Lỗi vô ý do cẩu thả là gì? Đặc điểm của lỗi vô ý do cẩu thả

Lỗi vô ý do cẩu thả là một trong những lỗi được quy định trong luật hình sự. Vậy lỗi vô ý do cẩu thả là gì? Dấu hiệu để nhận biết lỗi này như thế nào? Lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý do quá tự tin khác nhau như thế nào? Tất cả vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật sẽ hỗ trợ giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp bạn có bất cứ vướng mắc pháp lý nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để có thể nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư!

>> Tư vấn quy định về Lỗi vô ý do cẩu thả, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-loi-vo-y-do-cau-tha

Lỗi vô ý do cẩu thả là gì?

>> Lỗi vô ý do cẩu thả là gì? Gọi ngay 1900.6174

Khái niệm “lỗi”:

Lỗi có thể được hiểu là những điều sai sót, không nên hoặc không phải trong cách cư xử, hành động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, theo đó, lỗi được đồng nhất với hành vi, tuy nhiên trong quan hệ pháp lý thì lỗi được nhìn nhận dưới góc độ trạng thái tâm lý. Lỗi là khi con người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được thể hiện dưới các hình thức bao gồm hình thức vô ý và hình thức cố ý.

Khái niệm “lỗi vô ý”:

Lỗi vô ý được hiểu là lỗi trong trường hợp, chủ thể khi quyết định thực hiện hành vi không có ý thức được là hành vi đó sẽ là hành vi có tính chất phạm tội nhưng có đủ điều kiện để ý thức được.

Lỗi vô ý là một trong hai loại lỗi theo Luật Hình sự Việt Nam ban hành. Trong đó, lỗi vô ý thì có tính nguy hiểm thấp hơn. Loại lỗi này đòi hỏi các dấu hiệu như: Hành vi khách quan mà chủ thể đã thực hiện là hành vi mà có tính chất phạm tội (hành vi có các dấu hiệu khách quan mà cấu thành tội phạm đòi hỏi); Chủ thể vi phạm chọn hành vi này là do không ý thức được tính chất phạm tội của nó; Chủ thể vi phạm có đủ điều kiện ý thức được tính chất phạm tội của hành vi lựa chọn cũng như là có đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác không nguy hiểm cho xã hội.

Căn cứ Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về các trường hợp được xem là vô ý phạm tội, bao gồm:

Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho họ lại rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Khái niệm “Lỗi vô ý do cẩu thả”:

Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về lỗi vô ý do cẩu thả được hiểu là người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi của người khi thực hiện hành vi không thấy trước hành vi của mình là có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù người đó sẽ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Ví dụ về lỗi vô ý do cẩu thả: M làm bên hành chính nhân sự và kiêm thủ quỹ của công ty. Trong một lần làm tổng kết báo cáo quý, trong khi nhập số liệu , M đã không may điền thừa một số 0 dẫn đến ảnh hưởng đến sự tổng kết của các phòng ban, trong trường hợp này, M là thủ quỹ nên M phải biết được rằng chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra những thiệt hại cho người khác.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý. Tổng đài chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Với đội ngũ luật sư am hiểu pháp luật và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến dường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

 

dau-hieu-cua-loi-vo-y-do-cau-tha

 

Đặc điểm của lỗi vô ý do cẩu thả

>> Lỗi vô ý do cẩu thả có những đặc điểm gì? Gọi ngay 1900.6174

Lỗi vô ý do cẩu thả bao gồm những đặc điểm:

Xét về mặt lý trí: Người thực hiện hành vi không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Xét về mặt ý chí chủ quan: Người thực hiện hành vi khi thực hiện hành vi mà đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.

Ở hình thức lỗi vô ý do cẩu thả, người thực hiện hành vi không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của mình gây ra. Có thể có hai trường hợp người thực hiện hành vi không thấy trước được hậu quả của hành vi:

Trường hợp thứ nhất, người thực hiện hành vi không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả từ chính hành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị đánh mất.

Trường hợp thứ hai, người thực hiện hành vi có thể nhận thức khả năng gây ra hậu quả từ chính hành vi của mình nhưng không nhận thức được hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Một người băng ngang đường mà không nhìn trước nhìn sau làm cho hai xe chạy ngược chiều nhau vì muốn tránh người này mà xảy ra tai nạn làm hai người lái xe tử vong.

Lỗi vô ý do cẩu thả còn được xác định với điều kiện là người thực hiện hành vi phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra. Phải thấy trước ở đây có nghĩa là quy định của pháp luật buộc họ khi ở vào hoàn cảnh hay điều kiện đó bắt buộc phải thấy hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Có thể thấy trước có thể hiểu là với một độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý, trình độ văn hoá, khả năng chuyên môn hay kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức xã hội,…của một người bình thường thì người thực hiện hành vi có thể sẽ thấy trước hậu quả của hành vi đó.

 

dac-diem-cua-loi-vo-y-do-cau-tha

 

Dấu hiệu của lỗi vô ý vì cẩu thả

>> Nhận biết chính xác lỗi vô ý vì cẩu thả, Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ vào định nghĩa quy định tại Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì có thể rút ra hai dấu hiệu của lỗi vô ý vì cẩu thả, đó là:

Thứ nhất: Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội (hậu quả thiệt hại) mà hành vi của mình đã gây ra.

Thứ hai: Người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Dấu hiệu thứ nhất là dấu hiệu cho phép phân biệt các trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả với các trường hợp có lỗi khác. Dấu hiệu thứ hai là dấu hiệu cho phép phân biệt các trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả với trường hợp không có lỗi.

* Về dấu hiệu thứ nhất:

Trong trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả, người phạm tội không thấy trước hậu quả thiệt hại của chính hành vi của mình. Việc người phạm tội không thấy trước hậu quả thiệt hại của chính hành vi của mình thì có thể xảy ra theo các khả năng sau:

Người phạm tội không nhận thức được mặt thực tế của chính hành vi của mình và như vậy cũng có nghĩa họ cũng không nhận thức được khả năng gây hậu quả thiệt hại của hành vi của mình.

Ví dụ: Bác sĩ khi kê thuốc cho bệnh nhân (do vội vàng) đã không nhận thức được hành vi của mình là hành vi kê nhầm và do vậy cũng không nhận thức được hành vi của mình sẽ có khả năng gây ra hậu quả thiệt hại.

Người phạm tội tuy nhận thức được mặt thực tế của chính hành vi của mình nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được là khả năng gây hậu quả thiệt hại của hành vi của mình (nghĩa là họ hoàn toàn không nghĩ đến khả năng hậu quả xảy ra).

Ví dụ: Người vứt que diêm cháy dở sau khi đã châm thuốc ngay chỗ bơm xăng thì có thể hoàn toàn không “kịp” nghĩ đến khả năng gây hoả hoạn.

* Về dấu hiệu thứ hai:

Người phạm tội trong các trường hợp có lỗi vô ý do cẩu thả có nghĩa vụ phải thấy và có đủ điều kiện để có thể thấy trước hậu quả thiệt hại của chính hành vi của mình. Điều này xuất phát từ chính trách nhiệm cụ thể của cá nhân và hoàn cảnh. Với trách nhiệm cụ thể của mình, người phạm tội có nghĩa vụ thấy trước hậu quả thiệt hại và điều kiện cụ thể sẽ không cản trở họ thấy trước hậu quả thiệt hại. Người phạm tội không thấy trước hậu quả thiệt hại của chính hành vi của mình chỉ vì sự cẩu thả, thiểu sự thận trọng cần thiết của chính họ. Lỗi của người phạm tội chính là ở chỗ đã cẩu thả, đã thiếu thận trọng khi xử sự.

Xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân phải tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tập thể và của người khác. Mỗi người không những không được cố ý gây ra những hậu quả thiệt hại cho xã hội mà trong xử sự của mình đòi hỏi phải có sự thận trọng cần thiết nhằm tránh gây ra những hậu quả thiệt hại đó. Đòi hỏi khách quan này của xã hội đã một phần trở thành những quy tắc của đời sống, trong đó có các quy tắc đã được pháp luật hoá và có những quy tắc vẫn chưa được pháp luật hoá nhưng qua kinh nghiệm thì mọi người đều biết và thừa nhận có nghĩa vụ phải thực hiện. Những quy tắc đó là những quy tắc thuộc những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như các quy tắc trong giao thông, quy tắc trong săn bắn, quy tắc phòng hoả, quy tắc an toàn lao động…

Người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả là những người về khách quan đã gây ra các hậu quả thiệt hại do đã vi phạm quy tắc nhất định của cuộc sống chung của xã hội. Về mặt chủ quan, người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả thì có nghĩa vụ phải tuân thủ quy tắc mà họ đã vi phạm. Với trách nhiệm cụ thể và hoàn cảnh khách quan, người phạm tội phải thấy được hành vi không cẩn thận, hành vi không tuân thủ quy tắc đã được đặt ra sẽ gây ra hậu quả thiệt hại.

Ví dụ: Với trách nhiệm là bác sĩ kê thuốc cho bệnh nhân, người phạm tội phải thấy được việc kê thuốc không cẩn thận có thể dẫn đến bệnh nhân mua nhầm và do vậy sẽ có thể gây ra hậu quả thiệt hại cho sức khỏe hoặc tính mạng của bệnh nhân sử dụng thuốc

Như vậy, dấu hiệu “phải thấy” ở lỗi vô ý vì cẩu thả có nghĩa là người phạm tội có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy tắc mà họ đã vi phạm. Nghĩa vụ đó là nghĩa vụ phát sinh từ trách nhiệm cụ thể của người phạm tội. Do có nghĩa vụ đó mà người phạm tội buộc phải thấy được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả thiệt hại.

Người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả không những “phải thấy” mà còn “có thể thấy” trước hậu quả thiệt hại của chính hành vi của mình. “Có thể thấy” ở đây thì có nghĩa là người phạm tội có đủ điều kiện khách quan (là hoàn cảnh cụ thể bên ngoài) cũng như điều kiện chủ quan (là trình độ nhận thức, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm…) để có thể thấy trước hành vi vi phạm của mình sẽ có thể gây ra hậu quả thiệt hại. Người phạm tội hoàn toàn có điều kiện để tuân thủ quy tắc mà họ đã vi phạm. Ở ví dụ trên, bác sĩ hoàn toàn có điều kiện để cẩn thận khi kê thuốc, không có gì cản trở việc kê thuốc đúng của họ hoặc tác động làm họ kê nhầm thuốc.

Khi xác định người phạm tội có lỗi vô ý do cẩu thả cần chú ý, trong một số hoạt động có mang tính chất chuyên môn, sự hiểu biết về các quy tắc bảo đảm an toàn đòi hỏi sẽ phải có sự hướng dẫn, học hỏi nhất định. Do vậy, đối với việc xác định các đặc điểm chủ quan của người phạm tội về trình độ nghiệp vụ là điều kiện cần thiết để xác định người phạm tội có lỗi vô ý vì cẩu thả hay không.

Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả với lỗi vô ý do quá tự tin và sự kiện bất ngờ

>> Lỗi vô ý do cẩu thả với lỗi vô ý do quá tự tin và sự kiện bất ngờ có gì khác nhau, Gọi ngay 1900.6174

 

Tiêu chí Lỗi vô ý do cẩu thả Lỗi vô ý do quá tự tin Sự kiện bất ngờ
Căn cứ pháp lý Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) Căn cứ Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
Khái niệm Lỗi vô ý do cẩu thả được hiểu là người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Vô ý do quá tự tin được hiểu là trường hợp người phạm tội khi hành động đã thấy được việc làm của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng họ cứ hành động vì tin vào khả năng, sức lực, trình độ, kinh nghiệm của mình, cũng như nhận định chủ quan về hoàn cảnh thực tế, cho rằng có thể ngăn chặn được hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu nó xảy ra. Sự kiện bất ngờ được hiểu là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại nhưng người có hành vi gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình hay nói cách khác vì họ không có lỗi.
Xét về mặt lý trí Người thực hiện hành vi sẽ phải thấy trước hậu quả nhưng họ lại không thấy trước được hậu quả đó Người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi của mình có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện hành vi không nhận thức rằng khi thực hiện hành vi thì sẽ có hậu quả, hay là không thấy được hậu quả và họ cũng không có nghĩa vụ phải biết điều đó. Nếu họ có nghĩa vụ phải biết điều đó và có điều kiện để biết điều đó thì họ có thể bị truy cứu vì lỗi vô ý do cẩu thả đối với một tội phạm nào đó tương ứng.
Xét về mặt ý chí Người thực hiện hành vi khi thực hiện hành vi thì phải thấy trước, có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra Người thực hiện hành vi không mong muốn hậu quả xảy ra. Người thực hiện hành vi thực tế là không mong muốn hậu quả của hành vi đó sẽ xảy ra. Điều này trong Điều 20 không mô tả, nhưng đây là một điều kiện để chứng minh rằng mặc dù người thực hiện hành vi nguy hiểm nhưng được miễn trừ trách nhiệm hình sự.
Xét về nguyên nhân gây ra hậu quả Mang sự cẩu thả của người thực hiện hành vi Mang sự vô ý của người thực hiện hành vi Là do hoàn cảnh khách quan tác động đến người thực hiện hành vi
Xét về trách nhiệm pháp lý Là thấp hơn Người thực hiện hành vi do vô ý vì quá tự tin gây thiệt hại ít cho xã hội và tự nguyện bồi thường để khắc phục hậu quả thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự Sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi đó lại không phải chịu trách nhiệm hình sự vì người thực hiện hành vi không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình hay nói cách khác vì họ không có lỗi
Ví dụ minh họa M làm bên bộ phận kế toán của công ty. Trong một lần tổng kết báo cáo quý, khi nhập số liệu , M đã không may điền thừa một số 0 dẫn đến ảnh hưởng đến sự tổng kết của các phòng ban, trong trường hợp này, M là kế toán nên phải biết được chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra những thiệt hại cho người khác. P lái xe và tin tưởng rằng mình sẽ vượt qua đèn đỏ trước khi phương tiện từ phía đèn xanh di chuyển đến. Tuy nhiên sự tin tưởng này của P đã gây ra va chạm nhẹ với một xe khác. Ở đây P đã tin tưởng quá mức so với thực tế. Lỗi của P là lỗi vô ý vì quá tự tin. P và K đang đi cùng nhau đi trên vỉa hè, họ nô đùa với nhau; P nghịch, đẩy nhẹ K xuống đường, không ngờ K khi bị đẩy lại dẫm phải dầu nhớt nên ngã, thái dương của K không may bị đập vào một viên đá ở lòng đường dẫn đến K bị trọng thương. Hành động của P được xem là một sự kiện bất ngờ vì P không nhận thức được rằng khi thực hiện hành vi đẩy nhẹ K sẽ làm K bị thương.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về lỗi vô ý do cẩu thả. Nếu còn có những vướng mắc, chưa được làm rõ hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc của mình theo số hotline 1900.6174, để được hỗ trợ 24/7.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp