữa. Do không muốn mất lòng bạn bè nên tôi cũng cố uống, sau đó mới ra về. Trên đường đi do quá say, không làm chủ được tốc độ nên tôi đã tông vào chị Dung gây hư hỏng xe và chị Dung phải nằm bệnh viện điều trị hết 5 triệu đồng. Chị Dung lúc này yêu cầu tôi phải bồi thường chi phí sửa xe và chi phí điều trị cho chị. Tuy nhiên tôi không đồng ý, tôi cho rằng trách nhiệm bồi thường phải thuộc về anh Nam, vì anh Nam ép ôi uống chứ tôi không tự nguyện uống.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi hay anh Nam phải bồi thường cho chị Dung? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn trách nhiệm bồi thường theo quy định pháp luật, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Kiên! Cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Chúng tôi xin được đưa ra những giải đáp cụ thể cho thắc mắc của anh như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà khi đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng sẽ bao gồm:
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở là một hợp đồng có trước nghĩa là giữa người được hưởng bồi thường và người gây ra thiệt hại trước hết phải có một quan hệ hợp đồng.
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng nghĩa là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng .
– Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ hợp đồng đó.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khác thì sẽ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định, đó là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra và có lỗi.
Như vậy, xét trong trường hợp của anh Kiên ở trên, có thể thấy giữa anh là người gây ra thiệt hại và chị Dung là người bị thiệt hại lúc này không có một quan hệ hợp đồng nào trước đó. Vì vậy lúc này việc bồi thường thiệt hại sẽ thuộc trường hợp là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như chúng tôi phân tích ở trên.
Tại Điều 596 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra, cụ thể như sau:
“1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Trong tình huống này, mặc dù anh Nam có dùng lời nói để ép anh uống nhưng việc uống bia của anh là hoàn toàn tự nguyện. Thay vì nghe theo lời anh Nam, anh có thể từ chối bằng nhiều cách khác nhau. Nghĩa là lúc này anh hoàn toàn có thể lựa chọn việc uống hay không uống. Khi anh làm theo lời anh Nam nói nghĩa là anh chấp nhận việc đặt mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Do đó khi anh gây thiệt hại cho chị Dung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoàn toàn thuộc về phía anh.
Tuy nhiên nếu trường hợp khi anh Nam ép anh uống, anh đã từ chối nhưng anh Nam có những hành vi cố ý ép buộc chẳng hạn cứ cố đổ bia bắt anh uống mặc dù anh đã có hành động chống trả mà vẫn không được thì lúc này trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngược lại sẽ thuộc về anh Nam, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự 2015. Mọi vướng mắc liên quan đến mức bồi thường thiệt hại, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!
Trên đây là nội dung bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề xoay quanh Trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành. Hy vọng qua bài viết trên cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!