Giao kết hợp đồng vốn là một thủ tục được thực hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về giao kết hợp đồng dẫn tới nhiều rủi ro và thiệt hại cho chính bản thân mình. Vậy giao kết hợp đồng là gì? Nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định như thế nào? Trình tự, hình thức giao kết hợp đồng là gì? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi vướng mắc của bạn về vấn đề này. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn trực tuyến, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật dân sự hỗ trợ giải đáp miễn phí.
Giao kết hợp đồng là gì?
>> Luật sư giải đáp chi tiết về giao kết hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Trong cuộc sống hàng ngày, người dân thường thực hiện rất nhiều loại hợp đồng dân sự bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, hình thức giao kết hợp đồng được pháp luật dân sự quy định rất cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao kết của hợp đồng.
Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng như sau:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Theo đó, giao kết hợp đồng là các bên sẽ bày tỏ ý chí về việc xác lập ,thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng với nhau dựa trên cơ sở nguyên tắc do pháp luật quy định.
Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng là tự do giao kết hợp đồng nhưng phải đảm bảo không vi phạm pháp luật, không làm trái đạo đức xã hội.
Trên đây là giải đáp về giao kết hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.
>> Xem thêm: Hợp đồng ủy quyền là gì? – Mẫu hợp đồng ủy quyền thông dụng
Nguyên tắc giao kết hợp đồng
>> Luật sư tư vấn chi tiết các nguyên tắc giao kết hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Nguyên tắc giao kết hợp đồng là những tư tưởng chỉ đạo phải tuân theo trong quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng giữa hai bên chủ thể của hợp đồng. Tinh thần của nguyên tắc còn được vận dụng trong quá trình thực hiện thay đổi hay chấm dứt giao kết hợp đồng.
Theo lý thuyết, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,chấm dứt hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự nên khi giao kết hợp đồng các bên phải tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản mà pháp luật quy định.
Căn cứ theo Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:
“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
Theo đó việc giao kết hợp đồng phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Việc ký kết hợp đồng phải dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện thỏa thuận và cam kết. Mọi thỏa thuận cam kết đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
– Mọi cá nhân tham gia giao kết đều bình đẳng trong giao kết hợp đồng.
– Phải có sự thiện chí trung thực giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng.
– Việc giao kết hợp đồng thì không được xâm phạm lợi ích quốc gia, của dân tộc, lợi ích cộng đồng và lợi ích hợp pháp của người khác.
Trên đây là quy định của pháp luật về các nguyên tắc giao kết hợp đồng. Nếu bạn chưa hiểu rõ về bất kỳ nguyên tắc nào, hãy nhấc máy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất từ luật sư.
Hình thức giao kết hợp đồng
>> Hình thức giao kết hợp đồng là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Hình thức của hợp đồng là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của nội dung hợp đồng dưới dạng vật chất hữu hình nhất định.
Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.”
Theo đó, giao kết hợp đồng được thể hiện ở dưới các hình thức sau:
– Hợp đồng miệng (lời nói)
Thời điểm hình thành hợp đồng miệng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng theo khoản 3 Điều 400 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
“3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.”
Tuy nhiên pháp luật không nói rõ địa điểm cụ thể nào, nên trên thực tế khi các bên giao kết hợp đồng bằng lời nói thì phải chú ý đến thời điểm giao kết sẽ được xác nhận là thời điểm khi các bên đã hiểu rõ về nội dung cơ bản của hợp đồng và chấp nhận thực hiện nó trong khi đã hiểu biết nó.
– Hợp đồng văn bản:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 400 Bộ luật dân sự 2015 thì thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản được xác định là thời điểm mà bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Ngoài ra theo quy định hình thức giao dịch dân sự thì trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực và đăng kí thì phải tuân theo quy định đó theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015.
– Hợp đồng giao kết qua thông điệp dữ liệu (Email,Fax,..)
Pháp luật thừa nhận hình thức giao kết hợp đồng bằng thông điệp dữ liệu nhưng để đảm bảo tính pháp lý thì việc giao kết phải thỏa mãn những điều kiện sau:
+ Loại thông điệp dữ liệu như dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử,…
+ Phương thức thực hiện như thông qua trao đổi thông điệp dữ liệu như qua Email giữa các bên liên quan đến nội dung hợp đồng…từ đề nghị giao dịch đến chấp thuận giao dịch bằng Email.
+ Thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.
Ngoài các hình thức trên thì giao kết hợp đồng còn có thể được giao kết bằng hình thức khác như: bằng hành vi ra hiệu, ra giấu bằng cử chỉ cơ thể,… miễn là những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên kia hiểu và giao kết hợp đồng trên thực tế.
Chú ý đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật bắt buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định thì phải tuân theo những hình thức đó, ngoài ra các bên có thể tự do lựa chọn một trong những hình thức nói trên để giao kết.
Tuy nhiên, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức văn bản có công chứng thì các bên vẫn có thể chọn hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản để bảo vệ quyền và lợi ích của mình tốt hơn.
Trên đây là giải đáp về hình thức giao kết hợp đồng. Để được luật sư giải thích kỹ càng và chi tiết hơn về các hình thức này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp trực tuyến.
>> Xem thêm: Giao dịch dân sự là gì? Hình thức của giao dịch dân sự
Trình tự giao kết hợp đồng
>> Luật sư hướng dẫn chi tiết trình tự giao kết hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Theo quy định tại khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên đề nghị thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (được gọi chung là bên được đề nghị).
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được quy định như sau:
“1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”
Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định do sự thỏa thuận của các bên tham gia giao kết. Trường hợp các bên đề nghị không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó và trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Bên được đề nghị nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2015, có 3 trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú nếu bên được đề nghị cá nhân, được chuyển đến trụ sở nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị
+ Đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác nhau.
