CHÍNH PHỦ
——–
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
|
Số: 119/2013/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THÚ Y, GIỐNG VẬT NUÔI, THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản).
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; hành nghề thú y;
b) Hành vi vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi, khảo nghiệm giống vật nuôi mới; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi; quản lý chất lượng giống vật nuôi;
c) Hành vi vi phạm các quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi; kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi; xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi; khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo các Nghị định sau:
a) Hành vi vi phạm quy định về hàng hóa cấm kinh doanh; kinh doanh hàng nhập lậu; kinh doanh hàng giả; tem, nhãn, bao bì hàng giả; quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Hành vi vi phạm quy định về nhãn hàng hóa; công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp chuẩn; công bố hợp quy áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa;
c) Hành vi vi phạm quy định về quảng cáo áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
d) Hành vi vi phạm quy định về tái xuất động vật, sản phẩm động vật, bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đúng lộ trình áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan;
đ) Hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm;
e) Hành vi vi phạm quy định về chống người thi hành công vụ áp dụng theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chống và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
b) Buộc thực hiện việc kiểm dịch hoặc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật;
c) Buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
d) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống vật nuôi; động vật, sản phẩm động vật; thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
đ) Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật không đóng dấu, lăn dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y;
e) Buộc thực hiện giết mổ bắt buộc đối với động vật trên cạn mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; buộc xử lý sơ chế, chế biến đối với động vật thủy sản mắc bệnh;
g) Buộc thực hiện biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm vệ sinh thú y;
h) Buộc cơ sở chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng chất cấm cho đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm trên vật nuôi mới được bán, giết mổ;
i) Buộc khảo nghiệm lại thức ăn chăn nuôi thực hiện không đúng nội dung, trình tự khảo nghiệm;
k) Buộc tái chế thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
l) Buộc di chuyển cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đến địa điểm theo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Buộc thu hồi các loại giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung, sử dụng giấy tờ giả.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi đối với cá nhân vi phạm là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC THÚ Y
MỤC 1. VI PHẠM VỀ PHÒNG BỆNH, CHỮA BỆNH, CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT
Điều 5. Vi phạm về phòng bệnh, chữa bệnh động vật trên cạn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc tiêm phòng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật để phòng các bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc;
b) Không chấp hành việc lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra, phát hiện bệnh;
c) Không chấp hành việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác trong vùng ổ dịch cũ, vùng đã và đang bị dịch uy hiếp.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với chủ vật nuôi có hành vi vi phạm không báo cho nhân viên thú y xã hoặc cơ quan thú y ở địa phương khi nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc khi phát hiện động vật bị mắc bệnh, chết nhiều mà không rõ nguyên nhân.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố ý sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật;
b) Vứt xác động vật mắc bệnh truyền nhiễm không đúng nơi quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; mua, bán, thuê, mượn giấy chứng nhận tiêm phòng cho gia súc, gia cầm.
5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, gia cầm có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ các bệnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống;
b) Không thực hiện cách ly động vật trước khi nhập đàn đưa vào nuôi tại cơ sở chăn nuôi động vật tập trung;
c) Nuôi mới động vật trong thời gian có quy định tạm ngừng chăn nuôi của cơ quan có thẩm quyền;
d) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có hành vi vi phạm kinh doanh con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng để phòng, trị bệnh cho động vật.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy xác động vật; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
c) Buộc di chuyển cơ sở chăn nuôi đến địa điểm theo quy hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, con giống đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 6, Khoản 7 Điều này.
