Người giám hộ là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người mong muốn được giải đáp. Giám hộ là một chế định mang ý nghĩa nhân văn cao. Vậy thế nào là người giám hộ? Điều kiện để trở thành người giám hộ như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ được pháp luật quy định như thế nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Tư vấn quy định về Người giám hộ là gì? Gọi ngay 1900.6174
Người giám hộ là gì?
>> Người giám hộ là gì? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định của Điều 48 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người giám hộ là:
Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Một cá nhân hay pháp nhân có thể là người giám hộ cho nhiều người.
Như vậy, cá nhân hoặc pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự thì có thể trở thành người giám hộ cho người khác. Trên đây là những giải pháp Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi “Người giám hộ là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!’
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên tư vấn luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật đất đai,… Trải quan gần 10 năm hình thành và phát triển, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!
Người được giám hộ là ai?
Chị Bình An (Sơn La) có câu hỏi:
“Xin chào các anh chị luật sư! Tôi tên là Bình An hiện tại đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Sơn La. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của anh chị luật sư. Tôi thường xuyên đọc báo và thấy hay xuất hiện cụm từ “Giám hộ” đối với những trường hợp trẻ em có bố mẹ không may qua đời. Vậy liệu có phải là chỉ có những trẻ em bố mẹ đã qua đời mới cần người giám hộ không? Người được giám hộ là ai? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm từ phía anh chị luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Người được giám hộ là ai? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào chị Bình An! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi Người giám hộ là ai của chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và ủng hộ đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Người giám hộ là gì, người được giám hộ là ai là câu hỏi chúng tôi nhận được khá nhiều. Trên thực tế hiện nay, ngoài trường hợp trẻ em không còn cha mẹ thì có rất nhiều trường hợp cần đến người giám hộ. Do đó, sau khi nghiên cứu và tìm hiểu những quy định của pháp luật về người được giám hộ là ai, Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định của Điều 58 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về người được giám hộ bao gồm:
Người chưa thành niên khi cha mẹ không còn; không xác định được cha mẹ là ai; cha mẹ đều bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó hoặc trường hợp cha mẹ yêu cầu.
Những người bị mất năng lực hành vi dân sự
Như vậy, có thể thấy những người chưa thành niên (dưới 15 tuổi) và người bị mất năng lực hành vi dân sự thì bắt buộc phải có người giám hộ. Tuy nhiên, một số trường hợp cha mẹ không đủ khả năng để chăm sóc cho con chưa thành niên thì có thể yêu cầu người giám hộ khác.
Trên đây là những giải pháp Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi “Người giám hộ là gì?” và các vấn đề liên quan. Hy vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra giúp ích được cho chị. Mọi thắc mắc xin liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!
>> Xem thêm: Thủ tục làm CMND cho trẻ 14 tuổi- Hướng dẫn làm CCCD lần đầu
Điều kiện trở thành người giám hộ là gì?
Đối với cá nhân
Chị Hải Anh (Hà Nội) có câu hỏi:
“Xin chào các anh chị luật sư! Tôi tên là Hải Anh hiện tại đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội. Tôi có một vài vấn đề muốn nhờ đến sự trợ giúp của anh chị luật sư.
Tháng trước tôi có chuyến đi đến vùng đất Hà Giang xinh đẹp. Ở đây, tôi có gặp được rất nhiều cháu bé có hoàn cảnh khó khăn. Dù đã đến tuổi đi học những cháu Hoa vẫn phải ở nhà phụ bố mẹ chăm em, chăn nuôi gà, lơn. Cuộc sống của bé rất vất vả. Xót xa trước hoàn cảnh của cháu Hoa, tôi có ngỏ ý với bố mẹ cháu muốn đưa cháu xuống Hà Nội để chăm sóc, cho cháu được đi học và bố mẹ cháu đã đồng ý. Tuy nhiên, tôi không rõ quy định của pháp luật về điều kiện để cá nhân trở thành người giám hộ là gì? Do đó, tôi muốn hỏi về điều kiện trở thành người giám hộ đối với cá nhân là gì? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm từ phía anh chị luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Đối với cá nhận, điều kiện trở thành người giám hộ là gì? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào chị Hải Anh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi! Sau khi xem xét trường hợp của chị và đối chiếu với những quy định của pháp luật, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Để một người trở thành người giám hộ của người khác thì cần phải đáp ứng đủ những điều kiện mà pháp luật dân sự đưa ra tại Điều 49 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:
Thứ nhất, người đó phải có đầy đủ năng lực dân sự, không có khó khăn trong việc làm chủ hành vi, làm chủ nhận thức.
Thứ hai, người đó phải có nhân phẩm, đạo đức tốt và đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện nghĩa vụ và quyền của một người giám hộ. Việc bình phẩm về đạo đức, nhân phẩm của một người là khó trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, chỉ có thể căn cứ vào việc người đó có từng vi phạm pháp luật hình sự, hành chính không để xem xét quyền giám hộ của người đó. Ngoài ra, thu nhập hàng tháng cũng là một yếu tố để xem xét xem người đó có đủ tiềm lực về kinh tế để chăm sóc cho người được giám hộ không.
Thứ ba, người giám hộ không được là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa được xóa án tích về tội cố ý xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe hoặc danh dự hoặc nhân phẩm hoặc tài sản của người khác. Bởi những người này thường sẽ có một tư tưởng không tốt, điều này có thể ảnh hưởng xấu tới người được giám hộ.
Thứ tư, người này không bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Có thể hiểu rằng người này chưa đáp ứng được điều kiện về đạo đức cũng như là kinh tế để chăm sóc cho người được giám hộ.
Từ những phân tích ở trên đã trả lời cho câu hỏi người giám hộ là gì? Có thể thấy cá nhân muốn làm người giám hộ của người khác thì cần phải đáp ứng đủ bốn điều kiện về năng lực hành vi, đạo đức, nhân thân và không bị Tòa án hạn chế quyền.
Trên đây là những giải pháp Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh vấn đề điều kiện để trở thành người giám hộ là gì? Hy vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra làm hài lòng chị Hải Anh. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!
Đối với pháp nhân
Anh Đức Mạnh (Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
“Xin chào các anh chị luật sư! Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của anh chị luật sư. Vào thứ bảy tuần trước, khi đang tập thể dục buổi sáng tại một công viên gần nhà tôi có phát hiện một đứa trẻ khoảng 01 tháng tuổi bị bỏ rơi trong một chiếc hộp trong công viên. Sau đó, tôi cùng với những người dân xung quanh đã báo cho công an phường rồi đưa đứa trẻ đến trạm y tế để kiểm tra tình hình sức khỏe. Do không tìm được thông tin liên lạc của người thân đứa trẻ nên cơ quan chức năng đã quyết định đưa đứa trẻ này vào trại trẻ mồ côi để nuôi dưỡng và chăm sóc. Vậy nên tôi muốn hỏi đối với pháp nhận, điều kiện để trở thành người giám hộ là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Điều kiện để pháp nhân trở thành người giám hộ là gì? gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào anh Đức Mạnh! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi Điều kiện để trở thành người giám hộ là gì (đối với pháp nhân) của anh. Cảm ơn anh đã tin tưởng và ủng hộ đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Hiện nay, tình trạng trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi vẫn đang diễn ra từng ngày. Các em sẽ được cá nhân hoặc tổ chức pháp nhân nhận nuôi. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu về những quy định của pháp luật, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Giám hộ là cá nhân, chắc hẳn ai cũng biết điều này. Tuy nhiên, ngoài cá nhân, pháp nhân cũng có thể trở thành người giám hộ của người khác. Điều này được ghi nhận lần đầu tiên trong Bộ luật dân sự năm 2015. Pháp nhân muốn trở thành người giám hộ của người khác cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:
Thứ nhất, pháp nhân cần có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc trở thành người giám hộ. trên thực tế, tồn tại một số pháp nhân là người giám hộ cho người khác như: trung tâm dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, viện bảo trợ xã hội,….
Thứ hai, giống như cá nhân, pháp nhân cũng cần phải có những điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với người được giám hộ. Cụ thể, trại trẻ mồ côi cần có những cơ sở vật chất, nhân lực để đảm bảo việc chăm sóc tốt cho các em.
Tóm lại, một pháp nhân được coi là giám hộ của người khác thì cần phải có năng lực dân sự, có đủ điều kiện về kinh tế. Những pháp nhân này phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính mình và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.
Trên đây là tư vấn về điều kiện để pháp nhân trở thành người giám hộ là gì? Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này, anh Mạnh có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh cho con cần những gì? Quy định mới nhất
Quy định về người giám hộ
Giám hộ đương nhiên
Anh Thịnh (Đà Nẵng) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư! Tôi tên là Thịnh hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của luật sư. Trong cuộc sống hàng ngày, tôi bắt gặp nhiều trường hợp một người đương nhiên trở thành người giám hộ của người khác. Nhưng tôi lại không rõ người giám hộ là gì và trong trường hợp nào thì một người được đương nhiên coi là người giám hộ của người khác. Vì vậy, tôi muốn hỏi giám hộ đương nhiên được pháp luật quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Người giám hộ đương nhiên được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào anh Thịnh! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều trường hợp một người đương nhiên trở thành người giám hộ của một người khác. Đi vào từng trường hợp cụ thể, sau khi tìm hiểu về những quy định của pháp luật, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Trên thực tế, sẽ có hai trường hợp cần đến người giám hộ đương nhiên đó là đối với người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định của Điều 47 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ. Người giám hộ được xác định theo thứ tự:
– Anh ruột hoặc chị ruột là cả; nếu không có hoặc không đủ điều kiện thì sẽ đến anh hoặc chi ruột tiếp theo, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nếu không có anh chị ruột hoặc có nhưng không đáp ứng đủ điều kiện thì ông bà nội, ông bà ngoại là người giám hộ hoặc người được cử theo thỏa thuận
– Trường hợp không có người giám hộ theo quy định của hai khoản trên thì bác, chú, cậu, cô hoặc dì ruột sẽ là người giám hộ
Tuy nhiên, những quy định này bất cập ở chỗ, thứ tự của anh chị ruột được hiểu như thế nào? Anh trước hay chị trước hay cả hai người đều ngang hàng nhau? Do đó, pháp luật cần có những hướng dẫn cụ thể cho quy định này.
Đối với trường hợp người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự, người giám hộ đương nhiên được xác định như sau:
– Nếu vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng sẽ là người giám hộ của vợ và ngược lại
– Nếu cha và mẹ đều bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người bị mất năng lực nhưng người kia lại không đáp ứng được điều kiện để trở thành người giám hộ thì con cả sẽ là người giám hộ nếu con cả đủ điều kiện. Trường hợp con cả không đáp ứng được điều kiện thì người con tiếp theo sẽ là người giám hộ.
Nếu người đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng chưa lập gia đình hoặc đã lập gia đình nhưng chồng hoặc vợ hoặc con không đáp ứng đủ điều kiện để trở thành người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Có thể thấy pháp luật nước ta đã rất tạo điều kiện để một người được trở thành người giám hộ cho người khác. Việc có người giám hộ sẽ giúp cho người được giám hộ được chăm sóc, đảm bảo những quyền lợi cho bản thân.
Trên đây là phần tư vấn Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh quy định về người giám hộ là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!
Giám hộ được cử
Chị Linh Đan (Hải Phòng) có câu hỏi:
“Xin chào các anh chị luật sư! Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của anh chị luật sư. Tôi đã hiểu về người giám hộ là gì, tuy nhiên, trong cuộc sống, nếu một người bị mất năng lực hành vi dân sự mà không có người giám hộ đương nhiên thì người này có được cử người giám hộ không? Những quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!”
>> Tư vấn quy định về người giám hộ được cử, Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào chị Linh Đan! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi! Khi không có người giám hộ đương nhiên thì pháp luật sẽ cử một người theo quy định làm người giám hộ, người đó được gọi là giám hộ được cử. Đối với vấn đề chị thắc mắc, chúng tôi đã xem xét và xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
Pháp luật nước ta quy định, nếu người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự mà không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú sẽ phải cử người giám hộ cho người đó. Nếu xảy ra tranh chấp trong việc cử người giám hộ thì Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ. Đối với những người chưa thành niên từ đủ 06 tuổi trở lên thì việc chỉ định người giám hộ phải xem xét nguyện vọng của người này. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, ghi rõ lý do, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
Đối với những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì sẽ không tồn tại người giám hộ đương nhiên mà chỉ có người giám hộ theo quyết định của Tòa án. Tòa án sẽ có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với người giám hộ.
Như vậy, với câu hỏi của chị Linh Đan khi không có người giám hộ đương nhiên thì tùy vào từng trường hợp cụ thể đã nêu ở trên thì người được giám hộ có được cử người giám hộ hay không.
Trên đây là những quy định của pháp luật về giám hộ được cừ. Trong trường hợp chị còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng gọi đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!
>> Xem thêm: Xâm hại sức khỏe người khác bị phạt như thế nào? [MỚI NHẤT]
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ là gì?
Anh Long (Quảng Bình) có câu hỏi:
“Xin chào các anh/chị luật sư! Tôi tên là Long hiện tại đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Quảng Bình. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của anh chị luật sư. Trong một vụ tai nạn, anh chị tôi không may qua đời để lại hai cháu nhỏ. Tôi trở thành người giám hộ đương nhiên của hai cháu. Đây là lần đầu tiên tôi trở thành người giám hộ cho người khác nên còn nhiều bỡ ngỡ. Vậy nên tôi muốn hỏi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ là gì? Tôi mong sớm nhận được câu trả lời từ phía anh chị luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của anh chị!”
>> Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ là gì? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào anh Long đến từ Quảng Bình! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ là gì? Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Sau khi xem xét và đối chiếu với những quy định của pháp luật, chúng tôi xin được đưa ra phản hồi như sau:
Khi một người trở thành người giám hộ của người khác, người đó sẽ có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Về quyền, người giám hộ của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền sử dụng tài sản của người đó để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ. Bên cạnh đó, người giám hộ được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ. Ngoài ra, người giám hộ còn đại diện cho người được giám hộ trong việc thực hiện, xác lập giao dịch dân sự; thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người được giám hộ (Căn cứ khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2015)
– Về nghĩa vụ, được chia làm ba trường hợp là với người được giám hộ dưới mười lăm tuổi, người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi và người được giám hộ bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong làm chủ hành vi và nhận thức của mình.
+ Thứ nhất, đối với người chưa đủ 15 tuổi thì người giám hộ phải có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; đại diện trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp người chưa đủ mười lăm tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật; quản lý tài sản; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
+ Thứ hai, đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì người giám hộ đại diện trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp những giao dịch mà pháp luật quy định người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình thực hiện. Không những vậy, người giám hộ phải quản lý tài sản cho người được giám hộ và phải bảo vệ lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
+ Thứ ba, đối với người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; quản lý tài sản của người được giám hộ và bảo vệ lợi ích, quyền của người được giám hộ.
Như vậy, dựa vào từng độ tuổi, năng lực hành vi dân sự của người được giám hộ mà người giám hộ sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định phải thực hiện. Trên đây là phần tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người giám định theo quy định của pháp luật. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ hotline 1900.6174 để nhận được luật sư tư vấn trực tiếp!
>> Xem thêm: Quyền sở hữu tài sản gồm những quyền nào? [Cập nhật 2022]
Một số câu hỏi thường gặp về người giám hộ
Người giám hộ có được tặng cho tài sản của người được giám hộ hay không?
Chị Thương (Cao Bằng) có câu hỏi:
“Xin chào các anh/chị luật sư! Tôi tên là Thương hiện tại đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Cao Bằng. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của anh chị luật sư.
Ở quê của tôi có trường hợp anh Khánh là người giám hộ của cháu Tiến. Trước khi bố mẹ cháu Tiến qua đời đã để lại cho cháu một căn nhà. Tuy nhiên, anh Khánh là người giám hộ của cháu lại muốn tặng căn nhà cho một người thân khác của cháu Tiến. Vậy nên tôi muốn hỏi, người giám hộ có được tặng cho tài sản của người được giám hộ hay không? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía anh chị luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Người giám hộ có được tặng cho tài sản của người được giám hộ không? gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào chị Thương! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi Người giám hộ có được tặng cho tài sản của người được giám hộ hay không của chị. Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi! Người giám hộ là gì và các chủ đề xoay quanh luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Sau khi nghiên cứu những quy định của pháp luật về vấn đề này, chúng tôi xin được đưa ra phản hồi như sau:
Căn cứ theo quy định của Điều 59 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự như tài sản của mình; được thực hiện những giao dịch liên quan đến tài sản nhưng phải vì lợi ích của người được giám hộ. Những giao dịch với tài sản có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Bên cạnh đó, luật còn nêu rõ là người giám hộ không được phép đem tài sản của người được giám hộ tặng, cho người khác. Các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ sẽ đều bị vô hiệu trừ trường hợp vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát giám hộ.
Do vậy, việc anh Khánh tự ý muốn tặng tài sản của cháu Tiến cho người thân khác của cháu là hoàn toàn không được phép và việc tặng cho đó bị vô hiệu.
Trên đây là những tư vấn nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi người giám hộ có được cho hay tặng tài sản của người được giám hộ không? Nếu chị có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!
Nếu người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ có chấm dứt hay không?
Anh Khánh (Hậu Giang) có câu hỏi:
“Xin chào các anh/chị luật sư! Tôi tên là Khánh hiện tại đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Hậu Giang. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của anh chị luật sư. Bố của tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi. Hiện tại bố tôi đang là người giám hộ của cháu trai tôi do anh chị tôi không may qua đời trong một vụ tai nạn máy bay. Hiện nay, sức khỏe của bố tôi ngày càng suy giảm. Do đó, tôi muốn hỏi các anh chị luật sư: Nếu người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ có chấm dứt hay không? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía anh chị luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Trường hợp người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ có chấm dứt hay không? gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào anh Khánh đến từ Hậu Giang! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi nếu người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ có chấm dứt hay không của anh. Cảm ơn anh đã tin tưởng và ủng hộ đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu quy định của pháp luật về vấn đề mà anh đang gặp phải, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định của pháp luật tại điểm a khoản 1 Điều 60 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì khi người giám hộ chết sẽ được thay đổi người giám hộ khác. Đối với trường hợp người giám hộ đương nhiên thì khi người giam hộ hiện tại chết, người giám hộ thay thế sẽ căn cứ vào Điều 52 và Điều 53 của Bộ Luật Dân sự năm 2015. Đối với trường hợp người giám hộ là người được cử thì việc chỉ định người giám hộ mới sẽ được quy định tại Điều 54 Luật này. Các thủ tục thay đổi người giám hộ mới sẽ được thực hiện theo những quy định của pháp luật về hộ tịch.
Như vậy, nếu người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ của người đó và người được giám hộ sẽ chấm dứt và thay vào đó là một quan hệ giám hộ mới theo quy định của pháp luật. Trên đây là phần tư vấn về trường hợp người giám hộ chết, nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Thủ tục nhận con nuôi trong nước và yếu tố nước ngoài 2022
Phân biệt giám hộ và người đại diện trong Bộ luật dân sự
Anh Hoàng (Hà Nội) có câu hỏi:
“Xin chào các anh/chị luật sư! Tôi tên là Hoàng hiện tại đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của anh chị luật sư. Trong cuộc sống hàng ngày tôi hay gặp phải hai khái niệm đó là người giám hộ và người đại diện. Tuy nhiên, tôi lại không thể phân biệt được thế nào là người giám hộ và thế nào là người đại diện. Tôi thường nhầm lẫn trong việc sử dụng hai khái niệm này. Vậy nên, tôi muốn hỏi các vị luật sư của Tổng Đài Pháp Luật về cách phân biệt người giám hộ và người đại diện trong Bộ luật dân sự. Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía anh chị luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Giám hộ và người đại diện trong Bộ Luật dân sự có gì khác nhau? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào anh Hoàng đến từ thành phố Hà Nội.! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi Phân biệt giám hộ và người đại trong Bộ Luật dân sự của anh. Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi! Sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ là trường hợp mà nhiều người thường xuyên gặp phải. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu về những quy định của pháp luật, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của anh như sau:
Để phân biệt người giám hộ và người đại diện chúng ta cần phải dựa trên 06 tiếu chí, cụ thể:
– Tiêu chí thứ nhất, là cơ sở pháp lý. Quy định về giám hộ được pháp luật ghi nhận trong Mục 4 Chương III Bộ luật dân sự năm 2015. Còn Đại diện thì được quy định tại Chương IX Bộ Luật Dân sự năm 2015.
– Tiêu chí thứ hai, khái niệm: Đầu tiên chúng ta cần phải phân biệt người giám hộ là gì và người đại diện là gì.
Giám hộ là việc cá nhân hoặc pháp nhân được pháp luật quy định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Còn đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Tiêu chí thứ ba, mục đích. Mục đích của người giám hộ là gì? Mục đích của việc giám hộ là để chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cho người được giám hộ. Còn đại diện là để xác lập, thực hiện giao dịch vì lợi ích của người được đại diện
– Tiêu chí thứ tư, đối tượng. Đối tượng được giám hộ gồm người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn tỏng nhận thức, làm chỉ hành vi. Đối tượng được đại diện gồm cá nhân hoặc pháp nhân.
– Tiêu chí thứ năm, căn cứ xác lập. Căn cứ xác lập quyền giám hộ gồm: có quan hệ thân thích đối với trường hợp giám hộ đương nhiên; trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu; Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Còn đối với căn cứ xác lập quyền đại diện bao gồm: Theo uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện, theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, theo Điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
– Tiêu chí thứ sáu, chấm dứt quan hệ.
Quan hệ giám hộ chấm dứt trong trường hợp Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Người được giám hộ chết; Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
Quan hệ đại diện chấm dứt trong những trường hợp: theo thỏa thuận; thời hạn ủy quyền đã hết; công việc đã hoàn thành; đơn phương chấm dứt việc ủy quyền; người được đại diện hoặc người đại diện chết hoặc chấm dứt tồn tại; người đại diện không còn đủ điều kiện theo khoản 3 Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Như vậy, với sáu tiêu chí trên đây là căn cứ để phân biệt giám hộ và đại diện trong Bộ luật Dân sự 2015. Có thể thấy, đại diện và giám hộ có bản chất khác nhau, chủ thể mà hai bên hướng đến cũng là khác nhau. Do đó, rất dễ để phân biệt giám hộ và đại diện.
Thủ tục đăng ký giám hộ
Chị Hà Anh (Thái Nguyên) có câu hỏi:
“Xin chào các anh/chị luật sư! Tôi tên là Hà Anh hiện tại đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của anh chị luật sư. Tôi có một người bạn không may bị bệnh nặng và mới qua đời. Bạn của tôi là mẹ đơn thân, bạn có một đứa con năm nay 11 tuổi. Trước khi bạn của tôi qua đời tôi đã nhận lời chăm sóc con của bạn cho đến khi đứa trẻ trưởng thành. Vậy nên tôi muốn hỏi các anh chị luật sư của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục đăng ký giám hộ được tiến hành như thế nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm từ phía anh chị! Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn thủ tục đăng ký giám hộ nhanh chóng, Gọi ngay 1900.6174
Trả lời
Xin chào chị Hà Anh! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi Thủ tục đăng ký giám hộ của chị. Cảm ơn chị đã tin tưởng và ủng hộ đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Đối với trường hợp của chị chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:
Luật hộ tịch năm 2014 quy định về hai thủ tục đăng ký giám hộ.
– Thứ nhất, thủ tục đăng ký giám hộ cử. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
– Thứ hai, thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định về thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ và thủ tục đăng ký thay đổi giám hộ. Về thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ, Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Còn đối với thủ tục đăng ký thay đổi giám hộ, khi có người khác đủ điều kiện làm giám hộ thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ trước đó và đăng ký giám hộ mới theo quy định.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề Người giám hộ là gì và các tình huống thực tế xoay quanh. Nếu gặp phải bất kì vướng mắc hay khó khăn gì hãy liên hệ ngay số hotline 1900.6174 để được tư vấn kĩ càng nhất! Đội ngũ luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng giải đáp bạn!