– Sau khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng thi bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
+ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
+ Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa hai các bên.
Như vậy bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi bên được đề nghị trả lời về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Khi có thỏa thuận là sự im lặng của bên được đề nghị được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì bên được đề nghị không phải trả lời về việc chấp nhận đề nghị.
Trên đây là những thông tin cơ bản về trình tự giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Nếu bạn chưa hiểu rõ bất kỳ quy định nào trong trình tự này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được hỗ trợ tư vấn trực tiếp từ luật sư.
>> Xem thêm: Đơn xin chấm dứt hợp đồng – Mẫu cập nhập mới nhất năm 2022
Chủ thể giao kết hợp đồng là ai?
>> Chủ thể giao kết hợp đồng là ai? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bao gồm cá nhân và pháp nhân. Theo đó pháp luật dân sự cũng quy định cụ thể về điều kiện của chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng như sau:
– Đối với chủ thể là cá nhân
Căn cứ theo khoản 1 điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự như sau:
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.
+ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự bao gồm: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; quyền sở hữu, quyền thừa kế đối với tài sản; quyền tham gia các quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
+ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự 2015). Người đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ một vài trường hợp như: người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
Thông thường nếu chủ thể là cá nhân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên thì đều có thể tự mình xác lập giao kết dân sự một cách độc lập trừ một số trường hợp đặc biệt. Bên cạnh đó, một số giao kết hợp đồng vẫn cho phép người từ dưới 18 tuổi tự mình tham gia giao kết hoặc một số trường hợp được thực hiện giao kết thông qua người đại diện theo pháp luật.
– Đối với chủ thể là pháp nhân:
Tại khoản 1 Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về năng lực pháp luật dân sự như sau:
“Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân đó có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.
Một tổ chức được coi là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 như:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật
+ Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
+ Nhân danh chính mình trong việc tham gia vào các mối quan hệ pháp luật một cách độc lập
Khi tham gia giao kết hợp đồng lao động thì tổ chức phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Vì vậy, chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là tổ chức thì cần phải đáp ứng cả hai điều kiện về chủ thể là cá nhân và chủ thể là tổ chức.
Bên cạnh đó, đối với một số loại hợp đồng có tính chất đặc thù thì khi tham gia giao kết, chủ thể giao kết ngoài việc phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt dân sự thì cần phải đáp ứng thêm các điều kiện về chuyên môn, khả năng lao động,…
Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về chủ thể giao kết hợp đồng. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn kịp thời.
>> Xem thêm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Quy định mới nhất năm 2022
Quyền của các bên khi giao kết hợp đồng
>> Luật sư tư vấn nhanh chóng quyền của các bên khi giao kết hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì bên đề nghị giao kết hợp đồng sẽ có những quyền lợi sau:
– Thứ nhất, các bên có quyền thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong những trường hợp:
+ Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi, rút lại đề nghị trước đó hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
+ Những điều kiện thay đổi hoặc rút lại phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi, rút lại đề nghị khi điều kiện phát sinh.
– Thứ hai, các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng nếu trong đề nghị có ghi rõ quyền này và bên được đề nghị nhận được thông báo việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận giao kết.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về quyền của bên được đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
– Bên được đề nghị có quyền rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng khi thông báo rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị trả lời giao kết hợp đồng.
– Có quyền đưa ra lời đề nghị mới nếu lời đề nghị ban đầu không phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng của các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng.
Trên đây là quy định của pháp luật về quyền của các bên khi giao kết hợp đồng. Nếu bạn còn thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết hơn.
>> Xem thêm: Hợp đồng thế chấp tài sản | Những thông tin quan trọng nhất
Địa điểm giao kết hợp đồng
>>Luật sư giải đáp miễn phí địa điểm giao kết hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thực hiện hợp đồng, giải thích hợp đồng và lựa chọn pháp luật để giải quyết các tranh chấp, xác định cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết các vấn đề tranh chấp…
Theo điều 399 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về địa điểm giao kết như sau:
“Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.”
Theo đó, ta có thể thấy pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự tự do ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng nên địa điểm giao kết sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết sẽ được xác định là nơi cư trú của cá nhân hoặc pháp nhân đưa ra đề nghị giao kết.
Trên đây là giải đáp về địa điểm giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Nếu bạn còn thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp miễn phí.
Thời điểm giao kết hợp đồng
>>Thời điểm giải kết hợp đồng là khi nào? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp.
Căn cứ theo Điều 400 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng như sau:
“1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.”
Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm mà bên đề nghị giao kết nhận được thông báo chấp nhận giao kết từ các bên còn lại. Để xác định đúng thời điểm giao kết hợp đồng, ta cần phụ thuộc vào phương thức và hình thức giao kết hợp đồng. Cụ thể:
– Nếu giao kết hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm hợp đồng được giao kết được xác định là thời điểm các bên thỏa thuận và thống nhất về nội dung của hợp đồng.
– Nếu giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết sẽ là thời điểm bên cuối cùng ký bằng văn bản. Nếu các bên sử dụng hình thức chấp nhận như điểm chỉ, đóng dấu… thì thời điểm điểm chỉ hoặc đóng dấu của bên cuối cùng là thời điểm giao kết hợp đồng.
– Nếu giao kết hợp đồng bằng lời nói, sau đó xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết được xác định tương tự như khi giao kết hợp đồng bằng lời nói. Có nghĩa là thời điểm các bên thống nhất các thỏa thuận về nội dung hợp đồng. Bởi đây là lúc hợp đồng đã thỏa thuận xong và đã hình thành, các bên đã có các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện.
Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm hiểu biết về giao kết hợp đồng, chủ thể của giao kết hợp đồng, các nguyên tắc của giao kết hợp đồng và các vấn đề liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.