Điều 6. Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc cách ly động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh dịch trong thời gian có dịch;
b) Chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở các bãi chăn chung;
c) Không thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng nuôi, môi trường; xử lý xác, chất thải của động vật mắc bệnh dịch tại vùng có dịch;
d) Không chấp hành việc sử dụng vắc xin hoặc các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc khác tại vùng có dịch.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang ra khỏi vùng có dịch các loại thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, chất thải của động vật có khả năng làm lây lan dịch bệnh;
b) Vận chuyển động vật mắc bệnh dịch phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy đến nơi giết mổ, tiêu hủy không theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y;
c) Giết mổ, lưu thông, mua bán động vật, sản phẩm của động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch không theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố từ vùng bị dịch uy hiếp ra vùng đệm hoặc vùng an toàn mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Vận chuyển qua vùng có dịch động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã được công bố tại vùng đó mà không được phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch;
c) Cố ý dừng phương tiện vận chuyển động vật hoặc thả động vật xuống vùng đã công bố có dịch trong khi chỉ được phép đi qua;
d) Không thực hiện việc khử trùng, tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, chất thải động vật, thức ăn chăn nuôi, các vật dụng khác liên quan đến động vật sau khi qua vùng có dịch;
đ) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật đi giết mổ bắt buộc không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y;
e) Giết mổ, xử lý động vật, xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch không theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;
b) Vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch ra khỏi vùng có dịch đã được công bố hoặc ra khỏi vùng đã bị buộc hạn chế lưu thông;
c) Chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, chất thải động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm a và Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh, chống dịch bệnh động vật thủy sản
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật thủy sản.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành việc lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở nuôi thương phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
b) Không báo cho cơ quan thú y ở địa phương khi phát hiện động vật thủy sản bị bệnh hoặc chết nhiều mà không rõ nguyên nhân.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố ý sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản;
b) Xử lý môi trường khi có dịch bệnh xảy ra không theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có hành vi vi phạm sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
MỤC 2. VI PHẠM VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
Điều 8. Vi phạm về thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khai báo kiểm dịch không trung thực về:
a) Số lượng, khối lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật;
b) Nguồn gốc xuất xứ của động vật, sản phẩm động vật, mục đích sử dụng, địa chỉ nơi đến;
c) Kết quả phòng bệnh, kết quả xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi vi phạm không khai báo kiểm dịch khi vận chuyển trong nước động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm không khai báo kiểm dịch khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
Điều 9. Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với chủ động vật, sản phẩm động vật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển trước và sau khi kiểm dịch;
b) Trốn tránh việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông trên tuyến đường đi.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh động vật, sản phẩm động vật sai mục đích ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đúng lộ trình bắt buộc khi đi qua vùng có dịch.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch bằng động vật, sản phẩm động vật chưa được kiểm dịch;
b) Vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đúng chủng loại, số lượng được ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch;
c) Tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hoặc thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện việc kiểm dịch hoặc kiểm dịch lại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch.
Điều 10. Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản lưu thông trong nước
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển giống thủy sản ra khỏi cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Vận chuyển giống thủy sản vượt quá 10% về số lượng hoặc không đúng kích cỡ ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện kiểm dịch đối với động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản trước khi đưa ra khỏi huyện trong trường hợp đang công bố dịch ở huyện đó;
b) Đưa động vật thủy sản mắc bệnh ở vùng có công bố dịch ra khỏi địa phương mà chưa qua xử lý, chế biến theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm dịch giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hoặc xử lý sơ chế, chế biến động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật mang theo người hoặc gửi qua đường bưu điện không đúng chủng loại, số lượng, khối lượng hoặc sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế;
b) Không thông báo thời gian qua cửa khẩu khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật;
c) Không khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật ở cửa khẩu xuất để giám sát việc tái xuất lô hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật có hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đúng cửa khẩu;
b) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đúng chủng loại ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch;
c) Không thông báo cho cơ quan thú y có thẩm quyền để theo dõi cách ly kiểm dịch sau khi động vật, sản phẩm động vật được đưa đến địa điểm cách ly kiểm dịch;
d) Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để theo dõi cách ly kiểm dịch không đúng địa điểm đã được chấp thuận hoặc đưa về nơi cách ly không đủ số lượng động vật, sản phẩm động vật theo hồ sơ kiểm dịch;
đ) Không chấp hành thời hạn theo dõi cách ly kiểm dịch đã đưa ra sử dụng, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để động vật nhập khẩu chưa hết thời gian cách ly kiểm dịch; động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh tiếp xúc với động vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam không bảo đảm vệ sinh thú y;
c) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y đối với xác động vật, chất thải, chất độn, thức ăn thừa của người và động vật, bao bì đóng gói sản phẩm động vật và các chất thải khác trong quá trình vận chuyển;
d) Nhận hoặc gửi mẫu bệnh phẩm không được đóng gói, bảo quản gây nguy cơ phát tán tác nhân gây bệnh, ô nhiễm môi trường.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vứt bỏ xác động vật, chất thải, thức ăn thừa, rác, vật dụng khác có liên quan đến lô hàng nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam không đúng nơi quy định của cơ quan thú y.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tồn dư các chất độc hại, nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép, tạp nhiễm không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vệ sinh thú y.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu;
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với động vật, sản phẩm động vật bị nhiễm mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật hoặc Danh mục các bệnh phải công bố dịch.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm và các tác nhân gây bệnh cho động vật mà không thực hiện việc kiểm dịch hoặc không có văn bản đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tồn dư các chất độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
c) Buộc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với sản phẩm động vật bị nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép; buộc xử lý vệ sinh thú y sản phẩm động vật bị tạp nhiễm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
d) Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật, chất thải động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 7, Khoản 8 Điều này.
