Vụ án hành chính là gì? Một số quy định về vụ án hành chính

Vụ án hành chính không còn là gì? Ai có quyền khởi kiện trong vụ án này? Trình tự khởi kiện trong vụ án được thực hiện như thế nào? Tất cả vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về vụ án hành chính nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

 

tu-van-quy-dinh-ve-vu-an-hanh-chinh

 

Vụ án hành chính là gì?

 

>> Vụ án hành chính là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Theo quy định của pháp luật, vụ án hành chính được hiểu là vụ án phát sinh khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri của cơ quan nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật.

Vụ án hành chính phát sinh khi đáp ứng hai điều kiện sau:

– Điều kiện cần: có hành vi khởi kiện của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Pháp luật quy định chỉ khi có hành vi khởi kiện của các cá nhân, tổ chức, cơ quan theo luật định thì mới phát sinh vụ án

– Điều kiện đủ: Việc khởi kiện phải được Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết. Tòa án nhân dân không phải vụ án nào cũng thụ lý giải quyết, chỉ khi Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết thì mới hình thành vụ án để giải quyết. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định nếu thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án không được phép từ chối giải quyết.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn pháp luật hành chính, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, tổng đài đã hỗ trợ pháp lý thành công cho hàng nghìn trường hợp trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

 

Đặc điểm của vụ án hành chính

 

>> Vụ án hành chính bao gồm những đặc điểm gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Vụ án hành chính bao gồm các đặc điểm sau:

– Thứ nhất, chỉ khi có yêu cầu khởi kiện vụ án của cá nhân, tổ chức, cơ quan theo đúng quy định của pháp luật thì vụ án hành chính mới phát sinh

Theo quy định tại Điều 5 Luật Tố tụng hành chính 2015:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này.”

Vụ án hành chính xuất phát từ tranh chấp giữa chủ thể và đối tượng quản lý hành chính nhà nước. Khi có sự xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, các đối tượng quản lý hành chính được tiến hành khởi kiện vụ án. Sự xâm hại này xuất phát từ các quyết định hành chính hoặc các hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền trong các cơ quan này không tuân thủ theo quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan đó.

– Thứ hai, vụ án hành chính chỉ phát sinh khi được Tòa án thụ lý

Vụ án hành chính phát sinh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Tuy nhiên, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hành chính không có nghĩa là vụ án này đương nhiên phát sinh khi có đơn kiện. Chỉ khi vụ án đó được thụ lý, Tòa án mới có nhiệm vụ giải quyết vụ án theo yêu cầu khởi kiện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đương sự.

Bên cạnh đó, việc thụ lý vụ án làm phát sinh những quyền hạn cụ thể của Tòa án trong xét xử hành chính.

– Thứ ba, về đặc thù của một vụ án

Vụ án có đặc thù là có đối tượng chỉ bao gồm quyết định hành chính và hành vi hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan công quyền ban hành hoặc thực hiện

– Thứ tư, các bên trong vụ án là chủ thể đặc biệt

Chủ thể trong vụ án là các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền, mang quyền lực nhà nước. Một bên trong quan hệ này là công dân. Trong vụ án , hai bên có vị thế không ngang bằng nhau: vị thế chính trị và cũng có thể cả về hiểu biết xã hội, hiểu đúng pháp luật

– Thứ năm, vụ án hành chính không có thủ tục hòa giải

Vụ án không có thủ tục hòa giải vì tính chất đặc thù và phức tạp. Viện kiểm sát tham gia vào quá trình tố tụng để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ án là bắt buộc đối với tất cả các vụ án ngay từ khi thụ lý đến khi kết thúc giải quyết vụ án.

 

>> Xem thêm: Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính mới nhất năm 2022

 

mot-so-quy-dinh-ve-vu-an-hanh-chinh

 

Một số quy định về vụ án hành chính

 

Căn cứ theo Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về vụ án hành chính như sau:

Nhập hoặc tách vụ án hành chính

 

Tòa án tiền hành nhập hai hay nhiều vụ án đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết bằng một vụ án hành chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Thứ nhất, các vụ án thụ lý riêng biệt chỉ có một người khởi kiện đối với nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyền trong tổ chức, cơ quan ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc với các vụ án thụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính

+ Thứ hai, việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án phải đảm bảo việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để, không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử

– Trong trường hợp quyết định hành chính bị khởi kiện liên quan đến nhiều người khởi kiện và quyền lợi nghĩa vụ của những người khởi kiện đó không liên quan đến nhau thì Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hay nhiều vụ án khác nhau để giải quyết

– Khi nhập hoặc tách vụ án, Tòa án thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp

 

Bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính

 

Cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào trong hoạt động tố tụng hành chính

Cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xém xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo

 

>> Xem thêm: Đơn xin chấm dứt hợp đồng – Mẫu cập nhập mới nhất năm 2022

 

Người khởi kiện trong vụ án hành chính

 

>> Pháp luật quy định như thế nào về người khởi kiện trong vụ án hành chính? Gọi ngay 1900.6174

 

Người khởi kiện trong vụ án hành chính là ai?

Trong vụ án hành chính, người khởi kiện là:

+ Cá nhân, tổ chức, cơ quan khởi kiện vụ án hành chính đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước

+ Danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (gọi chung là danh sách cử tri)

Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện trong vụ án hành chính

Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án hành chính được quy định tại Điều 55 Luật Tố tụng hành chính 2015, sửa đổi năm 2019

Ngoài ra, người khởi kiện còn có thể thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện

 

>> Xem thêm: Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động có mẫu như thế nào?

 

Người bị kiện trong vụ án hành chính

 

>> Ai là người bị kiện trong vụ án hành chính? Gọi ngay 1900.6174

 

Người bị kiện trong vụ án hành chính là ai?

Trong vụ án hành chính, người bị kiện là cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bị khởi kiện

 

Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện trong vụ án hành chính

 

Trong vụ án hành chính, người bị kiện có quyền và nghĩa vụ như sau:

– Có quyền và nghĩa vụ chung của đương sự được quy định tại Điều 55 Luật Tố tụng hành chính 2015, sửa đổi năm 2019

– Được Tòa án thông báo về việc bị kiện

– Có nghĩa vụ chứng minh tính hợp pháp và đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện

– Có nghĩa vụ sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện

trinh-tu-giai-quyet-vu-an-hanh-chinh

 

Trình tự giải quyết vụ án hành chính

 

>> Tư vấn trình tự giải quyết vụ án hành chính nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

 

Theo quy định của pháp luật, trình tự giải quyết vụ án hành chính gồm các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khởi kiện vụ án

Khi cá nhân, tổ chức, cơ quan thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính cụ thể nào đó xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khởi kiện vụ án này để yêu cầu Tòa hành chính giải quyết.

Trước khi tiến hành khởi kiện, cá nhân, tổ chức, cơ quan phải tiến hành khiếu nại với cơ quan hành chính mà họ cho là trái pháp luật, trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên.

Giai đoạn 2: Thụ lý vụ án

Sau khi nhận được đơn kiện, Tòa hành chính sẽ tiến hành xem xét, nếu xét thấy không thuộc trường hợp phải trả lại đơn thì Tòa án thụ lý vụ kiện theo thẩm quyền

Giai đoạn 3: Chuẩn bị xét xử

Tòa hành chính yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu liên quan… khi thấy cần thiết để Tòa có thể thu thập chứng cứ, tiến hành xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định… Sau khi nhận thấy, thu thập chứng cứ đã đầy đủ, Tòa hành chính phải xem xét và đưa ra một trong các quyết định:

+ Đưa vụ án ra xét xử

+ Tạm đình chỉ vụ án

+ Đình chỉ giải quyết vụ án

Giai đoạn 4: Xét xử vụ án hành chính

Hội đồng xét xử vụ án này bao gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân

Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định thì tùy từng vụ án mà Tòa hành chính xét thấy cần có mặt hay không.

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương sự, trong tố tụng hành chính có quy định về việc xét phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề vụ án hành chính

 

Quy định về phương thức khởi kiện vụ án hành chính

 

>> Có những phương thức nào để khởi kiện vụ án hành chính? Gọi ngay 1900.6174

 

Khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện theo phương thức như sau:

– Khởi kiện vụ án mà không khiếu nại, trừ trường hợp danh sách cử tri, phải khiếu nại rồi mới được tiến hành khởi kiện theo quy định

– Khởi kiện vụ án sau khi khiếu nại

– Không khởi kiện vụ án chỉ tiến hành khiếu nại

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là bao lâu?

 

>> Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là bao lâu? Gọi ngay 1900.6174

 

Khởi kiện vụ án hành chính có thời hiệu:

– Kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc là 01 năm

– Kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là 30 ngày

Án phí tạm ứng vụ án hành chính được nộp như thế nào?

 

>> Án phí tạm ứng vụ án hành chính được nộp như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí của Tòa án, người khởi kiện cần phải nộp số tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

 

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu bản khai nhân khẩu HK01, HK02 [cập nhật 2022]

 

Phân biệt vụ án hành chính và vụ án hình sự

 

>> Vụ án hành chính và vụ án hình sự khác nhau như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Các tiêu chí Vụ án hành chính Vụ án hình sự
Về mặt bản chất Vụ án hành chính là những khiếu kiện phát sinh trong quản lý nhà nước Vụ án hình sự là vụ án có các hành vi vi phạm là tội phạm nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ
Các bên đương sự Các bên đương sự là chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý mà chủ thể quản lý là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, chủ thể quản lý khác theo quy định của pháp luật Các bên đương sự là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự
Đối tượng Đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc đối với công chức Đối tượng khởi tố là các quan hệ xã hội bị xâm phạm, quyền con người, quyền công dân, trật tự pháp lý được pháp luật hình sự bảo vệ, vấn đề an ninh quốc gia…
Mục đích của việc kiện tụng Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người khởi kiện, khiếu kiện trong vụ án Bảo vệ quyền con người, công lý, xử lý tội phạm một cách công minh, đảm bảo duy trì trật tự quản lý nhà nước
Tính chất nguy hiểm Mức độ nguy hiểm của vụ án thấp hơn vụ án hình sự Mức độ nguy hiểm của vụ án hình sự cao hơn vụ án hành chính
Luật điều chỉnh Luật tố tụng hành chính 2015 Luật tố tụng hình sự 2015
Cơ quan tiến hành tố tụng Tòa án, viện kiểm sát Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát
Người tiến hành tố tụng Phó thủ trưởng, thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra, phó viện trưởng, viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên. phó chánh án, chánh án Tòa án. thẩm phán. hội thẩm, thư ký tòa án, thẩm tra viên Chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thẩm tra viên, thư ký tòa án, viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm tra viên
Chế tài Hình phạt chính cảnh cáo, phạt tiền Tội nghiệm trọng hình phạt có thể lên đến tử hình

 

Trên đây là những quy định của pháp luật về vấn đề vụ án hành chính mà Tổng Đài Pháp Luật muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng với những quy định này, bạn sẽ hiểu rõ hơn và giải quyết được các vấn đề còn băn khoăn, thắc mắc liên quan. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay khó khăn nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp một cách nhanh chóng, chi tiết, hiệu quả.