Quan hệ pháp luật hình sự là gì? Những quy định mới nhất

Quan hệ pháp luật hình sự là gì? Đối tượng điều chỉnh quan hệ pháp luật này ra sao? Khi nào phát sinh quan hệ pháp luật hình sự? Tất cả các vấn đề nêu trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chính xác nhất trong bài viết dưới đây. Nếu các bạn có bất kỳ vướng mắc nào cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay với tổng đài tư vấn qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư và chuyên viên tư vấn có dày dặn kinh nghiệm giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất!

>> Luật sư tư vấn chi tiết nhất về Quan hệ pháp luật hình sự, liên hệ ngay 1900.6174

quan-he-phap-luat-hinh-su-la-gi-nhung-quy-dinh-moi-nhat

Quan hệ pháp luật hình sự là gì?

 

>> Luật sư giải đáp chính xác quan hệ pháp luật hình sự là gì, gọi ngay 1900.6174

Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau. Quan hệ pháp luật hình sự cũng là một quan hệ pháp luật, do đó, nó mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật.

Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hình sự gồm:

– Một là, Nhà nước

– Hai là, Chủ thể tội phạm gồm: người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau.

Đối với chủ thể đặc biệt là Nhà nước, Nhà nước là chủ thể có quyền sử dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.

Chủ thể của tội phạm có nghĩa vụ phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đề ra. Điều này thể hiện tính chất bất bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự. Người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội không có quyền từ chối hay thỏa thuận với Nhà nước về loại hình phạt và mức hình phạt được áp dụng đối hành vi phạm tội của họ gây ra. Nội dung này của quan hệ pháp luật hình sự sẽ đưa ra quyết định phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự.

quan-he-phap-luat-hinh-su-la-gi

Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là gì?

 

>> Luật sư giải đáp theo quy định quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là gì, gọi ngay 1900.6174

Luật Hình sự Việt Nam và Luật Tố tụng hình sự Việt Nam được ví như 2 mặt của 1 đồng xu, có mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời. Với tư cách: Luật Hình sự Việt Nam là luật nội dung, Luật Tố tụng hình sự Việt Nam là luật hình thức, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được hình thành để giải quyết quan hệ pháp luật hình sự.

Quan hệ pháp luật hình sự có những điểm khác biệt so với quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.

Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tiến hành tố tụng được quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh trong đó, các quyền và các nghĩa vụ của chủ thể được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện chặt chẽ, đầy đủ.

Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có những đặc điểm riêng biệt sau:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có tính quyền lực nhà nước, phát sinh khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc tiếp nhận tố giác, các tin báo về tội phạm và các kiến nghị khởi tố.

Thứ hai, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự gắn chặt với các hoạt động tố tụng trong quá trình tố tụng. Hoạt động tố tụng hình sự làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật tố tụng hình sự đồng thời sẽ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoạt động tố tụng.

Về quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, Luật sư tư vấn luật hình sự của Tổng Đài Pháp Luật đã đưa ra các thông tin như trên, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay qua hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất!

>> Xem thêm: Tội trốn thuế đi tù bao nhiêu năm? Quy định chính xác nhất

 

Đối tượng điều chỉnh của quan hệ pháp luật hình sự

 

>> Luật sư tư vấn cụ thể về đối tượng điều chỉnh của quan hệ pháp luật hình sự, gọi ngay 1900.6174

Trước hết, để tìm hiểu về một ngành luật, tiêu chí đầu tiên cần làm sáng tỏ là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là nhóm quan hệ xã hội mà các quy phạm pháp luật của ngành luật đó tác động (hoặc hướng tới) để điều chỉnh chúng vận động theo ý chí của Nhà nước.

Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là các quan hệ xuất phát từ chức năng bảo vệ của Luật hình sự, vì chức năng bảo vệ phát sinh từ nhu cầu của Nhà nước cần phải bảo vệ các lợi ích chống lại các hành vi phạm tội xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến.

Chức năng bảo vệ trong Luật hình sự gắn liền với việc có tội phạm xảy ra. Do đó, Luật hình sự Việt Nam điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và chủ thể đã thực hiện bất kỳ một tội phạm nào được quy định bởi Bộ luật hình sự. Trong đó:

– Nhà nước với tư cách đại diện cho lợi ích chung của toàn xã hội, Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền nhân danh quyền lực nhà nước (Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra…) tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp hay chế tài pháp lý hình sự khác đối với người, pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, là cơ quan có trách nhiệm duy trì công lý, bảo vệ trật tự pháp luật nên Nhà nước cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại phạm tội.

– Người (thể nhân) hoặc pháp nhân thương mại là chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, người, pháp nhân thương mại phạm tội có nghĩa vụ phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế về hình sự mà Nhà nước áp dụng do đã có hành vi phạm tội. Song, đồng thời các chủ thể này cũng có quyền yêu cầu Nhà nước (đại diện thay mặt Nhà nước là các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử) bảo vệ và bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của họ.

Như vậy, quan hệ được Bộ luật hình sự điều chỉnh là quan hệ về quyền và nghĩa vụ các bên giữa Nhà nước với người, pháp nhân thương mại phạm tội.

Để nắm vững được quy định pháp luật hình sự bạn cần hiểu rõ đối tượng điều chỉnh của quan hệ pháp luật hình sự. Trường hợp bạn còn băn khoăn về bất kỳ vấn đề nào khác, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!

Người thi hành pháp luật

 

Trong quan hệ pháp luật hình sự, Nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền, thực hiện các biện pháp cưỡng chế, áp dụng các hình phạt đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ cho những lợi ích của toàn xã hội và lợi ích của giai cấp thống trị.

Khi thực hiện quyền lực Nhà nước, Nhà nước sẽ ủy quyền cho các Cơ quan có thẩm quyền gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân, các cơ quan thi hành án hình sự sẽ nhân danh mình để tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự.

Trong suốt quá trình xử lý tội phạm, Nhà nước thực hiện quyền lực thông qua cơ quan tư pháp hình sự nhân danh mình để thực hiện các quyền khởi tố, bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử đối với những người phạm tội, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Mặc dù, Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trong việc xử lý tội phạm nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người phạm tội thông qua các quy định chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, người phạm tội hay người bị kết án.
Trong quan hệ pháp luật hình sự, Nhà nước sẽ thực hiện trách nhiệm của mình thông qua các cơ quan chức năng chuyên trách và đại diện Nhà nước.

Người thi hành pháp luật sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm riêng. Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về người thi hành pháp luật hãy liên hệ với chúng tôi qua 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất!

Người phạm tội

 

Người phạm tội là người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà luật hình sự điều chỉnh, có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 bổ sung thêm pháp nhân thương mại phạm tội là những pháp nhân có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự. Nhà nước với tư cách là người bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện các quyền lực này, Nhà nước cũng phải có các nghĩa vụ nhất định đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Quyền của Nhà nước chính là nghĩa vụ của người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội và ngược lại.

Người phạm tội sẽ có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ, đồng thời họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước phải đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của mình và chỉ áp dụng các biện pháp chế tài trong giới hạn luật định và có quyền tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho hành vi phạm tội của họ.

>> Xem thêm: Tội khai thác khoáng sản trái phép – Phạt tiền hay phạt tù?

doi-tuong-dieu-chinh-cua-quan-he-phap-luat-hinh-su

Nội dung của quan hệ pháp luật hình sự

 

>> Luật sư tư vấn chi tiết về nội dung của quan hệ pháp luật hình sự, gọi ngay 1900.6174

Thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự là khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Luật Hình sự. Và thời điểm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự là khi chủ thể tội phạm chấp hành xong hình phạt hoặc các chế tài mà Nhà nước áp dụng.

Quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự không những cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội mà trái lại, xã hội đã phải chịu đến sự tác động xấu khi các quan hệ xã hội này phát sinh xảy ra. Các quan hệ xã hội cần thiết cho xã hội sẽ được các ngành luật khác điều chỉnh như quan hệ vợ chồng sẽ được ngành luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh…..

Tất cả đối tượng trên đều không phải là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự nhưng có thể là đối tượng bảo vệ của ngành luật hình sự khi bị xâm hại ở một mức độ nhất định

Quy phạm pháp luật hình sự không chỉ xác định được quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự mà nó còn là tiêu chuẩn để xác định được những giới hạn và đánh giá hành vi của con người có phải là tội phạm hay không.

Đây cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người, quy phạm pháp luật hình sự tuy nó không trực tiếp điều chỉnh hành vi hay cách xử sự của con người trong cuộc sống hàng ngày như các ngành luật khác (mà nó chỉ thực hiện việc điều chỉnh xử sự của Nhà nước đối với những người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi có sự kiện tội phạm xảy ra) nhưng vẫn có tác động đến điều chỉnh xử sự đó của con người.

Trường hợp bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về nội dung quan hệ pháp luật hình sự, hãy gọi ngay hotline 1900.6174 – Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

noi-dung-quan-he-phap-luat-hinh-su-la-gi

Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự

 

>> Luật sư tư vấn chi tiết về phương pháp điều chỉnh của luật hình sự, gọi ngay 1900.6174

Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách thức tác động vào các nhóm quan hệ xã hội nhằm đạt được những kết quả nhất định, qua đó, bảo đảm và phát triển ổn định các quan hệ xã hội đó.

Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy (hay còn gọi là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng) nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước với người, pháp nhân thương mại phạm tội, Nhà nước có quyền dùng sức mạnh cưỡng chế của mình để buộc người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về tội họ đã gây ra mà không phụ thuộc hay bị cản trở bởi cá nhân, tổ chức nào. Người phạm tội phải tự gánh chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình.

Ngoài ra, trong trường hợp pháp nhân thương mại cùng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân về tội phạm đã xảy ra, thì Nhà nước có quyền buộc PNTM đó phải chịu TNHS và hình phạt (nếu có), PNTM phải có nghĩa vụ pháp lý chấp hành. Do đó, tính chất quyền uy thể hiện ở chỗ Nhà nước có quyền ra quyết định, ra lệnh; người phạm tội, PNTM có nghĩa vụ phục tùng, tuân thủ. Cụ thể hóa điều này, Nhà nước thông qua các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền thực hiện các quyền như:

– Quyền truy cứu TNHS;

– Quyền áp dụng chế tài của điều luật đã quy định (đó chính là hình phạt);

– Quyển áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự;

– Quyền áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội;

– Quyền áp dụng các quy định mang tính chất nhân đạo của LHS như: miễn TNHS, miễn hình phạt…

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về một số vấn đề liên quan đến quan hệ pháp luật hình sự. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 – đội ngũ Luật sư và Chuyên viên dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn 24/7, đảm bảo vấn đề của bạn được giải quyết nhanh chóng và triệt để nhất!

 

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ tư vấn luật hình sự ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp