Bản án là gì? Khi nào bản án có hiệu lực? [Cập nhập 2022]

Bản án là gì là vấn đề được nhiều người thắc mắc hiện nay. Vậy, khái niệm của bản án là gì? Đặc điểm của bản án là gì? Có những loại bản án nào? Hiệu lực thi hành của bản án như thế nào? Tất cả các vấn đề nêu trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây! Nếu các bạn cần được hỗ trợ giải quyết bất cứ vấn đề pháp lý nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các Luật sư và chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm giải đáp nhanh chóng nhất!

>> Tư vấn quy định về Bản án là gì? Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-ban-an-la-gi
Tư vấn quy định về bản án là gì?

Bản án là gì?

>> Bản án là gì? Gọi ngay 1900.6174

Bản án là loại văn bản pháp lý đặc trưng và quan trọng nhất của Tòa Án. Chỉ duy nhất Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ban hành bản án theo các trình tự tố tụng chặt chẽ theo các quy định của pháp luật tố tụng.

Bản án là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi tiến hành xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc của toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử của vụ án. Trong bản án phản ánh đầy đủ các nội dung liên quan đến những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử đối với vụ án. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ ra bản án sau khi xét xử xong.

Như vậy, có thể hiểu bản án chính là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất và cuối cùng trong một vụ án được đưa ra Tòa án xét xử. Nội dung của văn bản này ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án sẽ tổng hợp tất cả vấn đề về quá trình, diễn biến, các tình tiết của vụ án, các đánh giá về vụ án, sau đó đưa ra phán quyết cuối cùng và buộc các bên phải thực hiện theo, trường hợp không thực hiện sẽ có cơ quan cưỡng chế thi hành án.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật đất đai,… Với gần 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, tổng đài đã hỗ trợ tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Xem thêm: Hòa giải trong tố tụng dân sự có đặc điểm, phạm vi thế nào?

Đặc điểm của bản án là gì?

>> Đặc điểm của bản án là gì? Gọi ngay 1900.6174

Bản án của Tòa án có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các loại văn bản pháp luật khác như sau:

Thứ nhất, bản án là một loại văn bản đặc trưng chỉ thuộc thẩm quyền của Tòa án. Nhắc đến bản án, đi liền với nó chính là hiện hữu thẩm quyền của Tòa án

Thứ hai, bản án là văn bản chính thức của Nhà nước trong quan hệ với cá nhân, cơ quan và tổ chức.

Thứ ba, bản án là văn bản tố tụng tư pháp, do đó hình thức và bố cục được lập theo mẫu thống nhất theo quy định pháp luật của luật tố tụng và các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.

Thứ tư, bản án một mặt vừa phải thể hiện đầy đủ các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của người tham gia tố tụng, mặt khác cũng phải thể hiện được quan điểm, kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, cách thức xử lý, quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Đây là phần quan trọng nhất khi Tòa án ra bản án.

Thứ năm, bản án của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật có giá trị thi hành và được đảm bảo cưỡng chế thi hành.

Trên đây là những đặc điểm của bán án, nếu bạn còn vướng mắc gì về bản án, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp!

>> Xem thêm: Cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?

 

dac-diem-cua-ban-an-la-gi
Đặc điểm của bán án là gì?

 

Phân loại bản án

>> Pháp luật quy định có những loại bản án là gì? Gọi ngay 1900.6174

Tùy lĩnh vực pháp luật điều chỉnh khác nhau sẽ có các loại bản án khác nhau. Bản án được phân loại dựa trên các tiêu chí sau:

Theo hiệu lực pháp luật

Bản án đã có hiệu lực pháp luật:

Bản án đã có hiệu lực pháp luật phát sinh hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan. Bản án đã có hiệu lực pháp luật được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế của Nhà nước.

Bản án đã có hiệu lực pháp luật gồm:

Bản án sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật mà không bị các bên kháng cáo, kháng nghị

Bản án sơ thẩm đồng thời cũng là bản án chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay

Bản án phúc thẩm.

Bản án chưa có hiệu lực pháp luật

Bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc bị các bên kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa tiến hành xét xử phúc thẩm. Bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì không có hiệu lực thi hành.

Theo lĩnh vực pháp luật:

Bản án hình sự

Khi phiên tòa xét xử vụ án hình sự kết thúc, Tòa án sẽ phải ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định các tình tiết vụ án, quan điểm của các bên Viện Kiểm Sát, Luật sư, và quan điểm của Tòa án về việc giải quyết vụ án và quyết định hình phạt đối với bị cáo.
Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử.

Bản án sơ thẩm phải ghi rõ các nội dung sau:

Tên Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ và tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; thông tin nhân thân bị cáo gồm: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; Thông tin những người đại diện của bị cáo: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú; Thông tin của người bào chữa, những người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người liên quan khác mà được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; thông tin của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.

Nội dung: Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát tiến hành truy tố; hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, căn cứ quy định pháp luật buộc tội: điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự 2015 và quy định về hình phạt gồm: mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; vấn đề xử lý vật chứng

Ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.

Nhận định của Hội đồng xét xử dựa trên việc phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trường hợp bị cáo có tội thì dựa vào khung hình phạt tại điều, khoản nào của Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi người phạm tội sẽ không bị kết tội khi không được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Trường hợp bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và vấn đề giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật.

+ Phân tích các lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;

+ Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;

+ Quyết định của Hội đồng xét xử về các vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và về quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định nào phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó.

Bản án phúc thẩm phải ghi rõ:

+ Tên cơ quan Tòa án xét xử phúc thẩm; thông tin về số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; thông tin các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; thông tin nhân thân của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm có xem xét; thời gian bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; thông tin của người đại diện của bị cáo: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú; thông tin của những người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và các người khác được Tòa án triệu tập đến tham gia phiên tòa; thông tin của bị hại, đương sự, người đại diện của họ về họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ; thông tin về tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử

+ Tóm tắt nội dung của vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung liên quan đến kháng cáo, kháng nghị; những nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, các căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; quy định của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà

Hội đồng xét xử phúc thẩm làm căn cứ để giải quyết vụ án

+ Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về các vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
Bản án dân sự:

Tòa án nhân dân ra bản án dân sự khi xét xử các vụ việc dân sự. Bản án phải có bố cục rõ ràng, chuẩn chỉnh gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án được quy định như sau:

+ Tại phần mở đầu của bán án phải ghi rõ tên Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm; thông tin về số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; thông tin về họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; thông tin về tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; thông tin về số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

+ Tại phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của bên nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; các yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tòa án phải căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được đưa ra xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, xem xét, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, các căn cứ pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì phải dựa vào tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.

+ Tại phần quyết định của bản án phải ghi rõ căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề mà phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, về án phí, chi phí tố tụng và về quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có những quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

Bản án hành chính:

Tòa án ra bản án hành chính khi xét xử vụ việc hành chính. Bản án cũng bao gồm các phần cố định như sau: phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án.

+ Tại phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm; thông tin về số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; thông tin về họ, tên của thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; thông tin của các bên khởi kiện gồm: người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng khởi kiện; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

+ Tại phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi đầy đủ các yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, khởi kiện của cơ quan, tổ chức; các đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tòa án phải dựa vào diễn biến tại phiên tòa: kết quả tranh tụng, các chứng cứ đã được các bên đưa ra xem xét tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) mà Tòa án áp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận các yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan

+ Tại phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, về án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án, quyết định về các vụ án trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài và bản án, quyết định khác của Toà án nước ngoài đó theo quy định pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự.

Trường hợp bạn còn băn khoăn gì về việc phân loại các bản án, nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua 1900.6174 để được giải đáp!

Xem thêm: Quy định xét xử sơ thẩm là gì? Nguyên tắc xét xử sơ thẩm [2022]

ban-an-la-gi-hieu-luc-cua-ban-an
Bản án là gì? Hiệu lực của bản án

Hiệu lực của bản án

>> Bản án có hiệu lực trong bao lâu? Gọi ngay 1900.6174

Bản án đã có hiệu lực pháp luật là bản án bắt buộc phải tôn trọng, bắt buộc phải thi hành, đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế Nhà nước gồm bản án sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không bị kháng cáo, kháng nghị; bản án sơ thẩm đồng thời là án chung thẩm, án phúc thẩm.

Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được tất cả các bên có liên quan gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Bản án đã có hiệu lực pháp luật chỉ được sửa đổi hoặc hủy bỏ theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm.

Để xác định bản án có hiệu lực pháp luật khi nào, trước tiên cần xác định: lĩnh vực xét xử và cấp xét xử của bản án.

Hiệu lực của bản án dân sự

* Cấp xét xử sơ thẩm:

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Bản án Dân sự sẽ có hiệu lực pháp luật khi:

Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Theo Khoản 1, Điều 280, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng nghị bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

+ Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt tại phiên tòa khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay theo quy định tại khoản 1, Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Những trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay kể cả có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị theo Điều 482 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 gồm:

Bản án, quyết định của Tòa án về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công;

Cấp xét xử phúc thẩm:

Căn cứ theo Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án

Hiệu lực bản án hình sự

* Cấp xét xử sơ thẩm

Căn cứ theo Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án mà không bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Theo Khoản 1, Điều 333 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghị như sau:

Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm sẽ là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với các bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

* Cấp xét xử phúc thẩm

Theo Khoản 2 Điều 355 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bản án phúc thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Hiệu lực bản án hành chính

* Cấp xét xử sơ thẩm

Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghị như sau:

+ Thời hạn kháng cáo với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm sẽ là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

+ Thời hạn kháng nghị với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp, gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.

Như vậy, bản án, quyết định hoặc các phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm mà bị kháng cáo, kháng nghị sẽ chưa được đưa ra thi hành, trừ những trường hợp pháp luật quy định được thi hành ngay gồm:

+ Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 311 Luật Tố tụng hành 2015 chính kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án gồm:

Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri thì người phải thi hành án phải thực hiện ngay việc sửa đổi, bổ sung đó khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án.

* Cấp xét xử phúc thẩm

Theo quy định pháp luật hiện hành, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay từ ngày tuyên án.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về hiệu lực của bản án. Trường hợp bạn cần hiểu rõ và giải đáp thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và Chuyên viên giải đáp ngay!

>> Xem thêm: Kháng cáo là gì? Quy định về kháng cáo [ Cập nhật 2022]

Bản án là loại văn bản gì? Sự khác nhau giữa bản án và quyết định của Tòa án

>> Phân biệt bản án và quyết định của Toàn án, Gọi ngay 1900.6174

Bản án là văn bản tố tụng pháp lý của Nhà nước – đây chính là tính chất điển hình của bản án để phân biệt với các loại văn bản khác của Nhà nước như văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính,… hay các văn bản khác của cá nhân, tổ chức khác như báo chí, các tác phẩm văn học nghệ thuật,..

So sánh giữa bản án và quyết định của Tòa án được thể hiện dưới bảng sau:

 

Nội dung Bản án Quyết định của Tòa án
Khái niệm Bản án là một văn bản tố tụng pháp lý do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành để ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi đã xét xử một vụ án. Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó.

Mục đích

Ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử các vụ án.

Ví dụ: phán quyết anh B tội Giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Quyết định với mục đích công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó thực tế
Phân loại Bản án có thể có chia theo từng lĩnh vực cụ thể. Mỗi lĩnh vực sẽ có bản án khác nhau như: bản án dân sự, hình sự, hành chính…

Theo cấp xét xử, bản án gồm 2 loại: bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm.

Theo hiệu lực bản án gồm: bản án đã có hiệu lực và bản án chưa có hiệu lực.

Quyết định mang tính chất cá biệt, chỉ áp dụng đối với một hoặc một số cá nhân hoặc trong một số trường hợp cụ thể.

Ví dụ: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự,..

Thẩm quyền ban hành Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra bản án. Các quyết định dựa vào mục đích của quyết định mà sẽ có các chủ thể khác nhau ban hành. Họ có thể là thẩm phán, chánh án tòa án,…

Ví dụ: Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai tại phiên tòa…

Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về bản án là gì và các quy định pháp luật liên quan. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline 1900.6174. Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn 24/7, đảm bảo vấn đề của bạn được giải quyết nhanh chóng và ổn thỏa nhất!