Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là vấn đề được nhiều người dân quan tâm khi tham gia bảo hiểm y tế. Vậy nơi đăng ký khám và chữa bệnh ban đầu là gì? Có được tự ý chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay không? Cách tra cứu nơi đăng ký khám chữa bệnh online như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý giải đáp kịp thời!
>> Tư vấn quy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, Gọi ngay 1900.6174
Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì?
>> Có được tự chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu hay không? Gọi ngay 1900.6174
Cơ sở khám chữa bệnh ban đầu được hiểu là các cơ sở khám và chữa trị bệnh đầu tiên mà cá nhân tham gia BHYT đăng ký. Trong quá trình khám và chữa bệnh, người bệnh sẽ được xem xét, nếu không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất để điều trị thì sẽ được chuyển lên tuyến trên.
Cá nhân tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc huyện không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi cư trú, nơi làm việc và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh tuyến đó.
Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu là quyền lợi của công dân tham gia Bảo hiểm y tế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT, cá nhân tham gia BHYT được quyền đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư này và không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với địa điểm cư trú, nơi làm việc và khả năng đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh. Cá nhân tham gia BHYT có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu như sau đây.
Cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến xã và tuyến tương đương bao gồm:
+ Trạm y tế của xã, phường, thị trấn.
+ Trạm y tế hoặc trạm xá, phòng y tế thuộc đơn vị, cơ quan hoặc tổ chức.
+ Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.
+ Trạm y tế, phòng khám quân – dân y, quân – dân y đơn vị cấp tiểu đoàn và cơ sở khám chữa bệnh tuân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và các tuyến tương đương:
+ Bệnh viện đa khoa cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
+ Trung tâm y tế của huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa.
+ Phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa của khu vực.
+ Bệnh viện đa khoa thuộc hạng III, hạng IV, chưa xếp hạng thuộc Bộ, Ngành hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ, Ngành.
+ Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương.
+ Bệnh xá Công an tỉnh, các phòng y tế hoặc bệnh xá thuộc Bộ Công an hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
+ Trung tâm y tế, bệnh xã quân hoặc y bệnh xá quân – dân y , bệnh viện quân y thuộc hạng III, IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, IV hoặc chưa được xếp hạng, một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác tuân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị tư vấn luật uy tín trên mọi lĩnh vực như: tư vấn bảo hiểm xã hội, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Tổng đài sở đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!
Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
>> Pháp luật quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 40/2015/TT-BYT, cơ sở khám chữa bệnh ban đầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Cơ sở khám, chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh.
+ Người hành nghề khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
+ Cơ sở khám, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 3 Thông tư số 40/2015/TT-BYT nếu chưa có giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh thì phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu, cấp phát, cung ứng thuốc trong phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh.
+ Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập: Có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.
+ Riêng đối với Phòng khám đa khoa thì phải có ít nhất là 02 chuyên khoa ngoại và nội; Đối với phòng khám đa khoa có khám, chữa bệnh cho trẻ em, ngoài 02 chuyên khoa trên, phải có chuyên khoa nhi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT, quy định như sau:
Cá nhân tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi cư trú, nơi làm việc và khả năng đáp ứng của cơ sở khám, chữa bệnh.
Như vậy, đối với trường hợp nếu không thuộc đối tượng ưu tiên hay được hưởng những chính sách đặc biệt thì theo quy định về đăng ký nơi khám bệnh, chữa bệnh nêu trên, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế có thể lựa chọn đăng kí nơi khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở như sau:
* Cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã và tương đương:
– Trạm y tế phường, xã, thị trấn;
– Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
– Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập;
– Phòng khám quân – dân y, trạm y tế quân – dân , Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
* Cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương:
– Bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Trung tâm y tế tuyến huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế tuyến huyện có phòng khám đa khoa;
– Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;
– Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
– Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
– Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
– Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Trung tâm y tế quân – dân y, Bệnh xá quân – dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, căn cứ vào nhu cầu của từng người và chỉ tiêu của từng bệnh viện mà bạn đọc có thể lựa chọn nơi đăng ký khám, chữa bệnh thuận tiện nhất phù hợp với bản thân mình.
>> Xem thêm: Làm bảo hiểm y tế ở đâu? Quyền lợi BHYT mới nhất năm 2022
Tại sao phải quy định nơi khám chữa bệnh ban đầu?
>> Tại sao phải quy định nơi khám chữa bệnh ban đầu? Gọi ngay 1900.6174
Việc quy định nơi khám chữa bệnh ban đầu này không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động quản lý của Nhà nước mà còn có ảnh hưởng rất lớn tới chính người tham gia bảo hiểm.
Đối với Nhà nước: Quy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho cá nhân tham gia bảo hiểm y tế nhằm quản lý người bệnh một cách tốt hơn.
Đối với cá nhân tham gia bảo hiểm y tế: Cá nhân có thẻ được khám chữa bệnh một cách thuận tiện tại cơ sở y tế gần nơi công tác hoặc cư trú.
>> Xem thêm: Mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao? Thủ tục làm lại thẻ BHYT
Có được tự ý chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay không?
Tôi năm nay 22 tuổi, đang sinh sống làm việc tại Hà Nội. Địa chỉ thường trú của tôi ở quân Hoàng Mai, tuy nhiên tôi lại đang làm việc ở quận Cầu Giấy. Tôi đang có dự định đóng bảo hiểm y tế để tiện cho việc khám chữa bệnh. Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp này tôi có được tự ý chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở quận Hoàng Mai hay quận Cầu Giấy không? Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư giải đáp thắc mắc!”
>> Có được tự ý chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay không? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào anh Long! Cảm ơn anh Long đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luât! Đối với câu hỏi thắc mắc trên của anh, các Luật sư chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra phần giải đáp như sau:
Sau khi đã hiểu nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? cũng như ý nghĩa của nó Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tiếp vấn đề có được tự ý lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay không.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT về đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện, cụ thể như sau:
Cá nhân tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi cư trú, nơi làm việc và khả năng đáp ứng của cơ sở khám, chữa bệnh. Còn đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, trung ương quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT.
Theo các quy định nêu trên, chúng ta rút ra kết luận:
Thứ nhất: Mọi cá nhân được quyền lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, tức là việc lựa chọn này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của cá nhân tham gia bảo hiểm mà không ai ép buộc.
Thứ hai: Các cơ sở khám, chữa bệnh mà người tham gia lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Bởi lẽ không phải cơ sở nào cũng được phép để làm nơi để đăng ký khám chữa bệnh. Theo đó, phải đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Phải là các bệnh viện, cơ sở y tế, được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và phải có giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Y, bác sĩ làm việc trong cơ sở bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu;
+ Đối với các cơ sở khám chữa bệnh như trạm y tế ở các xã, phường, thị trấn, trạm quân y… nếu chưa được cấp giấy phép hoạt động thì phải đảm bảo đủ về điều kiện vật chất, thiết bị khám chữa bệnh và đủ số lượng y bác sĩ;
+ Đối với phòng khám gia đình tư nhân thì phải đáp ứng các điều kiện như cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ khám chữa bệnh và số lượng y bác sĩ làm việc tại các phòng khám và trình độ chuyên môn,…;
+ Còn nếu là phòng khám đa khoa thì pháp luật hiện hành yêu cầu bắt buộc phải có chuyên khoa ngoại và chuyên khoa nội, nếu phòng khám có các dịch vụ khám chữa bệnh cho đối tượng là trẻ em thì còn phải bổ sung thêm khoa nhi.
Tuy nhiên, cần lưu ý:
Đối với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã và huyện sẽ không phân biệt về địa giới hành chính, tức là công dân có thể tự do lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh nào mà phù hợp, thuận tiện với nhu cầu khám, chữa bệnh của bản thân. Còn đối với tuyến tỉnh và trung ương thì cần phải thuộc các trường hợp tại Điều 9 của Thông tư số 40/2015/TT-BYT mới có thể đăng ký tại cơ sở này.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì anh Long có thể tự lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu của mình là ở quận Hoàng Mai hoặc quận Cầu Giấy. Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về thắc mắc của anh Long. Trong trường hợp anh còn chỗ nào chưa hiểu, hay còn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật hỗ trợ giải đáp!
>> Xem thêm: Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu? [QUY ĐỊNH MỚI NHẤT]
Tra cứu nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu như thế nào?
>> Hướng dẫn cách tra cứu nơi khám chữa bệnh ban đầu nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Thứ nhất, tra cứu nơi khám chữa bệnh ban đầu bằng cách gửi tin nhắn tới tổng đài 8079
Căn cứ theo Công văn số 815/CNTT-PM ngày 29/7/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc dừng tin nhắn tra cứu tới đầu số 8179. Theo công văn này thì Trung tâm công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã bổ sung thêm đầu số tổng đài tra cứu 8079 với mức phí dịch vụ là 1.000 đồng/tin nhắn bắt đầu từ ngày 16/04/2019. Phương thức thực hiện tra cứu là bằng điện thoại hoặc máy tính, công dân tham gia bảo hiểm y tế sẽ có thể biết được thông tin thẻ gồm nơi khám chữa bệnh ban đầu thông qua 01 tin nhắn với các cú pháp tin nhắn được quy định sẵn theo quy định.
Để tra cứu, công dân tham gia bảo hiểm y tế sẽ soạn tin nhắn theo cú pháp, như sau:
BH THE [mã thẻ BHYT] gửi 8079
Cước phí: 1.000 đồng/tin nhắn, cập nhật ngày 24/02/2021.
Ví dụ: BH THE GD4797913542xxx gửi 8079
Nội dung tin nhắn nhận được sẽ có dạng tương tự như sau:
Mã thẻ: GD4797913542xxx. Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Trạm y tế phường Dịch Von (TTYT quận Hà Đông). Giá trị sử dụng từ 01/07/2020 đến 30/06/2021. Thời điểm đủ 05 năm liên tục từ ngày 01/01/2024.
Thứ hai, tra cứu trên website baohiemxahoi.gov.vn
Để tra cứu cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên website baohiemxahoi.gov.vn cá nhân sử dụng thẻ BHYT thực hiện theo các bước như sau:
– Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sau đó kéo xuống phía dưới, chọn mục “Tra cứu trực tuyến”.
– Bước 2: Chọn “Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT”.
– Bước 3: Nhập Mã thẻ BHYT, họ tên, ngày tháng năm sinh. Sau đó kick chọn Tôi không phải người máy.
– Bước 4: Chọn “Tra cứu”
Kết quả sẽ hiện thông tin của thẻ và Mã số nơi khám chữa bệnh ban đầu cho công dân.
Ví dụ đối với mã thẻ bảo hiểm y tế HS479203xxxxx sẽ hiển thị như sau:
Thẻ hợp lệ! Mã thẻ: HS479203xxxxx, Họ tên: Trần Văn A, Ngày sinh: xx/xx/1990, Giới tính: Nam! (Địa chỉ: Xóm Đông Phú, Xã Đông Đô, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội; Nơi KCBBĐ: 47xxx; Hạn thẻ: 01/07/2020 – 30/06/2021; Thời điểm đủ 5 năm liên tục: 01/01/2022).
Thứ ba, tra cứu trên ứng dụng Công cụ BHYT – BHXH
Ngoài hai cách tra cứu nêu trên thì công dân tham gia bảo hiểm y tế muốn tra cứu có thể dùng ứng dụng Công cụ BHXH – BHYT, ứng dụng này cung cấp khá đầy đủ các thông tin về BHYT, BHXH và có hướng dẫn chi tiết nên rất tiện lợi cho người sử dụng.
– Bước 1: Truy cập App Store hoặc CH Play và tìm kiếm ứng dụng “Công cụ BHYT – BHXH”
– Bước 2: Cá nhân tham gia bảo hiểm y tế muốn tra cứu cần tạo hồ sơ để quản lý thẻ BHYT bằng cách chọn 01 trong những chức năng bên dưới. Đây là hướng dẫn cho cách quét QR.
+ Chọn “Quét mã QR thẻ BHYT”.
+ Sau khi hướng dẫn hiện ra, chọn mục “Đồng ý”. Sau đó scan mã QR có sẵn trên thẻ BHYT của Người tham gia BHYT muốn tra cứu.
+ Sau khi quét QR, 01 thông báo hiện ra, Người tham gia bảo hiểm y tế muốn tra cứu chọn “Lưu & Tra cứu”
Thứ tư, tra cứu nơi khám chữa bệnh ban đầu từ mã số
Hạn chế của các cách truy cứu trên này là sau khi tra cứu chỉ tra ra mã số của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, sau đó người sử dụng lao động phải tra cứu thêm về mã số của cơ sở khám chữa bệnh đó, vì thế để tra cứu cụ thể tên cơ sở dựa trên mã số, có 2 cách như sau:
Cá nhân tham gia bảo hiểm y tế muốn tra cứu sẽ truy cập trang Tra cứu CSKCB ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT
Truy cập link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/cskcb-ky-hop-dong-kham-chua-benh-bhyt.aspx
– Bước 1: Chọn Tỉnh thành.
– Bước 2: Chọn Quận/Huyện.
– Bước 3: Tích vào ô “Tôi không phải là người máy”.
– Bước 4: Chọn “Tra cứu”.
Mọi vướng mắc trong quá trình tra cứu địa chỉ đăng ký bảo hiểm xã hội ban đầu, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
Một số câu hỏi liên quan đến nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Người lao động phải đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu theo chỉ định đúng không?
>> Người lao động có phải đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu theo chỉ định không? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 quy định về nơi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc tạm trú, lưu động, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo quy định trên thì khi công dân là người tham gia bảo hiểm y tế tại công ty thì có quyền đăng ký khám chữa bệnh theo nhu cầu riêng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, huyện hoặc tương đương mà không phải tuân theo chỉ định của bất cứ ai.
Các cơ sở y tế nào được xem là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tuyến tỉnh và trung ương?
>> Cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tuyến tỉnh và trung ương là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định về các cơ sở y tế thuộc tuyến tỉnh như sau:
1. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
2. Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
3. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm chuyên khoa, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;
4. Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5. Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
6. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;
7. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
8. Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9. Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân – dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định về cơ sở y tế thuộc tuyến trung ương, cụ thể như sau:
1. Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại Khoản 3 Điều này;
2. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;
3. Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Hữu Nghị và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;
4. Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Khi nào thì người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký nơi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tỉnh?
>> Khi nào được đăng ký nơi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tỉnh? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ quy định tại khoản 1,2 Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT về những trường hợp được đăng ký nơi khám chữa bệnh lần đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 40/2015/NĐ-CP bao gồm:
– Trường hợp nơi tạm trú, thường trú, nơi làm việc mà trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tuyến tương đương, hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám, chữa bệnh ban đầu cho cá nhân tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Người tạm trú, thường trú, làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
– Hoặc những người thuộc các diện như sau:
+ Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung thêm đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám, chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ Khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư này.
+ Đối tượng thuộc diện được bảo vệ, quản lý sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư này;
+ Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
+ Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;
+ Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm!