Thi hành án dân sự là gì? Đây là vấn đề thắc mắc nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong nội dung bài viết dưới đây Tổng đài pháp luật sẽ giới thiệu đến bạn đọc những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề về thi hành án dân sự. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào cần được tư vấn khẩn cấp hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư giải đáp một cách kịp thời và chính xác nhất!
>> Luật sư tư vấn chi tiết theo quy định thi hành án dân sự là gì, liên hệ ngay 1900.6174
Thi hành án dân sự là gì?
>> Luật sư giải đáp chính xác nhất thi hành án dân sự là gì, gọi ngay 1900.6174
Thi hành án là việc cơ quan thi hành án có thẩm quyền tổ chức cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên sau khi các cá nhân hoặc các tổ chức có phát sinh tranh chấp, yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự và Tòa án đã ra bản án, quyết định về vấn đề đó. Các phán quyết, quyết định, bản án của Tòa án khi đưa ra cũng chỉ là kết quả về mặt pháp lý. Do vậy, việc thi hành án là biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên có hành vi dân sự xâm phạm trên thực tế.
Hoạt động thi hành án dân sự là gì? Đây là một hoạt động do cơ quan thi hành án dân sự các cấp có thẩm quyền, những người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác có liên quan trong việc thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực ban hành của tòa án nhân dân. Việc đảm bảo thi hành án được quy định thuộc về cơ quan thi hành án thực hiện việc đôn đốc thi hành án hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bản chất của việc thi hành án dân sự chính là việc cơ quan có thẩm quyền thi hành án buộc người thi hành án bao gồm: Người được thi hành án, người phải thi hành án; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thi hành án của đương sự sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ gắn với nhân thân người được thi hành án hoặc cấm thực hiện hành vi nhất định.
Các cá nhân, tổ chức, cơ quan là người phải thi hành án sẽ phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự thông thường và cả những người phạm tội hình sự, phải thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
Cơ quan thi hành án dân sự là gì?
>> Giải đáp chính xác cơ quan thi hành án dân sự là gì, liên hệ ngay 1900.6174
Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được nhà nước giao trong việc đảm bảo thi hành các bản án, quyết định dân sự. Các cơ quan thi hành án dân sự ở từng địa phương là các cơ quan Nhà nước chuyên trách được Nhà nước trao quyền lực trong việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.
Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước có chức năng tổ chức việc thực hiện, thi hành các bản án, quyết định dân sự. Hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự một mặt vừa để đảm bảo việc thực hiện quyền tư pháp, chế độ pháp quyền của Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của xã hội, công dân đối với phán quyết của tòa án.
Theo quy định tại các điều từ Điều 13 đến Điều 16 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi 2014 thì các hoạt động của các cơ quan thi hành án sẽ chịu sự quản lý, chỉ đạo một cách thống nhất, tập trung của Chính phủ, Bộ tư pháp và sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân các cấp.
Khi một bản án, quyết định được cơ quan có thẩm quyền đưa ra thi hành, các cơ quan thi hành án có trách nhiệm đảm bảo việc thi hành án một cách đầy đủ, đúng đắn và kịp thời những bản án, quyết định đó. Đặc biệt, không được phép có bất kỳ sự thay đổi nào đối với nội dung bản án, quyết định đã được ban hành, chỉ trừ trường hợp các đương sự thoả thuận với nhau.
Để thi hành đúng, đầy đủ, kịp thời các bản án, quyết định dân sự, cơ quan thi hành án sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn thi hành án đối với vấn đề mà pháp luật đã quy định, không một cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, kể cả các cơ quan quản lý thi hành án được can thiệp mà điều đó không đúng chức năng, nhiệm vụ vào hoạt động nghiệp vụ thi hành án của cơ quan thi hành án. Đối với các quyết định của cơ quan thi hành án có giá trị pháp lý bắt buộc với các chủ thể khác phải chấp hành.
Các cơ quan thi hành án tại Việt Nam bao gồm: Cơ quan thi hành án cấp trung ương và cơ quan thi hành án cấp tỉnh, quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cụ thể, ở trung ương có Tổng cục thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp; ở cấp tỉnh có Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh; ở cấp huyện có Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện.
Trên đây là những nội dung chính xác nhất về vấn đề cơ quan thi hành án dân sự là gì, nếu bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được các chuyên gia tư vấn luật hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả nhất!
>> Xem thêm: Hòa giải trong tố tụng dân sự có đặc điểm, phạm vi thế nào?
Đặc điểm của thi hành án dân sự
>> Luật sư tư vấn cụ thể về đặc điểm của thi hành án dân sự, gọi ngay 1900.6174
Cơ sở của hoạt động Thi hành án dân sự chủ yếu là các bản án, quyết định dân sự của Tòa án.
Theo quy định tại Điều 70 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định về căn cứ để áp dụng việc cưỡng chế thi hành án gồm có:
– Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền;
– Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án;
– Quyết định nhằm thực hiện việc cưỡng chế thi hành án, trừ các trường hợp bản án, quyết định đã tuyên áp dụng kê biên, phong tỏa đối với tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.
Các bản án hay quyết định dân sự có hiệu lực thi hành của tòa án như bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh – thương mại,… và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án,…
Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước
Hoạt động thi hành án dân sự là một dạng hoạt động mà bản chất mang tính hành chính – tư pháp của Nhà nước, hoạt động thi hành án là sự thể hiện quyền lực Nhà nước, đây là thủ tục do cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Cục thi hành án dân sự, cấp huyện là chi cục thi hành án dân sự và thừa phát lại thực hiện. Thủ tục này nhằm bảo đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Tính quyền lực nhà nước trong thi hành án dân sự được thể hiện ở chỗ cơ quan, tổ chức thi hành án dân sự có quyền ra quyết định thi hành án dân sự, buộc các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành.
Trong trường hợp người phải thi hành án dân sự không tự nguyện thi hành án dân sự thì cơ quan, tổ chức thi hành án dân sự có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự, buộc người phải thi hành án dân sự phải chấp hành bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành.
Bản chất của thi hành án là dạng hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành phán quyết của cơ quan xét xử với các cách thức và biện pháp khác nhau nhằm mục đích buộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình.
Thi hành án dân sự chủ yếu là thi hành các quyết định của Tòa án mang tính chất tài sản
Đặc trưng của quan hệ dân sự chính là quyền tự định đoạt của đương sự luôn luôn được tôn trọng trong suốt quá trình thi hành án. Điều này khác với thi hành án hình sự, người được thi hành án trong thi hành án dân sự luôn giữ vai trò chủ động, có quyền quyết định việc có đưa ra yêu cầu thi hành án hay không, đưa ra quyết định vào thời điểm nào (miễn là trong thời hiệu quy định), yêu cầu thi hành án một phần hay toàn bộ quyết định của bản án,…
Trong thi hành án dân sự, các bên có quyền thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án, nhưng việc thỏa thuận đó phải phù hợp, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Cơ quan thi hành án có thể lựa chọn biện pháp thích hợp để việc thi hành án được nhanh chóng, đạt hiệu quả trên cơ sở thỏa thuận của các đương sự.
Trong những trường hợp này việc thi hành án không nhất thiết phải theo đúng như nội dung quyết định của bản án mà Tòa án đã trên.
Đối tượng thi hành án dân sự trước hết phải là các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi ích bất hợp pháp, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của tòa án, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của trọng tài Việt Nam.
Thi hành án dân sự là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó. Tuy nhiên, thi hành án lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng quyết định thi hành án của người có thẩm quyền. Những quyết định này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án.
Trên đây là những đặc điểm của thi hành án dân sự mà các Luật sư Tổng Đài Pháp Luật muốn cung cấp đến bạn. Nếu bạn còn vướng mắc bất kỳ vấn đề pháp lý nào khác, hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được các chuyên gia tư vấn luật dân sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng, hiệu quả nhất!
>> Xem thêm: Trách nhiệm dân sự là gì? Quy định về trách nhiệm dân sự?
Vai trò của thi hành án dân sự là gì?
>> Luật sư tư vấn cụ thể vai trò của thi hành án dân sự là gì, gọi ngay 1900.6174
Thi hành án dân sự là một thủ tục có tác dụng quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, năng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, tạo niềm tin của của người sân vào tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố quyền lực nhà nước.
Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Đồng thời giúp cho việc phát triển những khiếm khuyết của các quy định của pháp luật trên cơ sở đó kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, đồng thời kiểm tra lại quá trình xét xử trước đó để rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác xét xử.
Do tính chất mà hoạt động thi hành án dân sự trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến Bản án, Quyết định thi hành án, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đều có những quy định riêng, đặc thù.
Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động thực thi phán quyết của Tòa án liên quan đến các vấn đề về tài sản và nhân thân, trong các bản án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình… Hoạt động thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng. Để bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, công tác thi hành án dân sự đóng vai trò rất quan trọng.
>> Xem thêm: Hợp đồng dân sự là gì? Đặc điểm và hình thức hợp đồng dân sự
Một số câu hỏi liên quan đến thi hành án dân sự là gì
Có phải nếu cá nhân không tự nguyện thì mới cưỡng chế thi hành án?
Anh Hậu (Phú Thọ) có câu hỏi:
“Gia đình tôi hiện đang sinh sống tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cách đây 5 tháng gia đình tôi có phát sinh tranh chấp liên quan đến việc đền bù diện tích đất ruộng bị vùi lấp do hoạt động khai thác mỏ của Công ty A.
Sau khi bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác này thì gia đình tôi có liên hệ đến ban đại diện Công ty A để phản ánh về vấn đề của quý công ty. Phía công ty này không giải quyết nên sau đó gia đình tôi có nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện Thanh Sơn.
Tòa án đã ra bản án Công ty A sẽ phải bồi thường thiệt hại cho gia đình tôi với số diện tích đất ruộng bị ảnh hưởng và khôi phục hiện trạng ban đầu. Nhưng cho đến nay đã hơn 2 tháng kể từ khi tòa án xét xử và ra bản án nhưng Công ty A vẫn không thực hiện theo phán quyết của tòa án.
Luật sư cho tôi hỏi với trường hợp này của gia đình tôi cần phải làm thế nào để bảo vệ được quyền lợi của mình? Tôi xin cảm ơn và rất mong sớm nhận được phản hồi từ phía Luật sư!
>> Luật sư giải đáp chính xác một số câu hỏi liên quan đến thi hành án dân sự là gì, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hậu! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Đối với vấn đề mà anh và gia đình đang gặp phải, các Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật xin được giải đáp như sau:
Về thời hạn tự nguyện thi hành án
Căn cứ theo Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008, đã được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định, thời hạn để người thi hành án có nghĩa vụ thi hành án tự nguyện thi hành án là 10 ngày, thời gian này được tính từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
Về cưỡng chế thi hành án
Theo quy định tại Điều 46 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau: Khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế.
Đối với trường hợp mà người phải thi hành án chưa có đủ điều kiện thực tế để thi hành án thì thời gian phải hoàn thành việc cưỡng chế được quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:
Trong trường hợp nếu người phải thi hành án theo nội dung bản án, quyết định chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất với thời gian 06 tháng một lần, chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ thi hành án sẽ phải xác minh các điều kiện thi hành án;
Trường hợp mà người phải thi hành án theo nội dung của bản án chưa có điều kiện thi hành án là người đang phải chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù đó còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án đã được xác định trong nội dung bản án, quyết định của tòa án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần.
Sau hai lần xác minh mà người có nghĩa vụ phải thi hành án vẫn chưa có đủ điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh đó. Việc xác minh lại điều kiện thi hành án sẽ được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Nếu như trong trường hợp người phải thi hành án mà chưa có điều kiện thi hành án thì sẽ không được thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ là người có thẩm quyền ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.
Nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì mới bị cưỡng chế. Tuy nhiên, pháp luật không quy định về thời hạn cưỡng chế đến khi cưỡng chế xong là bao lâu mà phải căn cứ vào tình hình thực tế.
Như vậy, thông qua các quy định tại Luật thi hành án dân sự 2018 có thể thấy nếu một cá nhân, tổ chức khi đã bị tòa án đưa ra xét xử và có bản án, quyết định của tòa án mà không tự nguyện thi hành những nội dung mà tòa án đã phán quyết trong thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, thời hạn này được tính kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì mới bị cưỡng chế thi hành án.
Do đó, đối với trường hợp mà gia đình anh đang gặp phải, nếu Công ty A không tự nguyện thi hành án và đã quá thời gian tự nguyện thi hành án theo quy định thì anh hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự là Chi cục thi hành án dân sự huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự đối với Công ty A.
Trong trường hợp anh còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án, hãy liên ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chính xác nhất theo quy định của pháp luật!
Cưỡng chế thi hành án chỉ được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có đúng không?
>> Giải đáp theo quy định về việc cưỡng chế thi hành án chỉ được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước, liên hệ ngay 1900.6174
Cưỡng chế thi hành án cũng như nhiều loại cưỡng chế khác như cưỡng chế hành chính, cưỡng chế thi hành án hình sự và cả cưỡng chế thi hành án hành chính,… cưỡng chế thi hành án dân sự là sự thể hiện quyền lực nhà nước, chỉ có cá nhân thuộc cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc người thuộc tổ chức được Nhà nước trao quyền mới có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế.
Tùy loại hình cưỡng chế mà chủ thể khác nhau có thẩm quyền tiến hành nhưng đều thể hiện quyền lực của Nhà nước với những đối tượng bị cưỡng chế. Quyền lực của nhà nước được thể hiện thông qua việc cưỡng chế thi hành án dân sự bằng việc chủ thể, người có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự ban hành các quyết định cưỡng chế buộc cá nhân, tổ chức nhất định phải chấp hành quyết định thi hành án để thi hành bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.
Nếu người phải thi hành án không chấp hành thì sẽ bị xử lý nghiêm bằng các phương thức như khác như xử phạt hành chính, hay thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại nếu có căn cứ về việc gây thiệt hại.
Biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự là biện pháp bắt buộc các tổ chức, cá nhân tôn trọng và phối hợp để thuận tiện trong việc thực hiện bản án, quyết định, kể cả sử dụng lực lượng chuyên chính, chuyên nghiệp là cảnh sát nhằm bảo vệ việc cưỡng chế thi hành án dân sự, để trấn áp với những cá nhân có hành vi chống đối việc cưỡng chế thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự.
Theo quy định tại Điều 35 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014 quy định về thẩm quyền thi hành án như sau:
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện là Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định như:
– Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp quận, huyện, thị xã, thành phố và cấp tương đương với nơi mà cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
– Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
– Quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao với bản án, quyết định đã có hiệu lực về mặt pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện và tương đương ở địa phương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
– Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện ở địa phương khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền hoặc cơ quan thi hành án quân khu thực hiện ủy thác.
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh là Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định như:
– Bản án, quyết định xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn tỉnh;
– Bản án, quyết định của Tòa án cấp cao;
– Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao về việc chuyển giao thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
– Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài mà bản án, quyết định này được Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận và cho phép thi hành tại Việt Nam;
– Các phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
– Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh,…
– Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp quận, huyện được quy định tại khoản 1 Điều này, mà cơ quan thi hành án cấp tỉnh thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
– Bản án, quyết định được quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc nếu thấy cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu có thẩm quyền sẽ thực hiện thi hành các bản án, quyết định sau:
– Quyết định về áp dụng hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi ích bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự cấp quân khu và cấp tương đương trên địa bàn;
– Quyết định về hình thức xử phạt là phạt tiền, biện pháp tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi ích bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự được ghi trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự khu vực trên địa bàn;…
Như vậy, thẩm quyền thi hành án dân sự về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải do chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định. Vì thế, những người được thi hành án họ không có quyền tự mình dùng các phương pháp khác nhau để buộc những người phải thi hành án thi hành án, thi hành những nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của toà án.
Trong trường hợp bạn còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác cần được hỗ trợ khẩn cấp, hãy gọi ngay tổng đài tư vấn miễn phí 1900.6174 để được trao đổi trực tiếp với Luật sư có dày dặn kinh nghiệm và giải quyết vấn đề kịp thời nhất!
Quyết định cưỡng chế thi hành án của chủ thể nào ban hành?
>> Giải đáp chính xác nhất về chủ thể ban hành quyết định cưỡng chế thi hành án, gọi ngay 1900.6174
Khi phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để phục vụ thi hành án dân sự thì chỉ cơ quan thi hành án có thẩm quyền, chấp hành viên là người đại diện cho cơ quan thi hành án dân sự mới là người có thẩm quyền để ra quyết định việc có áp dụng các biện pháp cưỡng chế hay không và sẽ lựa chọn những biện pháp cưỡng chế thi hành án sao cho phù hợp với tính chất, mức độ của nó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án:
Thời hạn để tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành án nhận được quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án.
Trong trường hợp nếu xét thấy cần ngăn chặn người phải thi hành án có thể có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc có các hành vi khác nhằm mục đích trốn tránh việc thi hành án thì chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp được quy định tại Chương IV của Luật này là các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành.
Cùng với đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của luật này về việc cưỡng chế thi hành án dân sự, cụ thể: Khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về luật này và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ thi hành án sẽ căn cứ dựa vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự; dựa vào tính chất, mức độ nghiệm trọng, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện để thi hành án của người có nghĩa vụ phải thi hành án; văn bản yêu cầu của đương sự và căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương để chấp hành viên sẽ lựa chọn việc áp dụng các biện pháp bảo đảm khác nhau, biện pháp cưỡng chế đối với người phải thi hành án thích hợp.
Việc áp dụng các biện pháp để bảo đảm, cưỡng chế trong thi hành án sẽ phải tương ứng với nghĩa vụ phải thực hiện của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết liên quan khác, trừ những trường hợp đã được quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định này.
Như vậy, qua những quy định tại Luật thi hành án dân sự 2008 và Nghị định 62/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Luật thi hành án dân sự 2008 về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án thì việc cưỡng chế áp dụng các biện pháp thi hành án dân sự sẽ dựa trên quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Khoản 3 Điều 70 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014.
Thủ trưởng của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục ra quyết định thi hành án dựa trên trường hợp khi có yêu cầu thi hành án. Thủ trưởng của cơ quan thi hành án dân sự cấp có thẩm quyền sẽ chủ động ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định trong đó có quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 130 Luật thi hành án dân sự 2008 về thủ tục thi hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền nhằm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thủ trưởng của cơ quan thi hành án dân sự sẽ có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay còn gọi là quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự. Chấp hành viên khi thực hiện nhiệm vụ sẽ dựa vào nội dung bản án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, dựa trên tính chất, mức độ,… và căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương để lựa chọn việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện, biện pháp cưỡng chế đối với người phải thi hành án.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề thi hành án dân sự là gì cũng như các vấn đề liên quan mà Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật muốn cung cấp đến bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ vướng mắc nào khác ngoài những nội dung chúng tôi đã đề cập ở trên, hay bạn cần hỗ trợ khẩn cấp vấn đề pháp lý khác hay gọi ngay tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6174 – Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề một cách kịp thời và hiệu quả nhất!