Điều 12. Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thuê, mượn giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
b) Sử dụng một giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cho nhiều lô hàng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật giả.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các loại giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm về kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật trên cạn để kinh doanh
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giết mổ động vật ở những địa điểm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật khi không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y về cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, nước sử dụng, người tham gia;
c) Không đăng ký thực hiện kiểm soát giết mổ với cơ quan thú y.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện vệ sinh động vật trước giết mổ; không vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi giết mổ, sơ chế, nơi nhốt giữ động vật; không xử lý chất độn, chất thải trong quá trình vận chuyển và sau mỗi đợt nhập động vật để giết mổ, sơ chế;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện việc tách riêng động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh để giết mổ sau hoặc không chấp hành yêu cầu của cán bộ kiểm soát giết mổ về việc để riêng, đánh dấu đối với sản phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm cố tình đưa nước hoặc chất khác vào động vật trước và sau khi giết mổ;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa vào cơ sở giết mổ động vật chết, động vật mắc bệnh truyền nhiễm hoặc tẩu tán động vật chết, động vật mắc bệnh truyền nhiễm khi chưa được cơ quan thú y kiểm tra, xử lý;
đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện việc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh thú y;
e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật mới tiêm phòng vắc xin chưa đủ 15 ngày;
g) Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh thuộc các bệnh cấm giết mổ, sơ chế;
h) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở giết mổ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 2 Điều này;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, g và Điểm h Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;
c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật làm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm e Khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
1. Phạt tiền từ 60% đến 70% giá trị sản phẩm động vật vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh thịt gia cầm, sản phẩm từ gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, bao bì, tem vệ sinh thú y tại các siêu thị, cửa hàng, chợ chuyên doanh;
b) Kinh doanh thịt gia súc, sản phẩm từ gia súc không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y.
2. Phạt tiền từ 80% đến 90% giá trị sản phẩm động vật vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm động vật không đạt quy chuẩn vệ sinh thú y.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối hành vi vi phạm không thực hiện quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với nơi bảo quản, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y;
b) Kinh doanh thịt gia súc, gia cầm bị bơm nước hoặc chất khác.
5. Phạt tiền từ 100% đến 150% giá trị sản phẩm động vật vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh động vật trên cạn bị mắc bệnh, chết vì bệnh hoặc sản phẩm của động vật đó khi chưa được cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận được phép tiêu thụ.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch;
b) Kinh doanh sản phẩm của động vật bị giết mổ bắt buộc ở dạng tươi sống;
c) Kinh doanh sản phẩm của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật không đóng dấu, lăn dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
Điều 15. Vi phạm về điều kiện vệ sinh thú y
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm chăn nuôi động vật khi chuồng trại, dụng cụ nuôi, nơi nuôi không đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận chuyển động vật bằng phương tiện không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y về diện tích nơi chứa nhốt, không có nơi chứa nước thải, chất thải trong quá trình vận chuyển; vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống bằng xe không chuyên dụng hoặc không đủ điều kiện về bảo quản trong quá trình vận chuyển.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm địa điểm tập trung, bốc xếp, thu gom, mua bán động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; sản xuất, kinh doanh con giống không đủ điều kiện vệ sinh thú y;
b) Cơ sở kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm; xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; phẫu thuật động vật không đủ điều kiện vệ sinh thú y.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; ấp trứng gia cầm; giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật; sản xuất giống và nuôi thủy sản thương phẩm, tập trung không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất nhưng không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc biên bản kiểm tra đủ điều kiện.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Khoản 7 Điều này.
MỤC 3. VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ THUỐC THÚ Y; CHẾ PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT, HÓA CHẤT DÙNG TRONG THÚ Y; SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN; HÀNH NGHỀ THÚ Y
Điều 16. Vi phạm về sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y (sau đây gọi là thuốc thú y); sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có hồ sơ lô sản xuất;
b) Không thực hiện về kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong quá trình sản xuất;
c) Sản xuất thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi thành phần, công thức, dạng bào chế, đường dùng so với hồ sơ đăng ký;
d) Cơ sở sản xuất không có cán bộ chuyên môn kiểm tra chất lượng thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc người phụ trách kỹ thuật;
đ) Không lưu mẫu thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
2. Phạt tiền từ 70% đến 80% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
a) Có hàm lượng thuốc ngoài mức giới hạn cho phép so với hàm lượng ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã công bố hoặc đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có khối lượng tịnh, thể tích thực ngoài mức giới hạn cho phép so với khối lượng, thể tích ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã công bố hoặc đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 80% đến 90% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
a) Không đạt tiêu chuẩn chất lượng bị biến đổi về hình thức như vón cục, vẩn đục, biến đổi màu. lắng cặn, phân lớp, biến dạng;
b) Vắc xin thú y không đảm bảo một trong ba tiêu chuẩn vô trùng, an toàn, hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bằng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có chứa chất cấm trong Danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại sản phẩm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có chứa vi sinh vật cấm sử dụng tại Việt Nam;
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, tái chế thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, vắc xin, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
Điều 17. Vi phạm về kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y (sau đây gọi là thuốc thú y); sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đủ điều kiện về địa điểm, kho chứa, trang thiết bị bảo quản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh thuốc thú y không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
b) Kinh doanh thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chung với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc dùng cho người, lương thực, thực phẩm;
c) Kinh doanh thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi địa điểm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
a) Có hàm lượng thuốc ngoài mức giới hạn cho phép so với hàm lượng ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã công bố hoặc đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có khối lượng tịnh, thể tích thực ngoài mức giới hạn cho phép so với khối lượng, thể tích ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã công bố hoặc đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
a) Không đạt tiêu chuẩn chất lượng bị biến đổi về hình thức như vón cục, vẩn đục, biến đổi màu, lắng cặn, phân lớp, biến dạng;
b) Vắc xin thú y không đảm bảo một trong ba tiêu chuẩn vô trùng, an toàn, hiệu lực.
5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
6. Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chứa hoạt chất cấm sử dụng trong Danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, tái chế thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, vắc xin, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
Điều 18. Vi phạm về nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y (sau đây gọi là thuốc thú y); sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Nhập khẩu thuốc thú y không có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam; nguyên liệu làm thuốc thú y không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y không đúng chủng loại đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không chấp hành kiểm tra chất lượng thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 80% đến 90% giá trị lô sản phẩm nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này nếu phát hiện hành vi vi phạm tại cửa khẩu;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này trong trường hợp không tái xuất được.
Điều 19. Vi phạm về giấy phép, giấy chứng nhận, phiếu kiểm nghiệm trong lĩnh vực thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thuê, mượn để sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm, kiểm nghiệm một trong các loại giấy sau:
a) Giấy phép thử nghiệm hoặc khảo nghiệm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
b) Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y; giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi tại một trong các loại giấy sau:
a) Giấy phép thử nghiệm hoặc khảo nghiệm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
b) Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y; giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng các loại giấy giả quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các loại giấy tờ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 20. Vi phạm về hành nghề thú y
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hành nghề tiêm phòng, chẩn đoán, phẫu thuật động vật, kê đơn, điều trị, chăm sóc sức khỏe động vật, dịch vụ tư vấn về thú y (sau đây gọi chung là hành nghề dịch vụ thú y):
a) Hành nghề không đúng ngành nghề, phạm vi chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan thú y;
c) Không tham gia các hoạt động phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật theo yêu cầu của chính quyền địa phương, cơ quan thú y khi xảy ra dịch bệnh động vật;
d) Hành nghề không đủ dụng cụ hoặc dụng cụ không bảo đảm vệ sinh thú y.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thuê, mượn chứng chỉ để hành nghề dịch vụ thú y.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây về hành nghề dịch vụ thú y:
a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam khi hành nghề;
b) Sử dụng nguyên liệu làm thuốc thú y để phòng, chữa bệnh cho động vật không theo quy định khi hành nghề.
4. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây về hành nghề dịch vụ thú y:
a) Chữa bệnh cho động vật mắc bệnh thuộc Danh mục các bệnh cấm chữa hoặc mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định phải tiêu hủy, giết mổ bắt buộc;
b) Chữa bệnh cho động vật trong vùng có dịch hoặc ở nơi có động vật mắc bệnh truyền nhiễm không theo hướng dẫn của cơ quan thú y;
c) Sử dụng thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y cấm sử dụng khi hành nghề.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng chứng chỉ hành nghề đã hết hạn.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tẩy xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ hành nghề.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hành nghề sản xuất, kinh doanh, kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y như sau:
a) Hành nghề không đúng ngành nghề, phạm vi chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hành nghề không đúng địa điểm ghi trong chứng chỉ hành nghề.
8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của người hành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này; phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của người hành nghề quy định tại Khoản 7 Điều này khi không có chứng chỉ hành nghề.
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng chứng chỉ hành nghề giả để hành nghề.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 9 Điều này.
b) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Chương 3.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC GIỐNG VẬT NUỒI
Điều 21. Vi phạm về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật và phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 22. Vi phạm về khai thác và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen vật nuôi quý hiếm vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm một quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác hoặc sử dụng nguồn gen quý hiếm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen vật nuôi quý hiếm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 23. Vi phạm về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm không đúng với nội dung cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 24. Vi phạm về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thực hiện khảo nghiệm, kiểm định không đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thực hiện khảo nghiệm, kiểm định không đúng quy trình, nội dung hoặc đề cương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm công bố kết quả khảo nghiệm, kiểm định không trung thực.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở khảo nghiệm, kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm, kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 25. Vi phạm về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi không đảm bảo một trong các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi mà không có hồ sơ hoặc không ghi hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất giống vật nuôi.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống thuần chủng, cụ kỵ, ông bà, hạt nhân không có cán bộ kỹ thuật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi chưa được công nhận kết quả khảo nghiệm.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, không có tên trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hoặc giết mổ giống vật nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 26. Vi phạm về sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng không có sổ sách theo dõi giống.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống (không bao gồm trứng gia cầm, trứng tằm và giống thủy sản) và ấu trùng không có nhân viên kỹ thuật được cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng không đảm bảo một trong các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sản xuất tinh từ những con giống gia súc, gia cầm chưa được kiểm tra năng suất cá thể;
b) Khai thác trứng giống, ấu trùng không phải từ đàn giống thuần, đàn giống cụ kỵ, đàn giống hạt nhân, đàn giống ông bà, đàn giống bố mẹ, trừ trường hợp khai thác trong tự nhiên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tinh, trứng giống, ấu trùng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 27. Vi phạm về nhập khẩu giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống vật nuôi không đúng với phẩm cấp giống, chủng loại giống đã công bố.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi, giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tái xuất hoặc giết mổ, sơ chế, chế biến hoặc tiêu hủy giống vật nuôi, giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm về chất lượng giống vật nuôi trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mỗi chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mỗi chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển đổi mục đích, không sử dụng làm giống đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 29. Vi phạm khác trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Ương dưỡng giống thủy sản không có nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật không có giấy chứng nhận (chứng chỉ) đào tạo phù hợp;
b) Vận chuyển giống chưa đạt kích cỡ nuôi thương phẩm theo quy định ra khỏi cơ sở mà không có hồ sơ, tài liệu chứng minh đang đưa đi ương, dưỡng giống thủy sản.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Vi phạm quy định về số lần sinh sản hoặc thời hạn sử dụng hoặc thời gian cho phép đưa vào sinh sản của giống thủy sản bố mẹ chủ lực;
b) Không kiểm tra xét nghiệm các bệnh trước khi cho sinh sản đối với giống thủy sản bố mẹ chủ lực.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Cho sinh sản giống thủy sản bố mẹ hoặc sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ không có nhân viên kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn hoặc chứng chỉ phù hợp;
b) Không thực hiện kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Địa điểm sản xuất, kinh doanh giống thủy sản không nằm trong vùng quy hoạch của địa phương hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Sử dụng đàn giống thủy sản bố mẹ không bảo đảm chất lượng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích, không sử dụng làm giống đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
b) Buộc di chuyển cơ sở sản xuất giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này đến địa điểm theo quy định.
Điều 30. Vi phạm về giấy chứng nhận, văn bản cho phép, giấy phép về giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
a) Cho người khác sử dụng chứng chỉ chuyên môn về giống vật nuôi;
b) Thuê, mượn sử dụng chứng chỉ chuyên môn về giống vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ sau:
a) Chứng chỉ chuyên môn về giống vật nuôi;
b) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;
c) Quyết định chỉ định khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm giả các loại giấy tờ, hồ sơ xin cấp các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi giấy phép, chứng chỉ chuyên môn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về an toàn sinh học trong chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi trang trại có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuồng trại xây dựng không đúng yêu cầu kỹ thuật ảnh hưởng đến vệ sinh thú y, môi trường trong chăn nuôi;
b) Vi phạm quy định về quy trình chăn nuôi gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm;
c) Không đăng ký, kê khai các nội dung chăn nuôi đối với những đối tượng vật nuôi buộc phải đăng ký, kê khai.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Chương 4.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Điều 32. Vi phạm về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không có nhân viên kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường;
b) Không đủ trang thiết bị đảm bảo yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Nhà xưởng không đảm bảo yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi hoặc không có hợp đồng thuê phân tích kiểm nghiệm tại các phòng phân tích khác.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 33. Vi phạm về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau:
a) Không lưu kết quả kiểm nghiệm theo quy định;
b) Không lưu mẫu sản phẩm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công có sử dụng mỗi loại nguyên liệu thức ăn đã hết hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vượt quá từ 5% đến dưới 10%.
5. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vượt quá từ 10% đến dưới 20%.
6. Phạt tiền từ 20% đến 30% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng các chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vượt quá từ 20% trở lên.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cơ sở có hành vi vi phạm tiếp tục sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi trong thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 7 Điều này; trong trường hợp không có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc thu hồi, tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc tái chế toàn bộ sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này; trong trường hợp không có khả năng tái chế thì chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc buộc tiêu hủy.
Điều 34. Vi phạm về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có cửa hàng hoặc trụ sở kinh doanh;
b) Cửa hàng, trụ sở không có biển hiệu kinh doanh;
c) Thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển thức ăn chăn nuôi theo quy định đối với từng loại sản phẩm;
b) Bày bán chung thức ăn chăn nuôi với thuốc thú y mà không có khu vực hoặc tủ, quầy riêng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bày bán chung thức ăn chăn nuôi với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoặc các loại hóa chất độc hại khác.
Điều 35. Vi phạm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vượt quá từ 5% đến dưới 10%.
4. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng vượt quá từ 10% đến dưới 20%.
5. Phạt tiền từ 20% đến 25% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng vượt quá từ 20% trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển mục đích sử dụng toàn bộ thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; trong trường hợp không có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tái chế toàn bộ sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này; trong trường hợp không có khả năng tái chế thì chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc buộc tiêu hủy.
Điều 36. Vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ sở chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này; buộc tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm.
b) Buộc cơ sở vi phạm phải tiêu hủy toàn bộ chất cấm, thức ăn chăn nuôi có chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 37. Vi phạm về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong các tiêu chuẩn đã công bố vượt quá từ 5% đến dưới 10%.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong các tiêu chuẩn đã công bố vượt quá từ 10% đến dưới 20%.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc trong các tiêu chuẩn đã công bố vượt quá từ 20% trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chất cấm trong Danh mục thức ăn chăn nuôi cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố lại chất lượng thực tế của sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
b) Buộc tái chế toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này; trong trường hợp không tái chế được thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy;
c) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
d) Buộc tái xuất toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 38. Vi phạm về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không có nhân viên kỹ thuật;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với việc khảo nghiệm từng loại thức ăn như đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở khảo nghiệm không thực hiện đúng quy trình, nội dung hoặc đề cương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm không trung thực.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khảo nghiệm lại thức ăn chăn nuôi và chịu mọi chi phí khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Chương 5.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 39. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43 của Nghị định này.
2. Kiểm dịch viên động vật, Trưởng trạm, Phó trạm Thú y huyện, công chức, viên chức ngành thú ý, chăn nuôi, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi có quyền lập biên bản vi phạm hành chính về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
Điều 40. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 41. Thẩm quyền của thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về thú y, chăn nuôi, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục về thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 70.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 42. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
3. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 20.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 43. Thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan khác
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 42 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 45 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 44. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau:
b) Nghị định số 47/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi;
c) Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Điều 45. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi xảy ra trước khi Nghị định này đã có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 46. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UB Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b). |
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng |